Có ba hạng quan tham gia viết cho trang mạng Quan làm
báo. Beo đặt hạ, trung và thượng.
Hạ, Beo đã viết Ở ĐÂY.
Quy trình tham gia của các nhà báo hạng quan này vào
trang Quan làm báo cụ thể ra sao? Để đỡ mất công dẫn giải, copy về đây những
ghi chép gần đúng hơn cả (về hiện tượng) trước, của các bloggers khác.
Cái này cóp của bạn thaothucsg. Chữ in đậm là lưu ý của
Beo.
Trong khoảng cuối tháng 8 vừa
qua cộng đồng mạng đã chứng kiến tình trạng nhốn nháo thi nhau vào đọc blog
"Quan Làm Báo" để nắm bắt thông tin và rồi…thi nhau thất vọng. Nhưng
cho đến tận giờ này cũng còn rất nhiều người hi vọng…
Trang blog Quan Làm Báo ra đời vào ngày 07/6/2012 và chỉ trong vòng hơn 2
tháng, blog Quan Làm Báo đã thu hút hơn 9 triệu lượt truy cập. Nói đến QLB thì người hay vào đọc trang này
sẽ lập tức nghĩ ngay đến loạt 04 bài thông tin liên quan đến tình hình tài
chính, ngân hàng; liên quan đến các vụ mua bán, sát nhập các ngân hàng và nóng
hổi nhất là các thông tin liên quan đến nhân sự cao cấp của chính phủ và Bộ
chính trị. Và giai đoạn cao trào nhất của QLB chính là thời điểm bắt, tạm
giữ Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải. Câu hỏi đặt ra là tại sao một blog mới như
QLB lại có thể thu hút người đọc một cách nhanh chóng như vậy?
Có thể nói trong 04 loạt bài đầu tiên về tình hình kinh tế, tài chính QLB đã
"đánh trúng" và giải tỏa được tâm lý tò mò của một "bộ phận
không nhỏ" trên cộng đồng mạng khi lý giải những vấn đề sát nhập
ngân hàng, thâu tóm doanh nghiệp bằng những thông tin "tổng hợp từ báo
chí" mà chỉ những người ở trong ngành tài chính-ngân hàng mới hiểu (mà
không nói/hoặc chưa nói). Thực ra vụ việc M&A của Phương Nam Bank với
Sacombank đã được truyền miệng trong giới tài chính ngân hàng từ lâu nhưng
không có ai có đủ thông tin và tài liệu để khẳng định chính xác bản chất vụ
việc. Lờ mờ nhận ra cách làm, cách thâu tóm thì có như để "chắc như đinh
đóng cột" thì chẳng một ai dám khẳng định. Nhận định chung của giới nghiên
cứu kinh tế về những thông tin trên QLB là chính xác đến 60-70%, còn lại là
"chém gió".
Sau "cơn bão" thông tin về tài chính - ngân hàng đi qua, QLB trở lại
với thông tin xào xáo trên mạng. Nhưng vẫn còn đó những hi vọng thông tin tiếp
nối thông tin nên lượng bạn đọc truy cập QLB dù có giảm nhưng vẫn còn khá
nhiều. Chiều ngày 19/8, giới phóng viên mảng nội chính ở Hà Nội bắt đầu xôn xao
vì thông tin bắt bầu Kiên. Không một ai (cá nhân/pháp nhân) xác nhận chính thức
thông tin này. Tin đồn vì thế cứ tiếp tục lan rộng. QLB nhanh chóng đưa tin,
kèm theo vài thông tin về các vụ thương vụ mua bán, sát nhập ngân hàng trước
đây đã từng thông tin tiếp tục được xào lăn (lại). Có vẻ như sự trùng hợp giữa
những thông tin mà QLB đã từng đăng tải về các thương vụ "áp phe"
thâu tóm và sát nhập ngân hàng với việc CQĐT bắt bầu Kiên khiến cho bạn đọc
(ảo) ngạc nhiên pha lẫn kinh ngạc và "thán phục" (?). Báo chí trong
nước "ngơ ngác" nhìn bạn đọc (ảo) chạy về đọc tin trên QLB mà trong
lòng như lửa đốt, máu cạnh tranh nghề nghiệp nổi lên cao ngất, tưởng như có thể
đốt cháy dãy Trường Sơn. Sáng ngày 21/8, báo Tuổi Trẻ Online mới có sự xác nhận
chính thức từ Phó Tổng Cục trưởng TCCS để đăng tin và từ đó, các báo khác lấy
lại để thông tin (và tất nhiên - không quên thêm mắm muối).
Ngày 22/8, lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, báo Thanh Niên đăng tin
"Thông tin bịa đặt" trên báo điện tử để khẳng định: "…một số
trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các
bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên…là hoàn toàn
bịa đặt". Một số trang mạng ở đây có "phần nhiều" là từ QLB!
Chưa dừng lại ở đó, tiếp tục xuất hiện tin đồn bắt tạm giam Lý Xuân Hải - Tổng
giám đốc ACB. Làng báo lại "sôi sục", các nhà mạng liên tục nghẽn
mạch vì điện thoại để "check thông tin" của giới PV. Chiều tối ngày
23/8, các phóng viên nội chính tập trung rất đông trước cửa nhà ông Lý Xuân
Hải. Dù thấy rất rõ lực lượng Công an đi vào nhà nhưng cũng không báo nào dám
chắc chắn để thông tin với bạn đọc rằng đã "bắt tạm giam" hay đã
"khám xét". Phóng viên nội chính lại xôn xao, các báo điện tử trong
nước thi nhau đăng lên rồi rút xuống chỉ trong vòng có chưa đầy 06 tiếng. Vẫn
không có (cá nhân/pháp nhân) xác nhận thông tin. QLB thong thả nhả từng tin: Đã
bắt Lý Xuân Hải, hiện nay đang giam lỏng Trầm Bê, Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng
Quang đã xin tự thú…. Sáng hôm sau, gần như tất cả các báo đều đăng tin theo
TTXVN về việc bắt tạm giam " Lý Xuân Hải - nguyên TGĐ ACB ".
Tại sao QLB có thể làm được điều ấy? Đơn giản vì QLB chẳng bị ràng buộc bởi
nguyên tắc nghề nghiệp hay đạo đức làm báo nào cả. Có chăng thì cũng chỉ là
thông tin giống như chương trình "dự báo thời tiết" trên VTV ngày nào
cũng phát.
Và đến giờ này thì "bão đã tan", QLB lại trở về với "cái máng
lợn". "Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi" - việc gì
phải xoắn nhỉ?
Nhắn Quan làm báo: Beo lượn chùa, hết uýchcần về biên tiếp. Nếu có tung tin chạy trốn, thì nên đưa Beo đang ở Pháp hay nước nào có càphê ngon ngon một tý, của này ở Mỹ dở ẹc.
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}
-->