Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

SAKHAROVA, BÀ Ở ĐÂU?

Từ một hàng chỉ dẫn (vô tình) của bạn Cave Núi, lập tức nảy ý
nghĩ, đi tìm nhà bà vợ ông Sakharov ở Boston.
Bà Yelena Bonner sang Mỹ chữa bệnh và ở lại luôn từ khi ông Sakharov còn sống.
Bà chết tháng 6/2011, tro cốt được mang về Nga. Một người còn gái của ông bà vẫn
ở Boston.


Sợt Gúc cả chục trang không tìm thấy địa chỉ, chỉ để chung
chung là ở Newton.
Thông minh đột xuất, lượm một cuốn danh bạ vàng mà nhà trọ hay kí túc sinh viên
nào cũng thấy vất bạc thếch trước cửa. Tra toét mắt chỉ tìm được một Sakharova,
nhưng tên đầu là I. chứ
không phải Y. và ở Brighton.


Muốn được thời phải đi. Tuyết ngừng rơi lại rả rích mưa.
Dính ướt mưa lạnh hơn tuyết, thấu xương. Trời không phụ người có lòng, Brighton có một khu phố Nga.


Khác hẳn cái nhếch nhác của phố Tàu hay cái tủn mủn của phố
Nhật, phố Nga nằm theo trục chính của  đường
Evans với những biệt thự cực sang trọng. Kiến trúc thoang thoảng đường nét nhà
thờ chính giáo Nga. Lạnh lẽo, vắng ngắt. Quanh quẩn đến nửa giờ đồng hồ vẫn
không một bóng người xe qua lại. Không tìm ra số nhà của I. Sakharova như trên
danh bạ. Đã định quay về, thế nào đụng ngay một siêu thị mini mang tên sặc Nga,
Babushka. 11h mới mở cửa. Lượn vào chợ Mỹ mua mấy ống tăm tẩm bạc hà, chờ. (hình hôm qua quay lại chụp).



Chừng trăm mét vuông. Một bà già và một chú nhóc  thu ngân. Mặt Ivan-Ana điển hình. Mua một ổ
bánh mì đen kiếm cớ bắt chuyện. Nói Sakharov,  Nobel, bom H, nói tất tật những gì
mình biết về Sakharov, chú ấy đều không biết. Tự mình cũng buồn cười về mình,
tìm nhà tìm người ở Mỹ mà làm như về cái làng quan họ Bắc ninh hỏi liền chị
Thúy Cải không bằng.


Ống quần sũng nước mưa bắt đầu thấm lạnh. Quay sang bà già.
Xin nếm thử một miếng thịt muối nhưng nhìn bề ngoài, nửa giống thịt đông nửa giống
giò thủ. Ngon cực kì. Mua nguyên tảng. 8 pound. Bà già  da trắng mịn rất xởi lởi, tự xách thịt
ra  thu ngân và tiễn mình tận cửa. 8
pound thịt muối cho mình biết, có một Yelena, không nhớ số nhưng từng sống trong
ngôi nhà bằng gỗ xám.


Lộn ngược lại. Chuông điện chuông giật đều không tìm thấy.
Có bãi cứt chó ngay lối vào chứng tỏ không phải nhà hoang. Gọi to Có ai trong nhà không. Không gian lặng
im đến mức nghe rõ giọng mình, hơi lạc đi, có lẽ vì lạnh và xách nặng chứ không
hề cảm giác sợ hãi, trước vẻ ma quái hiển hiện ngay trước mắt, của ngôi nhà.



Lí trí biết chẳng có gì bảo đảm bức hình trên là nhà của vợ
con ông Sakharov, nhưng linh tính tin rằng đúng bởi nó khiến mình liên tưởng ngay đến  lâu đài kì dị của bà  Shara Winchester, vợ người phát minh ra súng,
đèn pin và hàng chục thứ  quân dụng khác,
ở Sillicon Valey. Hàng trăm phòng nửa vuông nửa tròn, hàng chục  ngõ ngách lắt léo đến chính chủ nhân cũng thường
xuyên lạc trong nhà mình. Tương truyền, bà xây như vậy để đêm đêm, vợ chồng bà trốn
những oan hồn tìm đòi mạng.


 


 


 

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

NỖI LO TRONG SA LÔNG (tiếp)

Trí thức là tầng lớp luôn đi tiên phong trong xã hội. Anh
ta tiên lượng được những diễn tiến phát triển ở thì tương lai. Và như vậy, anh
ta mới là giới bị phản biện, thậm chí bị ném đá chứ không phải lẽo đẽo chạy
theo sau lưng giới chính trị để “xin”, để “đòi quyền” được phản biện. Tệ hơn nữa
là dùng phản biện để xác định sự tồn tại của mình trong xã hội. ( thế nên một số
bạn trẻ trong nước mới coi cuộc tranh luận dấy lên từ ông Chu Hảo gần đây về đề
tài trí thức-phản biện là quá cũ kĩ, tào lao).


Entry hôm qua Beo viết, những phản biện xã hội (không phải
khoa học) của Sakharov có tiếng vang sâu rộng, cơ bản nó có bệ đỡ bằng… quả bom
H của ông. Bác Tuấn viết, người ta thẩm định
một trí thức qua thái độ của người này
. Chính xác. Vấn đề còn lại chỉ là
cách bày tỏ thái độ thế nào, để số đông nhìn vào không đánh đồng với đám…du thủ
du thực.


Dăm vài ông, tuổi tác trên dưới 80, mà nói thật, là thế hệ
hưởng nhiều bổng lộc của chế độ hơn hẳn thế hệ trí thức bỏ vàng son nhung lụa
theo ông Hồ trước đó, hay thế hệ theo Mỹ theo Pháp sau này. Có những người ăn lộc
chế độ cả tên tuổi chứ công trình ấy, tác phẩm ấy, đã đủ thời gian để kiểm nghiệm,
chỉ ngang ngửa với luận văn tốt nghiệp đại học của Giai xinh Gái đẹp. Các ông
có chung một đặc điểm: vớ gì cũng phản biện bạ đâu cũng phát ngôn.  Trên cái bệ đỡ cà phê quán nhậu như thế-thay vì quả bom H, cộng với một thái độ nghèo
tính xây dựng và giàu tính đập phá thì chuyện xã hội trong nước bỏ qua các ông,
âu cũng là điều hợp lẽ đời, lẽ trời.


Dựa vào mấy ông già ấy để nói bất cứ điều gì về trí thức
trong nước hiện thời, giống hệt hình ảnh vào Goodwill rồi la toáng lên, ôi nước
Mỹ nghèo nhất thế giới.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

NỖI LO TRONG SA LÔNG

*** Người ta thẩm định một khoa học
gia qua thành quả của công trình nghiên cứu nhưng người ta thẩm định một trí thức
qua thái độ của người này.


Trên đây là ý của Trương Nhân Tuấn trong một bài viết, đại
để ông cho rằng xã hội Việt nam hiện nay đã chết lâm sàng do tầng lớp trí thức
không dám dấn thân bày tỏ thái độ trước áp bức bất công, gọn lại là chống chính
quyền. Riêng hai dẫn chứng từ Nga và Pháp để từ đó “làm mẫu” cho trí thức trong
nước Beo hơi lăn tăn.
Theo hiểu biết hạn hẹp của Beo, Sakharov đấu
tranh chống chạy đua vũ trang, chống phổ biến chính các loại vũ khí ông phát
minh ra, để bảo vệ quyền sống của con người, chứ nhà ông này yêu Xô viết gần chết,
sau khi được phục hồi nhảy ra làm ông nghị (phái thân đảng cộng sản) một thời
gian. Trường hợp Emile Zola cũng nhờ bác Tuấn coi lại, vì bênh vực Dreyfus mà phải
tị nạn sang Anh hay trốn án phạt trong vụ này 1 năm rồi quay lại Pháp.


Khi mà « dân oan » đã trở thành một tầng lớp
rộng lớn …Khi mà người yêu nước, bất đồng chính kiến với đảng CSVN, cho dầu chỉ
mới lên tiếng một cách ôn hòa, thì bị trù dập, tù đày... Một nữ nhà báo, thật
can đảm, vạch trần những nhơ nhớp bẩn thỉu của gia đình một đại quan công an
thì bị công an bắt. Một nhà báo khác dùng thủ thuật để vạch trần những nhũng
nhiễu của công an thì cũng bị công an
bắt. Một tờ báo nói thật bị đóng cửa ;
một trang web nói thật cũng bị đóng cửa. Từ đó không ai dám nói thật. Chân lý
không còn thì xã hội đó là xã hội của những tên lưu manh, điểu giả.


Những điều bác nói đều đúng cả. Phi logique nó nằm ở đây:
thế những sự việc viện dẫn ra bác lấy thông tin từ đâu, nếu không phải từ chính
báo chí trong nước - nơi bác cho rằng đang không ai dám nói ra sự thật. Một nhà
báo…một tờ báo…một trang web…bị cư xử bất công, từ đó rút ra kết luận bao trùm xã
hội chỉ còn toàn hạng lưu manh đểu giả, điều này e phải coi lại toàn bộ tư duy của
bác Tuấn trí thức, chứ không chỉ  là chuyện
phi logique.


Thế giới sẽ không biết đến Sakharov mà trao  Nobel hòa bình, cho dù ông có bị chế độc độc
tài quản thúc trăm năm đi nữa, nếu ông không là cha đẻ của bom Hydro. Giá trị của
việc biểu lộ thái độ chính trị của ông lớn chính nhờ xuất phát điểm cao như vậy.


Bác Tuấn nói Việt không thiếu gì Sakharov, nhưng sao
không thấy họ lên tiếng. Và vì không nghe thấy nên bác tiếp tục suy luận thứ
hai, xã hội Việt chết lâm sàng khi trí thức không (dám) bày tỏ chính kiến.


Suy luận sau tệ hơn suy luận trước vì nó bắt đầu từ lối
nghĩ, không thấy có tức là nó không có.


*** Trong y học, chết lâm sàng chỉ tình trạng não bộ
không còn họat động, cơ thể bất động chờ chết.


Lâm sàng Việt, dẫn vài ba ví dụ nhỏ nhặt, nó thế này.


Bác Tuấn chỉ thấy nguyên thủ Việt dẫn bầu đoàn thê tử
sang làm ăn với Myanma, vì đăng đầy các báo. Cái bác không thấy là những chuyến
đi không công bố của họ, làm gạch nối giữa ASEAN, Mỹ với Myanmar, để đạt được
những bước dài trong tiến trình dân chủ hóa như hiện nay.


Bác Tuấn chỉ thấy cảnh công an thu gom mấy người biểu
tình ở Hồ Gươm, vì đăng đầy trên các trang mạng cá nhân. Cái bác không thấy
cảnh hai bác Dũng, Sơn (thứ trưởng ngoại giao) đập bàn đập ghế với đồng cấp
Trung quốc hay hàng loạt các bài binh bố trận khác của chính quyền nhằm bảo vệ
chủ quyền quốc gia. Một cuộc chiến mà cả bác và em đều biết rất rõ rằng, ta còn
lâu mới thắng. (Chưa kể chỉ  bằng cách ra
Bờ Hồ hô đả đảo).


Còn những cái sau đây, chỉ cần bác đáo về nước trong vòng
ba ngày là thấy ngay, thấy hết.


Du học sinh, chí ít là tất cả con cái bạn bè Beo, đều
quay về khi học xong. Hàng ngàn triệu phú từ trẻ tới cực trẻ từ Đông Âu đã và đang
thu dọn tài sản để trở về và không thể nói, họ vinh thân phì gia thì quốc gia thêm
phần yếu kém. Cao ốc vài chục tầng mọc lên gần như hàng ngày. Hàng loạt khu đô
thị mới ở Hà nội, Sài gòn, Đà Nẵng, Cần thơ…bắt buộc cư dân phải tập tành dần dần
văn hóa sống trong đầy đủ sang trọng. Beo rời Việt nam hôm chưa có chợ hoa đường
hoa, nhưng phố xá cũng đã rực rỡ, siêu thị nghẹt người mua sắm. Cuộc sống đang
trôi về phía phồn vinh phú túc.


*** Nhưng, giờ thì Beo đang ngồi đây, một thành phố lạnh
lẽo của nước Mỹ, và lẩn thẩn nghĩ, cứ cả ngày ôm cái computer đọc báo, vài
tháng nữa không khéo cũng lại lo sốt vó, xã hội Việt đã chết thật, chứ không chỉ
lâm sàng.


  Cái này copy bên nhà bạn cave
núi


Viện sĩ Sakharov sau khi được
Gorbachev trả tự do vào 12/1986 đã tận dụng không khí có chút cởi mở ở thời
điểm đó để hoạt động chính trị khá tích cực.  Trong cuộc bầu cử demi-dân
chủ vào Quốc hội Liên Xô 3/1989 ông được bầu vào Quốc hội- tất nhiên để hoạt động
chính trị-nhưng không phải để làm ông nghị phái thân cộng sản như chị viết.


Lúc này Liên Xô chỉ có 1 đảng
là đảng Cộng sản, nhưng viện sĩ Sakharov cùng với Boris Yeltsin-cựu bí thư
thành ủy Moskva đã bị thất sủng (nhưng được 90% dân chúng Mạc tư khoa bầu trong
cuộc đối đầu với 1 nhân vật được Kremli hậu thuẫn), nhà kinh tế Popov, giáo sư
sử học Afanasev và Palm- 1 đại diện đến từ Baltik (phong trào ly khai khỏi Liên
Xô đang dâng lên khá mạnh ở 3 quốc gia Litva, Latvia, Estonia này) đứng đầu
nhóm đại biểu tạm gọi là đối lập dân chủ-nhóm Các đại biểu liên vùng (Межрегиональная депутатская группа -МДГ). Các thành viên nhóm này có
nhiều quan điểm khác nhau, nhưng thống nhất với nhau ở 1 điểm- đòi bỏ điều 6
Hiến pháp Liên Xô về sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bài phát biểu của
viện sĩ Sakharov tại kỳ họp QH bị đa số các đại biểu (thân CS) huýt sáo phản
đối đến nỗi mà tại Moskva người dân xếp hàng dài (hihi, chắc là có tổ
chức) gửi điện phản đối những hành động thô bạo chống Sakharov của đa số
bảo thủ. Đó cũng là đợt Cavenui em chuẩn bị về phép, sau khi mua vé rồi ra bưu
điện gửi điện về VN báo ngày về nước thì đúng là ngày người ta xếp hàng ở bưu
điện gửi điện đến QH đông như vậy. Thấy em đứng vào hàng, nhiều người hỏi em
cũng gửi điện ủng hộ Sakharov à, em bảo không em đánh điện về nhà, thế là người
ta bảo nhau cho em chen ngang gửi điện trước.


Sakharov sớm qua
đời nhưng ông chính là thủ lĩnh tinh thần của phe dân chủ đối lập với đảng
Cộng sản, những người gần gũi với ông về quan điểm tiếp tục sát cánh với
Yeltsin đấu tranh để loại Đảng CS ra khỏi chính quyền. Nhiều người trong số họ
sau này tiếp tục đối lập với Yeltsin nhất là sau khi Yeltsin dùng vũ lực ở
Chechnya.


Bà vợ của Sakharov, bà Yelena
Bonner, người đàn bà có gương mặt lúc nào cũng rầu rĩ và liên tục hút thuốc lá,
cũng tham gia hoạt động chính trị. Đầu năm 1991 khi quân đội Liên Xô nổ súng ở
Vilnius (thủ đô Litva), bà đề nghị rút tên chồng bà ra khỏi danh sách những
người đoạt giải Nobel hòa bình vì không muốn tên chồng bà đặt cạnh tên
Gorbachev, người bị coi là có trách nhiệm liên đới trong vụ nổ súng này.


Bà Bonner mới qua đời năm
ngoái, 6/2011 tại Boston (Mỹ).


Đính chính với chị Beo mấy
thông tin về ông Sakharov như vậy thôi, chứ Cavenui không tham gia thảo luận về
vai trò của trí thức với cả phản biện, những đề tài mà Cavenui thấy cũng tào
lao.


 


 


 

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

NGHIỆP LÀNH

(Thông điệp năm 2009 của Đức Đạt Lai Lạt Ma)

 - Hãy nhớ rằng tình yêu lớn và thành tựu lớn đòi hỏi một giá phải trả khá cao.

- Khi bạn thua, đừng để mất đi bài học. . .

- … bắt đầu bằng ba chữ R:

+ Respect for Self : hãy tự trọng,

+ Respect for Others and : hãy tôn trọng tha nhân và

+ Responsibility for all your Actions : nhận trách nhiệm cho mọi hành động của mình.

- Hãy nhớ rằng không đạt được điều mình muốn đôi khi là một điều may mắn không  ngờ.

- Hãy học lấy qui luật để biết cách bất tuân chúng một cách thích đáng.

- Đừng để một tranh chấp  nhỏ làm hại một quan hệ lớn.

- Ngay khi nhận ra lỗi lầm của mình, bạn hãy lập tức khắc phục.

- Mỗi ngày bỏ ra một ít thời gian trong cô độc.

- Mở rộng vòng tay chấp nhận thay đổi, nhưng không buông bỏ những giá trị đã theo đuổi.

- Nhớ rằng đôi khi im lặng là cách trả lời tốt nhất.

- Sống một đời thiện lành và cao quý. Rồi khi bạn lớn hơn, bạn sẽ nhìn lại và có thể tận hưởng nó lần nữa.

- Không khí đầy  tình yêu thương trong ngôi nhà bạn là nền tảng cho cuộc đời bạn.

- Khi có bất hòa với người thân, hãy giải quyết mâu thuẫn hiện tại, đừng lôi ra quá khứ.

- Hãy chia sẻ kiến thức. Đó là một cách để bạn bất tử.

- Hãy tử tế với trái đất của chúng ta.

- Mỗi năm một lần, hãy đi đến những nơi bạn chưa từng đến.

- Nhớ rằng mối quan hệ tốt nhất là mối quan hệ trong đó tình thương dành cho nhau nhiều hơn là nhu cầu cần có nhau.

- Đánh giá thành công của bạn bằng những gì bạn đã đánh mất để được nó.

- Tiếp cận tình yêu và bếp núc với sự buông xả hồn nhiên.

copy bên nhà Củ Chuối

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

NHẠC GIAO HƯỞNG VÀ TỔ SƯ CÁI LÔNG CHIM

Đi nghe The four seasons ở Symphony Hall. Mình chưa bao
giờ là fan của Vivaldi. Gu của mình phải hào sảng, phải bùm bùm chát chát như Bethoven
hay Shostakovich chứ nỉ non hoa nở chim hót thậm chí tung tăng trên đường quê
lúa chín như Mozart, buồn ngủ muốn chết.


Nhưng không có quyền lựa chọn, bởi muốn nghe nhạc giao hưởng
ở Mỹ, khó gấp đôi bên nhà. Lí do, cả năm số buổi diễn đếm trên đầu ngón tay, chứ
vé tương đối dễ mua. Nhà hát đẹp như mơ, đến cái thảm chùi chân cũng khiến mình
ngất ngây. Tranh thủ những quãng nghỉ, khán phòng rộn ràng sù sụ ho, xì mũi. Toàn
người già. Đàn ông cà vạt chỉnh tề, đàn bà có người chơi nguyên cái mũ thế kỉ
15 với một búi lông chim nghễu nghện.


Khi chịu khó nghe nhiều, bạn sẽ phân biệt được rất rõ đâu
là sự khổ luyện đâu là sáng tạo xuất thần của nghệ sĩ. Với những gì diễn ra
trên sân khấu, mình tin rằng họ ôm nhạc cụ không dưới 10 tiếng một ngày để đạt độ
tinh tế tuyệt đối đến vậy. Họ khiến mình, lần đầu tiên thấy bài thơ Bốn mùa, hay
đến vậy.


Dĩ nhiên, mình không hề có ý định viết về âm nhạc, nhất lại
trên blog. Mình viết về những cái lông chim.


Hình dung, một bà, đội cái mũ ấy, đi vào nhà hát lớn Hà Nội.


Cười ré lên sau lưng từng chặp. Chửi chõ vào mặt, nhẹ mụ
rồ à, nặng tổ sư con điên. Bảo vệ sẽ không cho vào. Sau rốt, vài tiếng sau tràn
ngập báo mạng hình ảnh cái mũ lông với các hàng tít đại loại Khi người điên biết…
nghe (nhạc), Mốt lạ, Hoài cổ hay lố bịch, Thú chơi nổi của quan tham, Những
loài chim quý bị tận diệt vì mốt… Tóm lại, dân tình già trẻ lớn bé sẽ tổng xỉ vả
cái mũ ấy và chủ nhân của nó cho dù, mũ 
lẫn người, không làm phiền không động chạm đến bất cứ ai.


Có sang đến Tây sống bao năm -nơi lấy sự tôn trọng tính cá nhân làm thước đo sự văn minh- thì tâm lí tổ sư cái lông chim kia cũng không cách gì gột rửa được. Tầm này
năm ngoái, Dương Thu Hương viết hàng chục ngàn chữ (kinh thật), hằn học với cái
Bướm của Beo, theo sau là các chí thức
Huệ Chi, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Công Huân châu đầu hít hà mãn nguyện. Không
khó khăn gì, chỉ cần 1 tấm hình, mình sẽ khiến tất cả tắt đài nhưng mình đã
không làm thế. Mình khoanh tay ngắm nhìn để thấy, y thị cùng các đấng liền ông ấy,
thật khốn khổ.


P/s: Cũng có thể, bởi những gì mình chửi cho cóc đập lại được
nên phải tổ sư cái lông trym.


 


 


 


 

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

PHAO THỦNG

*** Đã qua lâu lắm rồi, thời mà lời bất kì một ông Mẽo
nào cũng là sấm truyền-niềm-hi-vọng cho mấy chú chống cộng sản. Giờ, ngay đến
anh Ô hay em Lìn phát loa khắp thế giới cũng là cái đinh, ba chứ chưa được năm
phân.


Đọc VOA, thấy mấy anh nghị vừa làm chuyến city tour
Việt về, bẩu, muốn mua vũ khí phải cải thiện nhân quyền, xém phọt thực phẩm ra
phím.


Cả thế giới này, không thằng nào đi mua vũ khí của
thằng bắt buộc,  bắn vào chân mày trước đi thì tao mới bán. Cũng không thằng
đi mua vũ khí nào, đang yên đang lành, vác súng ống về để giải quyết chuyện quốc
nội.


Vũ khí, nếu có mua, trước tiên để bảo vệ quốc nội
trước sự đe dọa tấn công của những thằng hàng xóm xa gần. Buôn có bạn bán có
phường oánh nhau có bè có cánh. Việc mua hay bán vũ khí nó nằm trong tính chất
bè cánh ấy và thường xuyên diễn ra việc, mua cái gì mua ở đâu không chỉ do một
mình thằng đi mua định đoạt. Ngay cả khi thằng
đi mua
là một quốc gia to khỏe vật vã, như Hàn cuốc chẳng hạn.


Hy vọng trông chờ ở cái phát ngôn bố tướng của mấy
anh nghị Mẽo, thì nên đi mua súng hoa cải mà chống cộng, tự do dân chủ đến còn
nhanh hơn.


*** Mình mà là ông Quốc Quân, mình từ chối tắp lự cuộc
gặp với mấy nghị Mẽo. Riêng việc chính quyền cho phép tiếp xúc thoải mái, đã thấy
chính quyền đang nắm đằng chuôi, lường định hết những khả năng có thể xảy ra sau đó. Ủng hộ mấy chú chống
cộng ít tiền tiêu vặt, lên án cộng bóp nghẹt nhân quyền, rồi gì nữa, hết. Trong khi đó, giao
thương Việt- Mỹ vẫn mỗi ngày mỗi tăng tiền tỉ. Thế giới từ cổ chí kim toàn mạnh vì gạo
bạo vì tiền, cấm ai bảo, mạnh vì đói bạo vì nói.


Mang sự an vui mấy ngày Tết của vợ con gia đình đổi
lấy dăm ba câu chót lưỡi đầu môi vô thưởng vô phạt- chưa trường hợp nào đúng
nghĩa đen bằng- mình là ông Quốc quân, mình không bám vào cái phao, thủng bẩm sinh, ấy. Có đơn độc cũng đi bằng chính chân mình, trên đất nước mình-xứ sở từ sâu thẳm, vốn không bao giờ thượng tôn ai bám vào ngoại bang.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

NGÀY HẾT NĂM

Cảm ơn bác Thiềm Thủy đã tặng cho món quà quý năm mớiBên nhà sắp giao thừa, tin nhắn mừng năm mới nhiều quá reply mãi chưa được.


Ngày bắt đầu bằng việc vô bếp. Cũng măng miến cúng kiếng như ai. Có điều không tìm đâu ra rau
thơm, thành thử chả giống cái vị gì. Gà còn bị lột sạch cả da lẫn đầu chân cổ. Nấu xong đút vô tủ lạnh vì người thưởng thức tối mịt mới về.

 


Trước cửa nhà nó lãng
mạn
thế này đây.


Đây là nơi thiên hạ bỏ đồ cũ vào cho từ thiện. Tổ chức
từ thiện lớp phân ra cứu trợ khẩn khi có nhu cầu lớp bán lấy tiền. Tất cả người
làm ở đây đều là thiện nguyện viên. Ôm được một cơ số đĩa than, sách  kha khá và một bức tranh, với giá không thể bèo hơn.


Ngay cạnh Goodwill là nhà bảo sanh. Lạnh cách mấy,
lúc nào cũng thấy cảnh này trước cửa. Bác gái không chỉ tươi cười cho chụp hình
mà còn phát cho mình miếng giấy bằng bàn tay, mô tả tỉ mỉ rùng rợn cảnh bác sĩ
sẽ giết em bé trong bụng mẹ như thế nào. Hình như chỉ người già mới thấy, tiếc cuộc
sống. 


Đi tàu chợ sang Rhode Island-bang nhỏ nhất nước Mỹ-với
hi vọng tìm mua được váy áo khả dĩ mặc được ở Saigon cho hai công chúa của
mình và âm mưu mua gà, chim cút, thỏ làm thịt tại chỗ, đặc sản trong khu phố Ý. Hỡi ôi, bên ấy tuyết ngập đến nửa ống chân, lác đác mấy nhóm bị phạt lao động công ích bận đồng phục vàng, cào cào gẩy gẩy tuyết trước mấy ngã tư, công sở,  nhìn phát sốt ruột.
Tòa thị chính, lãng mạn dễ sợ chưa.  Mù tuyết, chứ mới đầu giờ chiều, không phải trời tối. 

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

TỰ ĂN THỊT MÌNH

 *** Bạn tổng tt 24h  là
một trong hai người làm thể thao quốc tế giỏi nhất cơ quan cũ của mình. Người kia là
Hồng Ngọc làm trong nước. Sáng suốt hơn hẳn mình khi bỏ thông tấn xã
  đi rất sớm, bạn ấy viết cho mình
một cái thư hai trang kín giãi bày, rất tình cảm, mình giữ tới giờ.


Năm hết tết đến, báo bạn ấy
dính một lỗi liều mạng nhất ấu trĩ nhất dở hơi biết bơi nhất trong làng báo
Việt, quãng 30 năm trở lại đây.


AVG kí với VFF một hợp đồng
độc quyền truyền hình trực tiếp các giải đấu của VFF trong 20 năm. VFF chuyển
giao một số giải sang cho VPF. VPF cho rằng không cần tôn trọng bản hợp đồng
kia và cho luôn VTC, cơ quan chủ quản của tt 24h, được vào sân làm thay việc của AVG. Đương nhiên,
trong tình thế không thể trung dung hay chờ đợi kết luận của luật pháp, tt 24h  phải đứng về phía VPF.


Nhằm minh họa cho sức mạnh
của các ông bầu, tt 24h đã
bịa ra một bài, sau 3 tiếng ăn cơm với thủ tướng tại một khách sạn, các ông bầu
đã có được công văn hỏa tốc từ văn phòng chính phủ, phải mở cửa cho tất cả các
đài vào quay, phục vụ nhân dân tối thượng.


Chưa bàn đến chuyện đúng sai
khi hiểu tinh thần của công văn trên, riêng việc trong khi cuộc tranh chấp chưa
ngã ngũ, các ông bầu –toàn dân làm ăn có sỏi trong đầu- đi ăn riêng với thủ
tướng mà lại thông báo cho phóng viên, là chuyện tuyết rơi giữa mùa hè. Mình
đoan chắc rằng phóng viên bịa ra chuyện này hẳn chưa một lần được tiếp xúc
riêng với bất cứ ai trong 4 ông bầu kể trong bài, đặc biệt là bầu Thắng, ông
chủ của Đồng Tâm Long An - dân “con nhà”, rất kín kẽ và cẩn trọng. Chưa kể theo
chỗ mình biết, một trong bốn ông ấy không  thể ngồi với cụ Thủ. Chưa kể,
tình huống đi ăn tối với thủ tướng có thể diễn ra đi chăng nữa thì chi tiết,
một ông bầu rủ các phóng viên đi ăn cùng “cho vui” quả vô tiền khoáng hậu, ngay
cả nói đùa.


*** Tổng thư kí tòa soạn hay
Tổng biên tập  không có ba đầu sáu tay để nắm hết mọi ngóc ngách, phải tin
vào phóng viên. Lòng tin ấy  có khi trả giá cực đắt. Ví như mình từng phải
đuổi việc một ku khi nó bịa ra nguyên bài phỏng vấn mà không hề gặp nhân vật.
Sự việc bị phát giác, nó xin lỗi nhân vật bằng lần nói dối thứ hai… chẳng qua
thực hiện theo ý của mình. Trớ trêu đúng thời điểm ấy, gia đình nó đang rất khó
khăn. Cho đến giờ mình vẫn tin rằng đã xử lí đúng dù mang tiếng ác rất nặng nề.
Ngừơi không trung thực dứt khoát cần tránh xa nghề báo.


Dốt có thể dạy được thành
giỏi chứ dối trá bịa tạc trong nghề này, là đại họa cho đồng nghiệp, khốn khổ
cho  bao người liên quan.


*** Đôi khi mình tự hỏi,
không biết những người làm ra những tờ như Bóng đá và cuộc sống, Cảnh sát toàn
cầu…có dám mang sản phẩm của mình về cho con cái ở nhà đọc hay không khi mô tả
(một cách hào hứng) đến tận cùng của sự bẩn thỉu. Nay, viện cả thủ tướng ra để
câu khách trong lĩnh vực thể thao thì, đúng là làng báo theo xu hướng giật gân
đang vào hồi cùng quẫn thật sự. 

LOA LOA LOAAA! CHÍ THỨC ĐAAAÂY! BỚ NGƯỜI TAAAA

Mình gặp ngoài đời thật, hàng trăm người, tầm trên
dưới 40, học cao hiểu rộng, rất nhiều tấm thảm đỏ trải dưới chân mời chào,
trong đó nhập vào hàng ngũ của Đảng cộng sản chỉ là một trong các chọn lựa.


Một dúm- bởi luẩn quẩn vẫn mấy cái tên ấy- các anh
già, gần đây thùm thụp đấm ngực bèm bẹp vỗ háng ối Đảng ôi sao Đảng ngu thế Đảng
không coi trọng không dung chứa chúng ông, chúng ông bỏ đi với bọn tư bản là Đảng
chết đấy. Một ông cựu nghị, vỗ tay đồm độp hùa theo, hay, phản tỉnh, hay.


Thế kỉ 21 được chục năm rồi, trời cao thế đất rộng
thế, nằng nặc rúc vào chỗ đất chật người đông mật ít ruồi nhiều để rồi chỉ
trích sao nó không dung nạp mình. Rồi còn phải gào lên chứng minh ta đây là trí
thức?  Cứ thử giải được cái bổ đề như ông
Ngô Bảo Châu xem, có xưng là lưu manh thì cũng cửa nào dám đóng.


Lạnh thấu xương, ngày bó gối ngắm qua cửa sổ tuyết
bay lấp lánh trong nắng. Đêm lại trái múi giờ không ngủ được. Nhàn cư vi mới
sính viết chuyện cổ lỗ sĩ trên chứ nếu ở nhà, đời sống ngồn ngộn tươi rói thế
mà  biên thế này, thể nào cũng có đứa
réo, cỗi quá rồi, mụ ơi.


 

HAIKU

past the window pane
a solitary snowflake
spins furiously

I am nobody
a red sinking autumn sun
took my name away

the last poems of an american icon Richard Wright

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

2012 ĐEN TỐI

Năm
ngoái,  bà thầy bói Nikki dự đoán đúng động đất và
sóng thần ở Nhật, cuộc nổi dậy ở phố Wall- New York, lốc xoáy phá hủy  Joplin, Missouri. Bà cũng nói đúng về cái chết
của Elizabeth Taylor và Amy Winehouse, Hai đám cưới Hoàng gia Monaco và Anh, cùng
với sự sụp đổ của Syria.

Đây là
vài dự đoán của Nikki năm 2012.


1.   
Động
đất cực lớn ở : Mexico City,  California,
Cardiff xứ Wales, Ontario, Quebec,  Washington,
Oregon, British Columbia,  Alaska… đặc
biệt, một phần đất Nhật sẽ bị chìm xuống biển cũng bởi một trận động đất.


2.   
Sẽ có
đánh nhau giữa: Iran và Israel, India và Pakistan,  Bắc Hàn  tấn công Nam hàn và Nhật , Mỹ tấn công Serya.


3.   
Những
cái chết: 1 cựu tổng thống Mỹ,  Mubarak-Ai
cập,  ngôi sao F1, ngôi sao điện ảnh - chết
bởi hổ vồ.


4.   
Tai nạn:
Madonna  gãy chân,  Gia đình Jackson bị bắt cóc, Nữ hoàng Anh bị
cướp, Obama cùng Clinton có vấn đề về  sức khỏe


5.   
Lâu
đài Hearst  ở California, nơi đang lưu
giữ hàng chục ngàn tuyệt tác nghệ thuật, sẽ bị cháy tầng trệt.


6.   
Một
ít tin vui cho năm 2012, nhà Pitt sẽ cưới nhau và có thêm con.

SAY RỒI

Bài thơ chếnh choáng, copy từ blog Bình Địa Mộc. Con
người có thể buồn và cô độc đến vậy sao?


 


SAY RỒI

say rồi lững
thững đi tìm

tay cầm sợi
chỉ hỏi kim đâu kìa


say rồi bụng
đói giấc khuya

nghe đôi đũa
gõ ai vừa gọi tên


say rồi mặt
úp bờ phênh

thấy con mọt
gặm nỗi đêm rò rè


say rồi môi
buốt lưỡi tê

cắn tưa nỗi
nhớ thao thê thu buồn


say rồi lại
nghĩ mông lung

chết rồi em
có ... huyệt cùng ta chăng!

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

GIÀU-NGHÈO LÊN BÁO

Giàu


Mới kịp đọc lướt qua 3 tờ báo
Xuân. Sàigòn tiếp thị dở nhất. Bài vở
giáo điều cứng quèo trình bày rất khó chịu, chữ quá nhỏ, thi thoảng chêm vào
những họa tiết như báo trẻ con. Tuổi trẻ
có truyền thống làm bìa đẹp, nội dung nhiều cái để đọc. Nhẹ nhõm, thú vị và có
lẽ do toàn những cây bút hàng hiệu thực hiện nên viết có văn.


Mình rất thích bài trả lời
phỏng vấn của cô hoa hậu Hương Giang,  cô ấy bảo  mặc toàn hàng Việt. Dù
chỉ là bài làm tuyên truyền nhưng viết rất khéo. Dĩ nhiên, thích ở góc độ không
phải nghề báo mà là nhãn quan của phóng viên.


Không ít lời ta thán chuyện
phóng viên ảnh, chĩa ngược ống kính từ dưới lên hay lộn trái cả áo con người ta
ra để chụp cái nhãn hiệu. Mình bảo, không chỉ ống kính, mà cả cái đầu phóng
viên, cũng chỉ ở dưới háng đám Sbiz thôi. Một đứa ví như Lý Nhã Kì, dù muốn dù
không cũng hàng ngày giao tiếp với các đại gia thực thụ, làm sao không biết
việc khoe  mặc cái áo bao tiền là điều cực
kệch cỡm. Vấn đề, đứa moi chuyện ấy ra và đứa cho đăng lên báo, nó không biết không
nghĩ thế. Người của công chúng, thành thử đám sbiz phải lao theo giải thích
chứng minh (hoặc cũng có thể tận dụng cơ hội xuất hiện) chứ trong bụng, mình
tin rằng chúng nó khinh cho như rác.


Người giỏi chưa chắc đã giàu,
nhưng người (tự làm) giàu chắc chắn giỏi. Báo chí, rất hiếm khi chạm vào được
hạt nhân của vấn đề là họ giỏi thế nào, nên 
chỉ mô tả cái sự giàu. Mà nào có mô tả trung thực, lòng đố kị khôn nguôi
hiển hiện qua từng con chữ, thảm hại gì đâu.


Nghèo


Đói đầu gối phải bò…Trong
những tình cảnh cùng quẫn, vạn bất đắc dĩ người ta mới phải tìm đến sự cứu giúp
của cộng đồng.


Đang viết

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

MỤ NẬU BAY

VOA viết thế này


Hôm thứ Năm, nhóm dân biểu Mỹ quan tâm đến Việt Nam đã
gửi thư cho ông David Shear, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam
để trình bày quan tâm của họ về các trại cai nghiện ở Việt Nam .
Lá thư mang chữ ký của hai dân biểu của tiểu bang California- Zoe Lofgren và
Loretta Sanchez - cùng với hai Dân biểu của tiểu bang Virginia-Frank Wolf và
Gerry Connolly - nói rằng họ quan tâm đến báo cáo mới đây của Human Rights
Watch HRW mang tên “Quần đảo Phục hồi,” trong đó cho rằng đã xảy ra tình trạng lao
động cưỡng bức tại các trại cai nghiện.
Tại Washington, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
“Việt Nam
đi ngược lại tất cả những cam kết đối với Liên Hiệp Quốc, đối với những quyền
Liên Hiệp Quốc công nhận.”
Cũng tại Washington, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói rằng Việt Nam đã sử dụng sai
trái tiền viện trợ của Mỹ:
“Các trung tâm cai nghiện đó một phần được tài trợ bởi các trợ giúp phát triển
của Hoa Kỳ và quốc tế, kể cả ngân khoản rất lớn được đưa ra dưới thời Tổng
thống Bush, gọi là tiền giúp ngăn ngừa và điều trị những người bị HIV. Thành ra
tất cả những tài trợ của Hoa Kỳ và quốc tế một phần không nhỏ đã bị sử dụng để
rồi chính phủ Việt Nam áp dụng biện pháp bóc lột sức lao động cưỡng bức của
những người đáng lẽ phải được phục vụ.”
Beo xác quyết rằng, 100% gia đình
đang gửi người  thân trong các trại cai nghiện không réo chửi cả họ  cả làng các vị phát ngôn
trong  cái tin trên, Beo khỏi làm người.
MỤ
NẬU BAY

là chữ bạn Luu Van Phu Yen chửi về đề tài này trên blog bạn ấy. Nó có
nghĩa bà nội mày, một lũ chống cộng ngu.


Bởi vì, các trại cái nghiện
ấy là niềm hi vọng mong manh cuối cùng, cứu 
vớt người thân của họ. Bởi vì, họ biết rất rõ rằng, đang đổ cái gánh
nặng quá sức của gia đình họ sang cho nhà nước lo liệu.


Thằng ngu tiến sĩ ( gọi thế cho xả
cáu sườn) kia sao không  dám nói ra cái ngân khoản rất lớn là bao nhiêu? Suốt
thời Bush, tổng số tiền tài trợ  là  280 ngàn USD. Quy đổi ra đồng vào thời điểm
thứ Sáu ngày 13 này, liệu có đủ để mua giấy toilet cho các trại cai nghiện trên
toàn quốc?


Bước chân vào bất cứ trại cai
nghiện nào cũng đều biết quá trình điều trị cai nghiện diễn ra tuần tự các
bước: điều trị tấn công lúc vừa nhập trại bằng các biện pháp truyền nước biển liên
tục để làm loãng nồng độ cocain trong máu, các loại thuốc men thực phẩm bồi bổ  thể lực. Nếu muốn biết, con người gần với con
vật nhất lúc nào, thì hãy đến chiêm
ngưỡng
đúng vào thời điểm này.


Sau đó, dăm vài ngày hay vài
tuần tùy từng người, chuyển qua giai đoạn điều trị tâm lí (là chủ yếu). Đơn
giản, làm cho con nghiện quên thuốc bằng cách cách li khỏi những người nghiện
và lao động, thứ lao động nào ra càng nhiều mồ hôi và chiếm càng nhiều thời
gian rảnh rỗi, càng tốt.


Thế nên, 1 trong 4 trại cai
nghiện khó xin vào nhất (vì hiệu quả cai nghiện tốt nhất), con nghiện phải đi đập đá. Người sức yếu thì  làm đủ việc
linh tinh. Đương nhiên, tiền công được nhận đầy đủ.
Trại không thu giữ các khoản tiền này của họ.


Bài này, Beo viết cho cái đầu
gối mình.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Khi nông dân bị tước đoạt TLSX

Copy của Tuanddk


Có lẽ, khi đặt mìn, cài bình gas, và xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5-1,
anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi của mình mang lại.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất TLSX, đối với nông dân, là mất tất
cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống.
Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng
trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.
"Năm 1980, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những
gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con
vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách
thức thần biển. Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự
tin:
"Người thách đấu tôi không sợ. Chỉ sợ Trời thách đố tôi
thôi
". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20 năm qua, 20.000
m3 đất đá,  đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con
cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng. Và, với
không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng
chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ
ngơi 40ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ Trời. Nhưng xưa nay nhân
định thắng thiên cũng nhiều"
. Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn
và công cuộc trường trinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên
Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên Đời sống
và Pháp luật 14 tháng trước khi Vươn và những người anh em của mình đặt mìn, nổ
súng vào nhà chức trách để giữ đất.
Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư  liệu
sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di
truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư
liệu sản xuất.
Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất
"bước đường cùng" trong thân phận của anh. Sự cùng quẫn cũng là câu trả
lời việc một một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân
cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại quyết liệt và bạo lực đến như
vậy.
Tất cả mồ hôi công sức của Đoàn Văn Vươn và gia đình bị thu hồi khi thời hạn cho
thuê 20 năm đã hết. 20 năm để có một sinh kế. Và 20 năm cũng là thời hạn tối đa
mà Nhà nước cho thuê đất. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần
đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân
từ 20 năm lên 50-70 năm. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng
đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà
cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy họ đến cái thế
"phải quằn".


Thông tin thêm


Sau khi hết thời hiệu hợp
đồng thuê đất, chính quyền đã 8 (tám) lần mời anh Vươn lên kí hợp đồng mới tiếp tục thuê đất.
Các bạn nhà báo thử phân tích  hay phỏng
vấn xem, vì sao anh Vươn không kí.



Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

ĐÀN BÀ


*** Nó tên Châu, chị nó là
Lan.


Nó đến nhà mình, đen đủi gầy
giơ xương, hai con mắt thố lố những là lòng trắng. Nó nói, cả nhà phải nhìn lom
lom vào miệng mới hiểu. Mình bảo, đưa chứng minh cô đi đăng kí tạm trú nó
bảo, iem chửa lồm chị Hưa nờ. Lần lữa đến hai năm sau, nó vẫn chưa có. Công an khu vực nể nhà
mình chẳng hỏi nhưng tổ trưởng dân phố, đóng góp tiền kém tí lại hạch.


Cả nhà đi Đà lạt, bắt buộc
chị chàng phải xùy chứng minh ra để đi máy bay. Khổ thân, hóa ra tên khai sinh
nó là Chó. Con chị, phải bỏ học từ năm lớp 4, vì xấu hổ cũng với cái tên. Bố mẹ
nó, người cụt tay, người cụt chân, không biết chữ, gá nhau năm đã ngót 50. Lẽ
thế, sợ con khó nuôi nên đặt tên chị nó là Lồn.


Nhà nó ở Duy Xuyên Quảng Nam , nghèo đến
độ không có cửa. Đêm đám thanh niên say xỉn xông vào chọc ghẹo, chị em dắt nhau
chạy ra đồng trốn. Tháng phải dăm bảy bận trốn như thế.


Không thể gọi nó là giúp
việc. Bách nam chi nô trong nhà từ A tới Z giao phó nó hết. Cơm nước chợ búa
tinh tươm. Lúc thân thiết lúc giận dỗi nhau với Giai xinh Gái đẹp, như ruột dà.
Ở nhà mình chục năm, tom góp xây được nhà cho mẹ cho chị. Đĩa mẻ chén sứt mình
đem vất, nó dấu dấu thu thu mang về quê. Mình thương, mua  cho một lô đồ mới những tưởng nó  bỏ lại, ai ngờ  cũ mới vẫn cố tha lôi bằng hết.


Con chị dở người. Ôm cái bụng
bầu cũng phải đợi đẻ ra mới dò đoán xem phải con thằng nào trong làng. Biết là
biết vậy thôi chứ  sữa cháo gì cũng trông
cậy vào tiền nó đi làm gửi về nuôi. Thằng bé chắc khỏe đẹp như con thành phố. 4
tuổi tự dắt cái xe đạp người lớn đi cả cây số ngon ơ.


Thằng bé rớt xuống cái ao sau
nhà. Nguyên là hố bom làm cụt chân bố nó ngày chiến tranh. Nó khóc sưng húp
mắt. Đưa con ra đồng hôm trước hôm sau con mẹ xệp xuống ăn quà vặt ngoài chợ.
Cả làng không nỡ chửi.


Giai xinh gái đẹp đi học xa.
Nó về quê lấy chồng. Thằng chồng làm thợ hồ xấu xí nhưng ơn trời, không nhậu
nhẹt. Hồi đứa đầu lên hai nó bồng vào Sàigòn, con bé xinh xẻo tanh rình ai bồng
cũng theo trừ mình. Hễ đụng đến là nó ré lên nịnh kiểu gì cũng không ăn thua.


Giờ, nó đã 3 đứa. Lâu lâu quê
có ai vào lại gửi cho mình khi lít nước mắm khi chục bánh tráng mè.


*** Nó đi với mình từ thời cơ
quan cũ. Đẹp, nhất nhì cơ quan chứ không riêng gì tòa soạn. Chân dài thẳng tắp,
long nhong từ ngoài cổng đi vào, các anh ngoái vẹo cổ nhìn.


Ngữ ấy, không thể một đời
chồng.


Mình bỏ nghề, nó bỏ theo, làm
trưởng phòng marketing cho một ngân hàng lớn. Lương cao chót vót. Nhớ nghề, một
thời gian lại theo mình quay về làm báo.


Thằng chồng thứ hai Việt kiều
Úc, hôn thú cưới xin đàng hoàng. Đẹp như tài tử điện ảnh, lương trên chục ngàn
tháng nhưng him phải xẻ nuôi con lẫn  vợ
đã li dị bên Úc. So  xứ người ta mà tủi phận làm đàn bà Việt.


Nó cũng chẳng quan tâm gì mấy
đến tiền. Sang Úc sống nửa năm, dẫn nhau về Việt vì chán và buồn. Thêm một đứa
con gái nữa, đẹp như thiên thần trong những bức tranh phục hưng.


Thằng chồng bị điều ra Hà nội
làm việc đã 7 tháng. Qua nay, té bật ngửa, nó có bồ ngoài đó. Phi ra, tệ hơn
thế, con kia có bầu, 6 tháng. Ăn ở như vợ chồng.


Cật vấn, tối nào chị cũng nói
chuyện điện thoại ít nhất  nửa tiếng đồng hồ, sao em không biết anh ấy đã
có vợ. Con Hà nội ngớ ra, cũng không biết thằng này nó lén mình tỉ tê với vợ vào
lúc nào khi suốt tối ở cạnh nhau.


Nó nhắn tin, giờ em phải  làm sao. Mình, trả lời bằng câu trớt quớt, lúc
nào chị cũng bên em.


 


Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

BIẾT THÌ HÃY THƯA THỐT

*** Blogger Trương Duy Nhất
viết
thế này. (trích)


Các nhà báo đang say sưa bàn
về số phận Hoàng Khương, ít ai thấy được “số phận” nghiệp báo của chính họ đang
tuột dốc.


Phạm Đức Hải không thể dõng
dạc như Lê Hoàng khi xảy ra vụ PMU 18: “Nguyễn Văn Hải sẽ mãi là người của
Tuổi Trẻ, dù có bị giam cầm và lãnh án!
”. Cũng như khó thấy lại hình ảnh
trang blog của các nhà báo ở tòa soạn Tuổi Trẻ khi đó đồng loạt treo ảnh đồng
nghiệp cùng dòng slogan “Nguyễn Văn Hải, chúng tôi luôn ở bên bạn”.


Sự kiện Nguyễn Văn Hải đã
không lặp lại với Hoàng Khương, bởi Phạm Đức Hải không phải là Lê Hoàng, bởi
Tuổi Trẻ và cả nền báo chí đã tuột phanh trôi quá xa so với thời PMU 18.


Không riêng Tuổi Trẻ, hàng loạt cán bộ tuyên giáo bỗng dưng thành Tổng Biên tập (1).
Điều đáng nói là chiến dịch đổi mới hàng Tổng này đã vi phạm chính luật
báo chí, ngang nhiên đưa hàng loạt những người chưa từng làm báo, chưa có thẻ
nhà báo về cầm trịch các tờ báo lớn.


Lịch sử báo chí Việt, chưa
thời nào dân ngoại đạo” chen vào ngồi ghế
Tổng biên tập đông như giai đoạn này (2)
. Chính những “nhà báo
bất đắc dĩ, những ông Tổng được bổ nhiệm sai luật báo chí như thế ngay tức khắc
bẻ hướng các tòa báo… lao dốc!


Chiến dịch “tuyên giáo
hàng Tổng của ông Hợp chỉ qua một nhiệm kỳ đã hoàn thành mục tiêu phá hỏng hàng
loạt tờ báo tên tuổi, thương hiệu. Ông Hợp hưu rồi, nhưng chiến dịch “tuyên
giáo hóa” hàng Tổng vẫn chưa dừng. Nhiều tòa báo vẫn đang nằm trong tầm ngắm. Nhiều cán bộ tuyên giáo đang ngồi chơi xơi nước đã được vào
danh sách nguồn (3)
để sẵn sàng một hôm đẹp trời nào đó bỗng dưng nhảy
vào làng báo thành… Tổng biên tập!


Sáng nào cũng vói tay lấy hai
tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Lấy theo thói quen, chứ nhiều hôm lướt ngang liếc dọc
vài phút rồi… vứt!


*** (1)
Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động, Tiền Phong, Lao động, Sàigòn tiếp
thị, Saigon times, Việtnamnet, Vnexpress, Dân trí, Đại đoàn kết, Tuổi trẻ Thủ
đô, Phụ nữ TP HCM, Pháp luật TP HCM.


VTV, HTV, VOV, Nhân dân, Thông tấn
xã, Công an nhân dân, Sàigòn giải phóng, Hà nội mới.


Bóng đá, Mốt và cuộc sống,
Tiếp thị gia đình, Thế giới văn hóa, Thuốc và sức khỏe, Khoa học phổ thông.


Trong các đơn vị báo chí  kể trên,
các bạn thử thống kê xem có bao nhiêu phần trăm Tổng biên tập xuất thân là dân
tuyên giáo để dẫn tới kết luận là hàng loạt.


Có 2 điều cần nói thêm: Các
đơn vị báo chí kể trên chiếm thị phần 99% làng báo SG, theo con số của 2 công
ty phát hành lớn nhất TP HCM là Cty phát hành báo chí TW 2 và công ty Trường
phát; Ông Phạm Đức Hải, nguyên là TBT một tờ trực thuộc tuyên giáo trước khi
sang Tuổi trẻ, không phải là nhà báo tay ngang và có thẻ nhà báo trước Trương
Duy Nhất 2  kì hạn (5 năm cấp đổi một
lần).


(2) Điều này nếu như có thật, phải hoan hô nhiệt liệt bằng
cái nhìn cấp tiến, bởi nó cho thấy báo chí tư nhân thực sự đang phát triển rất
tốt. Vì luật chưa cho phép nên những người làm báo thực sự phải núp bóng các
nhà quản lí đơn vị chủ quản báo. Ví dụ, người đứng đầu Liên hiệp các hội khoa
học và kĩ thuật Việt nam hay  Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt nam đều đang  làm TBT báo.  Họ hầu như không tham gia “định hướng” vì “chỉ
đạo” nội dung ở đây là thị trường và các ông “bầu” bỏ tiền làm báo.


Cũng nói thêm ở ý  2, không có quy định nào bắt buộc TBT báo
phải “từng là nhà báo”. Việc bổ nhiệm TBT bắt buộc phải đủ các hồ sơ sau: Một
bằng đại học,  Bằng cao học chính trị,
Đảng viên. Hết. Quy trình bổ nhiệm phải xuất phát từ đề xuất của cơ quan chủ
quản, sau đó Hiệp thương với Tuyên giáo và bộ Thông tin truyền thông. Đủ văn
bản của các cơ quan này, đơn vị chủ quản ra quyết định bổ nhiệm. Việc các cơ
quan hay thậm chí các  cá nhân, can dự vào quy trình trên, thuộc về một chủ đề
khác. Khác bởi, nó không thuộc về chủ
trương hay quy  chế
chung, mà phải gọi đúng tên là maphia.


(3) Ý này Beo không có thông tin của  Tuyên giáo TW hay các tỉnh thành khác nên
không dám có ý kiến. Riêng TP HCM thì biết kĩ thế này. Theo quy định bậc lương  của Bộ nội vụ, TBT ngang vụ trưởng. Như vậy, chí ít hiện nay, các
bác đang ngồi chơi xơi nước đợi nhảy xổ ra làm TBT, cũng đã phải là cấp
trưởng phòng. Mà đã là trưởng phòng rồi, thì số nhiều,
lấy đâu ra.

MỘT SỐ TRANG MẠNG SẼ BỊ HẠN CHẾ TRUY CẬP

Luật SOPA


Nêu ra những câu hỏi nghiêm
túc về chuyện kiểm duyệt và những vi phạm bản quyền của Hoa Kỳ, dự luật Chấm dứt
nạn ăn cắp bản quyền trên mạng (Stop Online Piracy Act - SOPA) có thể đưa những
địa chỉ như Youtube, Wikipedia, Wikileaks vào sổ đen, khiến cho những tài
liệu của các trang mạng này không được chấp thuận, và thậm chí có thể bị phong
tỏa khỏi công chúng Mỹ.
Hiện SOPA đang chờ đợi sự chấp thuận của Quốc Hội Mỹ trong tháng này. SOPA bị những người chỉ trích xem là tệ hại hơn so với một dự luật tương tự cũng
đang chờ được Quốc Hội chấp thuận: Dự luật ngăn ngừa những mối đe dọa có thật trên
mạng đối với sáng tạo kinh tế và đánh cắp sở hữu quốc tế (Preventing Real
Online Threats to Economic Creativity and Theft of International Property Act,
gọi tắt là PROTECT IP). Có sự khác biệt là PROTECT IP tập trung và nhắm vào
những nhà cung cấp hệ thống tên miền, hoặc những công ty cung cấp các địa chỉ
Web; những công ty tài trợ cho những trang mạng ấy; và những mạng lưới quảng
cáo nối kết các nhà quảng cáo với các trang Web; không bao gồm những nhà cung
cấp dịch vụ Internet, tức cung cấp sự truy cập vào Internet.
Chiếu theo dự luật SOPA, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ thi hành những lệnh của tòa án đưa ra
cho cả trang Web ngoại quốc lẫn nhà cung cấp dịch vụ Internet đăng tải những
tài liệu ăn cắp, đòi buộc họ phải áp dụng những biện pháp cần thiết, để người
sử dụng tại Mỹ không thể truy cập các trang mạng không được chấp thuận ấy. Các tòa
án Mỹ sẽ chịu trách nhiệm quyết định những biện pháp mà các công ty và những
nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải thực hiện. Phòng Thương Mại Mỹ nói: “Những địa chỉ
Web đánh cắp những sản phẩm có tính cách canh tân và sáng tạo của Hoa Kỳ, và
lôi cuốn hơn 53 tỉ lượt truy cập mỗi năm, cũng như đe dọa hơn 19 triệu việc làm
của Mỹ”. Đây là cơ quan ủng hộ dự luật SOPA cùng với 400 cơ sở kinh doanh và
những tổ chức khác.


Chống SOPA


Tuy nhiên, những người chỉ
trích SOPA cho rằng dự luật này có thể thực sự bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận.
Trang Web của Bộ An ninh nội địa Mỹ đang khai triển dịch vụ cung cấp những thông
tin chính thống cho những người Mỹ. Ví dụ, nếu người Mỹ truy cập vào một trang
mạng xấu, thì thay vì vào mạng ấy họ sẽ được hướng dẫn một cách tự động truy
cập vào máy chủ (server) của FBI, tương tự như kết quả một sự phong tỏa của
SOPA. Như thế, tính hữu hiệu (trong việc nối kết mạng) mà Bộ An ninh nội địa
đang cố gắng đẩy mạnh có thể gặp cản trở.
Những người chỉ trích cũng lập luận rằng ngôn từ của SOPA là quá rộng, và vi
phạm những quyền hiến định về tự do ngôn luận. Giáo Sư Laurence Tribe, dạy luật
khoa ở trường đại học Harvard và là tác giả của cuốn sách Luật Hiến Pháp Hoa
Kỳ, nói: “Nguyên cả một địa chỉ Web chứa đựng hàng chục ngàn trang có thể trở
thành mục tiêu, nếu chỉ có một trang mà thôi bị tố cáo là vi phạm”. Trong
trường hợp của Youtube, tất cả những việc mà một nhạc sĩ hoặc một nhà sản xuất
điện ảnh có thể phải làm là tố cáo rằng một mục đăng trên Youtube vi phạm vào
luật lệ về xâm phạm bản quyền. Hiện nay, nếu một vụ như vậy xảy ra, Youtube gỡ
bỏ mục đăng vi phạm ấy ra khỏi trang mạng. Còn chiếu theo luật SOPA, toàn bộ
địa chỉ Web ấy có thể bị phạt.
Wikipedia gọi SOPA là một “dự luật tống
tiền Internet”, nói rằng dự luật ấy “sẽ cho phép các công ty, tổ chức, hoặc
chính phủ, ra lệnh cho một nhà cung cấp dịch vụ Internet chặn lại toàn bộ một
địa chỉ Web, chỉ vì một lời tố cáo rằng địa chỉ ấy cho đăng nội dung vi phạm”.


Nguồn Internet

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

HỎI, ĐÃ LÀ TRẢ LỜI

*** Cái đảng Việt Tân nó là
Đảng cùi hủi ghẻ lở gì, mà các đảng viên chính hiệu của nó phải dấu thân phận như
mèo giấu cứt thế nhỉ? Cứ hễ điểm danh ra, chú Việt Tân hử là nhảy nhỏm lên,
không, tôi là người tử tế, tôi không phải Việt Tân.


10 chú như mười, không chú
nào giả nhời khác.


Hay là vì sợ công an bắt?
Không nhẽ. Sợ cộng sản trốn kĩ  đến tận nửa
kia trái đất cơ mà, có phải ở trong nước đâu.


*** Nói ra thì thất nhân ác
đức mà nhịn không được. Nghe chuyện hai bác một  tướng một tá công an chết đuối, trước khi kịp
thương cảm như thường tình, đầu bật ngay ra câu hỏi, trong trường công an người
ta đang dạy các kĩ năng nghiệp vụ gì?


Không biết bơi. Dừng xe kiểm
soát thì đứng ngay trước mũi để phải nhảy lên ôm capot với gạt nước đu đưa như
hề xiếc cả cây số giữa bàn dân thiên hạ…


*** Có ông sếp nào dám chậm
trễ tắc trách trước sinh mạng tới 23 nhân viên và khối tài sản hàng mấy trăm tỉ?
Đây là điều mà mấy ngày nay các nhà báo hiên ngang dũng cảm khí phách hào hùng
của ta đang cố gắng bới lông tìm rận một cách tuyệt vọng, ghép cho đơn vị chủ con tàu  vừa bị đắm, Queen. Đăng trang trọng ý kiến
một bác hưu trí nói như chuẩn, thuê Nhật là 
xong đẹp, trong khi không chỉ Nhật, cả Đài Loan và Phi đều nói cực khó
để tìm được người và tàu trong điều kiện hiện thời. Chưa một chuyên gia hàng
hải nào dám nói nguyên nhân chìm tàu thì ông nhà báo phán như đúng rồi, chở
chất lỏng nên tàu nó…sóng sánh.


Cũng còn may cho Vinalines,
và may cho Đảng cho Chính phủ cho toàn thể bộ chính trị và các ủy viên trung
ương lẫn sắp trung ương,  Queen bị đắm không
phải ở vùng biển Nam Trung Hoa.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Lục lộ ngâm khúc

Thuở lục lộ nổi cơn gió bụi
Khách đi đường lắm nỗi truân chuyên
“Thăng” kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai quy hoạch cho nên nỗi này?
Phố Hà Thành người dày như kiến
Đường Sài Thành xe bện như sông
Sáng ra phải đến cửa công
Nửa đêm xuất phát vẫn không kịp giờ!
Xe cứ nổ vật vờ chẳng tiến
Còi cứ kêu mà kiến chẳng bò
Mặc cho pô-lít hét hò
Đường ta ta cứ vừa dò vừa “din”.
Lý Thái Tổ một nghìn năm trước
Có chiêm bao chẳng được thế này:
Triệu người mặt đỏ hây hây
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
Lòng thiếp tựa bừng bừng lửa đốt
Dạ chàng như xát bột ớt cay
Hết giờ, tan lớp rồi đây
Con thơ ngóng mẹ, bạn bầy ngóng… bia.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy đen đen những khói cùng xe
Khói xe con mắt cay xè
Bia chàng, con thiếp ai về trước ai?
Chàng tuổi trẻ vốn dòng Đoàn đội
Xếp trống kèn theo hội “lăng xăng”
Số chàng không giáng thì thăng
Qua kỳ Đại nghị mà thành Thượng thư.
Chí làm trai sá gì xe ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao
Thượng phương bảo kiếm đã trao
Nhậm chức chàng “chém” ào ào gió thu.
Bằng tiến sỹ gió ù ù thổi
Mặt thượng thư trăng rõi rõi soi
Thượng thư – Tiến sỹ mấy người
Nào ai đáng mặt, nào ai đáng tầm?
Ngòi dưới cầu, tàu “ngâm” mấy chiếc
Người trên đường, ngày chết mấy trăm
Tức thì “chém gió” phăm phăm:
“Chặn ngay tai nạn, sang năm giảm liền!”
Lại thương nỗi phố phường xe kẹt
Chàng nêu gương xe buýt mà đi
Công văn chàng ký tức thì
Công chức lục lộ định kỳ phải theo!
Dù thiên hạ mè nheo, đả kích
Cấm mô tô bình bịch từ đây
Một lần gươm báu ra tay
“Nhất nhung đại định” việc này phải xuôi!
Chàng đã quyết, lòng người chưa quyết
Xe cấm đi, nhưng việc phải đi
Ai hay giữa chốn kinh kỳ
Đón con, chợ búa xe gì, hỡi ai?
Chàng từ đi vào nơi Đà Nẵng
Xuống phi trường là xắn quần lên
Tướng quân tả hữu hai bên
Tiền hô hậu ủng tiến lên công trường.
Hỏi Ban trưởng tên Cương họ Đặng
Phi trường xây mấy tháng nữa xong?
“Dạ thưa, đang rối bòng bong
Cuối năm chưa thể hoàn công, khánh thành”.
Tức thì trận lôi đình bỗng nổ
Rút mô bai chàng xổ một bài
“Hai sim hai sóng on lai”
Lệnh ngay xếp Tổng tìm ngài thay Cương.
Thương thay nỗi đoạn trường họ Đặng
Tưởng ngọt ngào mà đắng oan gia.
Bóng cờ tiếng trống dần xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Chàng từ buổi giữa dòng trảm lính
Tiếng thơm bay bá tính đều ca
Mặt chàng đỏ tựa ráng pha
Tiếng chàng xủng xoảng như là “hot boy”
Lời tụng ca rầm trời như pháo
Báo giấy in rồi báo “on lai”
Đồng thanh chỉ có một bài:
Thượng thư Đệ nhất là ngài Thăng Thiên!


Lượm bên nhà euro. Ơ lượm đâu hok bít.


 

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

THẦM THÌ VỚI PHẬT

*** Một lúc nào đó, mình tự
đếm tuổi hay đếm sự trôi đi của thời gian bằng sức khỏe của bố mẹ. Ngày nào
cũng soi gương năm bảy bận, khó (chịu) thấy mình già. Nhìn bước chân ngày càng
lụm cụm, tay cầm cái bát đôi đũa ngày càng vụng về của  Dédé và Mémé, mới cảm nhận sự hữu hạn của đời
người hiển hiện bằng xương bằng thịt, ngay trước mắt.


Một lúc nào đó, mới thấy hạnh
phúc lớn nhất trong đời là sự thành đạt của những đứa con. Khỏe mạnh ngoan
ngoãn  học hành giỏi giang. Giả thử đặt một
bên 10 tỉ USD, một bên là đứa con trái ngược với những điều đẹp đẽ trên, tiền đem mà đốt.


Một lúc nào đó, phát hiện ra
mình đứng vững vàng được trên mặt đất này vì có chồng bên cạnh. Ngần ấy tháng
năm, trong mọi thời khắc khó khăn nhất, đều có giọng nói dịu dàng ấy, bên tai.


Bố mẹ sống đến khi có  cháu gọi bằng kị, mọi nạn tai hãy tránh xa
các con và tình yêu của chồng không bao giờ nguội. Cầu xin với Phật thế.

*** Sáng đi làm, Dédé căn đóng cổng, hỏi lần thứ 2 trong vòng  nửa tiếng, thế năm nay có đứa nào về ăn Tết ?  

Đã lâu, mình không còn mấy xốn xang trước những giao mùa trời đất. Xa lắm, ngày cả nhà đợi pháo nổ, hương khói tổ tiên trời đất xong dẫn díu nhau sang Chùa để rồi xúng xính bà cháu cùng quay về xông đất. Chục năm trở lại đây, ấm áp nhờ vả cả vào chiếc điện thoại. Ấy vậy, năm  nghẽn mạch không chúc Tết được năm  mải shopping, nhớ ra thì giao thừa đã qua mất 2 tiếng.

Giai Xinh bảo mẹ ơi 10 năm rồi con chưa được ăn Tết. Gái đẹp hớn hở bằng vài  icon nhảy múa toe toét trên màn hình, con dọn dẹp nhà sạch sẽ lắm rồi, hy vọng năm nay tuyết muộn để mẹ đỡ lạnh. 

Cây mai cổ thụ trong sân, không nhớ đã mấy năm, không chịu nở hoa đúng Tết. Nên, cả nhà chẳng ai ngóng hoa nó nữa.

Tối đi làm về, Mémé căn mở cổng, hỏi, đúng câu của Dédé hồi sáng.

Điều muốn xin, sẽ thầm thì riêng với Phật !

VIỆT TÂN, CHỨ KHÔNG PHẢI DÂN, LÀM BÁO

 Càphê sáng, cả
lũ mắt chữ A mồm chữ O khi thấy mình biết từ tám kiếp, nick này nick này…nick
này nữa trên trang mạng Dân làm báo, Lý Đợi viết đấy.


Chúng nó
théc méc, chị cư xử với Lý Đợi (tên thật là Bảy) như bát nước đầy, sao nó lại tệ
thế. Rõ là một lũ sống non. Có biết hậu vận của những thằng “tệ thế” không khá
được vì sao không? Vì lừa thầy phản bạn đấy. Nhất là giới văn chương chữ nghĩa,
Beo kể ba năm chưa hết những chuyện đại loại, vừa chén chú chén anh nhà người
ta chưa kịp xỉa răng đã chửi (lén) như diva hát. Còn ngạc nhiên bức xúc vì
những chuyện như thế, còn là trẻ ranh chưa thành người lớn được.


Ai muốn biết
kĩ Lý Đợi làm thơ về Beo ra sao thì
có thể tìm hỏi tại các địa chỉ sau đây.


Đừng lạ khi gọi số này vì là
số ở Bangkok Thai Lan: 0837096396; Email: thaiminhbkk@gmail. Com


Hoặc, phone: 832-561-5866; Email:
pnhuynh @comcast.net  hay nguyenthixoai @gmail.
Com.  Riêng chú này bonus quả ảnh cho
thêm sự tin tưởng chính xác. Chủ nhân trang mạng Dân làm báo, tên Huỳnh Ngọc
Phước, nhà ở
137 N. Hall Dr Sugar Land, TX 77478 (Mỹ), và cái này mới hay ho này, Phước cũng như bộ
sậu Dân làm báo là những thành viên cốt cán của đảng Việt Tân.


 


Làm tuyên
truyền như phường lưu manh vô lại thế, quốc doanh chúng tớ còn khinh như mẻ, Việt
Tân mơ chi đến chuyện lật đổ chế độ cộng sản, hở trời.

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

THÔNG ĐIỆP CHO AI?

Cụ tục huyền ngày còn tại vị,
biết phận tiếng Kinh không thạo, tuyển một lúc 3 nhà báo chuyên nghiệp (tuổi
hưu) vào tổ trợ lí. Đến ban ngành cụ đọc phát biểu, ý tứ tuy cũ kỹ nhưng được
cái, mạch lạc rõ ràng.


Ông Nghìn cân ngày mới lên
ngôi nhiệm kì đầu, làm một mạch 4 tiếng trực tuyến với đồng bào toàn cuốc tế.
Giờ này đọc lại, vẫn thấy không thể chê được câu nào. Khúc triết, sắc sảo. Ấy
là khi ông nói vo, không thầy dùi lẫn chấp bút.


Ngược lại, những bài viết, chỉ
riêng việc dám kí tên dưới các bài ấy, không phải một, mà ông ấy phải có tới
hàng nghìn tấn dũng cảm khi đưa ra quốc dân đồng bào những mớ khái niệm rối nùi
như thế.


Thông điệp đầu năm là dẫn
chứng mới nhất. Nó giông giống như những đề mục trong một giáo trình dạy quản
trị công, người chấp bút có công ráp nối lại bằng dấu chấm và không xuống hàng.
Toàn bộ nội dung có thể túm lại chỉ trong một câu: thị trường hóa mọi ngõ ngách
của nền kinh tế. Một thông điệp không hề tồi, thậm chí cực hay. Thế mà diễn đạt
ra, không thể gọi khác đi được: thảm họa chữ nghĩa.


Chép để dẫn chứng chứ không
phải để xả xì chét.  Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngược
lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơ cấu…


Đây nữa: gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị
bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó.


Đọc, dức hết cả đầu lâu vẫn không chắc,  thông được điệp chưa.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

HOÀNG KHƯƠNG SAI RỒI


*** Mỗi năm, hàng chục, hàng
trăm chiến sĩ công an hy sinh tính mạng vì sự bình an  cho cộng đồng.


Không phải tất cả cảnh sát
giao thông đều ra ngoài đường chặn xe làm tiền trắng trợn  như mấy vụ ở miền Trung vừa rồi. Mà thực ra,
để bắt bọn sâu mọt rác rưởi ấy, cũng chính công an tự làm, ai làm thay nổi. Hãy
thử đứng ở ngã tư, giữa mùa hè, chịu đựng khói bụi, tiếng ồn, nóng bức một
tiếng xem cảm giác ra sao. Thịt da ai cũng là người, họ phải đứng  không chỉ một tiếng và không chỉ một ngày. Cũng
hãy hình dung một ngày không có bóng họ, nơi những thành phố lớn đông đúc chật
chội…


Mình biết, có những em những
cháu, chui rúc rừng rú đuổi theo phạm hình sự. Đối mặt với lũ không còn tính
người hàng ngày hàng giờ.


Lỗi lớn nhất của báo chí là tập
trung đưa quá nhiều vào  thiểu số biến chất,
dễ dẫn tới công chúng hiểu lầm, đánh đồng với  tuyệt đại đa số những  người ngày ngày âm thầm hi sinh kia.


*** Hoàng Khương sai rồi.


Thời buổi này mà vác tiền túi
ra cho hoạt động tác nghiệp, có lẽ Hoàng Khương là hiệp sĩ sót lại cuối cùng
của làng báo. Nhưng Khương làm sai phương pháp và sai chỗ, vung rìu ngay trứơc
mắt thợ cả.


Thời buổi này mà còn yêu nghề
đến sống chết như Khương, hẳn nhiên sẽ xao lãng tình yêu với  đứa con mới 7 tháng trong bụng mẹ, xao lãng
tình  thương với bà mẹ liệt giường ở quê.
Cả gia đình nội ngoại hẳn sẽ mất Tết vì những nôn nóng, muốn xã hội này trong
lành nhanh hơn, muốn uy tín tờ báo khôi phục nhanh hơn, của mình Khương.


Nói đến tờ báo, lại cũng thấy
Khương sai nốt. Khương phải tự nhận thức được những người như mình là những
viên gạch nền móng thuyết phục bạn đọc, ngôi nhà báo chí giờ đây không chỉ toàn
cướp giết hiếp với đĩ điếm trần truồng, vẫn còn đó  loại truyền thông có văn hóa, hướng dư luận
xã hội vào những điều tốt đẹp ở đời. Loại truyền thông được làm nên bởi những
nhà báo đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Bóc nốt những viên gạch nền móng, tương lai gần có thể nhìn thấy rất
rõ, sẽ còn toàn rác rưởi trong nhà kia.


Ai người tử tế, chịu vào nơi
tanh tưởi.


Ai người nhận lãnh, mùi tanh
tưởi.


*** Đừng dồn nỗi ấm ức bấy
nay vào Hoàng Khương, bởi  làm vậy là
nhầm chỗ. Đừng đánh đồng những sơ xuất của hành động nghĩa hiệp với dã tâm của
những kẻ bất lương.


Tầm nhìn xa hay gần của cơ
quan hữu trách, bộc lộ  rõ, những lúc
thế này.


Theo yêu cầu của nhiều bạn
nhà báo, entry này mở comment. Tất cả các comments xúc phạm cá nhân vô cớ sẽ bị xóa
ngay lập tức.

ĐẦU NĂM TÀO LAO VĂN NGHỆ VĂN GỪNG

Nửa đêm. 


Cái đồng hồ trên tường kêu tích tắc, tích tắc. Kim ngắn trỏ đúng con số XII .
Kim dài đang nhúc nhích bò tới con sô I. 
Bóc tờ lịch ngày cuối cùng năm 2011 đỏ chói, cẩn thận bỏ vào xọt rác. Thế là
bước sang năm 2012 được năm phút rồi. Anh bạn tiến sĩ kinh tế ngành địa chất
thủy văn ở nhà bên đáng tuổi thằng con út của tôi không ngủ được, lọ mọ mò sang
xin ly rượu Mèo, ngồi nhâm nhi rồi gật gù :
- Kinh tế Năm 2012 vẫn tăng trưởng tiến lên. Vậy mà văn nghệ văn gừng các bác
năm 2012 chắc vẫn cứ là …là… ậm è, chán ngoét.
- Căn cứ vào đâu mà ông bảo văn nghệ văn gừng chúng tôi ậm è chán ngắt.
- Tiếp xúc với thơ văn của các bác bây giờ oải lắm, buồn ngủ lắm, không khởi
sắc như kinh tế. 
Tôi bảo :
- Khởi sắc cái con khỉ. Kinh tế các chú lạm phát vọt lên hai con số rồi.Lửa
cháy đến đít rồi còn nói phét.
Chiêu một hớp rượu Mèo, anh bạn tiến sĩ chùi mép cười khà :
- Kinh tế như một dòng sông. Lạm phát chỉ là rác rưởi trôi nổi trên. Dân văn
nghệ văn gừng các bác chỉ nhìn thấy rác rưởi chứ không chịu ngụp xuống chiêm
ngưỡng dòng chảy ngầm bên dưới đang chảy cuồn cuộn tăng trưởng ứ trào thêm sáu
phần trăm của cải vật chất cho xã hội Việt Nam năm 2012.
Đến lượt tôi gật gù : 
- Nếu kinh tế như một dòng sông thì Văn nghệ cũng như một cái hồ. Dân kinh tế
các ông cũng chỉ nhìn thấy rác rưởi lềnh bềnh trôi nổi trên mặt nước thôi chứ
không chịu ngụp xuống …
Thấy anh bạn tiến sĩ buông ly rượu xuống, trợn mắt, ngạc nhiên, tôi cao dọng
giảng giải :
- Ở nước nào cũng vậy. Ở thời nào cũng vậy. Văn nghệ là cái hồ. Cái thứ văn
nghệ thời thượng rỗng tuếch lẩn trốn hiện thực chỉ là rác . Là rác nên nó phải
cố ngoi lên mặt hồ, đàn đúm nhau kết bè kết đám để thở. Còn văn nghệ đích thực
phản ánh trung thực đời sống xã hội thì là những dòng chảy ngầm cuồn cuộn dưới
lòng hồ. Dân kinh tế các chú đếch chịu lặn xuống mà giương mắt ra… 
- Vậy hả ?
- Chứ sao.
- Nhưng em cứ xin liều mạng hỏi bác cái hồ văn nghệ xứ ta bên dưới có có những
dòng chảy ngầm cuồn cuộn không ?
- Thì tôi đã nói rồi mà. Xứ nào, nước nào mà chẳng có.
- Cháu e rằng cái hồ văn nghệ xứ ta đếch có những dòng chảy ngầm cuồn cuộn đó
đâu.
-. Cậu chỉ phất phơ tiếp xúc với thứ văn thơ xuất bản bày bán tùm lum lềnh
phềnh trên báo, trên quầy ngoài phố thì làm sao mà đòi lặn xuống tiếp xúc được
với những mạch sóng ngầm , cuồn cuộn các tác phẩm thơ văn đích thực dưới đáy
hồ, đang ẩn mình vì vướng vào hàng búi giây nhợ NHẬY CẢM, vẫn chưa được vọt lên
,trườn mặt ra in ấn phát hành cho thiên hạ thưởng thức cơ chứ. 
- Xin lỗi bố già, nhà cháu đây lặn xuống rồi . Lặn xuống tận đáy rồi. Âm âm, u
u. Im thít.Toàn bùn nhão ngoét. 
- Cái thằng cha này mới có ly rượu Mèo mà đã BAY . Tàu lặn đâu mà ngươi đòi lặn
xuống được tận đáy hồ của chúng tớ.
- Ti tỉ cái tàu lặn bày bán khắp cả nước kia kìa. Máy tính. Mác đê in In te nét
cụ ạ. Em cứ cưỡi cái máy tính in te nét là em xục được xuống tận đáy hồ văn
nghệ văn gừng của các cụ.
- Ừ thì chú cưỡi cái tàu lặn chết tiệt đó. Nhưng chú thân cô thế cô , lại là
dân kinh tế suốt ngày tối mắt tối mũi đi săn tiền thì thời gian đâu mà lượn
khắp đáy hồ được. Chú nên nhớ cái hồ văn nghệ xứ ta rộng lớn lắm, vĩ đại lắm.
chú xục cả đời cũng chưa hết.
Anh bạn tiến sĩ phì cười:
- Em nói trêu bác tí cho vui đấy thôi. Với chúng em thời gian còn quý hơn vàng.
Có mà rỗi hơi em lại lặn xuống mò mẫm, lùng xục dưới cái đáy hồ văn nghệ văn
gừng của các bác. Điên !
- Vậy mà sao chú dám nói văng mạng dưới đáy hồ chúng tôi âm âm, u u. Im thít .
Chỉ toàn bùn nhão.
- Vì em nghe thiên hạ người ta đồn thổi rằng cái hồ văn nghệ văn gừng của các
bác quả là có to thật, rộng thật. Nhưng mà bao năm nay nó chỉ là cái hồ tù nước
đọng. Hi hi. Đã tù đọng thì chỉ toàn rác rưởi và bùn nhão ngoét làm đếch gì có
sóng. Ấy là chưa kể cái mùi nước hồ tù đọng lưu cữu lâu năm bốc lên thì thì …
Hi hi hi…
Bây giờ thì đến lượt tôi - gã nhà văn già há hốc mồm, trợn mắt ra nhìn nó – cái
thẳng cha tiến sĩ kinh tế địa chất thủy văn trẻ ranh đó vừa nốc rượu của mình
lại vừa cười vào mũi mình ./.


Bài này của bác Nguyễn Đình Chính. Mình khoái cái
hình ảnh hồ tù nước đọng nên chép về. Zõ là 1 mũi tên bắn 2 con trym.

MUA NHANH KẺO HẾT


Cuốn 1.



Bob Inglis (hạ nghị sĩ đảng
Cộng hòa): Tổng thống có nói dối người dân Mỹ không khi nói: Tôi không bao giờ
làm tình với người phụ nữ đó ? Tổng thống nói dối đúng không?


Craig (luật sư của Clinton ): Tổng thống đã lầm lạc và gây thất vọng


Chờ một chút. Ông ấy có nói
dối không?


Với người dân Mỹ, tổng thống đã làm họ hiểu lầm và
không nói cho họ biết sự thật tại thời điểm đó.


Vì thế ông sẽ không tin dù cá
nhân tổng thống đã khẳng định rằng tính không hợp pháp hoặc không chi tiết kĩ thuật
nào được phép làm lu mờ đi chân lí đạo đức. Tổng thống có nói dối người dân Mỹ
không khi phát biểu : tôi không bao giờ làm tình với người phụ nữ đó.


Tổng thống không tin mình đã làm điều đó và bởi vì
cách…cho tôi giải thích thưa ngài Hạ nghị sĩ
.


Tổng thống không tin mình đã
nói dối


Không, tổng thống không tin mình đã nói dối, bởi vì khái niệm về tình dục của tổng thống là theo định nghĩa trong từ điển.


Thật tuyệt, bây giờ ông ngồi
trước chúng tôi và rút lại tất cả, tất cả lời xin lỗi của tổng thống.


Không, tôi không rút.


***


Những ràng buộc do cộng đồng
tạo ra có thể mang tính áp bức. Tự do của chủ nghĩa tự do dân chủ được xây dựng
như liều thuốc giải độc cho những lí thuyết chính trị coi con người có định mệnh
cố định-phụ thuộc vào giai cấp hay tầng lớp, vị trí hay thứ hạng, tập quán,
truyền thống hay  tình trạng  thừa kế. Vì vậy, làm sao có thể thừa nhận sức nặng về đạo đức của cộng đồng
trong khi vẫn tôn trọng tự do của con người? Nếu tất cả các nghĩa vụ của chúng
ta không phải là sản phẩm tự nguyện, thì làm sao chúng ta có thể thấy mình có
được chỗ đứng trong cộng đồng trong khi vẫn tự do?


Hai đoạn trên trích
trong cuốn Phải trái đúng sai hoặc Phải đúng trái sai hoặc Phải sai trái đúng đọc
kiểu gì cũng đúng của một bác Há vợt. Nhà Trẻ in. Hồ Đắc Phương dịch.



Cuốn 2.


Cuốn này do nhà Văn
hóa thông tin in. Tác giả là Nguyễn Bích Hằng và Nguyễn Viết Dân. Có dăm chục
trang đóng chổng ngược.


Dạy cách bói toán theo Khổng
Minh thần toán như sau:


Khấn hầm bà lằng Nam mô. Viết ra
ba chữ bất kì (chữ Việt latinh-không phải chữ của cụ Khổng Minh). Mỗi chữ có bao nhiêu chữ cái ứng với bấy nhiêu số ở hàng trăm
chục và đơn vị.


Mình  nghĩ ngay lập tức ba chữ CÓ NHIỀU TIỀN. Và
đức thần toán  phán mình thế này trong
quẻ 254. Ước nguyện đã thỏa lòng rồi. Mới
biết ý chí ở đời cần cao. Mười phần chắc tám chín phần vào. Luôn luôn nắm chắc
phần nào cũng xong.


Khi Trẻ ngày càng in nhiều
sách nghiêm ngắn có giá trị, đáng đồng tiền bát gạo (cùng số trang in nhưng
cuốn 1 đắt gấp đúng 4 lần cuốn 2: 125 ngàn) thì cùng các nhà Đồng nai, Thanh
hóa, nhà xuất bản của Bộ ngày càng rẻ mạt.


Mình mà là lão Thuận FAHASA,
mình cấm cửa mấy loại này.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

KÉP GIÀ


Định nghĩa lề trái.


Cựu bộ trưởng Bộ Thông tin
truyền thông Lê Doãn Hợp giải thích  thế
này. Gần như tất cả mọi người trên thế giới muốn an toàn và tự do phải làm
đúng luật cái đó là văn minh của loài người, luật lệ càng kỹ bao nhiêu, càng
chặt chẽ bao nhiêu thì văn minh loài người càng cao bấy nhiêu. Trên nền văn
minh của con người chính là an toàn và tự do, cho nên tôi nói tất cả thành phố
trong đất nước này, muốn an toàn tự do phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ
tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề bên phải. Chứ đường
xe máy đang chạy mình nhảy tung ra giữa đường thì làm sao an toàn được.


Văn nhân kẻ sĩ nhảy ra nhận mình là lề trái. Điểm
mặt lại, hầu hết lề trái không thất nghiệp cũng hưu trí hàng chục năm, thậm chí
vài chục năm. Điểm kĩ thêm chút nữa, những hưu trí như ông Nguyên Ngọc, Phạm
Toàn (còn có bút danh Châu Điên)…tài năng ấy khí chất ấy, nếu không nhờ cộng
sản nuôi dưỡng trọng dụng, chỉ vào tầm ăn mặn đái khai, so với thế hệ bây giờ.


Lọt sổ, hãn hữu như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, con bộ
trưởng vợ cháu ruột bộ trưởng bản thân là bạn học của vài bác thứ trưởng công
an và không thất nghiệp. Nhưng cái nghiệp (job) tổng hợp tin của anh ta gắn
ngày càng chặt với lề trái, vì khách hàng của anh ta muốn ngửi cả thơm lẫn thối.
Thế nên, khác toàn bộ với những người khác, lề trái càng tung hô bao nhiêu thì
Vinh kiếm (tiền tươi thóc thật) càng nhiều bấy nhiêu. Ấy là chiểu theo lời phân
trần lí do dạt sang lề trái của Vinh, với vài bạn học kể trên, thế.


Mượn lời Hà Cao thay định nghĩa. bên phải chả đi lại cứ thích đi về bên trái. Mà xưa
nay thì, cái gì mà dính đến chữ trái thì bao giờ cũng vô hậu lắm í nhé! Như làm
trái lời cha mẹ, người ta gọi là bất hiếu, sống trái với đạo lý ở đời người ta gọi
là bất nghĩa, bất nhân. Trí thức vốn chả nhiều nhặn gì cho lắm mà lại cứ sính
làm trái, đã trái thì khác gì với những ngữ vừa nêu?


Kép già
của lề trái.


Đầu tiên mình định đặt tựa những
anh già ra trận, ngẫm lại không đúng bởi hai chữ ra trận. Phàm đã ra trận là
hào sảng lắm khỏe khoắn lắm. Lại nữa, ra trận chí ít cũng làm cho đối phương
không chết cũng bị thương. Mấy anh già 
Ngọc Toàn Chi…này vô hại với mọi thế hệ đối thủ (của các anh ấy). Kép
già -thêm của lề trái- chính xác nhất. Hình dong sắc vóc dúm dó, diễn duy nhất
một vở, không một hiệu ứng vẫn diễn. Mà hình như, làm gì còn vở nào khác.  Thảm hại không thể tả được.


Vở mới nhất thư ngỏ thông điệp gửi Chủ tịch nước. Thảm
hại đến tận cùng kiếp kép già. Nghĩ lại, Beo dạy chớ có sai. Em Hằng yêu nước
Hồ Gươm gánh thêm đám kép già ăn theo này, thì đủ hai năm chưa chắc phục hồi
xong nhân phẩm.


Cái bất nhân của đám tự xưng trí
thức, chính ở điểm đó.


Sau khi đăng entry Ai cứu Hằng…?, có một đứa tự xưng Người
Buôn Gió nhảy vào chat, kêu gọi Beo đừng “phang” Hằng yêu nước Hồ Gươm. Nếu
đúng NBG thật, thì nó chỉ can tội ngu nhưng sống thế, có tình.


Mình thích thằng này, chính ở
điểm đó.


Lề của cuộc đời.


Ấy là mấy anh kép trẻ của lề
trái.


Cuộc đời thú vị cực kì, khi
mỗi ngày anh cảm nhận nó với tất cả sắc màu và chiều kích: tốt xấu, sạch bẩn,
sang hèn, sáng tối… Thời gian còn đằng đẵng phía trước, bị hắt ra hay tự mình
bó gối bên lề cuộc đời vì chỉ thấy những xấu- bẩn- hèn-tối, để rồi mộng mơ một
ngày kia, cái máng lợn hóa lâu đài mà con cá vàng  ban điều ước là dăm trang mạng (đang trong
tình cảnh  ốc chẳng tha nổi mình).


Mười đứa hết mười khẳng định,
không thể có cách mạng hoa  nhài ở Việt
nam bởi riêng việc gọi tên hoa nhài hay bông lài, chư vị lãnh đạo cuộc cách
mạng ấy đã tự đánh nhau, cho đến khi vô sản toàn thế giới kết liên xong đã đời,
vẫn bất phân thắng bại. Dẫn chứng chứng minh: 
các cuộc biểu tình chống  mấy tờ
báo tiếng Việt ở Mỹ. Văn minh  đến như Mỹ
mấy chục năm còn chẳng cải hóa được, nữa là các vị xuất thân lão ngồi mơ nước Nga.


Học hành tử tế sách vở đầy
một đầu, rồi cũng không nghĩ ra  cái gì
khá hơn mấy anh kép già ngoại trừ việc mỗi anh sáng tạo dăm bảy cái nick ảo,
vừa tự tạo cảm giác số đông vừa bi kịch hóa mấy chuyện bá láp vụn.


Lâu đài (trong mơ) rồi cũng
trở lại cái máng lợn thôi vì, đông đảo nhân dân không cho xây trên đất của họ,
từ nhiều năm đã qua.


 


 


 

SỰ TÍCH THÚ CƯNG

Một gia đình làm gỗ làng Đồng
Kị. Lúc hàn vi không đủ vốn đóng đồ nội thất lớn, buồn tình hai chú con giai
chủ nhà-đang học đại học Mỹ thuật- nhặt gỗ vụn làm chơi mấy con chuột nhân năm
tí. Lô hàng cũng ế ẩm mãi cho đến khi
một thương nhân Đài Loan trông thấy và đặt 100 nghìn con trả tiền trước toàn
bộ. Gia đình này phất lên nhanh như diều nhờ đó và cặp ông bà chuột này  là một trong số lô hàng ế ẩm kia sót lại. Vừa đóng một xe tải bàn ghế giường tủ vừa buông
hàng tấn lời ong bướm, chủ nhà mới tặng cho.



Cả nhà nhất trí đây là hình
ảnh bố và mẹ. Trông rất phè phỡn nhưng ai nương tựa vào ai thì tranh luận từ
lúc chúng nhập hộ khẩu tới giờ, chưa ngã ngũ.



Cặp Tom và Jerry bằng gốm, lạ
cái  bị rơi tới 2 lần mà không đứa nào  chịu vỡ.



Lão í  bình phẩm Công giữa bầy gà. Mình thì bảo Cô
đơn giữa chốn phồn hoa.



Rúc vào ti mẹ, hẳn nhiên chỉ
là Gái đẹp rồi.



Con nai đen vờ ngơ ngác. Nó ca bài cải lương



Hình như đây là quốc chim của
Argentina.
Nguyên cục đá liền khối không  có mối gắn
nào trừ cặp mắt. Cũng hình như vì thế mà nó quý. Chính ra Việt cũng nên chọn
biểu tượng thế này, nói nhiều, ăn nhiều đến phù mỏ nhưng làm thì nhường giống loài
khác.



Phía trước là quả thông (loại thường thường bậc trung) ở New Zealand.
Loại lớn gần bằng quả sầu riêng.
Quả phía sau là trứng đà
điểu, chứ không phải ngựa Tàu thì đẻ ra trứng như mấy giai Tinh chùng hung hăng
(chữ của Hoa Binh), Bô shit, Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm (Xuân Sách)…rêu
rao.



4 bác chơi đồ cổ chia 2 phe,
50/50, khảo cứu cái cắm bút này là cổ- không cổ. Mình chờ  thêm một phiếu, nghiêng phe nào thì định giá theo
phe ấy. Định giá, nghĩa là  để xếp cái lũ
rừng rú vào chỗ trang trọng hay xó xỉnh trong nhà.



Trông yêu chưa.



Mỗi lần vuốt  vuốt đầu  lạc đà iêu, là không quên lườm cho con ranh ếch này phát. Hình như dân Mẽo coi đây là vật khước 
tiền vô hay giai vô gì đấy. Cho chễm chệ ngay trước
cửa phòng mình với mong ước  gì vô cũng OK, thế mà tiền toàn ra, giai mỗi lão í vô.


Gà của cụ Nguyễn Tư
Nghiêm. Thật ra mình thích tranh của Trần Lưu Hậu và Lưu Công Nhân (hơn hẳn).
Vụ tranh pháo này mình cấm cả nhà phát biểu nguyện vọng ý kiến. Đời người ta
sướng nhất là thế, không phải vì thiên hạ xưng tụng cụ xếp đầu trong tứ đại
danh họa Việt mà mình phải để cụ tọa trong phòng khách chung với hai cụ kia,
cho nó ra vẻ ta đây xang chọng.



Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

CON TINH CHÙNG NÀY LÀ THẦY DÁO

Hôm nay cháu được đọc bài viết Khuyết điểm chết người của dân annam của
bác đăng trên blog “quechoa” của nhà văn Nguyễn Quang Lập.


Điều cháu muốn nói với bác nó nằm ở đây, đoạn
mở đầu của bài viết :


“Vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, khi bè
lũ mấy tên nhãi họ Trương – xin lỗi bạn Trương Nhân Tuấn nhé,
trong danh sách ấy không có bạn, mà hơn thế, còn cần phải ngỏ lời biết ơn bạn
là người đầu tiên vạch ra cho mọi người nhìn thấy mấy “con Trương”) – vâng, khi chúng
còn là mấy con tinh chùng (nói giọng Phúc Kiến hoặc giọng
Lưỡng Quảng) chưa gặp a má chứng 
(chú thích như vừa rồi)
khi đó chúng tôi đã thừa giác ngộ để bịa ra những truyện tiếu lâm ý nghĩa ra
phết”


Thưa thật với bác, ý nghĩ đến đầu tiên với
cháu khi đọc đoạn “văn” trên của bác là “mất dạy”. Nhưng sực nhớ ra bác tuổi đã
80, là nhà văn, lại là hàng cây đa cây đề trong làng “dạy dỗ con người” nên dù
chỉ là ý nghĩ thôi thì nghĩ thế cũng dứt khoát là không được. Thật sự là cháu
rất khó nghĩ và không biết phải diễn tả cảm nhận của mình như thế nào. Nói ngôn
ngữ "giang hồ", "hàng tôm hàng cá", hay "đầu đường xó
chợ" đều chưa chính xác và không phải lẽ. Cho nên nó gây ra một cảm giác
rất khó chịu. Đặc biệt khó chịu hơn khi đoạn văn đó lại được viết ra bởi một
người như bác, loại người mà lớp hậu sinh không thể dùng những ngôn từ thất lễ
với. Cháu tin rằng tất cả những người đọc khách quan sẽ đều có cảm giác khó
chịu như vậy. Nhưng vậy cháu phải nghĩ thế nào đây ?


Giữa lúc đang bế tắc như thế, một ý nghĩ lóe
lên trong đầu cháu : thực ra bác viết vậy đâu có gì là sai.  Ai cũng
biết con người bắt đầu hình thành từ khi tinh chùng gặp a má chứng,
mà phải là một chú tinh chùng khỏe nhất, hăng hái
nhất, nhanh nhất – nói nôm na là hung hăng nhất, đến gặp a má chứng đầu
tiên nữa. Như vậy bác nói vào đầu những năm 1960 thế kỷ trước, Trương Du,
Trương Nhất còn là mấy con tinh chùng thì quá đúng rồi, còn
rất là khoa học nữa.


Vậy thì đọc đoạn văn trên của bác hà cớ gì
cháu phải cảm thấy khó chịu bác nhỉ.


Cuối cùng, được biết bác sinh năm 1932, nghĩa
là chắc chắn năm 1931 bác cũng còn là một chú tinh chùng chưa gặp a má
chứng
, cháu xin :


Chào bác Phạm Toàn – chú tinh chùng hung
hăng nhất năm 1931.


Ký tên : HÒA
BÌNH

XEM
THÊM NẾU QUỞN VIỆC.
  từ con tinh chùng hung hăng nhất thành thầy giáo thì sẽ ra sao.