Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Hãy đứng về phía ông ấy! (Beo đứng về phía bạn này))

Copy từ  bạn này


 


Hơn một tháng nay, hình ảnh Bộ trưởng GTVT mới nhận chức Đinh La Thăng đầy các mặt báo, cả khen lẫn chê, đồng tình lẫn phản đối những gì ông nói, ông làm. Dường như hầu hết những khen chê ấy đều “hơi quá”-nghĩa là không thật đúng với mức độ sự việc thật. Người Việt có thói quen là nếu thích hoặc đồng tình khì khen vống lên, ngược lại nếu ghét hay không đồng tình thì chê chẳng ra gì.


Để có một cái nhìn công bằng, hãy sơ lược một chút về bức tranh của ngành GTVT trước khi ông Thăng ngồi vào cái ghế Bộ trưởng.


Cuối những năm 90, cùng với sự bùng phát về sống lượng xe máy, sau đó là ôto tham gia giao thông trong khi cơ sở hạ tầng không được  cải thiện gì mấy, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề nhức nhối. Tháng 7 năm 2002, Tiến sỹ vận tải Đào Đình Bình nhận chức Bộ trưởng, số người chết vì tai nạn giao thông gần 13 ngàn người/năm. Lúc đó, Bộ GTVT ngoài chức năng quản lý nhà nước còn ôm thêm khoảng hơn 80 Tổng công ty và hàng loạt các PMU – Ban Quản Lý dự án. Xét về luật, các PMU này là các quái thai vì nó không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà cũng chẳng phải doanh nghiệp. Các PMU là “tác phẩm” của ngành GTVT đầu những năm 90- thay mặt nhà nước quản lý các dự án GTVT với số vốn đầu tư khổng lồ. Đến thời ông Bình, nó bắt đầu có dấu hiệu phát bệnh và đã có nhiều ý kiến nên chuyển các PMU thành doanh nghiệp, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Những kiến nghị đó đã không được tiếp thu. Được trao quyền hành quá lớn trong khi thiếu cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ, hệ quả tất yếu là tiêu cực tại các PMU mà trong đó PMU 18 là vụ đình đám nhất. Ông Bình phải rời ghế Bộ trưởng GTVT tháng 6/2006.


Đến thời ông Hồ Nghĩa Dũng, nghành GTVT cũng chẳng có gì đột biến. Từ năm 2000 đến 2009, mỗi năm số lượng xe máy tham gia giao thông tăng đều khoảng 2.2 triệu chiếc, oto các loại khoảng 800 ngàn chiếc, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông gần như không cải thiện gì mấy. Dù đã làm tốt việc vận động người dân độ mũ bảo hiểm nhưng số người chết vì tai nạn giao thông chưa năm nào thấp hơn 11.5 ngàn người, nghĩa là hơn 30 người chết mỗi ngày. Thêm vào đó, tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn Hà nội và TP HCM đã “tệ hơn bao giờ hết”. Trong bối cảnh đó, ông Hồ Nghĩa Dũng đã đề xuất giải bài toán giao thông bằng Đường sắt cao tốc với hơn 50 tỷ tiền ông Tơn trong khi đất nước chưa kịp phục hồi từ khủng hoảng kinh tế. Nếu như không có những cái đầu tỉnh táo tại Quốc hội, đất nước đã một phen lao đao.


Ngay từ khi nhận chức ông Thăng đã xác định giảm tai nạn giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông là mục tiêu hàng đầu. Ông bắt đầu nã những phát đại bác đầu tiên. Hơn một thập kỷ, mỗi ngày chứng kiến hơn 30 mạng người chết trên đường, người dân quen dần với chuyện chết chóc ấy và xem như bình thường. “Phát đại bác” của ông Thăng ít ra là liệu pháp shock, giúp ngươit ta thức tỉnh và nhận ra ùn tắt giao thông, tai nạn giao thông hiện nay là không bình thường, là một vấn đề cấp bách cần giải quyết.


Người ta không sai khi cho rằng, việc thay người tại trận, đuổi nhà thầu… là nhằm gây tiếng vang. Nhưng chắc chắn đó không phải là kiểu "làm event” của Nguyễn Thiện Nhân. Những ai từng làm trong nghành dầu khí đều không lạ với kiểu quyết định tức thời của ông. Trong một cuộc họp tại một dự án của ngành dầu khí có ông Thăng (lúc đó là Chủ tịch hội đồng thành viên PVN) tham dự, Giám đốc dự án –một người mình quen- phàn nàn rằng Nhà thầu EPC (cũng là một công ty cháu của PVN) làm không có quy trình bài bản. Ông bảo “thế thì cậu nên về phía Nhà thầu để làm cho nó bài bản”. 48 giờ sau anh kia trở thành Giám đốc dự án phía Nhà thầu. Ghế xoay 180 độ!


Rồi một lần khác, trong một cuộc họp tai công trường, ông bảo phải thay Giám đốc dự án. Một tuần sau Giám đốc dự án của Nhà thầu Hàn quốc về nước, một người mới qua thay, tiến đọ dự án được cải thiện. Phong cách của ông là muốn làm dứt khoát, muốn thấy sự thay đổi ngay lập tức.


Nhìn ở góc độ nhà quản lý, người ta có phần đúng khi cho rằng phong cách tướng quân của ông chỉ phù hợp để làm một Chỉ huy công trường chứ không phải làm Bộ trưởng. Bộ trưởng điều khiển hành vi xã hội thông qua các văn bản pháp quy chứ không phải bằng mệnh lệnh. Tuy nhiên, giải quyết một vấn đề lớn tồn tại hàng thập kỷ nay như tai nạn và ùn tắc giao thông, một “nhà quản lý sa-lông” sẽ không làm được, cần có một gương mặt rất quyết đoán, dám làm mạnh tay, dám “vượt rào” nếu thấy cần thiết. Ông Đinh La Thăng hôm nay đang làm người ta hy vọng về một gương mặt như thế. Cũng như không thể phủ nhận vai trò sự quyết đoán của Nguyễn Bá Thanh trong sự tươm tất về mọi mặt của TP Đà Nẵng hôm nay. Dĩ nhiên, tấm huy chương nào cũng có hai mặt.


Giải quyết vấn đề giao thông hôm nay không phải là việc một sớm một chiều, ít nhất cũng phải mất nhiều năm nếu có lộ trình tốt. Khó có thể nói một người như ông Thăng không hiểu chuyện đó. Có thể ông đang tìm một những giải pháp có hiệu ứng tức thời dù rất nhỏ để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, như là trận mở màn giòn giã, tạo niềm tin cho một cuộc chiến trường kỳ. Những giải pháp của ông Thăng hôm nay có thể là chưa đúng, chưa phải là tối ưu. Nhưng ít ra ông đã nhìn thẳng vào thực trạng tai nạn và ùn tắt giao thông, muốn giải quyết nó một cách triệt để, không ngại va chạm. Như thế đã là điều đáng hoan nghênh. Có thể nhiệm kỳ này ông không giải quyết triệt để được, nhưng ít ra nó cũng tạo ra một sự mở đầu về tinh thần để người kế nhiệm ông tiếp tục công việc khó khăn này.


Những người tự cho là giỏi hơn, biết giải quyết bài toán giao thông tốt hơn ông Thăng, thay bì dè bĩu hay săm soi những gì ông nói, ông làm hãy tìm hiểu thật kỉ các khó khăn của ngành giao thông hiện nay, đề xuất một giải pháp tòan diện gửi ông ấy. Còn nhớ cách đây hơn một năm, khi có manh nha dự án Đường sắt cao tốc, một kỹ sư đường sắt đã gửi bản kiến nghị phân tích thay vì làm đường sắt cao tốc nên cải tạo tuyến đường sắt hiện có. Kiến nghị đó không được ngành đường sắt tiếp thu, nhưng đấy là việc làm của một người trí thức có trách nhiệm.


Đối mặt với thực trạng hơn 30 người chết mỗi ngày trong hơn một thập kỷ qua và nạn ùn tắc giao thông hầu như hàng ngày tại các nút giao thông quan trọng tại Hà nội và TP HCM, ông Thăng tự nhận là Tư lệnh trong cuộc chiến. Thay vì đứng ngoài quan sát rồi buông những bình luận như đang xem một trận đá bóng giữa hai câu lạc bộ ở Châu âu, hãy đứng về phía ông ấy, những NGƯỜI-YÊU-NƯỚC-BẰNG-NGÓN-TRỎ ạ!

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

CHÁN NHƯ CON GIÁN

*** Của đáng tội, trong những
vở kinh điển của cụ Sếcbia mà đám văn khoa khi xưa tụi mình thuộc nằm lòng,
mình thích Macbeth nhất. Thích hơn hẳn chàng Hâm luẩn quẩn với câu Sống hay
Chết quách, hay hai đứa teen teen đánh đu ở ban công thề thốt không có mày tao
sống làm đếch. Thế nên, tối qua mình đã lò dò đi coi Macbeth, đang trình diễn ở
nhà hát nhớn bởi dân Anh chính hiệu con nai vàng, Nhà hát TNT.


Không biết lấy tin từ đâu mà
các bạn Người lao động, Pháp luật Sìgòn gọi thứ trên sân khấu là nhạc kịch. Lại
còn tả cả phần âm nhạc  lẫn hiệu ứng sân
khấu nữa mới kinh. Thuần Macbeth. Tối giản 
tất thảy, âm thanh, ánh sáng, bài trí sân khấu, phục trang… và tối đa
vận động cơ thể của diễn viên. Các bạn uyên bác thời thượng bảo, kịch hình thể.
Dạy thế biết thế chứ mình đọc đến tận dòng địa chỉ web nhà hát trong cuốn giới
thiệu chương trình dày cui, không thấy TNT 
khoe canh tân cải cách gì khi diễn.


Ngáp suốt. Tiếng Anh thời cụ
Sếcbia rối nùi chứ đâu trong leo lẻo như Chiếc lá cuối cùng của O. Henry. Vừa
xem vừa nhớ Thành Lộc, dù phải nhảy chồm chồm lên giường xuống sàn trong những
vở liên chương  hồi của Lê Hoàng vẫn uyển chuyển đẹp như
một con báo.  Nhớ giọng Lê Khanh u uẩn độc
diễn đến gần  hai chục phút kịch của cụ
Nguyễn Đình Thi vẫn muốn nghe thêm. So ra, Macbeth của Gareth Fordred hay Lady
Macbeth của Hanna McPake còn thua quân ta, dù đang diễn vở đỉnh.


Đây là anh chị Bét ở Sìgòn.



*** Chưa kịp mua Sát thủ đầu
mưng mủ đã nghe nói bị thu hồi. Chưa đọc nên không dám lạm bàn. Chỉ có điều
mình ghét thậm ghét hại hành động cấm đoán thu hồi các ấn phẩm văn hóa, với bất
cứ loại sách gì. Nhục nhất có không ít trường hợp, cơ quan quản lí văn hóa nhà nước
người ta chưa (kịp) lên tiếng, NXB sợ bóng sợ gió sợ cả chó lẫn chuột tự thu
hồi trước. Quy trình rất giống nhau:
NXB bán giấy phép và tháo khoán cho tư nhân, sách in ra một bạn nhà báo phát
hiện, bỏ bu đọc cuốn này sẽ suy đồi cả thế hệ chứ chả chơi, bạn la lên rồi cả
làng hòa ca như những quan tòa  báo chí công vô tư lự. NXB tá hỏa  tìm ra dăm lỗi của tư nhân do tư nhân và, phát
lệnh thu hồi.


Giá như hàng trăm cuốn từ hay
tới cực hay đang vật vờ trên các giá nhà sách, được các quan 
tòa báo một lần đoái hoài hòa ca như vậy?
Giữa săn tìm tiêu diệt cái xấu và quảng bá vinh danh cái đẹp, mình thích vế sau
hơn.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Gaddafi hay Danh Đức (và Tuổi trẻ) không thức thời?


Copy từ ĐÂY.
Bận quá, tự  viết về đề tài này sau bạn
AiChauJuTu nhé.


Vừa đọc bài Gaddafi
không thức thời
của cô Danh (giá) Đức (hạnh) trên Tuổi (không còn) trẻ mà
phì cười. Đại ý cô Danh Đức chỉ ra sai lầm của Gaddafi ở chỗ không thức thời
bởi nếu thức thời thì ông Gaddafi đã tránh được cái chết thê thảm cho mình và máu
xương của nhân dân Lybia (cả hai bên) đã không đổ xuống. Rằng nếu ông tỉnh táo
trước hai bài học mang tên Tabiban (Afghanistan) năm 2001 và Saddam Hussenin
năm 2003 ở Irac thì mọi sự đã khác. Chốt lại bài viết, cô Danh Đức thòng một
câu đầy hàm ý rằng: “Thức thời là điều mà nay đặt ra cho không ít người trong
hoàn cảnh như ông Gaddafi.”
Thực ra mà nói, thế giới đã, đang và sẽ còn trong thời ăn thịt
lẫn nhau. Liên hiệp quốc chẳng qua là một thứ bù nhìn vĩ đại nhân danh thế giới
(cho ra vẻ văn hoa) chứ kỳ thưc nó chỉ là một tổ chức để dăm con cá lớn thao
túng quyền lực (cho ra vẻ hợp pháp). Như mình đã nói ở đâu đó, thế giới làm gì
có chuyện bình đẳng mà chỉ là bàn cờ mà các ông lớn chơi với nhau, còn lại là
tốt đen với tốt đỏ. Nếu có sự bình đẳng thì cái gọi là tội ác chống lại loài
người đầu tiên phải nhắc đến Mỹ, đến Anh, Pháp, Đức, kể cả Trung Quốc, sau đó
mới tính các nước còn lại. Và xét cho cùng, những tội ác chống lại loài người
mà Saddam Hussenin hay Gaddafi đã nhận lấy chẳng qua là chống Mỹ, chống phương
Tây (hay xung đột lợi ích với Mỹ và phương Tây) chứ tính nhân loại trong đó,
cực ít. Thế giới bị sức mạnh (kinh tế) của Mỹ chi phối nên những giá trị của họ
mặc nhiên được cho là đúng song kỳ thực đâu hẳn thế. Đơn cử như lần đột nhập
vào   Pakistan
 để tiêu diệt Binladen chả hạn. Mỹ bảo là thực thi công lý nhưng sự thật
là có cái thứ công lý nào quái gỡ thế. Hãy tưởng tượng nếu Binladen đang trú ẩn
ở một quốc gia khác (như Nga hay Trung Quốc chả hạn) thì có nằm ngửa ra mà mơ,
Mỹ cũng chả thể đột nhập vào lãnh thổ của họ, nếu chưa được sự đồng ý dù mang
danh nghĩa thực thi công lý, công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh.


Nếu
mang cái sự độc tài của Gaddafi mà so với nhà họ Kim bên Bắc Triều Tiên thì đã
nhằm nhò gì. Trên 40 năm thì đã thấm vào đâu so với đời này sang đời kia và
nhiều khả năng sẽ còn thêm đời nữa. Thế thì đố Mỹ và Nato nhảy vào đấy để làm
cách mạng cho nhân dân Bắc Triều Tiên đấy. Ôi giời, vừa lao vào nó bắn cho xạm
lông chứ ở đó mà tinh tướng dân chủ với văn minh. Cái may mắn cho nhà họ Kim ở
chỗ cái đất nước ấy nằm sát nách và là chỗ huynh đệ với Bắc Kinh. Chứ nếu như
xa hơn và chẳng là gì với Trung Quốc thì Kim con giờ đã mồ yên mả đẹp để làm
gương cho Taliban, Saddam Hussenin, Binladen, Gaddafi chứ làm gì còn sống phè
phỡn và chuẩn bị nhường ngôi cho Kim cháu. Tất nhiên, chả ai lại đi ủng hộ cho sự
độc tài nhưng cũng đừng ảo tưởng rằng những gì thuộc Mỹ và đồng minh là mang
tính công lý.



thế, nếu Gaddafi có khác đi, có thức thời hơn cũng thế, cũng khó tránh đi một
kết thúc như thế một khi mà Mỹ và Nato thèm dầu. Một khi Mỹ và Nato thấy đủ sức
để lao vào một cuộc chơi nào đó có lợi cho mình thì họ phịa ra cả rổ lý do, lý
trấu để hợp thức hóa cuộc chiến. Chấm hết. Thánh thiện và cao cả như Hà Cao đây
còn mắc chứng dâm đãng huống hồ người phàm mắt thịt như Gaddafi, thiếu mẹ gì sơ
hở để phương Tây viện cớ. Phỏng ạ!


Còn
cái câu kết, chả biết có phải là vì uất ức, hậm hực mà cô Danh Đức muốn nhắn
nhủ gì ai không. Bởi thấy có vẻ cái mà cô Danh Đức đang đợi chờ, mong mỏi là
cuộc cách mạng ấy sẽ diễn ra ở An Nam chứ không phải Lybia. Tiếc thật! Cơ mà,
nếu cô Danh Đức chỉ ra nguyên nhân khiến Gaddafi chết lê ở chỗ không thức thời
thì mình nghĩ rằng đó cũng là cái yếu điểm của cô Danh Đức (cả báo Tuổi trẻ).
Bởi giờ đây, ở An Nam, Mỹ và Nato  nhảy vào làm cách mạng mới là chuyện
không tưởng chứ cái chuyện đuổi việc tổng biên tập (lẫn những người) trong Tuổi
trẻ đang âm thầm chống chính phủ nó nằm trong tay nam vương Nguyễn Tấn Dũng, ký
giây rưỡi là xong. Thế nên, cô Danh Đức (lẫn Tuổi trẻ) cũng nên nhìn vào tiến
sĩ họ Cù mà rút ra bài học cho mình. Nói sao cho khéo còn có chỗ mà nuôi vợ,
nuôi con, cuối tuần còn đi bia ôm, gái gú chứ không chúng đẩy vô tù ngồi lại ngẩn
ngơ thắc mắc sao xui (mà thực ra cũng là bởi không thức thời.)


Lại
cũng vừa đọc được một bài về đĩa
trâu
trên Tuổi (không còn) trẻ, thấy thương những thương buôn lẫn những người
đi bắt đĩa trâu chỉ bởi cái tội dám làm ăn với Trung Quốc.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

VÀ THẾ LÀ CHÓ CHẾT…

*** Lạ thật, mình tịnh không
thấy bất cứ điều gì đáng tranh luận bàn cãi nên ủng hộ hay xúc xiểm, nên ngợi
khen hay dè bỉu cái quyết định không cho thuộc cấp chơi golf của BT A# (nhấn
mạnh chữ thuộc cấp). Chỉ là việc làm bình thường, thậm chí quá bình thường nữa
đằng khác của một ông đứng đầu một đơn vị. Nếu bảo rằng đây là hành động đột phá khẩu của vị bộ trưởng thì người
nói hẳn nhiên phải biết rất rõ, 26 ông bộ trưởng khác (có thể biết thêm đời
trước) đã, đang làm gì và chắc chắn chưa từng có một văn bản nào tương đương văn
bản BT A# ban hành. Còn nếu cho đây là hành động phạm quy, hãy chỉ rõ quy số
mấy điều mấy mà nó phạm, tốt hơn đi hoan hô ích lợi của môn đánh golf hay giở nguyên
đống lí luận trên giời dưới biển để áp vào một chuyện vặt.


*** Nhà em nuôi một con chó.
Nó có hai mắt hai tai và  một cái mõm
dài. Thấy người lạ nó sủa vang còn thấy em nó quẫy đuôi mừng tít. Sau nhiều năm
sống trong nhà em, bây giờ nó đã quá già yếu.


Và thế là hôm nay, con chó
chết. Hết chuyện. 

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

LÊ KON vs A#

Chỉ giáo về việc bác A# và cái quy định cấm thuộc cấp chơi
golf, Miến Xào bình về tác giả đại gia  
Kiên Thành
trên forum rất thú vị như sau:


Kể từ khi ông Thăng phát đi thông
tư nội bộ liên quan tới chuyện chơi golf, báo chí đăng rải rác những trích đoạn
của vài vị lãnh đạo cấp bộ, cấp cục (thuộc ngành khác) phản biện vấn đề này.
Tuy nhiên khi doanh nhân Lê Kiên Thành nhờ báo chí đăng nguyên văn một bức thư
gửi ông Thăng thì dường như, đã lâu lắm và hiếm hoi lắm (ta chỉ thường chứng
kiến ở các cuộc nhậu ít người, các câu chuyện diễn ra trong quá trình lobby
hành lang, hoặc các nghị quyết chính trị lớn), người ta mới được thưởng thức
thế nào là phản biện kiểu Liên Xô
Cần phải nói rõ rằng đối tượng mà ông Thăng nhắm tới không nhiều. Đó không phải
là thường dân hay công chức quèn mà là các lãnh đạo của tổng công ty 91, lãnh
đạo các tập đoàn chịu trách nhiệm quản lý số vốn hàng ngàn tới hàng chục ngàn
tỷ đồng tiền thuế của dân. Tác giả bức thư biết rất rõ điều đó nên ở phần mở
đầu đã khéo léo trút bỏ bộ cánh sang trọng để mặc áo vá như “một người dân bình
thường”. Như nói trên, dân bình thường mà có cái gậy golf chắc sẽ bán đi để mua
gạo muối.
Ở đoạn kế tiếp, tác giả nêu vắn tắt vấn đề của giao thông Việt Nam hiện nay,
nhưng để chốt lại bằng câu hỏi : đó có phải tại chơi golf? Đây là kiểu lập lờ
thường được dùng nhất trong phản biện theo kiểu A thế này thì (liệu có phải,
sao lại) do B ư? Vì A và B dĩ nhiên khác nhau nên người ta dễ bị thuyết phục
rằng đúng là A không do B gây ra mà quên mất rằng người bị phản biện không hề
nói B làm cho A xấu.
Tác giả biện tiếp rằng rất ít (nếu như không nói là không có) cán bộ lãnh đạo
của Bộ GTVT dám chơi golf trong giờ làm việc. Đoạn biện này hơi kém vì tác giả
lồng ý chủ quan, nhưng do ảnh hưởng tâm lý của đoạn trước nên người ta cũng dễ
đồng tình. Vấn đề là ông Thăng biết có chuyện lãnh đạo chơi golf trong giờ nên
mới lò dò đi cấm chứ.
Đoạn biện tiếp theo là nghệ thuật thường được thấy trong các cuộc tranh luận ở
Filux, tiêu biểu là câu “nhậu nhẹt tốn tiền hơn golf, sao không cấm”. Nó giống
như kiểu tại sao người ta có thể bán phở bò Kobe trong khi còn biết bao người trong xã
hội chưa đủ ăn. Để biện cho chuyện chơi golf đắt tiền thì lấy tiền đâu ra (đây
là vấn đề khó biện nhất), tác giả bảo ông Thăng có thể yêu cầu cấp dưới công
khai tài sản. Tới đây thì bó chiếu, chán không đọc đoạn cuối nữa vì mình biết
chắc chắn ông Lê Kiên Thành là ai
Tóm lại, không bàn tới chuyện ông Thăng đúng hay sai nhưng hơi buồn cười về
cách phản biện của vài nhân vật thuộc hàng oách xà lách trong thang bậc xã hội.
Trí thức giả ngủ ở thời đại Libya
sụp đổ quả là xứng tầm Filux và Oép trẻ thơ.


TIẾP CHUYỆN KÌ QUAN THẾ GIỚI

Cách đây một tháng, sau nhiều lần được một tờ báo điện tử mời mọc, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm TTK Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới (WFUCA), đã đồng ý phát biểu quan điểm dưới hình thức một bài phỏng vấn liên quan đến việc Việt Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng 7 kỳ quan thiên nhiên do NOWC tổ chức.

Bài báo có nhiều nội dung quan trọng nhưng bị coi là không phù hợp trong không khí tưng bừng thắng lợi nên đã không được sử dụng. Trước đó gần một năm, tháng 7/2007 ngay sau khi NOWC công bố danh sách 7 kỳ quan kiến trúc thế giới ông Thắng cũng đã cho đăng trên Tạp chí Ngày Nay bài viết mang tính cảnh báo về cuộc bình chọn của NOWC, đồng thời ông đã trình bày quan điểm với một số cơ quan chức năng của Chính phủ về việc này. Nhận thấy thông tin và đánh giá của ông Thắng sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm, cần hiểu đúng sự việc xung quanh cuộc vận động bầu chọn hiện nay, Mái Nhà Chung xin đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thắng.

- Được hỏi về dư luận khác chiều đối với cuộc bình chọn 7 kỳ quan Ông Thắng cho biết:

Thời gian qua có nhiều người gọi điện đến Hiệp hội UNESCO Việt Nam đề nghị giải đáp có phải cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long có liên quan đến Liên Hợp Quốc và do UNESCO chủ trì hay không,  NOWC (New Open World Corporation) là ai, tại sao cuộc bầu chọn không có tiêu chí, mà chỉ theo luật chơi ai đông người ấy chiến thắng. Một số trường trung học hỏi liệu các cháu học sinh có được quyền bầu cho các địa danh thật sự nổi tiếng như trong sách giáo khoa dạy mà không nằm trong lãnh thổ của Việt Nam hay không…

Đứng trước những đòi hỏi chính đáng của đại chúng, chúng tôi thấy có trách nhiệm được chia sẻ một số thông tin để mọi người tham khảo khi tìm hiểu về 02 cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới: Năm ngoái kết thúc cuộc bình chọn 7 kỳ quan văn hoá, năm nay đang diễn ra cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Thứ nhất, nhà tổ chức sự kiện này là New Open World Corporation. Bản thân tên gọi đã cho thấy đó không phải là một tổ chức quốc tế (organization) như một số cơ quan thông tấn do vô tình hoặc cố ý đã dịch sai làm cho dư luận lẫn lộn hiểu nhầm. Đó là một công ty (corporation), vả lại là công ty tư nhân.

Khác với các tổ chức và cơ chế quốc tế có uy tín, có thẩm quyền đối với các vấn đề quốc tế về văn hoá thông qua hệ thống công pháp quốc tế như UNESCO (ra đời năm 1946, hiện có 191 quốc gia thành viên), ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về các công trình kiến trúc và thắng cảnh, thành lập từ 1964 với hệ thống trên 7.500 chuyên gia hàng đầu thế giới về các công trình văn hoá), Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên (ra đời năm 1972, với 185 quốc gia chính thức phê chuẩn, đến 3-2008 đã có công xếp hạng 851 kỳ quan quốc gia thành di sản mang tính toàn nhân loại, trong đó có Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha, Hội An)… thì ngược lại NOWC được thành lập khoảng năm 2000 theo sáng kiến của một cá nhân. Bản thân công ty này không công bố tôn chỉ, cũng không đưa ra được bất kỳ một tiêu chí nào về lịch sử, văn hoá hoặc khoa học nhằm định hướng cho cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới mà họ đang chủ trì.

Thứ hai, thông qua cuộc bầu chọn với quy mô quốc tế rầm rộ này, công ty này đã và đang được hưởng lợi rất lớn từ các hoạt động thông tin và truyền thông. Do đó NOWC đã bị một bộ phận dư luận quốc tế chỉ trích và tỏ thái độ nghi ngờ về mục đích trong sáng trong việc phát động các cuộc bình chọn theo lối bỏ phiếu qua mạng và bằng điện thoai di động, là cách làm thường thấy của các công ty quảng cáo hiện nay. Trong con mắt của các công ty truyền thông thì Việt Nam với số lượng người bình chọn được huy động đống nhất thế giới như hiện nay đang trở thành một miếng mồi béo bở. Chắc chắn NOWC sẽ không bỏ cơ hội đưa ra những yêu sách bắt chẹt mang tính vụ lợi để làm tiền Việt Nam.

Thứ ba, UNESCO và Liên Hợp quốc không liên quan và không có bất kỳ động thái ủng hộ nào đối với NOWC. Ngược lại, UNESCO đã bày tỏ sự lo âu về sự khiếm khuyết tính khoa học và hiệu lực quốc tế của cuộc bình chọn này. Dư luận quốc tế cũng lo ngại rằng một tổ chức dám đưa những giá trị thiêng liêng của các quốc gia để xếp hạng mà chỉ dựa vào sự áp đảo của số đông sẽ gây bất lợi về mặt quan hệ quốc tế, thiệt thòi cho các quốc gia có dân số nhỏ bé và không có nền tin học - truyền thông phát triển. Sau khi NOWC công bố danh sách 7 kỳ quan kiến trúc vào 7-2007, ngay cả báo chí phương Tây cũng phàn nàn không ít về việc Angcor Vat bị gạt bỏ khỏi danh sách vì dân số Campuchia quá bé nhỏ và không có ngành truyền thông phát triển. Nhà báo Ai Cập Al-Sayed khuyến cáo NOWC đã trục lợi thông qua việc khích lệ tính hiếu thắng của một bộ phận dân cư thế giới thiếu cảnh giác, thúc đẩy sự ganh đua mang nặng tính hiềm tị và làm cho thế giới ngày càng chia rẽ, các dân tộc càng xa cách nhau.

- Ông nghĩ sao khi có người cho rằng: “UNESCO có tiêu chí riêng của họ” còn “phong trào bầu cho các địa danh ở Việt Nam theo chương trình NOWC là mang tính tự giác”? Theo ông, có sự khác biệt gì giữa các tiêu chí và khái niệm “Kỳ quan thế giới” của NOWC và “Di sản thế giới” của UNESCO?

Sẽ thật nực cười và bất cập nếu đem NOWC để so sánh với những tổ chức uy tín và có tính hiệu lực quốc tế như ICOMOS hoặc UNESCO. NOWC chỉ đại diện cho quyền lợi của một nhóm người rất nhỏ mượn cớ văn hoá để kiếm tiền. Điều này được minh chứng bằng việc họ không hề đả động đến các tiêu chí bình bầu (khía cạnh văn hoá và khoa học) mà chỉ quan tâm đến số lượng người tham gia bình chọn trên website của họ (khía cạnh kinh t
ế), tức là càng đông người tham gia thì họ thu càng nhiều lợi. Bởi vậy họ chỉ đưa ra một luật chơi duy nhất là huy động số đông để chọi lại số ít, là “lấy lớn chọi bé”, “cậy đông thắng yếu” để khích lệ thị trường.

Ngược lại, UNESCO là một tổ chức Liên chính phủ được mệnh danh là diễn đàn quốc tế về văn hoá và trí tuệ quan trọng nhất hiện nay, hoạt động không tách rời với tiếng nói, ý chí của trên 190 quốc gia thành viên, trong đó có Chính phủ Việt Nam đại diện cho quyền lợi của 80 triệu nhân dân Việt Nam. Ở một mức nào đó có thể nói UNESCO chính là chúng ta, chứ không phải là “họ”, là “ai đó”. Cho nên thật sai lầm khi có một quan chức ở Bộ Văn hoá nhận xét rằng “họ”- tức là UNESCO - “có tiêu chí riêng của họ”. Đó là sự sai lầm cả về nhận thức và tình cảm, có thể dẫn đến định hướng sai khi cổ động người dân tham gia vào cuộc bình chọn không có tiêu chí và không có lựa chọn này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh ở một số trường phổ thông thắc mắc và các thầy cô giáo không thể giải thích được khi yêu cầu các em chỉ được “chỉ bỏ phiếu cho Hạ Long”, “cho “Phong Nha”, cho “Phang Xi Păng”, trong khi các thày cô lại dạy các em là có những ngọn núi trên thế giới cao hơn, quan trọng hơn, vĩ đại hơn.

Ngoài ra có sự khác nhau căn bản trong các khái niệm. “Kỳ quan thế giới” không phải là khái niệm do NOWC đề xướng. Đây là một tên gọi đã xuất hiện cách đây trên 23 thế kỷ và trong suốt 23 thế kỷ qua nó luôn được mặc định là không tách rời với những công trình tiêu biểu nhất của nền văn minh cổ đại ven Địa Trung Hải. Tự cổ chí kim chưa từng có ai đi ganh tị với những kỷ niệm của quá khứ, đến mức đòi thay đổi nội dung khái niệm đó như người sáng lập ra NOWC đã làm. Bằng việc làm cố chấp và thiếu khoa học ấy chính NOWC đã đắc tội với lịch sử, đang tay xóa sổ gần hết các di tích đã có trong ý niệm từ xa xưa của loài người về một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hoá nhân loại ra khỏi danh sách “7 kỳ quan thế giới mới” thông qua một cuộc bình chọn không tiền khoáng hậu kết thúc vào giữa năm 2007. Trong khi đó UNESCO và Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên đã đưa ra các tiêu chí mang tính phổ quát và khoa học nhất, bảo đảm lợi ích tinh thần căn bản cho mọi quốc gia trên hành tinh này. Đó là 6 tiêu chí cho các công trình văn hoá, vật thể và phi vật thể, 4 tiêu chí cho các di sản thiên nhiên, mà hễ quốc gia nào, dân tộc nào có các tài sản văn hoá và thiên nhiên đủ tiêu chuẩn thì đều được tôn vinh thành di sản mang tính toàn nhân loại, không giới hạn về số lượng. Thực chất, các di sản văn hoá và thiên nhiên chính là các kỳ quan thế giới theo khái niệm rộng. Nhưng theo tôi khái niệm “di sản” còn cao hơn khái niệm “kỳ quan” vì nó thể hiện được tính kế thừa và trách nhiệm bảo tồn. Tinh thần chỉ đạo của Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản Văn hoá và Thiên nhiên tiến bộ là ở chỗ nó không chỉ làm nhiệm vụ tôn vinh để đem lại vẻ vang cho ai đó, dân tộc nào đó, mà trước hết nó kêu gọi trách nhiệm của chính các quốc gia sở hữu các di sản đó phải bảo vệ chúng vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Ngược lại, Công ước kêu gọi cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đối với từng di sản đang hiện hữu ở mỗi quốc gia khi nó lâm nguy (như đã từng lên án việc phá bỏ bức tượng Phật đứng tại Afganistan, tài trợ cấp cứu cho Cố đô Huế mỗi khi có thiên tai…). Nhưng theo tôi, điểm ưu việt mang tính nhân văn cao của Công ước chính là ở chỗ nó không dành chỗ cho bất kỳ một ý đồ ganh đua hay tư tưởng hẹp hòi nào, dù là ganh đua về văn hoá. Với UNESCO và Công ước quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thì các di sản của bất luận quốc gia lớn hay bé đều có giá trị ngang nhau, đáng tôn kính như nhau, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Đó chính là nhân lành để hướng đến một thế giới ổn định, hoà bình và phát triển.

- Như vậy, theo ông cuộc chơi này có đủ tầm cỡ để chúng ta tham gia?

Điều này thuộc thẩm quyền phán quyết của các nhà quản lý và các cơ quan có trách nhiệm. Nhưng với tư cách là một công dân, từ đáy lòng tôi thấy bất an trước việc chúng ta đã huy động thái quá sự cố gắng của nhân dân vào một cuộc chạy đua rất tốn kém về tiền của và thời gian nhưng lại không rõ ràng về tiêu chí này. Lợi ích quốc gia là cao cả, là tối thượng và cũng vì lợi ích quốc gia mà chúng ta cần phải hết sức thận trọng chọn bạn mà chơi và chọn sân chơi để thể hiện tầm vóc quốc gia. Đó là nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong quan hệ quốc tế. Tôi xin mạnh dạn nhận xét rằng: Khẩu hiểu ”Bầu cho Hạ Long là yêu nước” có thể đúng và có ý nghĩa trong một bối cảnh khác chứ không phải trong cuộc chạy đua do một tổ chức tư nhân như NOWC thao túng. Lòng yêu nước của nhân ta vô cùng thiêng liêng, non sông của chúng ta cùng với các di sản văn hoá do cha ông ta để lại là báu vật vô giá, là phước thiêng của dân tộc, không phải là của riêng của địa phương nào, bộ ngành nào. Vì vậy việc huy động tất cả những thứ thiêng liêng ấy cho một cuộc chạy đua không rõ tiêu chí, không rõ ràng về hiệu lực thi hành là một điều cần được mạnh dạn xem xét đánh giá lại. Như vậy mới thực sự là yêu nước, là có ý thức tự tôn dân tộc, là có trách nhiệm đối với nhân dân và Tổ quốc.

- Ông nghĩ thế nào trước một số ý kiến cho rằng nếu các địa danh của Việt Nam được bình bầu là kỳ quan thế giới thì du lịch của Viêt Nam sẽ phát triển?

Đó chỉ là cái lợi bề nổi trước mắt. Nhưng ai dám bảo đảm với Nhà nước, với nhân dân rằng thành quả đạt được từ cuộc chạy đua tốn nhiều công của và thời gian này sẽ đem lại vinh quang cho đất nước và làm cho du lịch Việt Nam chuyển vận? Ai dám chứng minh và dám chịu trách nhiệm về điều này? Chỉ có danh tiếng không làm nên kỳ tích, nhất là đối với ngành du lịch. Nếu môi trường Hạ Long ngày càng ô nhiễm như đà hiện nay, cảnh quan ngày càng bị lạm dụng khai thác bừa bãi, ngành du lịch không cải tiến nội dung và chất lượng dịch vụ thì dù chúng ta có giành được bao nhiêu danh hiệu cao q
uý thì tình hình cũng khó thay đổi, thậm chí là càng phản tác dụng. Nhân đây cũng xin nói thêm, Du lịch là một ngành kinh tế kinh doanh dựa trên việc khai thác tài nguyên văn hoá của đất nước, còn Văn hoá là cả một sự nghiệp toàn dân nhằm bảo tồn gìn giữ các giá trị cao quý mang tính kế thừa. Hai quá trình này tuy hậu thuẫn nhau nhưng ngược chiều, nếu văn hoá mất đi là vĩnh viễn không thể lấy lại được. Điều này không phải là chúng tôi nói mà là UNESCO nói, thế giới nói, đã được khuyến cáo nhiều trong Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá do Liên Hợp quốc phát động cách đây 20 năm. Những bài học cay đắng của Indonesia vì quá ưu tiên cho du lịch đã để mất đi văn hoá Bali mà nếu phải huy động một khối lượng tiền bằng cả trăm lần doanh thu do du lịch đem lại trong mười năm tàn phá Bali thì có mất cả một thế kỷ để khắc phục cũng chưa chắc lấy lại được những gì Bali đã mất. Thái Lan cũng vậy, họ đang vô cùng khó khăn khi cố đô Authaya nguy nga tráng lệ 600 tuổi của họ vốn được xếp hạng Di sản văn hoá thế giới từ rất sớm, hiện đang có nguy cơ bị UNESCO đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới. Các bạn Thái Lan đang phải đau đầu lựa chọn: Tiếp tục khai thác cạn kiệt Authaya cho du lịch hay gìn giữ Authaya cho các thế hệ mai sau. Chúng ta đang chứng kiến việc danh thắng của một số quốc gia đã và đang bị đưa ra khỏi danh mục các di sản của thế giới, mà đáng tiếc nguyên nhận chủ yếu đều do các hoạt động hoạch định phục vụ các mục tiêu kinh tế tại các quốc gia đó đã phương hại đến giá trị căn bản của các công trình văn hoá và thiên nhiên của chính quốc gia mình.

- Như vậy là có quá nhiều mâu thuẫn mà chúng ta chưa tính đến khi lao vào cuộc chạy đua này. Vậy theo ông thì ai sẽ được lợi nhất trong cuộc bình chọn này?

Xét cái lợi ở tầm quốc tế, người có lợi nhất là Công ty NOWC. Còn trong nước, không còn nghi ngờ gì nữa, đắc lợi nhất chính là các công ty PR ăn theo NOWC: Các nhà kinh doanh truyền thông và tổ chức các sự kiện. Tham mưu để tạo nên các sự kiện càng ồn ào, chi phí càng tốn kém thì họ càng được hưởng lợi.

- Gần đây được tin cả ba danh thắng của Vệt Nam là Vịnh Hạ Long, động Phong Nha và đỉnh Phan Xi Păng đều chiếm vị trí cao nhất trong bảng danh sách xếp hạng của các kỳ quan thế giới, chúng tôi đã liên hệ tham khảo nhận xét của Văn phòng đại diện của UNESCO tại Hà Nội, nhưng họ đã từ chối bình luận về kết quả trên. Ông có thể giải thích vì sao Việt Nam lại đạt kết quả cao như vậy? Theo ông, có thể coi đây là kết quả đáng tự hào?

Tôi không có đủ thẩm quyền để đánh giá việc này. Nhưng chúng tôi đã thử thăm dò thông tin tại một số hội nghị quốc tế trong thời gian gần đây, tra cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thấy chính phủ các nước không cấm và cũng không khuyến khích sự tham gia của nhân dân vào cuộc bình chọn trên mạng này. Họ chỉ coi đó chỉ là cuộc chơi tự phát của cư dân mạng. Tuy nhiên, tôi thực sự lúng túng trước một viễn cảnh mà theo logic như hiện nay rất có thể xảy ra, là trong số 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới được bình chọn thì mai đây 3/7 kỳ quan này sẽ nằm tại Việt Nam (nếu vẫn như kết quả hiện nay). Điều đó đồng nghĩa với việc đỉnh Phan Xi Păng của Việt Nam sẽ đứng trên đỉnh Evrest cao 8,848 mét vốn xưa nay được mệnh danh đỉnh núi Thiêng và nóc nhà của thế giới, đứng trên ngọn Phú sĩ mà cả thế giới ca ngợi bốn mùa tuyết phủ của Nhật Bản, hơn cả đỉnh Aconcagua 6,962m của dãy Andes - Cổng trời của châu Mỹ… Điều này nói lên cái gì? Việc Việt Nam đang giành vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ ba là hồi chuông, nhưng không phải để ăn mừng mà báo động rằng chúng ta đang hào hứng thi đấu bằng tổng lực trong một sân chơi vắng vẻ.

Xin cảm ơn về những ý kiến thẳng thắn và bổ ích của Ông.

Nhà báo Ngô Văn Quán - Tạp chí Ngày Nay (thực hiện)

 copy qua blog Tuubatsau

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

NHẮN GẤP

* Quần quật như trâu. Thèm
viết quá mà sờ đến máy tính là bã hết người. Ơn trời, còn  có ối người nhớ mình là liền bà-không phải
liền ông- nhắn tin chúc mừng nhân ngày gúmần Việt. Xin nghiêng mình gập gối chắp
tay đa tạ các liền anh và liền em.


* Bác Trần Thiềm ui, nhà cháu ngàn lần đa
tạ bác. Lấy visa xong nhà cháu sẽ email hỏi cụ thể bác kinh nghiệm với xứ Do
thái. Riêng vụ sứ quán ta, để khi  rảnh
sẽ kể hẳn một entry những tình tiết đầy đau
thương
mà chính nhà cháu gặp phải cho bác nghe.


 * hôm nay đọc
bài về Vịnh Hạ Long, tôi thấy hơi buồn.
Tôi không biết chính xác và cũng không có thời gian tìm hiểu cái tổ chức xê vần
xê viếc đó là thế nào, tuy nhiên việc bình chọn rầm rộ cả năm nay, giờ đến giai
đoạn cuối, chị mới pốt bài này lên, thiết nghĩ ích gì không? nếu chị đồng quan
điểm với người viết ra cái entry này, tại sao chị không làm 1 bài từ khi sự
việc nó mới bắt đầu. Tôi thấy bây giờ chị đưa cái entry này lên có phần không
hay cho lắm.(Linh
tinh
).


Có lẽ anh (chị) Linh tinh vì
không để ý nên không nhớ, ngay từ khi rộ lên vụ bình chọn này cả năm trước, một
số báo đã có bài vạch trần sự thật như trong entry Beo cóp về, trong đó có báo
Beo đang làm. Và vì vậy nên Beo đặt cái tựa là Tưởng ai cũng đã biết.


Nâng lên thành phong trào của
cả một quốc gia, rồi sẽ nhận một kết cục cực kì lố bịch. Nếu có gì cần kể thêm,
thì chính Beo đã phỏng vấn người của UNESCO tại Pháp, bà ấy rất phản đối cuộc
bình chọn này.


Cảm ơn anh (chị) Linh tinh đã chịu khó
đọc blog Beo.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

TƯỞNG AI CŨNG ĐÃ BIẾT…

Tổ chức lừa tiền thế giới
New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy
Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại
Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ
chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng
với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ
quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân
tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả
các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế
giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.
Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”,
nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia
phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử
dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng.
Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty
dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo
phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…
Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó
là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn.
Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc
làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.
Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn
lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu
tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi
được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã
3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh
miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.
Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế
Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên
bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự
quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng
tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát
động.”
Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu
thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607
trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang
vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả
diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả
2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới Một
đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”,
new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là
Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn
Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc
thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu
Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên
toàn thế giới
Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W
Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng
“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác
với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn
các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của
các ứng viên.”
Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính
xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả
học.
Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía
cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng
Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà
sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên
Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà
tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W
"không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi
một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".
Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui
từ tháng 5/2011
http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/
http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/
Chắc chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W nếu bọn đó không phải bọn
lừa đảo
Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W
Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về
bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục
tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình
chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm
2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ
quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2
năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động
bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi
Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu
của lòng yêu nước"
) thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình
chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh
đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên
thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10
tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới
mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35
trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu
chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên
thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban
Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và
EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh
Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm
2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và
thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày
19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo
Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc
vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do
chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong
Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.
Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng
lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR
cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người
Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn,
các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc
N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu
vào rọ vì … tình yêu nước.
Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là
tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn
nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không?
Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền
vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ
sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam .
Kết luận về N7W:
Các bạn nên nhắn tin Góp đá xây Trường Sa (soạn tin TRUONGSA gửi 1408) thì
thiết thực hơn nhiều việc nhắn tin ủng hộ bọn lừa đảo N7W. Vịnh Hạ Long có nhất
bảng thì cũng chả có bố con thằng Tây nào để ý đâu. Còn Trường Sa được xây dựng
kiên cố thì chúng ta sẽ giữ được mảnh đất hương oải cha ông


Bài trên diendanlichsuvn
của thành viên Champion. (copy qua blog photphet)

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

ÔI QUÊ TA BÁNH ĐA BÁNH ĐÚC…

Có những nơi, đến bao lần
cũng không thấy chán. Lần nào cũng choáng váng, cực sốc, ngất ngây, nghẹt thở…y
như mấy bạn nhà báo văn hóa nhòm thấy ti các cô người mẫu. Angkor.


Lần này đi bụi. 17 đô từ Sài
gòn tới Siem Reap. 12 tiếng, chỉ phải đổi xe một lần ở Phnom Penh. Cả đất nước Campuchia chìm trong
biển nước. Mưa tầm tã không dứt.


Một số nước Đông Nam Á có
những sinh hoạt rất giống nhau, ví như có thể ngồi bất cứ đâu để ăn và ăn bất
cứ thứ gì. Trong hình là một chị ăn nhện khí thế. Cô bé bán nhện nói tiếng Việt
ngon lành. Giống sang Lào, sang Campuchia có thể giao tiếp tiếng Việt, thoải
mái như ở nhà.
Người Pháp dấn tí nữa giờ có
nước Đông dương  vuông vắn đẹp đẽ mạnh mẽ,
chả lòi ra cái diềm Việt thưỡn thà thưỡn thẹo.


Người Việt không có  tập quán bộc lộ cảm xúc bằng hình thể thế nên
không có múa. Giấu tiệt hỉ nộ ái ố vào đáy sâu tâm hồn, khi tâm hồn đầy quá
chứa không nổi thì  phọt ra thơ, khinh bọn
múa là vô loài. Nhìn vào các nhà hát
tiêu biểu Việt  Nam thì thấy
rất rõ điều này. Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, trước giám đốc Chu Thúy Quỳnh toàn
điệu  múa sạp sòn sòn sòn đô sòn Thái Tây
bắc. Sang thời bà Quỳnh, nó lại phủ một màu Ấn Độ bàn tay bàn chân cong tớn.
Giờ đến ông Trần Bình, thay các thím múa bằng các em múa trẻ trung xinh đẹp,
rất xính Hái dừa, mẹ Đốp trộn lẫn hip hop. Phía Nam có nhà hát Bông sen một thời gắn
chặt với biên đạo múa Thái Ly. Hễ thấy Bông sen là thấy cắc cùm cum cúm cúm cum cùm cum, mô phỏng các
động tác lao động từ lúc vãi  giống lúa cho
tới xay giã gạo, kết thúc bằng hình ảnh anh bộ đội ôm chầm thiếu nữ Tây Nguyên,
thể hiện tình quân dân thắm thiết. Gần đây nhất em  Linh Nga được báo chí thổi lên  ngời ngời. Mình coi Sen của em thấy nồng nặc
mùi Tàu. Tự thân các điệu múa kể trên không 
hẳn là dở, nhưng hỏi dân tộc tính nằm ở chỗ mô, chịu, không tìm ra.


Smile of Angkor
là dạng nhà hát chuyên phục vụ khách du lịch ở Siem Reap, chủ người Hàn. Chẳng
cần chút xíu sáng tạo nào, biên đạo chỉ sao y dăm vài động tác tạo hình phủ
khắp các phiến đá Angkor, là ra một chương
trình hoành tráng tuyệt đẹp và lướt qua đã thấy Khmer.



Tất cả các tour của hầu hết
các công ty du lịch lớn tại Sàigòn không bao  giờ có chương trình xem bảo tàng. Bảo
tàng là loại hình du lịch rất lạ. Lúc nào mua vé cũng…xót tiền và khi ra khỏi
bảo tàng bao giờ cũng thấy nhẹ nhõm vì…rẻ quá so với những gì mình đã  ngắm nghía. Pho tượng Phật nằm sấp, cực lạ vì
mình chưa từng thấy ở đâu bao giờ, trong bảo tàng quốc gia Angkor-Siem Reap. (ảnh chụp trộm)



Các ngôi đền Angkor và Giai xinh, nhìn từ máy bay trực
thăng.






Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

TIỀN TIỀN TIỀN


*** Cách nay chưa lâu, một
ông được mệnh danh chúa đảo hân hoan báo cho đối tác, vốn pháp định của
ông  là 500 tỉ. Doanh nhân nước ngoài kia
bỏ đi một mách không quay đầu, 25 triệu Obama liên doanh nỗi gì.


Ông chủ khu du lịch Đại Nam lạc cảnh,
trong một lần đi Hàn quốc bị hải quan sân bay khám xét cả tiếng đồng hồ. Sự tức
tối của ông không phải với mấy nhân viên hải quan mà vì nhục, xứ mình nghèo bị
khinh khi. Phải làm giàu, giàu đến mức bắt chúng
phục dịch lại.


Vậy nên, thông tin ông Đoàn
Nguyên Đức được đưa vào danh sách đề cử Doanh nhân toàn cầu của Ernst &
Young, 1 trong 4 công ty giám định tài chính hàng đầu thế giới, đáng để người
Việt tự hào. Thậm chí mình còn cho rằng, đây là sự kiện nên tuyên truyền rầm rộ
nhất từ đầu năm tới giờ. Trên bản đồ quyền lực đồng tiền của thế giới, lần đầu
tiên có tên Việt Nam .


Tính từ 1858 đến 1975, hơn
trăm năm có lẻ trả giá đến cùng tận nỗi đau con người, toàn cầu biết đến ta có …nghệ
thuật chiến tranh. Chứng minh Việt không chỉ có thế, rồi cũng sẽ phải trả giá
nhưng có lẽ, cái giá này bớt cay đắng nhiều ngọt ngào hơn chăng?


*** Án kinh tế, lượng giao
dịch ma ngày càng lớn, hàng ngàn tỉ. (Nói ngoài lề ngày TIỀN TIỀN TIỀN Việt, hầu
hết các báo đưa con số và nội tình vụ việc Vietinbank đang nóng sốt sai bét nhè).
Toàn quý bà, tầm ngoài 30, chiêu thức lừa rất bài bản và phải thừa nhận, thần
kinh các nàng bằng thép. (Tuổi ấy, thần kinh mình toàn tơ tưởng mấy thằng làm
thơ). Những toan tính thâm sâu cộng với sự mạo hiểm liều lĩnh, các nàng  dư thừa tố chất để thành  doanh nhân tầm cỡ. Vì đâu nên nỗi. Các điều
kiện xã hội cản trở bước tiến thành doanh nhân chân chính hay chính xã hội  dạy các nàng bài học đi đường tắt  để rồi tiến thẳng lên… lưu manh, thấm sâu vào máu từ bài ba thế hệ nay.


*** Hơn chục em đẹp như hoa
kéo nhau đến một trung tâm nuôi bé mồ côi ở Huế làm từ thiện. Sự việc ầm ĩ khi một vị trong Ban
tổ chức, không rõ người của báo Tiền Phong hay Thành đoàn Huế, với những phát
biểu mất dạy không thể tả được về khoản 1,5 triệu đoàn đưa cho Trung tâm làm
cơm cho chính các vị -60 người- ăn. Mình ứa nước mắt với bài trả lời lại của cô
Giám
đốc trung tâm
.


Đồng tiền làm nên uy lực cả một
quốc gia, đồng tiền lật lên một khoảng tối còn rất mênh mông của xã hội hay, bày
ra bản chất ti tiện chỉ của một cá nhân…Thời mình đang sống, nó dàn hàng ngang
ra tất thảy.


*** Nhân ngày TIỀN TIỀN TIỀN,
hôm nay có một đứa nhắn tin chúc mừng. Nó viết chuc chi mai tran tinh va nghia hiep. Hình như nó bảo mình là trằn
tinh.




Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

SÌ TAI HÀ NỘI ?

Sáng. Mưa tầm tã, trời nhuộm
một màu thâm xỉn. Se thu lác đác cốm mới rươi tươi.


Khách sạn Vườn Hà Nội đường
Láng Hạ. Thò chân khỏi xe nhân viên đã chìa một cái  thau nhựa nhỏ, chú em vất toẹt  chìa khóa vào lẫn nửa thau chìa, cả hai chẳng
nói chẳng rằng. Mà thật, có cho tiền cũng không dám tự tiến lùi  xe vào giữa những Bentley, Audi, ngổn ngang
trong sân.


Tối, hôi. Mới sáng sớm cô
phục vụ mặt đã như bị chồng đánh. Ghế loang lổ bẩn. Thấy Giai xinh lấy khăn
giấy lót  trước khi ngồi, cô xẵng, ghế
sạch đấy. Kêu 4  tô ra 3, 10 phút
sau  mới bưng nốt. Để cạch đĩa rau giá
giữa bàn, cô quay đi rất nhanh. Mình vói theo trụng giá giùm chị. Có thể cô không nghe quen phương ngữ miền Nam,
xẵng tiếp, giá chỉ có thế thôi chị. Không rõ từ chỉ là cô bảo khẩu phần chỉ có thế hay bắt mình ăn giá sống.


Nước phở nguội ngắt. Đĩa thịt
bò thái mỏng đến độ có là guốc bò cũng mềm, đừng nói thịt Kobé. Chán chả buồn
kêu phục vụ, tự đứng dậy sang bàn bên cạnh mượn
tương ớt.


Gọi thanh toán. Phi đến chứ
không đi bằng chân. 4 đứa, tròm trèm 4 triệu. Cười hí hí. Việt kiều Mỹ nhưng
quả là chủ quán này học được chiêu PR cực thuần Việt.



So sánh với phở bò Hòa Saigon hay phở gà Lê Văn Hưu Hà
Nội giá bằng 1/20, nói thế nào nhỉ, tô phở trong ảnh chỉ đáng cho cẩu ăn.


Trưa. Không ngớt mưa.


Đến bản doanh một đại gia top
5 (của nổi) Việt. Giai xinh ngưỡng mộ ông này, đòi đi theo. Ngang qua hai phòng,
thường dùng cho thư kí, thoáng thấy Giai xinh cau mặt phải bấm tay ku cậu và vội
miệng… chào chủ nhà. Một phòng hai nường vừa nói chuyện vừa cắt móng chân.
Phòng kia một anh đang bấm vi tính, hai đầu gối tì lên cạnh bàn.


Đại gia dị tướng, chỉ khi
cười mới thấy đổi sắc, hiền ngầm. Quyết mọi đề nghị của mình rất nhanh. Cái gì
Ok gọi lính làm luôn, chưa Ok bảo để suy nghĩ thêm và không Ok dứt khoát No OK.


Ra về mới phát hiện đại gia là
anh em cọc chèo với thằng bạn thân. Nó chở mình đi mà không phun tí thông tin
trước để mình lạm dụng tín nhiệm. Nhà
ấy đại phúc, nhìn vào đấy hết muốn đẻ con trai. Có ba cô con gái (cô vợ thằng
bạn mình xinh xẻo cởi mở và cực ngoan) khuân về ba đại gia, loại đại gia theo-định-nghĩa-của
mình, chứ không phải của báo chí.


Tối. Vẫn mưa.


Bar Hồ Gươm xanh. Ngồi giữa
hai thằng.


Tiếp viên bảo vệ đông gấp đôi
khách. Nàng mặc đồng phục tiếp thị rượu cười tươi như hoa ghé tai Giai xinh,
mình  gào lên, thằng này lái xe không
được uống rượu. Nàng lượn sang phải, mình gào tiếp, chú này lái xe không được
uống. Hoa héo ngay. Nàng hăm he  không
mua rượu không được ngồi chỗ tốt thế này. Thấy mình quắc mắt, nàng lảng.


Trên sân khấu là Tuấn Hưng.
Trong đám ca sĩ nam mình cũng thích ku này, không phải vì nó hát hay mà nhìn nó
khỏe khoắn lành mạnh. Dàn âm thanh của Hồ gươm xanh hơn đứt các phòng trà
Sàigòn. Mình nhe răng cười suốt, Giai xinh tưởng mình xỉn …cocktail. Kì thực
mình biết tỏng, hát đến bài gần thứ 20, lại nhảy vặn người thế kia, họa phổi bằng
mút xốp mới tròn vành rõ tiếng được thế. Hết Trương Lê Sơn đến Hồ Hoài Anh
nhưng được yêu cầu nhiều nhất là các sáng tác cũ xì của Duy Mạnh. Cả khán phòng
say sưa hát corus với ca sĩ. Mình chăm chắm ngắm con bé tiếp viên đang đứng bóc
hạt bóc vỏ nho đút cho nguyên một nhóm teen ngay trước mặt. Tàn bar, bill bàn
ấy 17tr.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

THẾ GIỚI RỒ DẠI

Mình thật, chả  ra cái thể thống cống rãnh gì. Cả làng báo
Việt xốn xang trước cái chết của Steve Jobs. Cả thế giới người ta tiếc thương
ông. Mình chỉ nhớ chi tiết ông ấy bán thốc bán tháo cổ  phiếu lấy 
đâu như hơn hai chục triệu trong khi, rốn thêm chút giờ ông có thể để
lại cho người phục nữ đời ông thêm dăm
bảy tỉ. Thiên tài sáng tạo xuyên thế kỉ của thế giới này hóa ra, lại là nhà đầu
tư không mấy sáng suốt. Xin đấng tối cao
hãy trả Steve Jobs, Michael Jackson, Albert Einstein,
Newton lại cho chúng con. Chúng con sẽ dâng
lại ngài Vàng Anh, Thủy Top, HKT, Thím Hà, Da Nâu và Lady Gaga
…(lời nguyện
này ko không phải của mình).


Hôm mùng 5 vừa rồi, tới 3 nhà
bình luận chính trị của Ai Cập đồng loạt thực hiện một động thái cực hiếm trong
làng báo: bỏ trống chuyên mục trên mặt báo để phản đối sự kiểm duyệt của chính quyền
lâm thời. Thế là sau 8 tháng lật đổ ông Mubarak, rốt cục các nhà thông thái
chính trị nước này nhận ra chân lí, vỏ dừa khó nhá hơn vỏ dưa.


Xem CNN, biểu tình khiếp quá
ở Syrie. Gần 3 ngàn người bỏ mạng rồi và con số chưa hề có chỉ dấu dừng. Lão
tổng thống này cũng cương, nói phăm phăm thằng nước ngoài nào chõ mồm thò tay
thì bố xử đến nơi đến chốn. Xử kiểu gì chưa biết nhưng nhìn cung cách nguyên
series lật đổ trong năm, mình nghĩ nó giống như 
có một bàn tay duy nhất cắt đặt. Thằng đạo diễn này hình như đang muốn
vẽ lại bản đồ chủ quyền dầu mỏ thế giới.


Mai quan anh sang Tàu. Mình chẳng
đoán già đoán non đoán ương ương  như mấy anh ngày rửa bát xứ người tích cóp vốn cho đêm mơ quay về làm nguyên thủ Vịt. Mình chỉ hi vọng quan anh ngày
15 này kí tá được cái thông cáo chung, cực kì quan trọng. Quan trọng không bởi nó
mang tính tích cực cho quan hệ hai nước hay hòa bình cho biển Đông (có hóa rồ đâu
mà hi vọng thế, với quan anh và vào thời điểm này). Quan trọng vì, nó bảo đảm sự
an bình cho quan anh khi quay về, may ra thoát khỏi màn giải trình trước những kiện
cáo bán nước của các nhân xĩ chí thức cứu nước Hồ Gươm, tháng mấy nay đang đói trò
mới. Mở ngoặc, nước không phải H2O.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

CHUYỆN NGHE HƠI NỒI CHÕ ĐƯỢC

Đọc blog nhị linh,
buồn cười hoài. Nếu những trải nghiệm Nhị Linh viết trong bài trúng phóc thực
tế, thì từ thuở Phạm Thị Hoài làm mưa làm gió trên văn đàn với hình mẫu nhân
vật cảnh vẻ học làm sang, các nhà giàu sổi phía Bắc vẫn thế, sau mấy chục năm.


Dân Nam kì, khác
hẳn.


Sự ăn. Giả dụ anh Hai thèm đế,
thì còn khuya mới chịu dúng môi vào mấy thứ vang Mexico 14 độ nhạt hoét. Ngay lập
tức, anh Hai sẽ biến đời ku chủ nhà hàng ra bã nếu sau 15 phút không đặt kịch bàn
anh chai đế nếp Gò đen nút lá chuối, giữa món bò Kobé tái chanh, vai cá hồi
Nauy chiên giòn bày vẽ vời trên những cái đĩa men sứ nạm vàng của Minh Long. Chả
hiếm cảnh mấy em chân dài gầm cao nõn nường giày Ferragamo túi Hermes ngồi đồng
ở mấy quán càphê 5 sao, chỉ kêu một li trà đá châm thêm dăm lần nước. Đã cái miệng
trước, đẳng cấp sau.


Sự đi. Chả cứ  mấy bác bụp phát giàu mà từ anh Honda 67 tới
chị Maybach, dân Nam
kì thuần coi xe là… cái xe, hầu hạ cho việc di chuyển. Hợp nhãn, thuận tiện,
đôi khi tin có hên khi đi giao dịch làm ăn, thế là cưỡi. Lên xe, nếu không ảnh
hưởng tới  túi tiền thì dúi đầu hay ẹo mông vào xe trước, thuần là thuận thế thuận thói,
không hơn.


Sự đọc. Ha ha ha. Dứt điểm không,
diễn như bạn Nhị Linh tả càng không. Thế
nên, nảy nòi  ông nào quý chữ thì quý tự
đáy sâu thăm thẳm tâm hồn, bởi ông  sẽ tự
làm thơ, sai thằng phổ nhạc thuê diva hát ghi đĩa và, khốn khổ khốn nạn
cho  thân bằng quyến thuộc họ hàng xa gần
đối tác làm ăn nào dám động đến khối tài sản tinh thần ông. Khen cũng khổ (vì ông
sẽ đãi ăn tặng kèm đãi nghe cho đến bội thực tự  trốn chạy) mà chê cũng khổ (ông từ
mặt hết kiếp). Dân nhà giàu Nam
kì đặc biệt thích treo và thường treo chỗ rất trang trọng trong nhà
hai thứ: ảnh chụp chung với các quan to và
lịch các cô gái. Beo từng có lần chỉ muốn tát cho (ảnh) người mẫu Thanh Hằng một
cái khi thấy bức tường mới tinh rất đẹp, nàng cười lủng lẳng dưới một cái đinh
to.


Hình thức đến mức hi sinh
những sở thích riêng để tạo đẹp bề  ngoài hay thực dụng đến mức coi nhẹ bề ngoài
để thỏa mãn sở thích, kiểu dạng nào cũng có cái thú vị riêng bởi nó chứa những
thông điệp về văn hóa vùng miền.
Giả dụ giờ cả nước giống nhau, khéo có khi dân làm văn hóa văn
nghệ chết hết (vì lấy đâu ra chất liệu để sáng tác).

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

TỪ BÌNH ỔN TỚI BẤT ỔN

Loài người cơ bản là rất dễ bị tổn thương bởi các tác động trong cuộc sống hàng ngày; vì thế, chúng ta cần phải có một niềm tin vào một điều gì tốt đẹp hơn để có thể tiếp tục duy trì sự tồn tại.


Từ thời ăn lông ở lỗ, khi sự tồn tại của con người còn đơn thuần là chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thì loài người chúng ta tin vào sự phù hộ của các đấng thần linh. Họ đặt niềm tin vào các thầy pháp hi vọng rằng, thầy pháp có thể giao tiếp với trời đất cầu xin cho sự ôn hòa của khí hậu.


Cho tới xã hội hiện đại, khi chiến tranh thế giới bùng nổ, để kháng lại sự xâm lăng của giặc ngoại xâm, chính phủ các nước đều xây dựng một hình ảnh lãnh đạo kiệt xuất để khơi dậy niềm tin chiến thắng của công dân nước mình. Lấy ví dụ các hình ảnh quyền lực tiêu biểu như Hitler, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Abraham Lincoln v.v… đều dẫn tới sự thành công.


Từ đó, lợi dụng niềm tin của công dân đã trở thành một trong những công cụ bình ổn xã hội hữu hiệu nhất.


Lấy ví dụ Mỹ trong thế chiến thứ II. Khi phần lớn đàn ông tham gia chiến tranh tạo nên sự thiếu hụt lao động tại quê nhà. Để đáp ứng sự thiếu hụt nhân công tại các nhà máy, đặc biệt là nhà máy chế tạo vũ khí, chính phủ Mỹ cần phải chiêu mộ lực lượng lao động nữ. Thế là nhân vật “Rosie the Riveter” được truyền thông Mỹ tạo ra với mục đích cho phụ nữ Mỹ tin rằng, đi làm cho các xưởng chế tạo vũ khí là biểu hiện yêu nước, giúp chiến tranh kết thúc nhanh hơn, và sẽ có một gia đình đầm ấm khi người chồng trở về từ chiến trường. “Rosie the Riveter” thật sự thành công khi lực lượng lao động nữ tăng vọt và tỉ lệ thất nghiệp Mỹ 1944 thấp nhất mọi thời đại, 1.2%.


Bắt đầu từ những năm 1950, khi thế chiến thứ II kết thúc; phụ nữ phải quay trở về làm nội trợ trong gia đình để trả lại việc làm cho đàn ông. Truyền thông Mỹ lại một lần nữa lợi dụng lòng tin của phụ nữ để thay đổi vị trí xã hội của họ bằng cách quảng bá hình ảnh phụ nữ sau thế chiến là ở nhà làm vợ với làm mẹ là hạnh phúc nhất. Các phim truyền hình như “Dick Van Dyke Show” hay “Father Knows Best” tràn ngập trên tivi đều làm phụ nữ tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi họ làm tròn nghĩa vụ một bà nội trợ trong gia đình.


Ngoài tin vào một hình ảnh tốt đẹp hơn, con người còn tự tạo niềm tin vào cuộc sống bằng cách cho rằng những gì minh đang có tốt hơn những người khác. Trong một cuộc nghiên cứu của hai nhà khoa học Sara Solnick và David Hemenway, con người sẽ thỏa mãn với cuộc sống khi họ có $50,000 và mọi người xung quanh có $25,000 hơn là họ có $100,000 mà người khác có $200,000. Điều này có thể xuất phát từ lòng đố kị và cạnh tranh; bản chất cơ bản nhất của việc đào thải và hoàn thiện giống loài.


Xã hội Việt Nam đại đa số nghèo và thiếu kiến thức. Việc vươn lên tầng lớp trên gần như không thể nếu như không có một sự may mắn. Chúng ta có thể tạo dựng niềm tin nhưng không thể làm ra may mắn, vì thế, việc tin vào một hình ảnh tốt đẹp hơn để trở nên thành công là gần như vô nghĩa. Cho nên, chúng ta tự nhủ rằng cuộc sống mình vẫn tốt hơn người khác.


Từ đó nảy sinh ra nhu cầu hở ngực, lộ hàng, xa đà, thác loạn… tất cả để thỏa mẵn suy nghĩ cuộc sống mình tốt hơn những người xinh đẹp, lắm tiền kia. Ở đâu có cầu là ở đó có cung; truyền thông để đạt doanh thu đã chạy theo những nhu cầu kia của dân. Báo chí tập trung xoi mói đời tư của những người thành đạt để tìm ra bất cứ thứ gì có thể bôi nhọ danh dự của họ. Đây cũng là một điều tốt vì vô hình chung, báo chí đã góp phần bình ổn xã hội khi giúp người dân tiếp tục sự tồn tại nhờ tin rằng cuộc sống của họ tốt đẹp hơn những người thành đạt kia.


Thế nhưng, một khi báo chí không còn là chỗ tạo dựng niềm tin mà chạy theo nhu cầu của người đọc, nó đã vượt quá giới hạn. Từ bình ổn xã hội, nó trở thành mồng mấm chia rẽ dân tộc. Với xu hướng hiện nay của báo chí đã làm khoảng cách người giàu và nghèo càng ngày càng rộng. Điều này sẽ làm trì hoãn sự phát triển của đất nước.


Thứ nhất, người giàu trong xã hội là những người trược tiếp ảnh hưởng tới sự giàu có của những người khác. Những đồng tiền họ tiêu xài sẽ phân phối ngược lại cho xã hội. Ví dụ, một đại gia ăn một bữa ăn thì tiền bữa ăn đó sẽ chuyển tới chủ nhà hàng; rồi chủ nhà hàng làm ăn phát đạt sẽ tăng lượng mua bán với chỗ cung cấp vật liệu rối cuối cùng tiền cũng sẽ đi về các người trồng chọt chăn nuôi. Cứ như thế, sự giàu sang của họ sẽ phân phối đều trong các tầng lớp dưới của xã hội. Họ càng giàu, càng xài tiền nhiều bao nhiêu thì những những tầng lớp dưới sẽ được kéo lên càng nhanh bấy nhiêu.


Thứ nhì, vì họ ảnh hưởng trực tiếp tới sự giàu có của xã hội nên họ là những người có trách nhiệm cho sự phát triển đất nước. Thế nhưng, đại đa số có cách nhìn cực đoan về những đầu tầu kinh tế đó thì làm sao công cuộc phát triển kinh tế có thể thành công được. Nếu người dân không tin vào vận mệnh đất nước thì làm sao đất nước phát triển tiếp lên được. Thử hỏi chúng ta có thể thắng được cuộc chiến nếu không tin vào Hồ Chí Minh không.


Thứ ba, gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo vô tình đã tư bản hóa xã hội. Điều này hết sức nguy hiểm bởi vì Việt Nam là xã hội chủ nghĩa. Công dân cần phải hiểu rõ về hệ thống quản lý, vận hành và phát triển của một nước chủ nghĩa xã hội. Nếu người dân hiểu sai, hoặc không nắm rõ hệ thống của bộ máy chính quyền, thì thể chế chính trị sẽ không bao giờ vững chắc được.


Trong xã hội hiện đại, có thể nói báo chí góp một phần rất lớn vào vận mệnh đất nước vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ, tư tưởng và cách nhìn nhận xã hội của người dân. Nếu khéo léo, truyền thông có thể lái xã hội chạy theo bất kỳ xu hướng nào được đặt ra. Cho nên, báo chí cần phải tự khảng định lại mình là người tạo ra niềm tin, chuẩn mực xã hội chứ không phải chạy theo sự ảo tưởng của người dân. 


(Sự hiểu biết của em gái đóng một phần không nhỏ trong bài viết này)


Bài này copy từ blog Giai xinh. Dòng chữ đỏ kia có nghĩa, phải nhờ Gái đẹp dịch sang tiếng Việt hay chữa lỗi chính tả tiếng Anh  hộ.



Giai xinh và Mémé-dũng sĩ diệt giúp việc nhà mình.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

TEEN


*** Tiệm NYd.c đối diện nhà thờ
Đức bà, 9 giờ tối thứ Sáu.


Kín không còn một chỗ trống. Tiên
đồng ngọc nữ bằng xương bằng thịt. Toàn 16-17, nuột nà, mịn như nhung, lại được
bọc trong những bộ cánh rất đắt tiền. Ung dung, tự toại. Chúng nó đẹp đến độ
không thể nhìn trộm, mà phải nhìn chòng chọc, mới đã.


Thằng bé trạc lứa, một bàn
tay bị mất bốn ngón, vẫn mặc đồng phục trường, sà vào mời mua  kẹo cao su và vé số. Hai bàn mua cho thằng bé
đâu cũng gần chục tờ. Chúng cười đùa như đám bạn chung lớp. Trúng tui chia ông nửa không trúng ông
thường tui à nha. Cho phone đi.
Trong mẩu đối thoại ấy, giọng ngọc nữ nhão
nhẹt. Ku bán vé số mặt tươi rói.


Khi chúng nó về, mấy tờ vé số
để lại nguyên trên bàn, chặn cẩn thận bằng cái gạt tàn.


*** Nhà thi đấu Phan đình
Phùng, 7h tối thứ Bảy.


Một event kết thúc cuộc thi
ảnh của hãng Canon. Toàn teen. Teen bình dân ngồi kín đến 2/3 nhà thi đấu 4
ngàn chỗ. Mở màn bằng nhóm Rock Black Infiniti,  Rapper Su Boy (chẳng biết viết tên thế có đúng không).
Tịnh không hiểu chúng nó hát gì, lổn nhổn khi Anh khi Việt trong một bài hát. Ngay
MC cũng đá ngang đá dọc tiếng Anh. Trên sân khấu thì khỏe khoắn dưới khán phòng
thì cuồng nhiệt. Tất thảy đều hồn nhiên.


*** Trong nhoáng mắt
nhìn  mấy tờ vé số để lại, những dự tưởng
về mặc cảm sang hèn của mình bị lộn ngược. Đặt lên bàn cân chọn con dâu, 99%
trong đầu mình nghiêng về một cô béo tròn trên sân Phan Đình Phùng.


Mình già thật rồi.


 



Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

ĐỢI

Tôi bắt đầu đợi cuộc đời
Sáng qua và cả ngày nay đã thế
Tôi đợi con chó láng giềng thức dậy
Để nghe tiếng sủa yên bình
Tôi đợi nắng lên khi trời sáng
Và mặt trời qua khỏi những đụn mây
Đợi ai chưa đến đời quanh quẩn
Đợi tiếng chân qua tiếng bạn già
Tôi đợi
Đợi cho hết ngày cho đêm tới
Cho cơn đói ngủ yên trong dạ dày
Tôi nằm đợi
12345
Bà hàng xén mắng đứa con chồng
Tôi đợi điều gì tôi chẳng biết
Đợi để biết mình đang sống
Đợi là mong chờ hay nghiền ngẫm
Tôi không biết
nhưng tôi cứ biết chờ
Biết đợi!
Đợi em nghe điện thoại
Đợi em rủ đi chơi
Đợi ở ngã tư đường ít bụi
Đợi ở quán cóc những lời ngu si
Đợi
Đợi nắng lên và ngày tàn xuống hẳn
Đợi bạn hiền
“Đợi thêm chút xíu nha”
Cho em nói chuyện với người yêu
Đợi em chút nữa nhé
Cho em gọi điện về cho mẹ
Đợi thêm chút nữa nhé
Đợi em gọi nốt cho bạn bè
À, đợi thêm một chút nữa
Em đi ra phố làm lại tóc
Để chiều nay đi chơi
“Anh này, chỉ một chút nữa thôi
Em xong ngay ấy mà…”
Ừ, khỏi lo
Tôi vẫn đợi


Copy từ  Daysss`s blog