Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

ĐỐ AI BIẾT: BÁO CÔNG AN ÁM CHỈ AI?

 BÀI TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI CUỐI THÁNG

Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Họ Biến tên Thái ra đời. Phương Đông xuất hiện mống vồng rực rỡ.
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy...
Họ Biến tên Thái tập nói. Gà mái gáy trong kinh thành, chếch phía cổng Đông,
đất sụt 3 tấc.
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Họ Biến tên Thái trở thành ca kỹ. Có nhật thực ban ngày, nguyệt thực buổi đêm.
Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy…
Họ Biến tên Thái trở thành đệ nhất danh kỹ. Mưa gió dầm dề ba ngày ba đêm,
sương phủ kín mặt người giữa trưa hè.


1. Biệt phủ của họ Biến tên
Thái nằm ngay giữa chốn đô hội trong kinh thành. Biệt phủ tường xanh xanh, nóc
vàng vàng, phía trước có cái tượng của họ Biến tên Thái nhìn rất kỳ dị.


Trên bức vách biệt phủ, họ Biến
tên Thái mướn mười nghệ nhân nổi tiếng nhất trong kinh về, cơm ăn nước uống
ngày năm lần, đêm ngủ nệm lông ngỗng, ngày nghe lời hát hay để chạm vào đó bức
hoành phi có nội dung đúc kết lại Bát điều thiên cổ của họ Biến tên Thái.


Tiếp đến, họ Biến tên Thái mướn
thêm hai trăm danh họa họa hai vạn bức tranh có cùng nội dung của Bát điều
thiên cổ để phát tán cho người dân trong kinh thành. Trên nền bức tranh, là
nhân ảnh với y phục thiếu trước hở sau của họ Biến tên Thái.


Nhân sĩ trong kinh thành chất
vấn “Các hạ viết Bát điều thiên cổ nói dân phải làm theo Bái điều thiên cổ của
các hạ, nhưng các hạ lại vận y phục ấy, không phải là phỉ báng thiên hạ sao?”.
Họ Biến tên Thái cười rũ: “Bát điều thiên cổ là để dành cho những kẻ bất trí
làm theo, không phải dành cho mỗ. Bọn văn nhân hèn kém như các ngươi thì làm
sao hiểu được cái uy oai của người có ngân lượng”.


Nhân sĩ nghe câu trả lời của họ
Biến tên Thái, họ biết là không thể cật vấn kẻ ấy, bèn buồn bã thở dài quay
lưng về lại lều tranh.


Đắc chí, họ Biến tên Thái sai
gia nhân, đứng ở bốn góc kinh thành, hét toáng: “Chính Ngọ ngày mai, lão gia họ
Biến tên Thái sẽ phát chẩn tại gia phủ! Kẻ đói rách, người túng thiếu… cứ đến
đó đợi nghe xướng tên mà nhận lãnh thực phẩm!… Kính cáo”.


Giờ Ngọ hôm sau, hành khất trong
kinh thành nháo nhào tìm đến nhà của họ Biến tên Thái. Người câm thì hân hoan,
người điếc thì rạng rỡ, người mù thì nhảy múa, người ghẻ lở thì xuýt xoa… tất
cả đều tán tụng công đức của họ Biến tên Thái.


Vậy mà, một khắc, hai khắc,
ba khắc… lặng lẽ trôi qua. Đến khi ánh dương chìm nghỉm trên tán cây cao trước
nhà họ Biến tên Thái vẫn không thấy lương thực để phát chẩn đâu. Họ gào thét,
họ phẫn nộ, họ hai hay hai đấm, hai mắt tóe lửa, mồm bật máu tươi đòi gà chó,
người ngợm trong nhà của họ Biến tên Thái đều phải trở về cõi u linh. Họ muốn
một cơn mưa máu phải diễn ra. Họ muốn dao vào thì trắng, dao ra thì đỏ. Họ
quyết định làm thủng năm mươi ba lỗ trên người của họ Biến tên Thái.


Nghe gia nô cấp tập thông báo
tình hình, họ Biến tên Thái ngồi trên ghế, cười hăng hắc: “Các ngươi chờ gì mà
chưa gọi bổ đầu. Cái lũ phàm phu tục tử ấy không hiểu thế nào là đùa à. Không
biết thế nào là giỡn à. Thóc lúa trong nhà ta có dư thì để cho chiến mã, trâu
bò, gà lợn của ta ăn, chứ ta rảnh đâu mà cho cái lũ ấy ăn”. Dứt tràng cười, họ
Biến tên Thái lại cúi đầu ăn món huyết yến chưng cách thủy, món ăn cực kỳ yêu
thích của họ Biến tên Thái. 2. Khuya, trời không trăng. Sau khi cạn mười
vò mỹ tửu, họ Biến tên Thái thét gọi gia nhân: “Cho đòi hai đứa có miệng có
mồm, không cần sức khỏe!”.


Ngay tắp tự, hai gia nô phủ phục
ngoài cửa chờ họ Biến tên Thái sai phái. “Hai đứa mày, ngay ngày mai dán cáo
thị khắp kinh thành. Trên cáo thị viết, họ Biến tên Thái ta ngày này, tháng
này, năm này… nằm mơ thấy tiền nhân quở phạt vì cái tội không phát chẩn hôm
nào. Tiền nhân hạ lệnh cho ta trong vòng bảy ngày phải bán gấp biệt phủ này để
thực hiện trọn vẹn cái nghĩa tương sinh. Nếu không, tính mạng khó toàn an. Vì
vậy, nay ta dán cáo thị khắp kinh thành, mời các đại tài chủ đến nhà để thương
lượng việc mua bán. Chỉ có vậy thôi, hai đứa mày lui được rồi”, tài chủ khoát
tay bước vào thư phòng, gia nô dập đầu cúi lạy lùi ra ngõ.


Hôm sau, gia nô dán cáo thị khắp
kinh thành. Thêm lần nữa, dân trong kinh thành bàn tán xôn xao về tấm lòng đại
thiện nhân của họ Biến tên Thái.


Tài chủ bắt đầu thay xiêm y,
đốt hương trầm, ngồi xe tứ mã, tay cầm ngân lượng tìm đến nhà họ Biến tên Thái.


Tài chủ thứ nhất, nói: “Thiệt
là may mắn. Ngay trong thời điểm gạo châu củi quế, người đói đầy đường mà họ
Biến tên Thái lại làm điều kinh thiên động địa, phúc đức nghìn năm như vậy”.


Tài chủ thứ hai, nói: “Lòng người
quả nhiên khó đoán. Mới hôm nào, nhân dân còn oán thán họ Biến tên Thái là uống
máu thiên hạ, bỡn cợt nghèo khó. Nhưng nay, họ Biến tên Thái đã minh chứng
thiện tâm của mình”.


Tài chủ thứ ba, nói: “Mấy hôm
trước, mỗ nghe tiếng chim khách kêu vang dội bốn cửa trong thành. Lại nghe lũ
trẻ trong nhà đồn rằng phía Nam ,
trên tán cây ngô đồng có tiếng phượng hoàng gáy. Mỗ đoán sẽ có người nhân nghĩa
xuất hiện. Thật bất ngờ, người nhân nghĩa ấy chính là họ Biến tên Thái”.


Tài chủ dứt lời, hai tay vái dài,
ra chiều cửu ngưỡng. Họ Biến tên Thái vòng tay đáp lễ, mời tất cả các tài chủ
vào nhà dùng trà.


“Họ Biến tên Thái ta sinh ra trên
đời là để làm những việc vô tiền khoáng hậu. Một nghìn năm trước, sử sách không
có người như ta. Một vạn năm sau, hậu sinh phải chép miệng nhắc về ta. Đức
Khổng, Đức Lão… bàn chuyện đạo, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ta cho đó chỉ là lời
nói ủy mị, hão huyền. Cũng như người đòi hái sao trên trời, vào động tìm thuốc
trường sinh, cỡi gió đạp mây mà bay, đưa tay vớt trăng dưới mặt nước.


Ta không lấy lời nói làm vật để
vinh danh. Ta không lấy sự huyền ảo làm vật phòng hộ. Ta chỉ lấy việc thiên hạ
chạm được, vật thiên hạ nếm được để làm điều nghĩa. Quý tài chủ nãy giờ ngợi
khen, thật khiến ta đỏ mặt. Nhưng, đó không phải là điều không có cái lý của
nó”, họ Biến tên Thái cất tiếng.


Trà Tuyết Sơn được hái khi
búp còn ngậm sương, được sao khi lửa vừa ấm tay, được hãm trong bình sứ già,
được ngâm nước sôi đủ nhiệt tỏa mùi thơm ngào ngạt khắp thư phòng. Nghe họ Biến
tên Thái nói, tài chủ quên bẵng dư vị trà quý đang chờ tài chủ thưởng lãm.


Tài chủ tranh nhau nói, có
tài chủ, vì ham tán tụng công đức của họ Biến tên Thái nên nhai mất luôn lưỡi
của mình lúc nào không biết, máu tươi nhểu ướt cả vạt áo gấm vàng.


“Công đức của họ Biến tên
Thái quả thật là vô lượng. Chúng tôi chỉ là dân con buôn, lấy lãi làm tính mạng.
Nên mời họ Biến tên Thái mau mau nói giá của ngôi biệt phủ này cho chúng tôi
suy tính”, tài chủ đáp lời họ Biến tên Thái.


“Không vội, không vội… để ta nói
sơ qua về căn biệt phủ này đã. Các tài chủ đều biết, nhà ta nằm ở nơi đô hội
phồn hoa, đất có long mạch, quanh năm đón gió mát, không sợ nước lụt bão táp.
Công phu cất dựng thì không phải bàn, thợ khéo tay phải làm ròng rã ba mươi tám
tháng mới hoàn tất. Đó là không tính đến, bức tượng của chính ta và Bát điều
thiên cổ, ta đã kỳ công tạo nên. Vì vậy, giá cả không phải bàn đi tính lại. Ta
nói một giá duy nhất, năm vạn lượng hoàng kim”, họ Biến tên Thái trả lời.


3. Tài chủ nghe dứt câu, tâm thần vô định, tim đập tay
run, mồ hôi đổ ròng ròng trên trán. “Họ Biến tên Thái nghĩ lại, cái giá mà nhà
ngươi đưa ra quả là quá cao. Tại hạ không thể sống trong biệt phủ quái đản của
nhà ngươi, thứ mà tại hạ muốn giao dịch chỉ là phần đất thôi. Sau khi mua được đất,
tại hạ phải phá bỏ hoàn toàn căn biệt phủ đi để cất lại”, tài chủ kỳ kèo.


Nghe dứt câu, họ Biến tên
Thái cười như ngây như dại: “Ta đoán trước các ngươi sẽ không thể mua nổi ngôi
biệt phủ của ta. Bởi không ai cuồng dại đến mức bỏ năm vạn lượng hoàng kim để
mua vật chỉ hợp với lòng ta. Ta đã nguyện rồi, có ai mua biệt phủ thì ta sẽ
dùng hết số ngân lượng ấy để phát chẩn cho thiên hạ. Nay, không ai mua thì ta
lại tiếp tục sống trong căn biệt phủ này. Gia nô đâu, dán cáo thị công bố khắp
kinh thành, giao dịch của ta và các tài chủ thất bại, nên người đói không có
gạo, người rét không có áo như ta đã dự tính. Đừng ngồi mơ đến chuyện không
thật nữa”.


Sau khi cuộc giao dịch ngôi biệt
phủ bất thành, dân trong kinh thành không tin lời của họ Biến tên Thái nữa. Dẫu
có lần họ Biến tên Thái đã cất công vào trong hiệu thuốc của quan đại phu, để
thương lượng việc kính dâng thi thể họ Biến tên Thái cho đại phu mổ xẻ.


Tháng trước, họ Biến tên Thái
quyết định lấy xiêm y của thân mẫu mình để khoác lên người, rồi mời danh họa
đến biệt phủ họa hình dán kín các bức tường trong kinh thành cho thiên hạ
thưởng lãm.


Lần này, thiên hạ không thể không
nổi giận. Họ chỉ mặt họ Biến tên Thái nói như rít: “Các hạ là cái đồ quái đản,
bệnh hoạn. Không còn ra cái giống người nữa. Đến thân mẫu của các hạ, mà các hạ
còn lấy ra để bỡn cợt, thì còn điều vô pháp vô thiên, bất nghĩa bất đạo nào mà
các hạ không dám làm. Mỗ thương hại cho các hạ, bấy lâu khoác danh đệ nhất ca
kỹ chỉ để làm những điều xằng bậy rồi tự cho là khoái lạc”.


Họ Biến tên Thái nghe thiên
hạ mắng một cách chăm chú, nghe mà như nuốt từng lời. Mãi lúc lâu sau, họ Biến
tên Thái mới thủ thỉ với chính mình: “.. Hắc..hắc… Vốn dĩ mỗ họ Biến tên Thái,
thì việc gì mà mỗ không dám làm… hắc…hắc”.


Từ ấy trong kinh thành, thiên
hạ gọi họ Biến tên Thái một cách nhanh gọn là Biến Thái


NGÔ NGUYỆT HỮU


 

LẬP VỚI LUẬN


COPY TỪ LANG KINH


Hôm nay,  BỌ lập đăng
cái entry "Sợ sự thật" : trên http://quechoa.info (Trình IT của iêm
quá tệ nên không lấy link theo kiểu
đây
đây
được, pà con thông cảm nhé. Ai biết thì giáo hóa cho iêm tí đê!)

Trong bài BỌ lập dẫn link bài GS Phan Huy Lê giải thích về hình tượng nhân vật Lê
Văn Tám. Và cuối cùng gút lại mấy vấn đề:



-
Xin cho không bàn đến Nguyễn Văn Bé vì chưa có nguồn công khai, đáng tin cậy.
Nên trong bài này chỉ nói về hiện tượng Lê Văn Tám thoai.
1.
“Thế
nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan
nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà
gs Phan Huy Lê đã nói”.


2.
“Quá đúng!
Thì thì tại sao người
ta sợ sự thật đến thế? Vì sự thật là thứ  luôn gây bất lợi, rất nguy hiểm cho chế độ ta, có phải thế chăng?”


3.  BỌ lập rất đắc ý với câu nhấn mạnh của GS Phan Huy Lê “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu
tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng
dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực” và chắc chắn
BỌ lập coi đó là một thứ bùa, trú để bắn nát những “tượng đài nay mới phát hiện
là giả”


Nói
với với BỌ lập vài lời nhé.


1.    
Thế BỌ lập có biết GS Phan Huy Lê là ai không? Đây ạ! Copy nguyên từ Wiki
Giáo sư, Viện sĩ,
Nhà giáo Nhân dân
Phan Huy Lê
(sinh ngày 23 tháng 2 năm 1934)
là một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam[1], Chủ tịch Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam
: Khóa II (1990–1995), khóa III
(1995–2000), khóa IV (2000–2005) và khóa V (2005–2010).

Vậy Ông Phan Huy Lê đã có đủ tư cách để thừa nhận
sự thật hay chưa? Hay lại phải để Ông Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn xin lỗi và thừa
nhận
để BỌ có thêm một bài “Không ị được
cũng phải để Thủ tướng ra tay.


2.    
GS Phan Huy Lê khi
viết bài trả lời thẳn thắn trước báo chí, Tôi nghĩ Ông không chỉ với trách
nhiệm của một nhà sử học trung thực, của một nhân sỹ trí thức mà còn là một cán
bộ chế độ ta. Và cũng là thực hiện lời căn dặn của GS Trần Huy Liệu (
xin
lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong
Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng
Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng
chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự
kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 -
1948?” sau sự kiện trên.)


3.    
BỌ Đọc bài GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn
Tám, nhưng có lẽ BỌ không đủ kiên nhẫn đọc hết, hay giả như đọc hết mà chẳng
thèm quan tâm xem sự kiện ấy tạo nên vì mục đích gì? cho ai? ảnh hưởng thế nào đến xã hội bấy giờ? tại sao
bây giờ người ta lại trả lại sự thật cho nó. Khi phát hiện ra sự kiện thiếu
niên Lê Văn Tám (Lê Văn là cái họ và đệm thông dụng của người Việt, Tám là cách
mạng tháng 8, cái này do bác Liệu "bịa") không có thật vậy là BỌ đã
nhảy cẫng lên và chạy đi mà “Eureka!” Vì thế, lại xin copy đoạn kết trong bài
của GS Lê tặng BỌ để khi rảnh bọ đọc cho hết luôn nhé.


  "...Ngay đối với những
biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền Thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con
Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm
thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ
sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.


Biểu tượng “ngọn
đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức
của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước
của quân dân ta trong buổi đầu của Nam
kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê
Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.


Đó không phải là
tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật,
một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch
sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một
nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê
Văn Tám..."


Cũng mong những cái thần
tượng đương đại của bọ ( ví như cái người mà BỌ mơ ước được tặng hoa nhân ngày
8/3 vừa rồi) sau này không bị BỌ trăng trối dặn ai đó trả lại cái bản chất thực
của nó.


 


THỜI GIAN

Sà vào đống ảnh cũ, thuở còn
chụp bằng phim 36  tấm, tự dưng buồn thỉu.


Có 3 bức chụp với Trịnh Công
Sơn, 2 bức ở Huế 1 bức ở nhà Mai, dì ruột của nghệ sĩ Bùi Công Duy.


Ngày ấy, sao mọi người đẹp
thế không biết.


Ngày Trịnh mất, cơ man văn
nhân kẻ sĩ lên báo kể về những kỉ niệm với Trịnh như những người bạn vong niên
tâm giao. Mình, không đến Duy Tân và cũng chẳng ra Gò Dưa, ngồi với  Sâm Thương 15 phút quán cóc gần nhà Trịnh.
Hai anh em không nói câu gì, im lặng cho đến khi Sâm Thương bỏ đi. Sâm Thương là
người  biết nhiều nhất những bí mật thuộc về Trịnh. Ông là nhà
văn, nhà viết kịch bản điện ảnh, lâu rồi không xuất hiện nên ít người còn nhớ. Cho
đến tận giờ chưa thấy một lần, ông mượn Trịnh để PR, như các kẻ sĩ kia.


Một người nữa, cũng không
mượn Trịnh để PR như lâu nay rất nhiều người đổ tiếng ác:  Đỗ Trung Quân. Mặc dù nếu muốn, Quân có dư cả tư
cách lẫn những kỉ niệm với Trịnh để mang ra 
xài. Quân, nếu mình nhớ không
nhầm thì giống mình, không phải fan của Trịnh. (Trịnh vs nhạc Trịnh).


Câu cuối cùng mình trao đổi
với Trịnh:


- Ối, sao tay anh lạnh thế


- Tay
lạnh nhưng trái tim anh ấm


Trịnh nhắc câu ấy đến ba lần,
như kiểu đấy là một lời  nhạc vừa sáng
tạo hay  câu danh ngôn.


Nhân nhắc đến Quân. Trong  album có tấm hình chụp với gia đình Họa sĩ Hoàng Ngọc Biên, người Quân
coi như thầy. Thật tiếc nhân vật chính  mình muốn nhớ nhất bị khuất gần nửa
mặt sau mấy bông hoa khô Đà lạt cắm vào  cái gùi Tây nguyên: bà vợ Họa sĩ  và là cô giáo dạy tiếng Pháp cho đứa viết cour thiếu sờ trong một entry gần đây. Bà không biết, cái chữ Sờ kia đã được dùng làm … điểm tựa khốn khổ,  giúp chống đỡ sự xấu
hổ cho một vị dịch giả lừng danh đất Việt thời nay.


Oan cho bà, vì người dạy  viết cour có sờ là một ông thầy, cao to đẹp
giai, ba lần lên xe bông  li dị đủ 3 và 4
lần vượt biên đều không thoát.


Chiều kia, mình đang lơ vơ
trước cửa văn phòng, thầy sầm sập đi ra, mặt tím bầm. Tự dưng thầy nắm khuỷu
tay mình, lôi sềnh sệch khỏi cổng trường. Thầy nấc nghẹn từng chặp, tay giơ mãi
cho mình coi một bao rưỡi thuốc lá Mai và một cái xăm xe đạp, được phân phối
theo tiêu chuẩn.


Hồi đó mình trẻ con,  biết gì về trí thức cũ miền Nam đâu nên chỉ đứng đần mặt. Sau lần đấy thầy cũng không nhớ mình là ai.
Thầy vượt biên lần chót, nghe nói thế, và không biết đi có thoát không.


Những bức ảnh, rửa bằng loại
giấy và công nghệ tốt nhất thời ấy của Thông tấn xã, nên còn đẹp nguyên.


Chợt có ý nghĩ, khi nào nghỉ làm,
mình sẽ bỏ thời gian đi tìm lại, người trong ảnh.

Cuộc chiến giữa các clones

1 – Clone là một chiến lược thành
công


Clone vừa làm dễ thực hiện, vừa dễ
thành công. Copy nguyên vẹn từ các chức năng cơ bản, thiết kế, mầu sắc,
cho tới phương thức marketing, cách thức phát triển và cho tới mô hình kinh
doanh của một web Mỹ, Trung, Hàn vừa đỡ tốn công sức phát triển, vừa tiết kiệm
thời gian. Những gì đã thành công ở nơi khác là đã trải qua thử nghiệm, cân
nhắc, suy nghĩ của nhiều cao thủ khác. Vậy tại sao không “tận dụng sức người
khác” và copy thật nhanh, Việt hóa và sử dụng thế mạnh marketing của mình để
nhanh chóng thành công? Nhiều và rất nhiều người đã chọn con đường này, thực tế
cho tháy nó mang lại cho họ sự tự tin, thành công nhanh và những kết quả rực
rỡ.


2 – Người Việt thích clone


Người làm web Việt thích clone. Họ
clone trực tiếp từ Mỹ, Hàn. Họ clone lại từ clone Tầu. Họ clone lại từ các
clone Việt. Họ clone lại những gì người Việt khác sang tạo ra. Bạn có thể quan
sát thấy các website thành công trên các lĩnh vực báo điện tử, MXH, game, âm
nhạc, mobile, diễn đàn sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm nỗ lực clone, điều
mà hiếm khi thấy ở Mỹ và thường xuyên thấy ở China. Từ đội quân clone này xuất
hiện nhiều người chiến thắng, từ kinh nghiệm clone này, lại phát sinh clone
khác. Thật là một chiến lược tốt và dễ dàng xuất phát.


Người dùng Việt thích tán tụng
clone. Câu chuyện của họ thường là: ai clone nhanh hơn, ai clone giỏi hơn, ai
clone thành công hơn. Lập luận khen ngợi của họ thường là clone với phong cách
Việt (dù không ai nói rõ được phong cách Việt là gì), khẩu hiệu của họ thường
là người Việt ủng hộ sản phẩm người Việt. Ngược lại với văn hóa phương Tây khi
mà bạn thường tìm thấy lợi ngợi khen dựa trên khác biệt, thì hiếm khi bạn tìm
thấy các lời tán thưởng cho các ý tưởng độc đáo, đi trước, khác lạ. Công chúng
yêu thích sự đơn giản và dễ hiểu, cái gì giống cái đã đi trước luôn đơn giản và
dễ hiểu.


Báo chí Việt thích viết về các
clone. Đánh nhau với một người khổng lồ, dù bằng cách clone lại họ dẫu sao vẫn
là một câu chuyện thú vị, dễ viết, không cần  nhiều chiều sâu. So sánh sự
khác biệt tinh tế làm gì cho vất vả, nếu bạn chỉ cần sử dụng vài số liệu bề
ngoài, nhất là khi so sánh với những gì ai cũng hiểu quả là một việc nhẹ nhàng,
lại dễ kiếm pageview


3 – Một thiểu số người Việt không
thích clone


Clone mang lại các sản phẩm Việt
cạnh tranh thành công với nước ngoài, mang lại doanh thu/thành công, sự thỏa
mãn của người chiến thắng, lợi ích cho người sử dụng, tạo ra câu chuyện cho báo
chí và công chúng. Clone tuyệt vời và hữu ích như thế, vậy mà vẫn có một thiểu
số nhỏ không chịu hòa mình vào dòng nước, bằng lòng với những sáng tạo nho nhỏ,
kiên trì với lối nghĩ riêng, nghèo nàn với những thất bại lớn hoặc thành công
tí tẹo. Vậy nguồn động lực nào giúp các innovators này tiếp tục kiên trì? Có
thể là sự cố chấp, có thể đó là cảm giác sung sướng khi nhìn thành phẩm của
riêng mình, có thể đó là ý thích tìm kiếm sự khác biệt, có thể đó là mong muốn
thay đổi thế giới dù là nhỏ nhất, có thể đó là thói quen thích đào sâu tư duy
và hiểu biết.


Nhiều người chọn clone, một số người
chọn sáng tạo, vậy đâu là sự động lực chính bên trong thúc đẩy họ lựa chọn con
đường? Theo tôi đó văn hoá, là các giá trị cuộc sống và xã hội mà mỗi người lựa
chọn.


Văn hóa clone và văn hóa sáng tạo
khác biệt nhau lớn nhất ở các giá trị nào? Theo tôi


- Clones – trọng thành công và sự dễ
dàng
- Innovators – trọng khác biệt và cảm giác tự mình


Tại thời điểm này tỷ số giữa Clone
vs Sáng tạo là 10-1.


p/s: clone trong bài viết này hàm ý
copy gần như nguyên vẹn, khác với bắt chước. Sáng tạo (Innovation) không mang
hàm ý phát kiến (invention) những thứ hoàn toàn mới


copy
từ blog tân ngố