Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

ƯỚC LỄ KHÔNG GIÒ CHẢ

Không biết bao lần bị bản tin dự báo thời tiết ngày hôm qua lừa, ấy vậy vẫn đóng bộ dày cui  đến làng nghề giò chả cổ truyền Ước lễ, trong
một sáng vừa nóng vừa nồm, sờ đâu cũng rin rít âm ẩm.


Trước thuộc địa phận Quốc oai, Hà tây, giờ Ước lễ
nghiễm nhiên là Hà nội, suýt tí nữa có khi thành trung tâm thủ đô.


Một thôn làng điển hình của nông thôn miền Bắc, được
định phận bởi cái cổng làng cực đẹp.


Mình mê mẩn với những cái cổng nhà. Cái sang trọng cầu
kì trong thẩm mỹ của người quê, yêu không thể tưởng.



Thôn toàn người già, người trẻ đi làm ăn xa gần hết.
Yên bình đến mức cửa nẻo để toang hoang, vào chụp hình chán chê từ tấm giại
ngoài hè đến ban thờ  lộng lẫy hoành phi
câu đối sơn son thếp vàng, mới có một chú nhóc từ đâu chạy về thập thò bẽn lẽn
giả nhời các vị khách không mời. Đừng có mơ vào 
Ước lễ là sực nức hương mắm vị muối. Cả thôn giờ chỉ còn duy nhất 1 nhà
làm giò chả. Người làng mang bí quyết gia truyền đi khắp nước và phát đạt bằng
nghề cổ. Làng giàu lên từ chính những đại gia tha phương này.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Nhà trẻ thôn, hoành tráng chưa.


Đài tưởng niệm liệt sĩ nơi cuối thôn.


Đường nội thôn tinh tươm xi măng, nồng nồng mùi phân
trâu bò. Con đường cổ hiếm hoi còn sót lại, gạch lát là vạ của trai khác xứ nộp mỗi khi muốn rinh một cô gái làng.


Mình đã lang thang ăn vạ nằm vật phải đến hàng
trăm  thôn làng suốt Nam-Trung-Bắc của
người Kinh bắc, Kinh nam, Khơ me, Mông, Thái...Ước lễ là nơi hiếm hoi có cả nhà
thờ và chùa trong thôn.



 


 


 


 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

ĐỌC HUY ĐỨC –tiếp

Mình
đã comment  trên FB của Hà Cao:
hàng trăm chi tiết tương tự thế này trong cuốn sách, nhiều cái còn lộ liễu và ấu
trĩ hơn nữa kìa
.


Entry dưới đây copy từ Hà Cao và Hà Cao copy từ
zai xinh Bao
Anh Thai


Một người bạn tôi trích trên FB đoạn này: "Giữa
trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân
ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói:
“Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không
ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô
một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng
phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với
dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của
ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo
quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực
tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải
là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn
biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực
lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người
trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có
ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi
Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời
điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn
vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác
giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử
đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái
giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích
thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm
ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi
ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và
Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các
chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan,
người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị
tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm
trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm
mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều
máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo
của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn
toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện
Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của
ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta
không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí
tự quyết của họ.

Bình Thanh Hồ Cuốn
sách này thể hiện sự khôn khéo của tác giả khi đã lồng ghép những đoạn
trích dẫn vào những chỗ "phù hợp". Khả năng tổng quan tư liệu thật đáng
nể. Tuy nhiên cách định hướng cho người đọc theo ý đồ tác giả vẫn bị
lộ. Câu chuyện đc trích dẫn trong stt trên khi đặt vào các bình luận của
tác giả đã mang 1 màu sắc khác hẳn khi mình đc nghe cách ông già kể
lại.
(theo mình biết bác ni là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)



 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

TIN HAY KHÔNG, TÙY

***


90 triệu dân, từ nứt mắt tới cận kề đài hóa thân Hoàn
vũ, sẽ xơi hết 180 nghìn tỷ hàng hóa trong gần chục ngày Tết âm.


Ai giỏi tóan chia hộ phát, ăn Tết khủng thế mà cứ
gào lên kinh tế khó khăn suy thoái, là thế lào?


Bằng chứng  đây:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/180000-ty-dong-hang-hoa-phuc-vu-tet-quy-ty-674775.htm.


***


Link đây  http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/100928/tieng-ha-noi-se-bien-mat-vi-nguoi-giup-viec-.html


Chưa bàn đến chuyện xúc phạm nhân phẩm người khác bằng
cách miệt thị giọng địa phương, riêng nhận xét thế này đích thị đây là con mẹ
đang nhà quê hóa  dân HN cấp tiến sĩ: Một người Hà Nội với giọng nói chuẩn về âm điệu, âm lượng vừa
đủ, phát âm tròn vành, rõ tiếng, thanh, ngọt mà trong, nghe như rót mật vào tai.


Nhân danh ½ dòng máu dân Hà lội,
Beo phán thế này: giọng HN không hề tròn vành rõ tiếng bởi không phân biệt các
phụ âm ch-tr, s-x...và không hẳn
rót mật vào tai, ngược lại đằng khác, khí chua ngoa (xét về ngữ âm) vì hầu hết có giọng
kim, rất hiếm gặp người giọng thổ, đặc biệt giới nữ.


Viết đến đây mới nhớ ra, suốt từ
54 tới giờ duy nhất (không có nhì) quan đầu tỉnh Thủ đô Trần Duy Hưng  nói giọng
HN chuẩn. Nguyên thập kỉ đổ lại đây đậm đà bản sắc Hoa thanh giái. Nhắc cho nhớ, dân Đông anh không phải giọng HN đâu đấy, vì ngọng níu
ngọng nô. Chuẩn HN chỉ xoay quanh bán kính chừng 5 cây số nếu lấy Hồ Gươm làm
tâm điểm.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->