Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
Ô HAY! LẠ CHỬA!
***
Cái hòn đá "lạ" này không
chình ình trên các ban thờ chính, nó khiêm nhường nằm ở góc trong cùng bên trái
đền Thượng, trong quần thể di tích Đền Hùng.
Nguồn
căn của hòn đá bắt đầu từ hai ông
Nguyễn Tiến Khôi, hiện là Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ, nguyên
Giám đốc Ban quản lí Đền và ông Nguyễn Minh Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng văn hóa Phương Đông. Ông
Khôi cho biết, khi tu sửa đền Thượng phát
hiện một viên gạch lạ có chữ Hán lộn ngược. Ông Thông (khi ấy) khẳng định, đó
là một bùa yểm.
Giám đốc một công ty đá quý ở Hà
Nội đã công đức hòn đá ngọc xanh theo đề nghị của ông Thông, để hóa giải, trấn
lại viên gạch yểm xấu kia. Và theo cả ba ông, việc đặt hòn đá này là cầu mong
những điều lành cho đất nước, cho nhân dân.
***
Việc
xếp hạng đền này chùa kia cấp quốc gia hay cấp bộ cấp tỉnh, là cách định danh
hành chính nghiêng về khảo cổ học. Càng lâu đời, càng có nhiều cổ vật hay huyền
tích, càng cần được gìn giữ quý trọng. Thế thôi.
Phàm
đền chùa trong tâm linh con nhang đệ tử, không thể so sánh xếp hạng chỗ nào linh
hiển hơn chỗ nào. Vua Hùng, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Đức
Thánh Tản, Bà Chúa Kho, Bà Chúa Xứ...các vị ấy bình đẳng, như nhau trước chúng
dân, bất chấp đền to hay nhỏ hay hạng cấp nhà nước xếp ra sao.
Hai
“tội đồ” Khôi-Thông, khi đặt một hòn đá vào trong đền, hẳn nhiên đã tin rằng có
thể nó giúp phá đi cái xấu cho dân cho nước, các ông ấy có phạm luật trời
không?
Đền
chùa là cửa từ bi, là nơi ẩn trú nương tựa cho cả người tốt lẫn kẻ xấu. Hòn đá ấy
trấn cho quốc thái dân an, chứ cầu cho riêng cho hai ông giàu có thăng quan tiến
chức chẳng hạn thế, thì cửa nhà Đền cũng không khép lại bao giờ. Có đền chùa
nào dám chối từ đồ cung tiến? Và có đền chùa nào còn linh hiển khi không ai buồn
cung tiến?
Vấn
đề bây giờ chỉ là, việc đặt hòn đá vào trong đền có phá vỡ cảnh quan, có làm sụt
lún hay gây nguy hại gì cho các hiện vật khác đang có trong di tích...? Câu hỏi
này để dẫn tới câu hỏi khác: hai ông ấy có vi phạm luật pháp không?
Trong
một xã hội văn minh, phạm luật thì ngồi tù còn đức tin lại là thứ cần được tôn
trọng, thậm chí được bảo vệ khi bị xúc phạm.