Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

DÂN NÀO-NGHỊ NẤY

***


"Tại buổi thảo luận của
Quốc hội chiều 5/8, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, tình hình biển Đông có diễn biến phức tạp, Chính
phủ đã chủ động đấu tranh ngoại giao, có các biện pháp đồng bộ để nêu cao chủ
quyền, phản đối những hành vi gây hấn. Chính
phủ cũng đã có báo cáo hoành tráng (*)về vấn đề này."


Tuy nhiên, đại biểu vẫn chưa hài lòng, chưa yên tâm khi tình hình biển Đông còn
rất phức tạp. Đại biểu kỳ vọng nhiệm kỳ
nàycố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”.


Cái
này copy trên Dân trí.


Bữa
trước đọc đâu đó, thấy nàng Hồng Ánh trả lời phỏng vấn đại để, tự dưng bị ấn
tên vào danh sách ứng cử đại biểu cuốc hội, có trúng thì vô đó trình bày các
tâm tư nguyện vọng cá nhân mình, đã bật ngửa xém chấn thương sọ não. Bữa nay
lại đọc thấy ý kiến trên của tân nghị. Ngất hẳn.


Chưa
bàn đến việc làm thế nào để trong 5 năm tới lấy lại được Hoàng sa, bằng cách
mang quân ra tử chiến với Tàu, Phi ,Mã, Đài Loan chiếm lại, hay dùng bùa yêu
(đương) mang gái sang đổi đất (để thêm tên đường Chân dài XYZ cạnh đường Huyền
Trân Công Chúa), mà chỉ nói về trình bác nghị, đến báo cũng không hề đọc. Nỗ
lực  bền bỉ của Asean để đi đến thực thi
DOC, bác là bác nhổ toẹt vào, tất.


(*) Hai chữ hoành tráng đã bị Dân trí cắt đi sau
mấy tiếng đăng lên..


***  


Giật thót sướng tưng người
khi thấy SG tiếp thị đăng tin phát hiện hai cái bình gốm Chăm thế kỷ thứ 7/8
vì, mình cũng có 1 cái, không khác tí ti gì. Mình mua nó ở phòng chờ sân bay
Quy Nhơn, giá 280 nghìn…Obama. (
nổ tí cho vang).


Một web của phụ huynh các bé
bị tự kỷ đã phản ứng với một chương trình của VTV do em Kiều Trinh dẫn dắt. Em
í bảo bé bị
tự kỷ là do thiếu sự quan tâm của gia đình. Diễn đàn ấy đã trưng ra
tài liệu của WHO not ai, định nghĩa thế nào là bệnh tự kỷ. Nếu Tổ chức y tế thế
giới đúng, thì em Kiều Trinh kia chả có tẹo kiến thức gì về căn bệnh này, và
ngược lại. (Nói nước đôi cho nó mang tính trung dung).


Blogger
khá nổi tiếng viết một entry dài (chưa hỏi xem đã đăng trên báo bạn í chưa),
mượn lời hết ông tây nọ đến ông tây kia, chứng minh Việt là nơi lắm sân golf
nhất thế giới so với tổng thể  2000 cái
trên toàn thế giới. Chả bình bàn gì cái vụ mượn áo làm sân golf để đầu cơ bất
động sản, vì mình không biết rõ, nhưng những con số kia rất đáng ngờ. Ví như
Thái Lan hiện có 260 sân golf, theo con số trên chiếm 13% toàn thế giới, và họ
đang có chủ trương xây dựng thêm để khuyến khích loại hình du lịch golfers. Du
lịch giờ rẻ bèo, bạn tuanddk bữa nào vù sang Mã, chạy một vòng tròn (taxi cực
rẻ) quanh khu vực Hoàng cung, rồi đếm xem chỉ riêng KL đã có mấy cái sân golf?


Vụ
này đã bị xoá mất ngay sau khi mình còm bên dưới (cached còn), nếu chưa xoá cũng
không nỡ nêu đích danh vì chàng là phóng viên đồng lứa với mình: ca đĩa nhạc mới
của Mỹ Linh, chàng  bình giọng của diva
đã được thể loại mang nhiều âm hưởng dân
ca Bắc bộ acoustic
làm cho thăng hoa.


Chấm,
chấm, chấm


***


Dân
thế, nghị thế, chỉ có bọn cực phản động mới bảo, nghị ta không đại diện cho dân.

***


Hậu khảo cổ viết: Về "2 bình gốm Chăm cổ",  lọai gốm mỹ nghệ ấy bây giờ làng Gốm Bàu
Trúc đang sản xuất... hàng lọat, dù vẫn nặn bằng tay và vẫn nung ngòai trời ko
có lò :)). Nhân đây cũng xin nói thêm, du lịch và báo chí ta cứ bẩu làng Bàu
Trúc làm gốm Chăm bi giờ là cổ xưa nhất, duy nhất... Nhưng mà khắp ĐNA còn vô
số những nơi làm gốm bằng tay và nung ngòai trời. Thậm chí nhiều nơi họ còn
sống sung túc vì nghề này vì kết hợp với du lịch và quan trọng là họ thay đổi
mẫu mã liên tục, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, kể cả việc họ có quy
trình cho du khách tham gia tự làm gốm nữa cơ, như là một bảo tàng mở về nghề
gốm cổ truyền.


*** Ms Beo cần phải đúng.
Phi, Mã thì liên quan gì tới Hoàng Sa!? (mr Do)


Thanh kìu MrDo, thị Beo nhầm
lẫn gộp cả Trường vào Hoàng. Còn tại sao trong Trường có cả Mã, Beo sẽ viết kĩ sau.

TRUỒNG (CÓ) VÌ MÔI TRƯỜNG ?

Bài copy của Thao
thức sàigòn. Tựa do Beo đặt


Ý nghĩ về trí thức Việt Nam
đến với tớ khi đọc bài viết "Chúng
tôi đi gặp Bộ Ngoại giao"
của GS Nguyễn Huệ Chi. Trong bài viết này GS
Nguyễn Huệ Chi kể lại câu chuyện ông cùng với bạn bè của ông là các nhân sỹ trí
thức (tất nhiên) như GS Phạm Duy Hiển, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, TS
Nguyễn Xuân Diện…đi gặp Bộ Ngoại giao để nghe giải đáp về những kiến nghị mà
các trí thức này đã ký gửi Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên cuộc gặp bất thành vì Bộ
ngoại giao chỉ mời 04 người trong số 18 người đã ký tên dưới Bản kiến nghị; Bộ
Ngoại giao đã không cử người sang tận quán Café Trung Nguyên (đối diện với Bộ
ngoại giao) để mời những người đã cùng ký tên vào Bản kiến nghị sang cùng làm
việc; Người trả lời những vấn đề kiến nghị là ông Trần Duy Hải - Phó Ban Biên
giới - chứ không phải là Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn….
Đọc xong câu chuyện này tớ cảm thấy thật buồn vì những người được gọi là trí
thức ở trên đã làm tớ thất vọng. Với tâm huyết cao cả của mình với tinh thần
cao thượng của mình như vì dân vì nước, đại diện cho nhân sĩ trí thức của đất
nước (mặc dù chả ai nhờ họ đại diện cả)…họ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu
Bộ Ngoại giao phải cung cấp những thông tin về việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã
bàn thảo những gì với Trung Quốc (đấy là tớ tạm gác chưa bàn việc kiến nghị ấy
đã hay chưa, đã đúng chưa…). Và tất cả những tâm huyết ấy, tấm lòng cao thượng
ấy đã bị chính họ sổ toẹt chỉ với những lý do tầm thường như trên. Và cũng
chính những lý do để từ chối cuộc gặp với Bộ Ngoại giao của họ đã cho tớ thấy
chính họ cũng thật "tầm thường" và "thực dụng". Mặc dù so sánh
luôn là khập khiễng nhưng chính những việc họ đã làm ở trên khiến tớ chợt nghĩ
đến một sự kiện vừa mới đây được giới truyền thông VN ầm ĩ, dư luận xã hội lao
vào mổ xẻ: "Người mẫu Ngọc Quyên nude vì môi trường".
Thay lời kết cái note này, tớ xin dẫn lại ý kiến của một nhà văn nữ đã từng
phát biểu về trí thức Việt Nam từ năm
2000:
"Về chủ quan, người Việt Nam không có truyền thống đem cả
một dân tộc ra mà tự phê bình. Một trong những lý do vì sao như vậy cũng là ở
chỗ, khi người ta đã suốt cả một số phận luôn luôn đội sổ thì lòng tự tin thực sự
chẳng còn gì lớn lắm. Ðấy là tôi muốn nói đến một lòng tự tin thực sự, chứ
không phải cái thứ tự tin theo kiểu vừa đánh võ mồm vừa run trong lòng, hoặc là
thứ tự tin lưu manh, cứ kích nhau lên để hòng vụ lợi cho mình. Rõ ràng là tự
phê bình đòi hỏi một lòng tự tin lớn. Tôi cứ nhìn cái cách tự tra vấn mình, tự
hành hạ, tự truy tội, tự xỉ vả mình của một dân tộc như dân tộc Ðức này mà phải
nhận ra rằng: phải là một dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu đến mức nào mới
dám làm cái việc cũng rất ư quí phái là tự phê bình mình như vậy... Vậy dân tộc
Việt trọn gói thì không có lỗi gì đáng kể, nhưng một bộ phận, bộ phận đầu sỏ
của nó thì bao giờ cũng luôn luôn là đầu mối của mọi tai họa. Bộ phận đó, như
chúng ta thường xuyên được nghe nói, bao giờ cũng là chính quyền, là lực lượng
thống trị... Lúc thì chính quyền Bắc thuộc, lúc thì là vua quan nhà Nguyễn chịu
trách nhiệm, lúc thì chính quyền thực dân Pháp chịu trách nhiệm, lúc thì bè lũ
Mỹ-ngụy. Và bây giờ, không có chính quyền nào khác hơn là chính quyền cộng sản,
thì chính quyền cộng sản chịu trách nhiệm. Bảo đúng thì tất nhiên là đúng.
Nhưng như vậy có kỳ cục lắm không? Chẳng lẽ trước năm 1945 nạn đói xảy ra là do
phong kiến thực dân, còn bây giờ nạn đói xẩy ra là do cộng sản hay sao? Chẳng lẽ
cái thói chạy chọt, vây cánh, cửa quan, cửa quyền, bợ đỡ... rất nổi tiếng từ
thời cụ Ngô Tất Tố cũng tại cộng sản hay sao? Chẳng lẽ văn chương Việt Nam cả
một thế kỷ 15 chỉ được một ông Nguyễn Trãi, cả một thế kỷ 16 hầu như cũng toàn
nhạt nhẽo và trung bình cả thì cũng tại cộng sản hay sao? Một trong những nhà
phê bình văn học sắc sảo nhất của Việt Nam ở hải ngoại, anh Nguyễn Hưng Quốc,
hiện là giảng viên của trường Ðại học Victoria tại Úc, cách đây 10 năm có viết
một cuốn sách nhan đề Văn Học Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản. Trong đó anh đi
tìm câu giải thích cho tình trạng kém cỏi tẻ nhạt của văn học miền Bắc trong những
vấn đề của chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ thống lý luận mác-xít. Ðiều đó tất
nhiên có nhiều phần đúng, nhưng chưa đủ. Những năm sau này anh Nguyễn Hưng Quốc
đi đến một nhận xét hết sức khổ tâm là văn học Việt Nam ở hải ngoại tồn tại ở
các chế độ dân chủ, tự do, hoàn toàn không phải dính líu đến hệ lý luận
mác-xít, hệ kiểm duyệt cộng sản, hoàn toàn không liên quan đến bộ máy tuyên
truyền chính trị chính thống, nhưng cái văn học ấy cũng không khá gì hơn, cũng
trì trệ, lạc hậu, bảo thủ và tẻ nhạt. Tất nhiên là tẻ nhạt theo một kiểu khác.
Vậy lời đáp nằm ở đâu?

Việc phê phán cái xã hội nghèo đói, loạn tặc, nhiễu nhương, tạm bợ, không có
phương hướng ở Việt Nam, tất nhiên có thể gắn với việc phê bình chính quyền
lãnh đạo. Thế cái xã hội của người Việt ở ngoài nước, tại cộng đồng hải ngoại,
không có mặt sự lãnh đạo của chính quyền cộng sản mà cũng đủ những phẩm tính
tương tự thì chúng ta biết phê phán trên cơ sở nào? Rõ ràng có những vấn đề
thuộc về văn hoá Việt Nam, những vấn đề nghiêm trọng, không thể qui vào một
chính thể, tập đoàn hay đảng phái thống trị nào, nó là những hằng số xuyên suốt
cả số phận dân tộc Việt Nam, bắt đầu thậm chí từ Lạc Long Quân, nếu như có ông
ấy và bà Ấu Cơ.."...