Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Cái giá phải trả

Đắt quá Tiên
Lãng ơi !

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

ĐỒNG TÍNH (TIẾP)

*** Cả thế giới này chỗ nào
cũng khó khăn, cực kì khó khăn để dẫn đến chấp nhận những cuộc hôn nhân đồng
tính, ở cả hai góc độ luật và tâm lí xã hội. Và bất chấp luật đã công nhận rồi,
thì người ta cũng vẫn không ngừng ném đá ném những lời nguyền rủa mạt sát những
cặp cùng giới dẫn nhau vào tòa thị chính.


Thế nên việc gia đình của  hai cô bé (gọi thế vì tầm tuổi Gái đẹp) Nguyễn
Thị Như, Nguyễn Vạn Nhất ở Đầm Dơi đồng ý cho chúng lấy nhau và còn tổ chức cả
đám cưới, khiến mình cực kì khâm phục. Giả thử là mình, ủng hộ con thì chắc rồi
nhưng  cưỡi lên trên miệng lưỡi thế gian
để làm đám cưới cho con như thế, chưa chắc dám.


*** Vớ được vụ Tiên lãng Đoàn
Văn Vươn, nhảy tưng tưng. Và kết thúc bằng việc ghi một điểm son, đậm nhất từ
ngày cầm quyền, cho ông... Thủ tướng. Và Văn Vươn đếm kiến mệt nghỉ, vợ Văn Vươn kể
chuyện đôi co vặt vãnh với mấy anh cấp xã, cho báo chí,  để báo chí vét nốt chỗ cơm thừa canh cặn mà
mới đến hôm nay, đã thấy thiu hoét lên rồi.


Dĩ nhiên, mình không dở người
mà xếp hai phi vụ trên vào chung đề tài đồng tính. Kể ra thế để dễ bề so sánh, kiểu
gì cũng dính đòn gậy ông nện lưng ông nếu, chữ nghĩa không xuất phát từ tính
nhân bản  chân thành. Thời này, mạo danh nhanh thiu, hơn hồi xưa, nhiều.


*** Quan niệm như vậy nên Beo,
không thể áp suy nghĩ về giới đồng tính cho mấy ông quan phá đám cưới ở Đầm
dơi. Lại cũng không thể nhân danh đám đông để bảo vệ quyền được tận hưởng hạnh-phúc-phi-truyền-thống
của hai cô bé.


Vậy nên. Beo có nhời nhờ các
bạn hay đáo qua blog này bỏ chút thời gian bộc lộ quan điểm của các bạn về hôn
nhân đồng tính. Vì cú pháp thực hiện của yahoo khá phức tạp nên Beo ăn theo
cuộc bầu bán bên blog www.hacao.net


Sau khi đi ăn lượn  2 tuần nữa quay về, Beo sẽ cùng các bạn tổng
kết lại xem số đông nghẫm ngợi thế nào.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

ĐỒNG TÍNH



Chẳng biết họ hàng bắn đại
bác thế nào, mình phải gọi bằng cô, tuy tuổi bằng nhau. Và mình, là siêu thần
tượng của cô. Cái gì mình nói ra đều thuộc hàng ý chỉ, từ đúng đổ lên cấm có sai.


Căn nguyên từ chuyện giới
tính của cô.


Cô là người đồng tính đầu
tiên mình gặp ngoài đời. Gầy gò, lúc nào cũng xùm sụp nón che  hết mặt. Một lần mình thấy cô bỏ nón cúi
người kéo nước ngoài giếng. Búi tóc to trĩu phía gáy và nước mắt tong tong
chảy. Cho tới giờ mình vẫn chưa thấy lại ai có giọt nước mắt to đến thế.


Bạn tình của cô là một cô
giáo, và bị đuổi việc. Quê mà. Luật nào cũng thua lệ làng lệ xóm.


Mình bảo, bỏ hết lên Sàigòn
sống đi. Đất rộng người đông chẳng ai biết vào với ai. Cô được sống đúng với gì
cô thích. Mà cô yêu quý chứ có  đâm chém cô giáo đâu mà phải sợ.


Ngày ấy, mình nghĩ đơn giản
thế vì thấy cô tội nghiệp quá chứ kì thực, chẳng có bất cứ ý niệm nào về người
đồng tính.


Giờ, vẫn vậy.


Thi thoảng có đứa rả rích kể
chuyện thất tình, ngoại tình, có đứa dẫn bạn đến cho mình coi mắt. Mình, rất
cảm tính, thằng này nhão nhoét  con kia
như khỉ già. Đại khái thế. Cũng chưa thấy đứa nào giận dỗi vì những điều huỵch
toẹt mình phán.


Tất cả những đứa đồng tính mà
mình biết, đứa khôn đưa ngu đứa giỏi đứa dốt, chẳng thấy có gì bất thường ngoại
trừ chuyện làm tình. Mà chuyện ấy, chúng nó làm trong phòng kín, mắc mớ gì tới
ai trừ những người muốn nhìn trộm.


Hai cô vẫn sống với nhau,
chẵn ba mươi năm sau lần mình xúi bỏ xứ lên Sàigòn bên thành giếng. Họ đi làm
và chăm bẵm đứa con chung  hơn 10 tuổi,
xin từ bệnh viện Từ dũ lúc còn oe oe. Buồn cười, hai bà đen thui con bé lại trắng non.


Mình tin, vũ trụ này luôn luôn
điều chỉnh cân bằng mọi thứ, không có gì tuyệt diệt trừ khi, chính con người tự
thân muốn hủy diệt nhau.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

THIỂN CẬN

*** Nếu mình nhớ không nhầm
thì dạo cấm xe xích lô vào các quận nội thành Sàigòn, báo chí dạo ấy cũng ầm ầm
chống đối, nhân danh bảo vệ quyền lợi người nghèo. Hãy hình dung giờ này,
nghênh ngang giữa Lê Lợi Nguyễn Huệ những là xích lô, phố xá sẽ ra sao…


Tương tự, cấm bán hàng rong trên
vỉa hè cũng chống đối cũng nhân danh bảo vệ quyền lợi người nghèo. Dù biết
không, không thể không biết hàng rong, đặc biệt là hàng ăn, là mầm mống của
bệnh tật (cho người xơi) và khởi nguồn của rác rến nhếch nhác (cho mĩ quan và
môi trường đô thị).


Không có gì tiện lợi cho mỗi
cá nhân bằng việc xịch xe, ba bước xuống đúng chỗ cần giao dịch. Và kết quả kẹt
xe tắc đường. Khi muốn tìm tội đồ thế mạng, đổ ngay cho sự quản lí yếu kém của
chính phủ. Bằng cách nào sửa chữa yếu kém ấy? không quan tâm (hay là không trả
lời được), miễn vẫn phải được xịch xe và đi bộ ba bước, không hơn.


Đổi giờ học giờ làm, thay đổi
cả một thói quen sinh học đâu có thể ngày một ngày hai mà khớp ngay được. Thay vì
chống đối, hãy thử có chút thiện chí khuyến khích bà con thực hiện xem biện
pháp này nọ nó có hiệu quả hay không. Thiện chí ở đây là  với lợi ích cả cộng đồng, chứ không phải chỉ đơn
thuần với một vài quyết sách của chính phủ.


*** Có thể mạnh mồm nói rằng,
mình là một trong số rất ít người biết rõ nhất, sâu nhất mọi ngóc ngách câu
chuyện trên trang nhất các báo hôm nay: cuộc chiến bản quyền truyền hình giữa
VPF và AVG. Mình chỉ đạo quân rất đơn giản ngay từ đầu vụ việc: trung thực với
các sự kiện, tránh bình luận suy diễn và nghiêm cấm đứng về phe phái nào. Hết.


Hiếm có trường hợp nào phơi
bày bức tranh toàn cảnh về văn hóa Việt, bằng 
vụ này.


Một đại gia mà mình cực kính
trọng về tri thức trưa nay bảo, Việt nam
đang trong giai đoạn tích lũy tư bản, và cũng là giai đoạn tích lũy cả các giá
trị văn hóa mới.
Đây là lúc cần hơn bao giờ hết những nhà văn hóa, nắn nót
cho các giá trị kia nên dạng nên hình, thâm sâu hơn nữa thì vào khuôn vào phép
thay vì, để văn hóa bị dẫn dắt bởi một lũ nhìn không quá cái mũi mình, như hiện đang.

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

TÀI XẾ VÀ LÁI XE

*** Có tỉ phú, tài trợ cho
đại học y H. gần 100 triệu để nghiên cứu về não người.


Có tỉ phú, tài trợ cho đại
học B. số tiền xấp xỉ để nghiên cứu về biến đổi gien giống cây trồng.


Có hàng trăm tỉ phú, mang
phần lớn tài sản làm từ thiện thay vì để hồi môn cho con.


Có tỉ phú chủ hãng xe lớn
nhất nhì thế giới, đi cái xe mèng không chịu nổi. Cái này mình dòm thấy, không
phải đọc qua mạng.


Có tỉ phú, qua mồm đệ tử,
tuyên bố dăm năm nữa máy cũng không đếm xuể tiền của ông. Trừ cái thằng báo đăng  điều đó, còn hầu hết đều biết, cộng cả tiền
của các ông ngân hàng  Bắc Hà, Đức Kiên,
Hùng Anh mới không xuể chứ tiền tươi thóc thật của tỉ phú, tay, đếm dễ.


Có tỉ phú, ráo hoảnh, bán 300
ha đất (thuê của nhà nước) là có 2 tỷ ngay chứ khó gì việc thành tỉ phú. So với
ông này, Đoàn Văn Vươn chỉ là hậu duệ đời chót.


Có tỉ phú, hân hoan khoe cái
xe cáu cạnh với một đứa cả đời không bao giờ biên đúng tên một loại xe nào, là
mình. Dăm hôm sau thấy hàng loạt báo đăng chục hình chưa đủ miêu tả mồm thêm về
độ sang trọng, của xe và người.


Có tỉ phú, từng bị  án treo ba năm vì tội bài bạc nên giờ, thứ
bảy nào cũng sang Macao …
lánh nạn tiêu tiền.


*** Tài xế là người làm nghề
lái xe. Lái xe thì có thể là tài xế có thể là ông chủ.


Đố ai một lần băng qua đường
mà được một cái xe hơi dừng lại nhường bước. Điều không bao giờ gặp phải khi ra
khỏi Việt nam. Mình vốn chân đi tứ xứ, nên đủ tư cách khẳng định điều đó.


Cứ nhìn những cách hành xử
với đồng tiền của những tỉ phú  hàng
chiếu nhất  mình kể trên, thì tự 
mọi người sẽ phân biệt, đâu là ông chủ  đâu đang chỉ là tài xế.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

VALENTINE 2012

Có những chiều về qua chợ cóc


Đú đởn muốn tặng em, ví dụ -
một đoá hồng


Nhưng cứ đứng, bần thần, rồi
ngại..


Chẳng biết vợ mình, có chọc
mình không?


 


Bao năm rồi em nhỉ


Từ độ em theo chồng?


Chồng em như là kẻ


Có sống cũng bằng không…


 


Anh lặng nhìn, lũ trẻ ranh
trên phố


Và thấy lơ ngơ, giữa lấp lánh
đèn mầu


Chúng ngủng nguẩy, nào gấu
bông, hoa đỏ..


Bỗng chợt giật mình, ta có gì
cho nhau?


 


Ôi thời buổi, mở cửa ra là
khốn đốn


Là cơm áo sáng mai, là con
cái đến trường


Là nghề nghiệp chông chênh
thời khủng hoảng


Là nụ cười gượng gạo, buổi
nhiễu nhương.


 


Nhẽ nào anh,  được đổ
cho thời buổi?


 Và được đổ cho, cơm áo gạo tiền?


Để mỗi lúc chạm vào vùng lãng
đãng


Anh tự huyễn mình, cho phép
được quên…?


 


Chiều nay, nếu về qua chợ cóc


Nhất định anh sẽ mua,ví dụ -
một đoá hồng


Và cứ thế, mặt dày tặng vợ


Kệ em rằng, có chọc hay không!


 


COPY CỦA DG từ đây



Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

DƠ DÁNG DẠNG HÌNH

*** Kể lể những khó khăn gian
lao vất vả nhằm khoe chiến công làm nên một bài báo, là cách làm hạ cấp nhất
trong hoạt động tác nghiệp báo chí. Giơ cả mặt mũi phóng viên lên báo để chứng tỏ
có đến hiện trường thật, thì dưới hạ cấp một bậc nữa.


Sự anh hùng của phóng viên
cũng như bản báo nằm trong chi tiết của các bài báo chứ không phải trong quá
trình sản xuất ra bài báo đó. Rất thường khi, quá trình ấy còn  phải được giấu kín như một bí mật nghề
nghiệp.


Cái này không phải Beo dạy,
mà các sư phụ  của mình dạy thế từ thuở tập
tễnh A B C  làm báo. Các cụ phóng viên chiến trường mà tịnh cả đời không kể về
những đận suýt chết để có được một tấm hình ra sao. Nay xông xênh khăn áo lên
trang nhất chứng minh sự quả cảm khi sự việc đã xong từ…tám kiếp - chiểu theo
bức hình, thì chỉ có thể gọi là dơ dáng dạng hình.


 Dĩ nhiên là mình đang nói về báo Thanh niên,
số ngày hôm qua. Có thể thông cảm, lâu lắm làng báo mới đánh quả được như vụ Tiên lãng nhưng nhìn sang Tuổi trẻ, sự khác
biệt về đẳng cấp làm báo thấy rất rõ. Chỉ với một bài Ai thắng trong vụ ông Vươn?, 
bạn đọc vừa có những thông tin nóng sốt nhất vừa thấy được cái tình ấm
áp (đồng thời là quan điểm về vụ việc) của bản báo.


*** Nghe tin Whitney Houston
chết khi đang ngồi chén cua rang hột vịt muối trong China town với Giai xinh. Khi cảnh
sát Mỹ chửa nói gì thì  tờ báo mạng hàng
đầu Việt nam kịp kết luận nguyên nhân cái chết. Chuyện này đã trở nên bình
thường đến nỗi hình như không cón ai thấy đó là …xạo ke dựng chuyện.


Mình hơi choáng một tẹo vì
rất thích và hay nghe Diva này hát, thế nên xếp luôn vào dơ dáng dạng hình.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Ý TẠI NGÔN NGOẠI

Cho đến giờ này đã có ít nhất 7 báo mạng post toàn văn kết luận của Thủ tướng kèm bình luận của bản báo  về vụ Tiên lãng. Hoặc chưa kịp đọc kĩ hoặc trình độ đọc văn bản có vấn đề khi cả 7 vị đều hiểu từ sai nhiều tới sai tất cả, phần I và II.
Hầu hết hân hoan Chính quyền sai toàn diện trong khi câu sau đây phải hiểu là nhắm vào cái khoảnh 19ha nhà anh Vươn,  tiếp tục được thuê lại  thì chỉ còn ...2ha theo đúng luật." Quyết định số
220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng...
là đúng thẩm quyền và
phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy
định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và
thời điểm tính thời hạn giao đất.". 
Điều này được lặp lại một lần nữa, nặng đô và rõ ràng hơn bằng câu: "Xử lý các vi phạm về
sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục
cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai."
Điều II.3, khép  nhà anh Vươn vào tội “giết người và chống
người thi hành công vụ”, khung hình có mức án tối đa tử hình. Giảm nhẹ cũng trên chục năm.
Những cái sai khác như cưỡng chế, phá nhà, Hải phòng đã nhanh chân tự xử cấp huyện xã rồi. Cấp thành phố sẽ hi sinh thêm một bác, rất nhiều khả năng là bác vạ miệng buột ra câu dân phá nhà ông Vươn.

Cũng phải vỗ tay cho nhà  anh nào soạn cái kết luận cho thủ tướng. Rõ ràng, thẳng thắn, ý tại ngôn ngoại - vui lòng cả chú bắn lẫn chú bị bắn.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

KẾT LUẬN CỦA BEO

*** Ba câu hỏi chị đặt ra cho các chú, dả nhời ngắn
gọn, nhanh nhanh, chị dức đầu lắm dồi.

Thứ nhất: Việc giao đất, thu hồi đất đối với gia đình Đoàn Văn Vươn đúng, sai ở
điểm nào, trách nhiệm thuộc cá nhân nào?


Thứ hai, việc tổ chức cưỡng
chế có đúng quy định của pháp luật không, cách thức tiến hành cưỡng chế có đúng
không, sai ở điểm nào? Nếu sai, ai chịu trách nhiệm?
Thứ ba, các tài sản như nhà, ao cá của ông Đoàn Văn Vươn như báo chí phản ánh
là đã bị phá hủy thì do ai có chủ trương, ai thực hiện việc này?


Mà thôi, hai câu đầu các chú khỏi dả nhời. Chị quyết luôn:
giao Viện kiểm sát, Bộ công an điều tra làm dõ đúng sai dư luật đang định. Xử
lí cương quyết đúng người đúng tội.


Câu thứ ba, các chú nhanh chân khởi tố dồi hử, tốt,
tiếp tục. Cái nào báo chí nói láo, lôi ra vả gẫy răng vài thằng làm gương.


Ngoài da, chị giao thêm cho cái bộ gì người nhà anh
Vươn đang làm thanh cha ý nhở, đấy, cái bộ đấy là tổng kiểm kê lại toàn bộ số
các hộ nhận đất, lớp thời cụ Kiệt lớp thời cụ Khải,  xem còn bao nhiêu. Nhập nhèm giữa thời hai cụ
này là tù mọt gông đấy vì  luật hai cụ vênh nhau 180 độ luôn.


Ngoài da, chị giao bộ tư pháp…

Thôi, tới giờ chị đi mát
xa dồi,  các chú cứ chiểu thế mà làm.

TIÊN LÃNG: GỐC CỦA GỐC VẤN ĐỀ

Có cái gì thúc đẩy việc sửa
đổi hiến pháp nhanh hơn, khách quan hơn bằng những vụ việc như ở Tiên lãng?


Trả lời được câu hỏi này tức
là hiểu được gốc của gốc sự ầm ĩ  Tiên
lãng, nằm ở đâu.

CHÍNH QUYỀN TIÊN LÃNG SAI TỪ ĐÂU?

*** Chiều nay (không phải
sáng như Vịt nát đưa tin), ông Nghìn Cân sẽ đích thân đứng ra phân xử, chốt lại
vụ Tiên lãng.


Nước mình, mang luật ra mà
đấu với nhau, phe nào cũng thắng nếu muốn cho thắng và thua tất nếu muốn cho
thua. Đặc biệt là luật đất đai, một bộ luật 
10 năm ba lần sửa với cơ man nào là văn bản dưới luật chồng chéo dẫm đạp
lên nhau. Đây cũng là bộ luật quan trọng bậc nhất quốc gia vì liên quan đến
toàn bộ dân chúng, trừ những người sống trên cung Hằng.


Quay lại vụ Tiên lãng. Sai
lớn nhất là không cập nhật được văn bản luật mới nhất nên việc cấp mảnh đất thứ
hai cho anh Vươn vẫn áp dụng luật cũ. Sai thứ nhì là trong suốt quá trình từ
khi cấp mảnh thứ nhất cho tới ngày cưỡng chế đã du di hầu hết sai phạm của anh
Vươn. Cuối cùng là việc cưỡng chế, dùng 
biện pháp bạo lực không cần thiết.


*** Mình có một phát hiện và
một nỗi lo. Thế quái nào căn nhà canh đầm (xây trái phép) bị  xã san 
bằng của anh Vươn mái xanh, qua tới báo Lao động mái thành  màu đỏ. Tiên lãng ồn ào nốt hai ba ngày nữa,
các chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng  quay phím lại sở
trường
mông vú cướp giết hiếp, coi như cựu hoa hậu Mai Phương Thúy toi. Ai đời đã nằm ngửa lại còn mặc
quần áo, quần áo lại còn là cuốc phục…


*** Chùa miền Bắc đầu năm. Tự
dưng thấy thanh sạch thơ thới hẳn khi bước vào. Có những nguyện cầu, mong ước
nó đơn giản hồn nhiên như thế này. Hình ở chùa Tảo sách.



Các bà các cô hạ lễ thụ lộc
ngay sân đền An Phụ.



Sân bay Nội bài. Trông ngồi dễ
thương chưa.


Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

CHUYỆN CHÉP TRONG TOILET

Khi hầu khắp thiên hạ coi
toilet thuần tắm táp ỉa đái, nó, thì khác. Nào tranh nào tượng rồi đá Ý kính
Nhật bồn tắm Đức, toilet là niềm tự hào nhất trong căn nhà của nó.


Sáng. Nhẩn nha khẩy khẩy nắp
hộp kem đáng răng, bõm, một con chuột phi thẳng vào bồn cầu. Nó,
phản xạ nhanh không kém, đóng bập nắp, trước khi cái sợ ập đến.


Cũng lạ. Không thể giải thích
vì sao phụ nữ toàn thế giới này lại sợ chuột. Nó, không ngoại lệ.


Giật nước cả chục lần, hí
nắp, vẫn thấy con chuột giẫy giụa quay vòng vòng bên trong. Nó bỏ đi làm. Khóa
trái cửa và không nói cho ai biết.


Cả ngày, ám ảnh trong bồn
cầu có con chuột.


Tối. Hí nắp. Cặp mắt con
chuột trồi lên mặt nước. Đen mun. Ngơ ngác. Lại giật nước cả chục
lần.


Cả đêm nó ám ảnh, chuột chết
mắt nhắm hay mở.


Không ngủ được. Nó mò xuống
bếp lấy cái túi rác, chậm rãi cẩn thận lồng đến 3 lớp vào nhau. Chần chừ lựa
chọn đôi đũa hay kẹp gắp đá. Đũa có thể tuột tay kẹp gắp đá cho chắc ăn. Lên
tới nửa cầu thang, nghĩ tiếc cái đồ gắp đá 
bằng inốc, nó lại chạy xuống đổi đôi đũa.


Nó chờ sáng. Dù gì, nó cũng
vẫn sợ chuột.


Cẩn thận luồn cái bao rác kín
quanh bồn cầu trưóc khi mở nắp, đề phòng con chuột nhảy ra. Tay
nó lạnh ngắt. Né mặt sang một bên không dám nhìn.


Con chuột không còn trong bồn
cầu.


Ngồi thừ bên cạnh bồn cầu, nó
không có ý định tìm xem con chuột trốn đâu hay đã trôi theo ống cống.


Liệu chuột có linh hồn?

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

ĐOÀN VĂN VƯƠN, NHỮNG MẨU BÁO CHÍ LỜ TỊT ĐI

* Chủ trương thực hiện các dự
án nuôi trồng thủy sản đất bãi bồi ở Tiên Lãng có bút phê của cố thủ tướng Võ
Văn Kiệt.


* Vì đã được giao đất nông
nghiệp theo nghị định 64 tại quê hương bản quán là xã Bắc Hưng, nên khi xin đất
bãi bồi tại xã Vinh quang, anh Vươn đã nộp dự án cho Tiên lãng và thời hiệu 14
năm là do chính anh đề xuất trong dự án này. Đây là mảnh có diện tích 21 ha, kí
năm 1993. Diện tích này anh Vươn được miễn thuế sử dụng đất 7 năm. Ngoài ra anh
còn được nhận 80 triệu đồng để trồng rừng phòng hộ.


* Nhưng anh đã không trồng
rừng. Và anh lên báo như một anh hùng
khai hoang lấn biển. Và năm 97, anh nhận tiếp 19ha sau khi nộp phạt vụ phá rừng
(1 triệu).


* Có tới 219 hộ nhận đất ở
Tiên Lãng như anh Vươn. Cho tới thời điểm xảy ra vụ việc, tất cả đều đã chuyển
thành hợp đồng thuê đất. Trừ anh. Chính quyền địa phương  tổng cộng mời anh lên 8 lần để thương thảo.  Phía chính quyền là thủ tục thu hồi trước thủ
tục cho thuê sau. Phía anh muốn ngược lại, xong hợp đồng thuê mới làm thủ tục
giao trả.


* Không chỉ chuẩn bị súng hoa
cải mìn tự tạo, ngày cưỡng chế kịp có mặt gần 40 phóng viên chứng kiến.


Những điều Beo note ra trên
đây các tồng trí phóng viên không thể
không biết, nhưng tại sao cố tình lờ tịt đi hay, bịa ra chuyện hàng chục tấn
hải sản trên đầm của anh Vươn bị đánh cắp và nhà anh Vươn ăn Tết trong  căn lều rách, lại là câu chuyện khác. Cực hấp
dẫn, để đó kể sau cùng.


Và những note trên cũng không
hề là chuyện vặt vì đó sẽ là những mắt xích quan trọng dẫn đến kết luận của cụ
Nghìn cân vào thứ Sáu này.


Giờ thì kiếm cơm bỏ bụng đã. Bắt
đầu hơi chán chuyện này rồi.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

ĐI HẢI PHÒNG

***
Việt nam có hai địa phương, đấu đá trở thành đặc điểm mang tính truyền thống. Đấu
đá từ quan tới dân, tức không cần bất cứ lí do gì. Ham đấu đá đến độ không tụ
nổi ở đâu cái hội đồng hương. Đó là Hải Phòng và Hà Tây (cũ).


Trong
khi  rất tương đồng về mọi điều kiện
thiên thời địa lợi trừ nhân hòa, 6 tháng không quay lại đã thấy Đà nẵng thay
đổi thì 20 năm nay, Hải phòng gần như đứng yên một chỗ. Khá hơn cả là
một khu siêu thị do dân Sàigòn ra đầu tư nhưng, hết khu A bị cháy đến khu B có…
ma lang thang cả ban ngày.


Tuy
thế, nhìn vào những quy hoạch với đầu tư 
ở khu du lịch Đồ sơn, lại thấy cái việc Hải phòng đứng yên là điều may,
may không thể tả nữa đằng khác.


***
Mình làm báo, nên tuyệt nhiên không tin vào thông tin trên báo chí. Nhất là dựa
vào những thông tin ấy để mà bình luận nhận định thì khả năng rơi vào lố bịch
là 99,99%. Sự kiện náo loạn làng báo từ hôm trước tết tới giờ ở Tiên Lãng, mình
tịnh không  viết chữ nào, vì lí do đó.


Trước
khi kể chuyện mắt thấy tai nghe ở Tiên Lãng, mình cóp bài này về. Đầu tiên vì
thấy những phân tích về luật là đúng. Sau nữa, ai hay đọc blog mình hẳn biết,  mình bẩm sinh chúa ghét các loại
hưu trí chuyện gì cũng xía vô phán như đúng zồi. Riêng ông này, từ vụ đất Tiền
Giang, vụ ứng cứ đại biều cuốc hội…cho tới vụ Tiên Lãng, mình luôn luôn xếp vào
hàng, rất trơ tráo.


*** Những chữ in nghiêng là ý
kiến của ông Đặng Hùng Võ phát biểu trên Tuổi trẻ- một tờ về cơ bản đáng
tin duy nhất, ở dạng bài phỏng vấn, so với cả làng báo hiện nay.


1. Với các quyết định giao
đất cho ông Vươn, phải khẳng định không thuộc trường hợp đất công ích do cấp xã
đứng ra đấu thầu, cho thuê trực tiếp để tạo ngân sách xã. Đây là việc giao đất
cho hộ gia đình cá nhân, theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định
64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng
cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì thời hạn giao đất được Luật đất
đai quy định là 20 năm.
Cách tính thời hạn được xác định nếu quyết định đó giao sau ngày 15-10-1993 thì
được tính từ thời hạn ban hành quyết định giao đất. Nếu giao đất từ trước thời
điểm trên thì bắt đầu tính thời hạn từ 15-10-1993. Như vậy, thời hạn mà huyện
Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn quy định 14 năm là trái luật, mà phải giao 20
năm mới đúng.


Cần chú ý rằng gia đình anh Vươn đã có đất 64 ở Bắc Hưng.
Ông Vươn đã được giao đất Nông nghiệp ổn định lâu dài tại nơi ông Vươn thường
trú xã Bắc Hưng cùng chung với gia đình 7 khẩu là 2940 m2 (bình quân 420
m2/khẩu).
Tại thời điểm ra quyết định giao đất làm đầm thì đây không phải là đất nông nghiệp
mà là quỹ đất bãi bồi ven biển chưa sử dụng, đã được khai tại tờ bản đồ số 9
kèm theo sổ thống kê thời kỳ đo vẽ năm 1985 (BĐ 299) chỉnh lý năm 1990 thể hiện
thửa 43 diện tích 33.600 m2, thửa 44 DT 60000 m2, thửa 107 DT 63.800 m2, thửa
169 DT 99.000 m2 và thửa 168 DT 13.540 m2 đều ghi là bãi cát, bãi bồi (các thửa
này là vị trí diện tích 21 ha), còn phần ngoài hướng ra biển (phần diện tích
19,3 ha) chưa được thể hiện trên bản đồ.
Điều này chứng tỏ đây là đất bãi bồi chứ không phải đất 64.

Trích Luật Đất Đai 2003
Điều 80. Đất bãi bồi ven sông, ven biển
1. Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi bồi ven sông, đất cù lao trên
sông, đất bãi bồi ven biển và đất cù lao trên biển.
2. Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào
thì do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó quản lý.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường bị sạt
lở do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý và bảo
vệ theo quy định của Chính phủ.
3. Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất
hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.

Đất bãi bồi ven sông, ven biển chưa sử dụng được Nhà nước giao cho hộ gia đình,
cá nhân tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất để sử dụng
vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Đất bãi bồi ven sông, ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng
năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối.
4. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển
thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn giao đất còn lại.
5. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất
bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng.


2. Quyết định giao bổ sung
19,3ha đất do huyện Tiên Lãng ký ban hành ngày 9-4-1997 nhưng lại tính thời
điểm giao đất từ ngày 4-10-1993 rồi UBND huyện lý giải việc tính thời hạn như
vậy vì ngày 4-10-1993 đã có quyết định giao 21ha đất cho ông Vươn, nay chỉ giao
bổ sung nên tính cùng một thời điểm cũng không đúng.
-Luật đất đai 1993 không cho phép tính như vậy. Nếu thời điểm năm 1997 huyện
Tiên Lãng ban hành quyết định điều chỉnh diện tích giao đất thì có thể được,
nhưng quyết định năm 1997 của huyện Tiên Lãng là quyết định giao đất bổ sung,
do vậy thời hạn giao đất bắt buộc phải tính từ ngày ban hành quyết định
9-4-1997, thời hạn giao đất cũng phải là 20 năm, tức là đến năm 2017 mới hết
hạn. Còn việc giao 21ha đất vào thời điểm năm 1993 thì được tính đến năm 2013
mới hết hạn.


Tất nhiên vì đây
không phải là đất nông nghiệp 64 cho nên lập luận này của bác không còn đúng
nữa, đây là cái sai thứ hai của bác.
Theo Luật Đất đai 1993 thì khu vực này thuộc nhóm đất mới bồi (Điều 50 Luật Đất
đai 1993: “Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định.”),
đất chưa sử dụng (Điều 72 Luật Đất đai 1993). Như vậy, Luật 1987, Luật 1993 đều
cho phép điều chỉnh theo các quy định riêng của Chính phủ. Đến lượt mình, tại
Nghị định 64/1993 và các nghị định sửa đổi, bổ sung sau đó như Nghị định
85/1999 và Nghị định 04/2000, Chính phủ ủy quyền cho UBND cấp tỉnh. Cụ thể,
khoản 3 Điều 5 Nghị định 64/1993 quy định: “3. Đối với đất trống, đồi núi trọc,
đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương
và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông
nghiệp.”
Khoản 5 điều 70 Luật đất đai 2003 nói rõ “5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi
trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa
vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, ông Đoàn Văn Vươn được giao 40,3 ha đất, dù không theo thời hạn chung
(20 năm) là không có gì trái luật.[RIGHT][B]Nguồn[/B]:
Diendan.Eva.Vn[/RIGHT]
.


3. Hiện nay việc giao đất
theo nghị định 64 nếu tính từ thời điểm sớm nhất là từ ngày 15-10-1993 thì chưa
có trường hợp nào đến hạn phải thu hồi và cũng chưa có địa phương nào xem xét
xúc tiến thu hồi vì chưa có chủ trương chung là thu hồi hay giao tiếp. Với diện
giao đất 20 năm đến nay Quốc hội cũng chưa quyết là hết thời hạn giao đất thì
làm gì.
-Nên việc huyện Tiên Lãng lại chủ động làm trước về chủ trương là điểm sai nữa


Lại một cái sai lầm
nghiêm trọng nữa của bác Võ. Luật pháp là cái khung mà chúng ta phải theo. Mấu
trốt ở chỗ chúng ta không được làm những gì luật pháp cấm, nhưng được phép làm
những gì mà trong luật chưa nói tới.


4. Còn nếu thu hồi để giao
đất cho dự án đầu tư được phép nhưng việc thu hồi này phải căn cứ vào nghị định
84. Với quyết định thu hồi 19,3ha đất đối với ông Vươn thì mục đích thu hồi
không rõ ràng. Giả sử có thu hồi giao cho dự án đầu tư thì tại thời điểm ban
hành quyết định ngày 7-4-2009 phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của nghị định
84. Tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương
án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi
đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và
công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị
thu hồi đất... Nhưng trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối
với diện tích 19,3ha không có nội dung nào ăn nhập với nghị định 84, và đây
cũng là điểm sai.


Huyện làm cả mà bác ko biết


5. Huyện Tiên Lãng có
những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông
ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10 ha.


Quan điểm này cũng không đúng. Quyết định 773-TTg ngày
21-12-1994 của Thủ tướng Chính phủ “Về chương trình khai thác, sử dụng đất
hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng” là
Quyết định liên quan đến các dự án, trong đó các đề án tổng quan của Thành phố
được gửi về Bộ phận thường trực Chương trình trước tháng 8-1995 để xem xét, còn
địa phương dựa vào đề án chung tổng quát mà đưa ra phương án xây dựng các dự án
cụ thể và cân đối kế hoạch trong 5 năm 1996 – 2000 và kế hoạch hàng năm trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Rõ ràng về mặt nội dung và thời gian thì
đây là những chương trình và dự án hoàn toàn khác biệt với việc giao đất bãi
bồi cho gia đình ông Vươn với mục đích nuôi trồng thủy sản. Do vậy không thể áp
dụng máy móc quyết đinh 773-TTg cho trường hợp của ông Vươn được.


Kì 2: Tiên Lãng bắt  đầu sai từ đâu?


Kì 3: Vươn trên báo khác Vươn
ngoài đời những gì?


Kì cuối: Gốc của mọi gốc.



Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

THƯ GIÃN

Chuyện nghe được từ một bác
ngân hàng, thề không bịa thêm chữ nào.


Lợi ích của bảo vệ


Cựu thống đốc Nguyễn Văn Giàu
được cho là người  sính tiếng Anh. Bác nói rất dễ nghe mỗi tội mọi
người trình kém nên ít hiểu. Một sáng, khi đang tập thể dục quanh Hồ  Gươm, ông Tây già  chạy ngược chiều, biết bác quan chức nhà nước
nên chào rõ to: good morning. Bác đáp
lời rất nhiệt tình to không kém Nguyễn
Văn Giàu.


Chú bảo vệ chờ tới tận tối
mới dám thưa, sáng nay ông Tây chào buổi
sáng chứ không phải hỏi tên chú đâu ạ.


Sáng hôm sau. Nhằm sửa sai,
vừa thấy bóng ông Tây là bác  chào trước,
phát âm rất chuẩn, gút mó nìng.


Ông Tây tươi cười đáp lại,
phát âm cũng rất chuẩn, Nguyễn Văn Giàu.


Bất hạnh thay cho ông Tây,
ông không có bảo vệ để bảo cho biết, tiếng Việt  đấy không phải là từ chào buổi sáng.

Nôngdân Thăng Đinh phải làm gì?

Bài này copy từ blog An Hoang Trung Tuong vì Beo đồng suy nghĩ với nhà
bác này. Nhân đây cũng trả lời một vài bạn hỏi, Beo có phải là nhân vật nọ nhân
vật kia trên blog Trung tướng hay không? Câu trả lời của Beo là chưa bao giờ
tham dự vào các cuộc đàm đạo hay tranh luận trên blog này và nếu có cũng không
bao giờ dùng các nick nào khác ngoài Beo.


Beo đã về đến SG, việc xuống Hải phòng như đã hẹn với P-P tạm lùi
lại một hai ngày vì phải trình diện cơ quan không chúng nó đuổi việc.



Thăng Đinh tiến-thân nhờ các hoạtđộng
đoàn-đội tintin: đànđóm, hátxướng, bóngbanh, vươnvươn nhắngnhít, bằng tưchất
một kếtoánviên hạng xoàng. Tại những doanhnghiệp đông ngàn-vạn culy kiểu
Tổngcôngty Sông Đà hoặc Tậpđoàn Dầu Khí, Thăng Đinh có-thể rực-sáng như Mặt
Trăng bởi những cú xécbít lộn-cầu-vồng hay những điệu sôlô ghita nẩy-lửa, nhưng
để đóng bộtrưởng, thì kỳvọng của Ba Dzũng & Co vào tàicán Thăng Đinh thật
hàihước như ước-muốn bắt lợn-mán thổi sắcxôphôn (*).


Trung Tướng phán, vấnđề của Thăng Đinh là
hehe, giống ông lợn-mán không-thể tìm nốt Si Giáng kể-cả trên một cây sáo-trúc,
em ý không-thể biết mình cần làm gì. Giaothông Xứ Lừa đang nằm mức Zero Mùmịt,
mà Thăng Đinh lại tung đòn nhằm mẹ những điều ngớngẩn: tắc-đường, tainạn,
đua-xe.


(i) Tắc-đường Xứ Lừa, dù trông rất kinhtởm,
nhưng chắcchắn chưa phải thảmhọa. Đây chỉ là vấnđề riêng của hai thànhphố lớn, Hanoi và Saigon . Thay-vì
hỗtrợ và địnhhướng, Thăng Đinh lại dẫm mẹ lên hànhtung khíphách của hai vị
thịtrưởng, thật nhảmnhí quá.



 (ii)
Tainạn giaothông Xứ Lừa, dù thựcsự thảmhọa, nhưng chắcchắn không phải món
dễdàng có-thể nhai nghiếnngấu trong một/vài nhiệmkỳ bộtrưởng.


(iii) Đua-xe Xứ Lừa thì, hehe, là vấnđề của
Ngựa Non Háu Đá, chứ của Bộtrưởng Giaothông chó đâu?


Vậy nôngdân Thăng Đinh phải làm gì?


(1) Đường-sắt Lừa nộiđịa và quốctế


Mời coi chút hình phân-ga Trần Quý Cáp, thuộc
Ga Hanoi, thủđô Lừa:


Đã 20 năm, ông Trần Quý Cáp không đổi/sửa dù
chỉ một viên gạch nền. WC côngcộng ông mất nước 80 giờ/tuần. Sảnh ông rộng 100m2,
ngấpnghé nửa sân tennis chuẩn.


Cầu-vượt chưa từng tồntại nơi đầu-mối
đường-sắt quốcgia này. Hànhkhách, dù cụt sạch cẳng hay địu baby, dù già-mốc-mép
hay chửa-xệ-mông, đều tựnguyện bê/lôi hànhlý mình qua các lớp ray/tàvẹt khổ 1.0
bọn Pháp Thựcdân lắp cách nay 1.2 thếkỷ để leo toa (cao 90cm, tầm ngực người-


Trung Tướng không nghĩ Thailand dứtkhoát phải trội Lừa mọi
nhẽ. Nhưng in-fact, xuấtphát gần cùng nhau (189x vs 188x), cũng xài 1.0
rail-gauge và cơbản single-rail, với dânlực kém nhiều (65mil vs 90mil), mà
4,100Km đường-sắt Thailand đang chuyênchở mỗi năm 50 triệu lượt dukhách (cỡ 8.5
tỷ khách-km) và 17.0 triệu tấn hànghóa (cỡ 4.4 tỷ tấn-km, đaphần hàng
container, quãng 800,000 teu), còn 2,600Km đường-sắt Lừa cõng vỏnvẹn 11.6 triệu
khách và 8.0 triệu tấn hàng (**).


Mặt quốctế, đường-sắt Thailand kết-nối hoànhảo Mã, Miến,
Miên, Lào. Đường-sắt Lừa thậmchí chưa nối được China . 80% giaothương Lừa Tầu vẫn
cưỡi xe dưới-bốn-bánh. Đơngiản vậntải đường-sắt Lừa vừa đắt lòi lưỡi, vừa
bẩnthỉu hởhang, vừa mongmanh thiếu tincậy, vừa nguyhiểm khó-lường, vừa quanliêu
mệtmỏi, vừa phứctạp lằngnhằng.


 (*)Xécbít:
Aka Service, thuậtngữ môn Volleyball aka Bóng Chuyền.


Lộn-cầu-vồng: Một lối Xécbít đẳngcấp.


Lợn-mán: Một loài giasúc không biết chơi
Sắcxôphôn.


Sắcxôphôn: Aka Saxophone, một loại nhạccụ
Lợn-mán không biết chơi.


(**) 1.0 rail-gauge: Aka Đường Ray khổ
1.0m cổđiển.


Single-rail: Aka Đường Sắt Ray Đơn cổđiển.


Teu: Aka Twenty-foot Equivalent Unit,
đơnvị đếm Container.


 


 

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

NHỮNG CON LƯƠN THỜI ĐẠI (hết)

Quả là
bất hạnh và hài hước thật, ở cái thời mà Mỹ chúng đang mơ làm thế nào để đi ỉa
trên mặt trăng cho…thơ còn lũ Trung Quốc đang nghĩ cách làm sao để qua mặt Mỹ
nhằm thống trị thế giới thì vẫn còn đó một tộc người (cả trong lẫn ngoài) đang
còn ngồi loay hoay thắc mắc: trí thức là gì và thế nào mới được coi là…trí
thức? Hihi. Nghe cứ như lũ thần kinh đang vọc cứt bỏ mồm rồi ngơ ngác: cứt bắt
đầu từ đít, đít bắt đầu từ đâu, ôi anh đéo biết nữa, cứt và đít gần nhau?


Ở một
nơi còn ngớ ngẩn đến ngốc nghếch và mang nặng thứ tư duy trẻ con thì chả lạ khi
có nhà khoa học nào đó có trọng lượng tý là lao ra kéo nó về phía mình và nhỡ
ngày đẹp giời, nó làm điều gì khiến ta phật ý thì y như rằng lăn ra…dỗi. Bệ
rạc, nhếch nhác đéo thể tả. Thì cứ nhìn vào những Nguyễn Quang Lập, Osin đang
“bứt rứt không yên” vì dăm ba câu nói có vẻ thân thiết với chính quyền của Ngô
Bảo Châu hay Phạm Thị Hoài xót xa, cay đắng bởi đôi lời phát biểu của Chu Hảo
thì rõ cả. Hà Cao đéo quen bịa ra mà nói.


Phải
nói thật, trong cái đống luôn tự nhận mình là trí thức chân chính ấy, mình chưa
bao giờ động đến Osin. Đơn giản bởi mình cực rạch ròi và đủ văn minh để không
đánh đồng Osin ngang hàng phải lứa với Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Nguyễn
Xuân Diện, Phạm Toàn…bởi nói về level, Osin hơn hẳn. Khác với những thể loại
bàn chính trị bằng những thứ thơ văn hò vè vẽ múa 3 xu vớ vẩn, đúng sai bàn sau
nhưng chí ít Osin còn chịu khó dùng lý. Tuy nhiên ở lần này, mình buộc lòng
phải lôi Osin vào bởi mình khá buồn cười trước cách nói của giai này ở đâu đó.
Osin viết:


“Anh
Gau Pham nói thế là không lắng nghe kỹ ý kiến của mọi người. Không ai phản đối
việc GS Châu hợp tác với chính quyền. Vấn đề là, một nước nghèo như VN làm gì
cũng phải tính thứ tự ưu tiên, đầu tư 631 tỷ cho viện toán trong khi tiền bạc
đang cần hơn cho những đầu tư khác ở ngay chính trong lĩnh vực khoa học và giáo
dục. Không nên nhắc chuyện cái nhà làm gì và tiền, thì nghe đâu Viện Toán chũng
chỉ mới được giải ngân vài tỉ. Nhưng, khi GS vừa nhận giải Field, tôi viết trên
FB, mong ông ở lại nơi mà ông có thể cống hiến nhiều nhất cho toán học. Trong
thời đại ngày nay, những cống hiến có giá trị dù của ai và ở đâu cũng đều cần
thiết cho người VN. Dù không làm ra, người Việt vẫn được hưởng lợi từ I phone
của Steve Jobs và FB của Mark Zuckerberg. Thực ra, thành tựu của Ngô Bảo Châu
hay Đặng Thái Sơn, đối với người VN, chỉ mới có giá trị ở mức độ tạo ra nguồn
cảm hứng. Chính vì thế mà một tiếng nói của các anh ấy, không cẩn thận, nó có
thể chuyển cảm hứng của công chúng đi theo một chiều hướng khác.”
Dõi
theo một số bài viết của Osin, mình chả xa lạ gì “lý tưởng” của giai này và đủ
tinh để nhận thấy đó chỉ là những dòng đãi bôi, lươn lẹo của một tay mõm chuột.
Với những gì Osin đã viết từ trước đến nay, phải đần độn lắm người ta mới chả
biết Osin là kẻ ngày đêm chủ trương phá bĩnh bằng cách nói ngược với những gì
chính phủ đang làm một cách kín đáo. Tỷ chính phủ làm A, Osin sẽ vẹo thành B,
và ngược lại. Thế thì, có chắc khi chính phủ dồn 631 tỷ cho những đầu tư khác
thì Osin sẽ thỏa lòng không đấy hay đến lúc ấy lại giở quẻ bảo rằng toán là môn
khoa học cơ bản, là cốt lõi của giáo dục và người có tầm nên biết tập trung đầu
tư chứ không nên dàn trải mà thiếu hiệu quả. Nghi lắm đấy Osin nhé! Lại còn
“Không ai phản đối việc GS Châu hợp tác với chính quyền”, lại còn: “mong ông ở
lại nơi mà ông có thể cống hiến nhiều nhất cho toán học. Thực ra, thành tựu của
Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn, đối với người VN, chỉ mới có giá trị ở mức độ
tạo ra nguồn cảm hứng.” Điếm xảo! Sao Hà Cao bảo thế? Bởi giả sử GS Châu làm
mặt lạnh với chính quyền thử xem, chả khéo Osin lại chả lồng lên mà tru tréo
đấy đấy, đến hiền tài mà chính quyền Việt Nam còn bỏ bê, chả chịu trọng dụng
nên người ta mới bỏ nước mà đi đấy. Lại chả la làng trên facebook rằng eo ôi có
chính quyền nào phí phạm, thờ ơ và vô trách nhiệm với đội ngũ trí thức như
chính quyền Việt Nam không? Điều này là chắc chắn. Tuồng này xưa, tích này
cũ mẹ nó rồi Osin mõm chuột ạ, thay đi là vừa bởi cứ diễn đi diễn lại mãi một
vở thì chán lắm. Cần kịch bản mới, điện thoại cho Hà Cao, nể là trí thức chân
chính, Hà Cao lấy giá vừa phải. Nhé!


Một
trong những yếu điểm của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay là
quan liêu và thiếu sự quan tâm đúng mức đến các nhân tài, cả trong và ngoài
nước, đặc biệt là đội ngũ du học sinh. Thế nên báo chí Việt Nam trong
nhiều năm trở lại đây mới xuất hiện cái gọi là “chảy máu chất xám”.


Chịu
khó nhìn lại sẽ thấy có vẻ như người Việt có vô vàn thói xấu mà một trong những
thói xấu ấy chính là rất chịu khó bội bạc, phản trắc. Phải chăng vì thế mà
trong kho tàng văn học dân gian của người Việt người ta thấy có sự lặp đi, lặp
lại những câu, những dòng vừa như oán trách, vừa như căn dặn đời sau.


Ví dụ,
về thành ngữ ta có những: “Tham sang phụ khó”, “Có mới nới cũ”, “Có trăng quên
đèn”, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”… Về ca dao ta có những
câu, những dòng đau đớn thế này:


“Thuyền
về có nhớ bến chăng,


Bến thì
một dạ khăng khăng đợi thuyền”


“Rủ
nhau xuống bể mò cua
Ðem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi, chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.”


“Tưởng
giếng sâu em nối sợi dây dài


Ngờ đâu
giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”


Xuyên
suốt qua bao thời kỳ từ lúc truyền miệng đến nay, văn học Việt luôn bị ám ảnh
bởi sự phản bội, đủ các kiểu. Dễ thấy như Tú Xương thì gào lên: “Cha mẹ thói
đời ăn ở bạc” (Thương vợ), đến lượt Hồ Xuân Hương nỉ non: “Đừng xanh như lá bạc
như vôi” (Mời trầu). Đến Nguyễn Bính thì hụt hẫng: “Hôm qua em đi tỉnh về/Hương
đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Và nếu bạn chịu để ý sẽ thấy sở dĩ mà văn Nguyễn
Ngọc Tư được đón nhận mãnh liệt cũng là bởi trong văn của nhà văn này luôn đầy
rẫy những thân phận bị bỏ rơi hay, bạc đãi. Văn của Tư chưa hẳn đã quá độc đáo
hay xuất sắc gì nhưng nó giống như một liều thuốc chữa đúng bệnh, gãi đúng chỗ
ngứa của người Việt. Người ta cảm thấy ấm lòng khi đọc nó và văn Tư luôn “hot”
cũng là vì thế. Nhiều lúc mình thầm hỏi mà lạnh gáy, bởi có lẽ ở dân tộc này,
người ta đã bội bạc nhau nhiều lắm chứ nếu tử tế được thì cần gì đến ngần ấy
thứ chỉ để điểm chỉ một hành vi.


Trở lại
với câu chuyện “chảy máu chất xám”, với những con người của một dân tộc như thế
- tức là luôn trong tư thế sẵn sàng bạc bẽo bất kỳ ai, kể cả bố mẹ, anh em, gia
đình, chồng vợ, bạn bè đến nguồn cội mà vớ phải một chính quyền thờ ơ, lãnh
cảm, không biết khơi gợi hay trải thảm kêu gọi họ trở về thì có gì là khó hiểu
chuyện chất xám bốc hơi hay vỗ cánh bay đi. 

COPY CỦA HÀ CAO (CÓ CẮT BỚT VÌ DÀI QUÁ)


Trích phần tiếp
theo


Thực ra mà nói, về công tác
trọng dụng nhân tài chính quyền Việt Nam
làm cực kém. Điều này làm không ít người nản lòng, trong đó có mình. Thế nên,
chuyện nhà nước đãi ngộ GS Châu, mình thấy điều đó hoàn toàn bình thường nếu
chẳng muốn nói đó là việc cần làm và thế, đã là trễ. Không chỉ với những nhân
tài mang tầm vóc như GS Châu mà còn phải tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho những người
tài, nhất là lực lượng du học sinh trở về để phụng sự đất nước. Một chính quyền
thờ ơ, lạnh nhạt với nhân tài chắc chắn đó là một chính quyền vô trách nhiệm và
có tội với dân tộc.


Song, cũng nên nhìn thấy,
chính quyền tạo điều kiện, trải thảm là một chuyện còn việc có bắt tay với ai
đó hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nói cách khác, chính quyền
muốn mà ai đó chả (hoặc chưa) muốn về thì chịu thôi và bạn cũng nên biết ở
level chính phủ, bạn đừng mơ họ sẽ hạ xuống để cầu cạnh bạn dù xét về tài, tài
bạn ngang bằng trời. Bởi không chỉ là nơi vận hành đất nước, chính quyền còn là
bộ mặt, là nơi gìn giữ thể diện quốc gia. Ít hay nhiều, người Việt trong nước
vẫn còn đó sự kiêu hãnh của họ và chính quyền không bao giờ được phép bước qua
điều đó. Đơn cử như Phạm Duy, có thể chính quyền và người dân luôn mong muốn
Phạm Duy (và nhiều nghệ sĩ khác) trở về để phục vụ cho đồng bào mình đấy nhưng
trước hết tự thân Phạm Duy phải biết hướng về cội nguồn đã. Còn với Đặng Thái
Sơn, tài thì tài đấy nhưng anh ấy muốn sống ở đâu, cống hiến cho ai là việc của
anh ấy. Anh có lên thiên hà mà chơi dương cầm trên ấy cho sang trọng cũng là
quyền của anh ấy và nếu anh ta không muốn về thì chính quyền họ cũng đâu nài nỉ
làm gì. Vài năm anh đảo về diễn một lần, mỗi lần vài tiếng thì cứ việc và anh
hoàn toàn có thể ra đi bất kỳ lúc nào anh muốn. Với Ngô Bảo Châu, nếu GS chẳng
tha thiết hay không có mong muốn đóng góp cho đất nước thì bạn đừng mong chính
phủ của Nguyễn Tấn Dũng sẽ lao theo nắm tay Châu rồi bảo: “Chúng em van anh,
chúng em lạy anh và mong anh hãy trở về cho chúng em đỡ mang tiếng”. Chuyện này
nếu có, chỉ diễn ra trong mơ hay trong đầu của những kẻ khéo tưởng tượng.


Rõ ràng rằng mối quan hệ giữa
chính quyền và GS Châu nó dựa trên tinh thần tự nguyện. Đó là cả hai cùng nghĩ
về một hướng một cách rất tự nhiên chứ chẳng có chút gì gượng gạo hay lợn cợn
gì trong ấy cả. Hướng đó là hướng nào? Xin thưa là hướng dân tộc. Có thể cả hai
có ít nhiều sự khác biệt trong tư duy, đường hướng nhưng nếu ta xâu chuỗi lại
từ gốc gác, truyền thống gia đình lẫn quá trình học tập, trưởng thành của GS
Châu người ta thấy rằng, chả có lý do gì để Châu phải lạnh nhạt với chính quyền
hay buộc phải lao đi chống đối chính quyền để lấy cho bằng được cái tiếng trí
thức cho sang trọng cả.


 

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

DÉDÉ

Họ nội mình  mang
đầy đủ các yếu tố đặc trưng của lịch sử toàn dân tộc Việt. Phe cộng sản tập kết
ra bắc hàm vị tướng tá và nhớn hơn nữa có cả. Phe cờ vàng ở lại miền Nam chả kém
cạnh phần óach xà lách. Tuy nhiên, việc hòa giải dân tộc trong phạm vi nhà giải
quyết xong cực sớm, ngay trong năm 75 và lãnh tụ của cuộc cách mạng vĩ đại này là bà
nội, người cả ngày chả nói một câu và không biết chữ.


Dédé giống hệt bà nội không
chỉ ngoại hình mà cả đặc điểm suốt ngày không nói một câu. Già nửa cuộc đời gái
con mới té ngửa, Dédé còn nhớ tiếng Tàu ngon lành khi tám với dân Sing.


Dédé là kĩ sư điện máy bay,
học bên Trung quốc. Ngày chiến tranh, chuyên gia Liên xô từng khuyên nếu không
có kính bảo vệ chuyên dụng, về già các thợ sửa máy bay Việt sẽ  bị mù vì cháy hoàng điểm. Nguyên nhân do bộ phận
gì đó (rất khó nhớ tên), có độ sáng ngang  lửa hàn mà phải nhìn chăm chắm vào suốt. Mắt
Dédé giờ  còn 3/10.


Không chỉ mắt, răng cỏ Dédé
cũng có vấn đề, dù năm nay mới tám mấy.


Từ thuở mình nhận thức được
cho tới giờ thấy Dédé tuân thủ triệt để phương châm sống, sợ vợ chỉ là chiến
thuật còn chiến lược là không sợ vợ. Hai gái con luôn  khuyến khích Dédé vùng lên để có ngày thực
hiện được chiến lược ấp ủ lâu dài kia. Có bận, cách đây chỉ hơn năm, Mémé  hậm hực thông báo Dédé cười khanh khách với
cô bán cháo sườn. Gái con bênh, chả còn cọng răng nào, làm sao cười khanh khách.
Mémé cáu lắm nhưng đuối lí, đành im. Nhưng mình biết thừa,  Lan còn là rình  Điệp  chán.


Thuở mình chưa có con, đi đầy
năm đầy tháng về  hay bình phẩm em bé nọ
kia. Dédé bảo, con người ta sinh ra đầy đủ mặt mũi chân tay là đẹp nhất rồi.
Không được chê bai. Dédé cũng tịnh không bao giờ bình phẩm về đồ ăn. Vì thế, đẩy
khả năng sáng tạo ra các món ăn của Mémé lên tầm cao chót vót, ví như trộn
hai  bát canh cải và canh mùng tơi cũ
thành một bát nóng hổi mới. Con cái có hét toáng lên thì Dédé vẫn bình tĩnh ăn,
mà trông lại ngon lành mới chết chứ.


Nhìn một cụ già  lọm cọm không răng, mình không hình dung được
từng có ngày, Dédé biết chơi măng đô lin và có cả, cố nhân xưa.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

MỸ DẠY GÌ CHO SINH VIÊN NGÀNH TRUYỀN THÔNG?


Bây giờ trình độ phóng viên, cũng như của tổng biên
tập các báo, ở mức kém không thể hơn được nữa.


Mình khoái câu này của
blogger Giao quá, chép về dù nó cũng chả đặc sắc gì so với hàng nghìn, hàng vạn
câu từ chê bai tới chửi bới sự dốt nát vô đối của bọn nhà báo bây giờ.


Tiếp nhận cả chục sinh viên
đến thực tập, phát chán không buồn nghĩ, 
trong trường báo chí, người ta đang dạy cái quái gì để ra lứa phế thải đến
thế này.


Chưa nói tới kiến thức  gì cao xa, mình nói đơn giản như chuyện đi
máy bay thôi. Nếu đọc những gì các báo mạng viết, thì có thể khẳng định cả cái
tòa soạn ấy chưa từng đi bằng phương tiện này bao giờ. Bởi đơn giản nhất như
cái cửa thoát hiểm, theo chỉ dẫn ghi công khai, tối thiểu phải 3 động tác,
trong đó có 2 động tác mạnh, mới có thể bung ra được. Trong các chuyến bay quốc
tế, những người không đủ sức khỏe như già yếu, trẻ em, không được ngồi ở hàng
ghế có cửa thoát hiểm. Vậy nhưng các báo nhà ta (không ít lần mới kinh) tường
thuật y sì lời mấy thằng mất dạy là chỉ  vô tình bấm nhầm mỗi 1 cái nút là cửa nẻo văng
ra. Cái đợt ầm ào bênh vực ông võ sư Khương cũng vậy. Luật hàng không Mỹ xếp tất cả các hành động hay lời nói không
tuân thủ  tiếp viên trong các chỉ dẫn an
toàn bay vào tội đe dọa an toàn sống
người khác
. Nếu biết nơi mà chữ sống được
đề cao tuyệt đối thì  sẽ đoán ra mức phạt
này cao thế nào.


Heyzaa, khen shit Mỹ cả ngày
chưa hết thơm. Vậy bọn nhà báo tương lai Mỹ được học những gì trong trường.


Trước tiên là về kĩ thuật của
các thể loại báo hình báo nói báo viết là thuần thục. Ví dụ như trong studio
thực hành môn báo hình, sinh viên năm thứ ba phải điều khiển không một lỗi máy
quay, mix âm thanh, điều chỉnh chính xác đến từng li 48 cái đèn trên đầu hay
một lô xích xông các máy móc phương tiện nghiệp vụ khác.


Chương trình về kiến thức xã
hội cực kì nặng. Triết học, văn học nghệ thuật, các xu hướng chính trị thế
giới, phong tục tập quán của các vùng lãnh thổ… Ngoài giờ trên lớp, thường
thường sinh viên phải tự học thêm từ 2 đến 3 tiếng/ngày. Mùa thi, 2 giờ sáng trong
thư viện trường còn đông nghẹt sinh viên học bài.


Ngoài ra, tuy không được tính
điểm nhưng được đánh thêm dấu cộng lợi thế khi tham gia các hoạt động như thể
thao, đàn ca hát xướng, từ thiện…và đặc biệt làm cộng tác viên cho các báo đài.
Trong hay ngoài trường đều được tính như nhau.


Mỹ không có luật báo chí nhưng
tất cả những chế tài từ các bộ luật liên quan đến báo chí, đều bắt buộc phải
học.


Sở dĩ Beo biết rõ, nói mạnh
miệng vì Gái đẹp đang học truyền thông tại ngôi trường mà ngành này xếp trong
top 5 nước Mỹ. Hình ảnh sẽ bổ sung sau.



Kính báo:


Việc truy tìm nhà hai
mẹ con bà Sakharova sẽ ngưng để  về biên lên
báo kiếm tiền. Đừng có hắt nồi cơm của Beo bằng cách bắt kể tiếp nha hai bạn
TTD và HB.