Một nén tâm nhang, xin bái vọng Cụ, vị đại tướng duy nhất và cuối cùng của nhân dân.
Cầu mong Cụ thanh thản từ nay trong thế giới Người hiền, bỏ lại hết những oán cừu oan khuất.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
MAN DI MỌI RỢ VÀ KHÔNG CHỐN DUNG THÂN
***
Một nhà điêu khắc, mua mảnh đất ngàn mét vuông ở Tây
Ninh làm vườn tượng. Tượng của ông, do đám man di mọi rợ chưa từng thấy bao
giờ, nên hô hoán lên: kinh dị. Chính quyền vào cuộc, bắt chủ nhân tự động dẹp bỏ.
Chiểu theo thời gian post bài, thì báo Thanh
niên phát pháo đầu tiên.Thản nhiên kể chuyện “xâm nhập” tư gia người khác.
Mượn nỗi bức xúc của một bà Đỗ Thị Lầm nào đó “Nhiều hình ảnh máu me quá ghê rợn khiến cả con nít lẫn người lớn bị ám ảnh, sợ hãi. Tối đến, người ta chẳng dám ra đường”.
Mình không biết, ở cái ấp ấy, có bao người tối đến không dám ra đường giống thiên kim tiểu thư Đỗ thị Lầm.
Và, nếu những bức tượng khiến nổi từ con nít đến người già ám ảnh, sợ hãi, có thể khẳng định không ngần ngại, tác giả Phạm Chửng là nhà điêu khắc vĩ đại nhất Việt nam, vĩ đại tầm thế giới. Bởi tận cùng của tất cả các loại hình nghệ thuật, là đánh thức tất cả những loại cảm xúc trong con người, kể cả nỗi sợ hãi. Làm thân nghệ sĩ, ai không một lần mơ tác phẩm của mình đạt đến tầm ám ảnh ấy.
Man di mọi rợ, không nghĩ thế.
Man di mọi rợ mượn mồm những Đỗ Thị Lầm, nhân danh văn hóa, đập tan các sáng tạo cá nhân, từ trong nhà người ta.
Man di mọi rợ, từ nhà báo lan sang một dây những nghệ sĩ tót vời.
Blog Khải Đơn viết cực hay thế này:
Chúng tôi đã học 1000 lần về tự do ngôn luận. Tôi đã lớn lên và nghe những nghệ sĩ cao vời ấy xuất hiện ở khắp nơi trên blog để bình phẩm, than khóc về tự do mà họ không bao giờ có được. Họ thậm chí đã làm những đứa trẻ như tôi …khóc theo.
Nhưng vào một ngày như hôm nay, tôi hiểu rằng họ là những kẻ không xứng đáng với tự do, vì họ chưa bao giờ biết tôn trọng tự do của ai cả, kể cả một ông lão già yếu với một khu vườn của riêng ổng.
***
Trong Thông tư hướng dẫn bình chọn Gia đình văn hóa của Bộ Văn thể du, đại khái có những tiêu chuẩn: Ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền; nhà ở ngăn nắp; các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh.
Toàn những điều có cánh, nhưng...
Ai, tổ dân phố, công an khu vực, tư pháp-văn hóa phường hay đoàn thanh niên hội phụ nữ...xông vào từng nhà, ngó nghiêng nghe ngóng để rồi bình điểm cho từng hộ gia những điều trên ? Và, điều đó diễn ra trên bình diện toàn quốc.
Lại nhân danh văn hóa, đẩy con người đến chỗ không chốn riêng tư, ngay cả trong ngôi nhà kín cổng cao tường của mình.
( Cũng thật may trên thực tế căn bệnh giả dối- hình thức nó kìm hãm cái sự xông vào tận toilet hay giường ngủ, chỉ dừng lại ở những Đỗ Thị Lầm như trên).
***
Mình đọc ở đâu đó, ông Trần Mạnh Hảo táng chan chat một cuộc thi thơ trên facebook, đại ý ông kết luận, bọn làm thơ trẻ bây giờ rúc đầu vào những cái tôi cá nhân bé mọn mà không chịu viết những điều vĩ đại lớn lao.
Dễ phải mất đến hơn một thế hệ, văn chương thi phú mới được Đảng cởi trói khỏi cổ động tuyên truyền những vĩ đại lớn lao để được trình bày những cái tôi cá nhân-vật liệu cơ bản nhất để xây nên cái gọi là văn chương thi phú. Hàng ngàn những tác phẩm mốc meo trong ngăn kéo, nhờ đó mà dãi thai trên các kệ sách. Nay, ông đòi ngược lại.
(Riêng ca Trần Mạnh Hảo này rất khó định dạng ông nhân danh cái gì để đấu tranh cho cái gì).
Ông Phạm Chí Dũng, từ ngày ra tù, chả biết sao lĩnh vực nào cũng lồng lộn nói như lãnh tụ. Ông phán về 2 tập Đại gia khi ông, khẳng trịnh trăm phần trăm, chưa hề đọc nó vì ông kể nội dung sai tét bét. Ông nói về phiên tòa xử Lê Quốc Quân mà đến chính thẩm phán ngơ ngác với mình thế á ?. Nhà tù đã khiến ông giờ rất giống đám người xấu xấu bẩn bẩn (từ của Lão í ) về quan điểm, cộng thêm bản chất tuyên giáo cộng sản con nhà nòi. Những người như ông mà nắm chính quyền, cái cuộc bình chọn Gia đình văn hóa trên kia, dứt điểm phải xông vào tận toilet hay giường ngủ, bình bầu phải chẻ sợi tóc làm tư nhưng, ví như nếp sống lành mạnh là gì, ông lại ctéo quan tâm.
***
Man di mọi rợ thống lĩnh mọi ngả truyền thông thế, tự do cá nhân, làm gì có chốn mà dung thân.