Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

HOÀNG KHƯƠNG SAI RỒI


*** Mỗi năm, hàng chục, hàng
trăm chiến sĩ công an hy sinh tính mạng vì sự bình an  cho cộng đồng.


Không phải tất cả cảnh sát
giao thông đều ra ngoài đường chặn xe làm tiền trắng trợn  như mấy vụ ở miền Trung vừa rồi. Mà thực ra,
để bắt bọn sâu mọt rác rưởi ấy, cũng chính công an tự làm, ai làm thay nổi. Hãy
thử đứng ở ngã tư, giữa mùa hè, chịu đựng khói bụi, tiếng ồn, nóng bức một
tiếng xem cảm giác ra sao. Thịt da ai cũng là người, họ phải đứng  không chỉ một tiếng và không chỉ một ngày. Cũng
hãy hình dung một ngày không có bóng họ, nơi những thành phố lớn đông đúc chật
chội…


Mình biết, có những em những
cháu, chui rúc rừng rú đuổi theo phạm hình sự. Đối mặt với lũ không còn tính
người hàng ngày hàng giờ.


Lỗi lớn nhất của báo chí là tập
trung đưa quá nhiều vào  thiểu số biến chất,
dễ dẫn tới công chúng hiểu lầm, đánh đồng với  tuyệt đại đa số những  người ngày ngày âm thầm hi sinh kia.


*** Hoàng Khương sai rồi.


Thời buổi này mà vác tiền túi
ra cho hoạt động tác nghiệp, có lẽ Hoàng Khương là hiệp sĩ sót lại cuối cùng
của làng báo. Nhưng Khương làm sai phương pháp và sai chỗ, vung rìu ngay trứơc
mắt thợ cả.


Thời buổi này mà còn yêu nghề
đến sống chết như Khương, hẳn nhiên sẽ xao lãng tình yêu với  đứa con mới 7 tháng trong bụng mẹ, xao lãng
tình  thương với bà mẹ liệt giường ở quê.
Cả gia đình nội ngoại hẳn sẽ mất Tết vì những nôn nóng, muốn xã hội này trong
lành nhanh hơn, muốn uy tín tờ báo khôi phục nhanh hơn, của mình Khương.


Nói đến tờ báo, lại cũng thấy
Khương sai nốt. Khương phải tự nhận thức được những người như mình là những
viên gạch nền móng thuyết phục bạn đọc, ngôi nhà báo chí giờ đây không chỉ toàn
cướp giết hiếp với đĩ điếm trần truồng, vẫn còn đó  loại truyền thông có văn hóa, hướng dư luận
xã hội vào những điều tốt đẹp ở đời. Loại truyền thông được làm nên bởi những
nhà báo đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Bóc nốt những viên gạch nền móng, tương lai gần có thể nhìn thấy rất
rõ, sẽ còn toàn rác rưởi trong nhà kia.


Ai người tử tế, chịu vào nơi
tanh tưởi.


Ai người nhận lãnh, mùi tanh
tưởi.


*** Đừng dồn nỗi ấm ức bấy
nay vào Hoàng Khương, bởi  làm vậy là
nhầm chỗ. Đừng đánh đồng những sơ xuất của hành động nghĩa hiệp với dã tâm của
những kẻ bất lương.


Tầm nhìn xa hay gần của cơ
quan hữu trách, bộc lộ  rõ, những lúc
thế này.


Theo yêu cầu của nhiều bạn
nhà báo, entry này mở comment. Tất cả các comments xúc phạm cá nhân vô cớ sẽ bị xóa
ngay lập tức.

ĐẦU NĂM TÀO LAO VĂN NGHỆ VĂN GỪNG

Nửa đêm. 


Cái đồng hồ trên tường kêu tích tắc, tích tắc. Kim ngắn trỏ đúng con số XII .
Kim dài đang nhúc nhích bò tới con sô I. 
Bóc tờ lịch ngày cuối cùng năm 2011 đỏ chói, cẩn thận bỏ vào xọt rác. Thế là
bước sang năm 2012 được năm phút rồi. Anh bạn tiến sĩ kinh tế ngành địa chất
thủy văn ở nhà bên đáng tuổi thằng con út của tôi không ngủ được, lọ mọ mò sang
xin ly rượu Mèo, ngồi nhâm nhi rồi gật gù :
- Kinh tế Năm 2012 vẫn tăng trưởng tiến lên. Vậy mà văn nghệ văn gừng các bác
năm 2012 chắc vẫn cứ là …là… ậm è, chán ngoét.
- Căn cứ vào đâu mà ông bảo văn nghệ văn gừng chúng tôi ậm è chán ngắt.
- Tiếp xúc với thơ văn của các bác bây giờ oải lắm, buồn ngủ lắm, không khởi
sắc như kinh tế. 
Tôi bảo :
- Khởi sắc cái con khỉ. Kinh tế các chú lạm phát vọt lên hai con số rồi.Lửa
cháy đến đít rồi còn nói phét.
Chiêu một hớp rượu Mèo, anh bạn tiến sĩ chùi mép cười khà :
- Kinh tế như một dòng sông. Lạm phát chỉ là rác rưởi trôi nổi trên. Dân văn
nghệ văn gừng các bác chỉ nhìn thấy rác rưởi chứ không chịu ngụp xuống chiêm
ngưỡng dòng chảy ngầm bên dưới đang chảy cuồn cuộn tăng trưởng ứ trào thêm sáu
phần trăm của cải vật chất cho xã hội Việt Nam năm 2012.
Đến lượt tôi gật gù : 
- Nếu kinh tế như một dòng sông thì Văn nghệ cũng như một cái hồ. Dân kinh tế
các ông cũng chỉ nhìn thấy rác rưởi lềnh bềnh trôi nổi trên mặt nước thôi chứ
không chịu ngụp xuống …
Thấy anh bạn tiến sĩ buông ly rượu xuống, trợn mắt, ngạc nhiên, tôi cao dọng
giảng giải :
- Ở nước nào cũng vậy. Ở thời nào cũng vậy. Văn nghệ là cái hồ. Cái thứ văn
nghệ thời thượng rỗng tuếch lẩn trốn hiện thực chỉ là rác . Là rác nên nó phải
cố ngoi lên mặt hồ, đàn đúm nhau kết bè kết đám để thở. Còn văn nghệ đích thực
phản ánh trung thực đời sống xã hội thì là những dòng chảy ngầm cuồn cuộn dưới
lòng hồ. Dân kinh tế các chú đếch chịu lặn xuống mà giương mắt ra… 
- Vậy hả ?
- Chứ sao.
- Nhưng em cứ xin liều mạng hỏi bác cái hồ văn nghệ xứ ta bên dưới có có những
dòng chảy ngầm cuồn cuộn không ?
- Thì tôi đã nói rồi mà. Xứ nào, nước nào mà chẳng có.
- Cháu e rằng cái hồ văn nghệ xứ ta đếch có những dòng chảy ngầm cuồn cuộn đó
đâu.
-. Cậu chỉ phất phơ tiếp xúc với thứ văn thơ xuất bản bày bán tùm lum lềnh
phềnh trên báo, trên quầy ngoài phố thì làm sao mà đòi lặn xuống tiếp xúc được
với những mạch sóng ngầm , cuồn cuộn các tác phẩm thơ văn đích thực dưới đáy
hồ, đang ẩn mình vì vướng vào hàng búi giây nhợ NHẬY CẢM, vẫn chưa được vọt lên
,trườn mặt ra in ấn phát hành cho thiên hạ thưởng thức cơ chứ. 
- Xin lỗi bố già, nhà cháu đây lặn xuống rồi . Lặn xuống tận đáy rồi. Âm âm, u
u. Im thít.Toàn bùn nhão ngoét. 
- Cái thằng cha này mới có ly rượu Mèo mà đã BAY . Tàu lặn đâu mà ngươi đòi lặn
xuống được tận đáy hồ của chúng tớ.
- Ti tỉ cái tàu lặn bày bán khắp cả nước kia kìa. Máy tính. Mác đê in In te nét
cụ ạ. Em cứ cưỡi cái máy tính in te nét là em xục được xuống tận đáy hồ văn
nghệ văn gừng của các cụ.
- Ừ thì chú cưỡi cái tàu lặn chết tiệt đó. Nhưng chú thân cô thế cô , lại là
dân kinh tế suốt ngày tối mắt tối mũi đi săn tiền thì thời gian đâu mà lượn
khắp đáy hồ được. Chú nên nhớ cái hồ văn nghệ xứ ta rộng lớn lắm, vĩ đại lắm.
chú xục cả đời cũng chưa hết.
Anh bạn tiến sĩ phì cười:
- Em nói trêu bác tí cho vui đấy thôi. Với chúng em thời gian còn quý hơn vàng.
Có mà rỗi hơi em lại lặn xuống mò mẫm, lùng xục dưới cái đáy hồ văn nghệ văn
gừng của các bác. Điên !
- Vậy mà sao chú dám nói văng mạng dưới đáy hồ chúng tôi âm âm, u u. Im thít .
Chỉ toàn bùn nhão.
- Vì em nghe thiên hạ người ta đồn thổi rằng cái hồ văn nghệ văn gừng của các
bác quả là có to thật, rộng thật. Nhưng mà bao năm nay nó chỉ là cái hồ tù nước
đọng. Hi hi. Đã tù đọng thì chỉ toàn rác rưởi và bùn nhão ngoét làm đếch gì có
sóng. Ấy là chưa kể cái mùi nước hồ tù đọng lưu cữu lâu năm bốc lên thì thì …
Hi hi hi…
Bây giờ thì đến lượt tôi - gã nhà văn già há hốc mồm, trợn mắt ra nhìn nó – cái
thẳng cha tiến sĩ kinh tế địa chất thủy văn trẻ ranh đó vừa nốc rượu của mình
lại vừa cười vào mũi mình ./.


Bài này của bác Nguyễn Đình Chính. Mình khoái cái
hình ảnh hồ tù nước đọng nên chép về. Zõ là 1 mũi tên bắn 2 con trym.

MUA NHANH KẺO HẾT


Cuốn 1.



Bob Inglis (hạ nghị sĩ đảng
Cộng hòa): Tổng thống có nói dối người dân Mỹ không khi nói: Tôi không bao giờ
làm tình với người phụ nữ đó ? Tổng thống nói dối đúng không?


Craig (luật sư của Clinton ): Tổng thống đã lầm lạc và gây thất vọng


Chờ một chút. Ông ấy có nói
dối không?


Với người dân Mỹ, tổng thống đã làm họ hiểu lầm và
không nói cho họ biết sự thật tại thời điểm đó.


Vì thế ông sẽ không tin dù cá
nhân tổng thống đã khẳng định rằng tính không hợp pháp hoặc không chi tiết kĩ thuật
nào được phép làm lu mờ đi chân lí đạo đức. Tổng thống có nói dối người dân Mỹ
không khi phát biểu : tôi không bao giờ làm tình với người phụ nữ đó.


Tổng thống không tin mình đã làm điều đó và bởi vì
cách…cho tôi giải thích thưa ngài Hạ nghị sĩ
.


Tổng thống không tin mình đã
nói dối


Không, tổng thống không tin mình đã nói dối, bởi vì khái niệm về tình dục của tổng thống là theo định nghĩa trong từ điển.


Thật tuyệt, bây giờ ông ngồi
trước chúng tôi và rút lại tất cả, tất cả lời xin lỗi của tổng thống.


Không, tôi không rút.


***


Những ràng buộc do cộng đồng
tạo ra có thể mang tính áp bức. Tự do của chủ nghĩa tự do dân chủ được xây dựng
như liều thuốc giải độc cho những lí thuyết chính trị coi con người có định mệnh
cố định-phụ thuộc vào giai cấp hay tầng lớp, vị trí hay thứ hạng, tập quán,
truyền thống hay  tình trạng  thừa kế. Vì vậy, làm sao có thể thừa nhận sức nặng về đạo đức của cộng đồng
trong khi vẫn tôn trọng tự do của con người? Nếu tất cả các nghĩa vụ của chúng
ta không phải là sản phẩm tự nguyện, thì làm sao chúng ta có thể thấy mình có
được chỗ đứng trong cộng đồng trong khi vẫn tự do?


Hai đoạn trên trích
trong cuốn Phải trái đúng sai hoặc Phải đúng trái sai hoặc Phải sai trái đúng đọc
kiểu gì cũng đúng của một bác Há vợt. Nhà Trẻ in. Hồ Đắc Phương dịch.



Cuốn 2.


Cuốn này do nhà Văn
hóa thông tin in. Tác giả là Nguyễn Bích Hằng và Nguyễn Viết Dân. Có dăm chục
trang đóng chổng ngược.


Dạy cách bói toán theo Khổng
Minh thần toán như sau:


Khấn hầm bà lằng Nam mô. Viết ra
ba chữ bất kì (chữ Việt latinh-không phải chữ của cụ Khổng Minh). Mỗi chữ có bao nhiêu chữ cái ứng với bấy nhiêu số ở hàng trăm
chục và đơn vị.


Mình  nghĩ ngay lập tức ba chữ CÓ NHIỀU TIỀN. Và
đức thần toán  phán mình thế này trong
quẻ 254. Ước nguyện đã thỏa lòng rồi. Mới
biết ý chí ở đời cần cao. Mười phần chắc tám chín phần vào. Luôn luôn nắm chắc
phần nào cũng xong.


Khi Trẻ ngày càng in nhiều
sách nghiêm ngắn có giá trị, đáng đồng tiền bát gạo (cùng số trang in nhưng
cuốn 1 đắt gấp đúng 4 lần cuốn 2: 125 ngàn) thì cùng các nhà Đồng nai, Thanh
hóa, nhà xuất bản của Bộ ngày càng rẻ mạt.


Mình mà là lão Thuận FAHASA,
mình cấm cửa mấy loại này.