Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Về thôi, người tình già ơi

Lưu Trọng Văn, theo đánh giá của mình là  người tài hoa và nghệ sĩ nhất trong dàn con đông đúc của thi sĩ Lưu Trọng Lư. Cụ Lư nhỏ thó nhưng cụ bà, mẫu phụ nữ-giống hệt bà ngọai mình-thì ngày nay, chắc chắn  bạn không thể tìm thấy nữa. Bặt thiệp, nền nã, duyên dáng. Duyên đến độ cách cụ rót nước cho uống cũng đẹp, cũng khiến mình mê mẩn  nhớ hòai sau bao năm (và học hòai ko được).
Văn viết kịch, làm thơ đều khá cả nhưng có lẽ số  không tới, nên giờ vẫn chưa đọng lại gì với đại chúng.
Theo "huyền thuyết" chưa kiểm chứng thì đây là bài Lưu Trọng Văn viết  tặng nhạc sĩ Phạm Duy và sau bài này cụ Duy về nước.
Về thôi, người tình già ơi
Thôn nữ chị
đã qua cầu thóc lép
Thôn nữ em
trăng đầy tuột khỏi chồi tay
Thôn nữ út
lơ đễnh lên đòng nào biết
Khúc tình xưa
Xưa ấy
Xưa rồi
Về thôi
Làm gì có trăm năm mà đợi
Làm gì có kiếp sau mà chờ
Đất Mẹ – Đất Nàng
Con sáo sang sông
tha cọng rơm vàng lót ổ
Mười chín năm tình cũ
Người tình già ơi
Nhớ không? 

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

GHI VẶT

*** 28 Tết rồi à!
Dễ cũng đã 6 năm, tòan ăn Tết giả vờ.
Gà luộc, măng hầm, bánh chưng, giò lụa, bóng xào…cẩn thận tỉ mỉ tỉa bông cắt hoa trang trí, bày một bàn, hướng ra cửa sổ thầm khấn khứa trước  mấy cây nhang không khói, mua ở chợ Tàu.
Rồi trùm giấy bóng, cất tất vào tủ lạnh. Nhẩn nha ăn cả tuần mới hết đồ Tết.
Cũng chẳng năm nào Tết trùng vào ngày thứ bảy chủ nhật, để dẫn con bái chùa cho đúng  những thời khắc linh thiêng giao hòa trời đất.
Rất xa. Chạy xe cả tiếng đồng hồ mới tới. Lại cũng chùa Tàu. Đức phật đầu quấn đầy đèn trang trí  nhấp nháy, áo trùm ba bảy lớp xanh xanh đỏ đỏ, khép mắt đứng cạnh ông Quan công mặt đỏ như anh Hai miền Tây lúc quắc cần câu.
Con cái dâu rể, đứa theo đạo Thiên chúa đứng ngòai đứa cầm tờ giấy mẹ viết sẵn, đọc bằng giọng Mỹ đổ đồng bằng trắc trắc bằng bài khấn trời đất-gia tiên.
*** 28 Tết rồi.
Con Vân nhắn chị ơi em mang cho bà ít măng khô
Con Minh  nhắn chị ơi em mang rau Hà nội cho bà
Chẳng nhớ số, đứa nào nhắn, chúng em biếu chị cây mai nhé, đã đặt nhà vườn rồi
Ông Khế gọi nhà có ai không, gửi cô lạng yến
Chị Lộc gọi tao mang biếu ông bà mày cái bánh chưng, bấm chuông mãi ko thấy mở cửa, tao gửi hàng xóm …
Những SMS, những cuộc gọi tòan vào lúc nửa đêm về sáng, chảy nước mắt.
*** Sáng Gái đẹp hỏi:
- Bao giờ thì Tết hả mẹ.
- Hôm nay 28  con
- Có đêm 31 Tết không mẹ
- Không con
- Thứ bảy này mình đi ăn Tết bằng đồ Afghanistan, để mẹ đỡ phải nấu nha mẹ
- Uh, tùy con
Cuối tuần, đang định chẳng đi chùa nữa, hai ngày nghỉ, theo một đòan tòan bọn nhóc Mỹ, đi chia quà từ thiện.
Đã quên dần Mắm tôm. Cũng chẳng nhớ về ai. Trừ 2 thiên thần  điệu rơi điệu rụng và yêu mình nhất mực.
Hửng nắng rồi, chỉ còn âm 3 độ.

Lại chuyện sân bay


Trong cuộc đời mình chứng kiến bao cảnh người Việt ở các sân bay quốc tế Nhật, Hàn, Nga, Dubai và Mỹ, đã viết nhiều và hôm nay lại viết. Hy vọng những bạn đi nhiều có kinh nghiệm sẽ ra tay giúp đỡ đồng hương. Hy vọng các hãng hàng không Việt phối hợp với sân bay & các đơn vị phục vụ mặt đất tổ chức các buổi hướng dẫn giúp đỡ những người đi lần đầu.
Chuyện hôm nay tường thuật trực tiếp từ sân bay Boston. Nhìn quầy check-in mình tưởng là dành cho hãng Fedex, UPS hay mấy hãng hàng không vận tải vì toàn hàng hoá là hàng hoá. Nhiều hành khách còn rất thông minh, dán băng dính phản quang xanh đỏ tím vàng lên kiện hàng để bảo đảm có thể thấy từ xa cách hàng cây số. Cả nhà từ già đến trẻ mặc bộ đồ thể thao Nike như là đội tuyển Mỹ. Tại quầy check-in mình thấy có 2 vợ chồng già khoảng 50-60 đứng khóc lóc, mếu máo, cáu giận giằng xe hành lý, quát loạn tiếng Việt với nhân viên phục vụ. Nhân viên quầy vé cũng bất lực cố gắng giải thích bằng tiếng Anh nhưng hai cụ đáp lại bằng tiếng Việt. Mình thấy tội tiến lại và đề nghị giúp đỡ. Nhân viên quầy vé & hai cụ mừng hơn bắt được vàng. Lúc đầu mình chỉ phiên dịch giúp nhưng sự việc ngày càng phức tạp. Các cụ cứ néo lấy mình như bám vào phao cứu sinh vậy. Hai cụ không biết tiếng Anh, mang theo khoảng hơn chục cái va ly hành lý các kiểu, chỉ có 2-3 cái lớn, còn đâu toàn ba lô, túi xách, cặp ca táp khoá số, túi máy tính laptop, v..v. Hàng không chỉ cho gửi 4 kiện/2 người, 2 xách tay. Còn lại phải gửi quá cước và tiền quá cước cả nghìn đô. Hai cụ khóc dở mếu dở van xin. Nhân viên hàng không không thể cho quá nhiều, làm sai luật. Các cụ cứ đứng trước quầy xin xỏ và nhờ dịch giúp. Phía hàng không cố gắng từ chối và nhờ dịch giúp. Cả đống hành khách Việt đứng ngoài dỏng tai lắng nghe thích thú. Phía hàng không bảo các cụ cố dồn các túi vào với nhau, họ sẽ cho mỗi va ly quá cước một chút. Va ly mở ra toàn chổi cùn, dế rách, những đôi giầy cũ đã mòn vẹt đế, những món đồ chơi trẻ con cũng cũ, các cụ muốn mang về làm quà cho họ hàng ở quê nhà.
Hai cụ loay hoay vật vã với đống đồ. Cụ bà không xách nổi va ly. Mình thấy tội lại ra bảo: "Thôi Bác để con xách giúp cho không lại sụn lưng thì khổ". Phía hàng không nhờ các cụ ra chỗ trống phía ngoài để xếp đồ nhưng mình cũng phải thuyết phục các cụ mãi mới chịu vì các cụ sợ mất chỗ. Cụ ông không biết tiếng Anh nhưng mắng tiếng Việt xơi xơi. Mình lại giúp đỡ khuân đồ ra ngoài, rồi lại loay hoay quấn những bộ quần áo cũ cho gọn để xếp được nhiều nhất có thể theo kiểu xếp đồ của dân travel để tiết kiệm tiền cho các cụ. Nhưng xếp đi xếp lại vẫn còn nhiều, mà cụ nhất định phải cầm cái ca táp khoá số  . Còn đâu 6 cái ba lô và túi xách, các cụ lại không muốn trả tiền mà bản thân các cụ cũng không thể vác được ngần ấy lên. Hỏi làm sao các cụ vác được ngần ấy đồ ra sân bay thì các cụ nói con nó mang ra giúp. Hỏi thế con cụ đâu thì bảo bọn nó về đi làm rồi. Mình thiệt chẳng biết nói sao. Lúc đó thấy chán đời, bỏ về làm thủ tục cho bản thân nhưng được lúc nhìn các cụ loay hoay thấy tội tội không đành lòng lại ra giúp. Lần này mình khuyên các cụ đi mua một cái túi to, hoặc thùng các tông rồi bỏ đồ trong các ba lô nhỏ vô đó thì sẽ chỉ mất tiền một kiện. Cụ bảo mua ở đâu? Mình tự nhiên lại phải đi hỏi chỗ rồi dắt đi mua giúp. Cuối cùng các cụ chỉ mất $200 tiền quá cước.
Trong suốt quá trình tôi tình nguyện làm việc đó, đám đông hành khách người Việt đứng thờ ơ nhưng lại lắng tai nghe chuyện gì diễn ra rồi quay lại bàn bạc với nhau tò mò thích thú. "Chắc ông bà đi lần đầu", " chắc mới ở Việt Nam qua", " chắc qua thăm co du học" , .... Blah... Blah. Họ có thể không biết tiếng, không giúp phiên dịch được nhưng có thể phụ giúp tôi bê đồ mà. Trong lúc tôi giúp đỡ có bao người sau tôi đã tranh thủ vào làm thủ tục trước. Sang Mỹ sống bao năm mà vẫn giữ được tính thờ ơ, bàng quan vậy ư? Còn các cụ và các con cụ sao không tìm hiểu trước. Chắc gì đồ cũ mang về cho họ hàng đã xài? Con cái sao bỏ mặc các cụ vậy. Mình giúp xong nhân viên hàng không cám ơn rối rít, còn các cụ tuyệt nhiên không biết nói câu Cám ơn. Mình không trách các cụ nhưng nhiều người Việt chúng ta không được dạy & không có thói quen nói : "làm ơn", "Cám ơn" và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ người khác. 

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

MỘT TAY CHE MẶT TRỜI HAY CHỈ MÌNH TA MỘT THẾ GIỚI

Báo chí online Việt nam nói dối -  thổi phồng
26/01/2014 22:45 “Đại gia Việt 27 tuổi, sở hữu tập đoàn truyền thông tại Đức” đó là cách giật tít của một tờ báo trong nước. Trong bài cũng không thể thiếu ảnh của một vị lãnh đạo cao cấp thể hiện chính quyền Việt Nam cũng muốn mang ảnh hưởng truyền thông ra nước ngoài. Cộng đồng Việt Nam tại có Đức có biết đến “tập đoàn truyền thông” này không ?
*Theo báo trong nước ( báo lề Đảng ) ” Đại gia Việt 27 tuổi sở hữu tập đoàn truyền thông tại Đức” đó là bài viết của báo lề phải online  “http://motthegioi.vn/kinh-te/dai-gia-viet-27-tuoi-so-huu-tap-doan-truyen-thong-tai-duc. 21 tuổi đã trở thành chủ biên của một tờ báo tiếng Việt tại Đức. Đến năm 27 tuổi, Phạm Khánh Nam càng được nhiều người biết đến khi trở thành Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Hương Việt tại Đức” 
Sự thật Tập đoàn truyền thông tại Đức sở hữu của người Việt nam ?
Thực tế hiện tại trên toàn liên bang Đức không có tập đoàn truyền thông nào sở hữu của người Việt nam, lại càng không có tập đoàn truyền thông Hương Việt tại Đức mà chỉ có đơn giản là một website thuộc dạng báo online tiếng Việt, một trong hàng chục báo việt ở Đức, riêng Tạp chí Hương Việt là  loại báo lá cải online lề phải chẳng có gì đặc biệt chỉ dịch lại một vài thông tin của báo giới Đức, và toàn là tin tức của cơ quan nhà nước Việt nam hoặc tin trong nước đã đăng. Ngoài ra không có Tập đoàn truyền thông nào sở hữu của người Việt hay của Chính phủ Việt nam tại Đức.
Trong giới tryền thông Đức Media Group RTL Đức là một trong những công ty truyền thông hàng đầu, Giám đốc điều hành: ông Schäferkordt, có hơn 2.000 nhân viên hiện đang làm việc. Trong cuộc điện đàm với Người Việt ông Schäferkordt  xác nhận rằng Huong viet-Mediengruppe in Deutschland là một tập đoàn ảo và người ta chẳng biết mặt mũi cậu nhóc chủ nhân 27 tuổi Phạm Khánh Nam là thằng nào, địa chỉ hoạt động tập đoàn truyền thông nầy ở đâu trong rừng hay ngoài biển bắc đại tây dương. Còn đại gia ? 27 tuổi Phạm Khánh Nam là một điều bí ẩn, báo giới Việt nam thổi phồng có lẽ là vì mục đích cá nhân .
Theo ông Schäferkordt có thể thấy ảnh của một vị lãnh đạo cao cấp thể hiện trên  báo 1 Một Thế giới. Chính quyền Việt Nam cũng muốn mang ảnh hưởng truyền thông ra nước ngoài nên báo chí lề phải? Bịa đặt ra để nói dối bưng bít  mỵ dân là thấy rõ.
Đại gia dỏm Phạm Khánh Nam nổ hơn tiếng bom trên báo lề phải Việt nam “Là một người con xa xứ theo gia đình định cư tại đất khách, cá nhân tôi luôn muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho Tổ quốc Việt Nam. Bởi nơi đó, không chỉ là nơi mà tôi đã được sinh ra, mà còn là một động lực mạnh mẽ luôn đồng hành cùng tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh trên con đường chinh phục và khẳng định vị thế của người Việt nam trên đất khách” – chàng trai 27 tuổi cho biết. 
Cần phải nói cho nhóc Phạm Khánh Nam hiểu thêm. Sự hiện diện hơn 5.000 du học sinh người miền nam Việt nam có mặt trên nước Đức kể từ thập niên 60 trước. Sau biến cố  1975 những du sinh nầy được Chính phủ liên bang Đức nhận ở lại định cư, lúc bấy giờ nước Đức vẫn còn đang chia đôi Đông Đức cộng sản và Tây Đức theo chủ nghĩa dân chủ tự do.
Trong số con em du học sinh miền nam trước đây sinh ra và lớn lên ở Đức, nay trở thành trí thức thành đạt đóng vai trò rất lớn trong mọi lãnh vực Khoa học, công nghệ , chính trị xã hội Đức, được báo giới nước ngoài luôn ca ngợi. Như vậy không phải đã và đang chinh phục người Đức và khẳng định vai trò người Việt nam trên Thế giới và ngay tại Đức nói riêng đã và đang khẳng định vị thế của người Việt nam trên đất khách ? . Khác chăng họ âm thầm làm việc không tự đề cao cá nhân.
Đại gia Phạm Khánh Nam năng nổ rằng “cá nhân tôi luôn muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho Tổ quốc Việt Nam”, đìều mong muốn nầy rất tốt nhưng là đối với một đứa trẻ còn ở nhà trường, còn nếu là Đại gia, trưởng thành thì bình tâm cụ thể bằng hành động thiết thực nhất trong đời sống trí thức và việc làm có tính cách khoa học để cống hiến cho Tổ quốc Việt nam, không nên khẳng định vai trò thể hiện năng nổ khi chưa làm nên tích sự gì. Điều đó thể hiện hành động bắt đầu nói dối, đó là điều tối kỵ, khinh bỉ nhất của người phương Tây, nhất là đối với dân tộc Đức .
Nhưng điều quan trọng là báo chí Việt nam là cơ quan truyền thông của nhà nước cần phải có thông tin mang tính xác thật để tránh vụ việc thổi phồng để đánh bóng cá nhân với mục đích lường gạt và vụ lợi. Những bài báo liên quan đến nước ngoài thông thường được chuyên gia báo chí dịch lại, đừng để người phương tây té ngửa ra nói dối là căn bệnh di truyền của ngành truyền thông Việt nam, bịa đặt thổi phồng làm mất thể diện quốc gia dân tộc. 
Tác giả: Herry Nguyen Germany 27.01.2014. Tựa entry do Beo đặt

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

CHÂN DUNG ÔNG ĐỒ

Copy từ nhà của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức
 Khoa thi Nho học cuối cùng đánh dấu chấm hết cho trang sử Hán học ở Việt Nam. Từ đây, một số người theo lối học cũ mất phương hướng, chuyển sang các nghề xem bói, xem tướng, địa lý, phong thủy, đợi khi tết đến xuân về thì tụ tập ở phố Hàng Bồ, lần đầu tiên mở ra cái gọi là ''phố ông đồ''. Tuy nhiên, qua phóng sự của Ngô Tất Tố nhân dịp đầu xuân năm 1940, hai mươi lăm năm sau kỳ thi khoa cử cuối cùng diễn ra tại miền Bắc, có thể thấy chữ nghĩa ở phố ông đồ thời kỳ này đã đi đến điểm cuối cùng của sự mạt hạng. Song dù sao, năm 1940 cuối thời buổi giao thoa giữa cái cũ và cái mới, vẫn là thời điểm người ta còn quen với thứ văn chương, chữ nghĩa cổ giả, vẫn còn phân biệt được xấu đẹp dở hay. Giờ đây, 74 năm sau cái thời mạt năm Kỷ Mão, lướt qua một lượt phố (ki ốt) ông đồ Văn Miếu, người rành Hán Nôm có thể dễ dàng nhận thấy ở đây chữ nghĩa nghuệch ngoạc, thơ thẩn bốc mùi, lác đác lại chêm vào mấy bức chữ quốc ngữ a bờ cờ được viết bằng một mùi sến sẩm và sáo rỗng. 
Bàn về phố ông đồ thời nay, tôi chỉ xin lưu ý mấy điểm:
1. Xưa nay người văn hay chữ tốt không ngồi vỉa hè bán chữ.
2. Đã ra đường bán chữ thì đều có mục đích kinh doanh, đều là những lái buôn nấp bóng chữ nghĩa và râu tóc.
3. Các ông đồ thời nay cần quy hoạch, bằng không sẽ xảy ra chuyện lấn chiếm, cãi lộn, chặt chém khách hàng.
4. Đừng nghĩ ông đồ có râu tóc thì chữ đẹp thơ hay, anh đồ trẻ trâu thì non tay bộp chộp. Thời nay nhiều khi ngược lại.

PS: CHÂN DUNG ÔNG ĐỒ

Hán học cuối năm Kỷ Mão
Ngô Tất Tố
Hà Nội tân văn
Số 5 – 6.2.1940, số Chúc Mừng Năm Mới
Tôi muốn nói về văn chương của bọn nhà Nho ở phố Hàng Bồ Hà Nội . Gọi là nhà Nho kể ra cũng chưa ổn thoả vì các ông ấy chỉ là những người biết cầm cái quản bút lông, đáng lẽ còn phải đi một đoạn đường dài lắm , mới vào đến cổng làng Nho.
Nhưng mà từ khi dân phu Nam Định rỡ đi hết những bức rào nứa của trường Hà Nam khoa cuối cùng, vận mệnh Hán học ở Bắc Kỳ cũng như những chiếc chõng một lều tàn , không phải đắc dụng với thời đại , thì họ đã phải dừng chân mà họ vừa bước tới nơi .
Ất Mão đến Kỷ Mão , thấm thoắt hai mươi nhăm năm.
Một ngày không được chăm sóc đứa trẻ măng sữa sự bị tiều tuỵ hao gầy . Những ông này chỉ là măng sữa của một thời đại cũ , không được hưởng sự chăm sóc của xã hội . Hai mươi nhăm năm lạc bước trong thời đại mới , họ vẫn bơ vơ đúng giữa ngã ba với những cơn gió mưa cát bụi, để chờ có ngày chấm dấu hết cho trang lịch sử Hán học của nước Việt Nam , cái lịch sử đã trải nhiều phen rực rỡ.
Ngày thường họ vẫn tản mác đi ra nhiều ngả. Xem bói , xem tuớng , đoán thẻ ở các cửa đền , đó là những đường sinh nhai của họ. Cố nhiên cách sinh nhai ấy , với họ không có gì là vẻ vang . Vì vậy họ vẫn mong đợi cái ngày thiên hạ nô nức đón tin xuân, để cùng nhau trở lại dãy ghế bán bồ ngày xưa mà ghi dấu vết điêu tàn của Hán học .
Có ai trông thấy quang cảnh lủi thủi của dân Chàm không ? Tôi có cảm tưởng như đi vào một làng Chàm Bình Thuận tuy tôi gặp họ giữa cái Hà Nội ngày Tết .
Năm nay vắng hơn năm ngoái . “ Xóm Chàm” của Hán học đó chỉ lơ thơ độ mười lăm người. Hình như sự kinh nghiệm từ mấy mươi năm nay đã bảo họ rằng ngồi bên số chẵn không lợi , nên họ đua nhau sang bên số lẻ , cố góp với sự náo nhiệt của mấy mụ hàng tranh .
Đó ai mà không cảm động , khi ngó thấy những ông rau ráu ngồi trên chiếc chiếu nửa trải nữa cuộn , đăm đăm nhìn vào chậu mực ruồi bâu . Người ta thình lình phải nhớ đến sự thịnh vượng của thời đại khoa cử . Sự cảm động ấy giục tôi phải nhìn cho rõ chân tướng của “Xóm Chàm” ấy , để thử đánh dấu cái mực sa sút của nền Hán học đương tàn.
Nhưng việc đó không thể tựa vào mấy bức câu đối chữ Hán, vì nó toàn là sáo cũ . Tôi phải tìm đến thi ca quốc âm.
Bắt đầu vào bức rào nứa của một toà nhà đương phá , tôi thấy sau đống gạch mới , một cụ đương cùng ông bạn nói chuyện tầm long với chiếc ba-đờ-xuy đen xẫm và ba chòm râu phất phơi, cụ này coi bộ phong lưu nho nhã hơn các đồng nghiệp . Người ta có thể ngờ là cụ bảng , cụ nghè , nếu không gặp cụ đi bán câu đối .
Mọi ngày cụ ấy thường viết thơ nôm. Hôm nay trên bức rào nứa , văn nôm của cụ chỉ có hai câu thế này :
Ba vạn sáu nghìn ngày , già trẻ ấm no nhờ lộc tổ;
Một năm mười hai tháng , phong lưu nhàn hạ đội ơn trời.
Thì ra văn chương của cụ, không “ nghè” không “ bảng” chút nào .
Qua dãy tranh gà chuột , đến cái chiếu của hai cụ khác. Hình như trước đây tôi đã có thấy các cụ ngồi ở ven hè với một quyển sách vẽ hình bát quái , nhưng không nhớ là hè phố nào. Các cụ tiếp tôi một cách vồn vã , và giở thi tập ra đọc , khi tôi hỏi các cụ có thơ nôm không. Nhưng lúc tôi muốn coi lại bản nháp, thì cụ nọ đưa mắt cụ kia , tỏ ra thái độ khinh bỉ , như sợ tôi ăn cắp mất những giai tác để làm một nghề với cụ .
Thế cũng phải . Văn chương bây giờ không còn là của vô chủ , nó đã có quyền sở hữu, lẽ nào người ta lại để cho mình xem không, nhưng cái quyền sở hữu của một bài thơ ngày Tết , hợp với cả tờ giấy đỏ , mới đáng có năm đồng xu. Tôi phải hy sinh một số tiền ấy để xin các cụ giáp cho hai thiên kiệt tác cất kín ở trong đáy trap. Các cụ lại vui vẽ đãi tôi vào hàng quý khách và sốt sắng chép cho hai bài sau đây :
Mừng nay xuân đã đến từng nhà,
Ắt hẳn xuân tình bạn với ta,
Xuân tưới cụm lan pha vẻ ngọc ,
Xuân đầu khóm quế đượm mầu hoa.
Xuân vui rượu cúc chừng năm, bẩy.
Xuân hứng chè sen độ một vài
Trời đất lâu dài xuân mãi mãi,
Xuân đi xuân lại biết bao là.
Bài thứ hai nó còn hay hơn nữa. Nó như sau này :
Đông đã qua rồi lại đến xuân.
Mưa hoà, gió thuận, sắc thanh tân,
Xanh, vàng , đỏ, tía , hoa trăm thức,
Nồng nhạt thơm tho , rượu mấy tuần,
Trồi quế tốt tươi hương sực nức,
Chim oanh ríu rít tiếng xa gần,
Ơn trời khang thọ xuân còn rộng,
Tam chúc hoa phong cũng có phần.
Từ giã hai lão tiên sinh , tôi xuống gian hàng kế tiếp phía dưới. Ở đây cũng hai cụ. Tuy cũng là kiểu bó gối gọng bừa, nhưng mỗi cụ ngồi mỗi khác: cụ này úp hai bàn tay lên trên đầu gối, cụ kia thì khoá bàn tay ôm lấy hai ống chân. Bằng cái số tiền năm xu, tôi được hai cụ vui vẻ giáp cho hai bài thơ nữa. Một bài như vầy:
Mới độ xuân nào, nay lại xuân,
Muôn hồng nghìn tía nở đầy sân,
Câu thơ Lý Bạch ngâm vài khúc,
Chén rượu Lưu Linh chúc mấy tuần,
Trước cửa hoa chào phô vẽ sắc,
Lầu cao yến hót hứa đa ngân,
Trăm năm cảnh thế xuân còn mãi,
Hạnh phúc trời cho tiếp lộc dân.
Giả sử không có mấy chữ “ hứa đa ngân” , thì hai xu rưỡi một bài thơ này cũng chưa đắt lắm. Còn bài nữa xin miễn chép lại.
Cách hai cụ đó chừng năm sáu cửa, thì là chỗ ngồi của một ông trẻ tuổi. Khốn nạn! ông này hẳn không đẻ kịp cái hồi xô sát của cuộc lều chõng, cớ làm sao cũng đi vào con đường này? Tôi rất áy náy khi thấy nét chữ ông có vẻ hoạt bát, và không nguệch ngoạc như bút tích của mấy cụ kia. Với năm đồng xu nhuận bút, ông ấy giở sách ra chép cho tôi một bài thơ và một bài hát nói. Nhưng nó vô ích cho tôi vì bài thơ đó trùng nhau với bài thứ nhất trên kia, còn bài hát nói thì thiếu mất hai câu đầu và hai câu cuối. Nhưng mà ông ấy nhất định cãi thế là đủ. Có lẽ tác giả chưa biết cái điệu hát nói thế nào.
Bây giờ đến chỗ cuối phố, cái chỗ gần nơi máy nước Hàng Thiếc. Canh cái lon sành đựng mực, một cụ đương thu hai tay vào bọc, ngơ ngẩn nhìn những người đi qua.
Tôi đã phạm vào tội ăn trộm, vì tôi không mất năm xu mà đọc được một bài sau này, không biết là thơ hay gì:
Cửu thập thiều quang xuân lại thủ,
Khách chơi xuân tỉnh say với xuân.
Khi chè K.Th. khi rượu Vân Hương,
Ra sức ngả nghiêng trong vũ trụ,
Nào pháo B.Đ. nào câu đối đỏ,
Để mà tô điểm vói giang sơn,
Trời đất có xuân, xuân mới mãi,
Trẻ già thêm tuổi, tuổi càng cao,
Xuân tình, xuân tứ, xuân tâm,
Cỏ xuân muôn tía, nghìn hồng thiếu chi.
Lan hữu tú hề, cúc hữu phương.
Có lẽ nó là thơ mới, ai bảo phong trào thơ mới chưa lan đến hạng lão thành! Nếu như mất năm đồng xu mà mua bài thơ mới ấy thì cũng oan cho cái túi của tôi. Với bài ấy đáng lẽ có thể kết luận được rồi. Muốn cho tài liệu dồi dào, tôi phải sang thăm ông cụ ở bên số chẵn.
Khác hẳn các cụ ở bên số lẻ, cụ này lại có một cô con gái theo hầu và cái biểu đề chữ “Liễu trang đệ tử”. Té ra cụ ấy kiêm cả nghề thầy tướng. Chữ cũ tuy không tốt, song không đến xấu lắm. Trong bức tứ bình đả thảo, nét chữ múa may như ngọn cỏ gặp cơn gió cuồng. Tôi cũng xin nộp số tiền như đã nộp cho các cụ kia, để xin cụ giáp cho mấy bài thơ của cụ. Và tôi suýt nữa phải sa nước mắt, khi thấy cụ kèo nèo nài thêm một xu.
- Tuyết ơi! Tuyết ! Hãy trông hàng đấy.
Vừa dặn con gái, cụ vừa lục cái thúng nhòi tìm cây bút nhỏ, rồi viết mấy bài như sau:
Hoa đào hớn hở báo tin xuân,
Mới cả giang sơn, mới cả dân,
Pháo nổ mừng xuân vang thế giới,
Rượu mùi chúc thọ nức hương lân,
Ngày xuân đầm ấm cảnh thung dung,
Trở dậy trông ra sắc đỏ hồng,
Hoa cỏ tranh đua đều biếc biếc,
Màu xuân rực rỡ khắp non song,
Năm canh vắng vẻ giấc êm đềm,
Tiết khí xuân hồi ấm suốt đêm,
Ví được quanh năm như thế mãi,
Thì cây dương liễu nảy chồi thêm,
Xuân về lá cỏ xanh mầu biếc,
Thì đến hoa mai nhoẻn miệng ra,
Quanh gối chia bùi cùng cháu chắt,
Ngoài hiên thỏ thẻ tiếng oanh ca.
Thế là đủ. Đủ bằng chứng để xét cái mực Hán học cuối năm Kỷ Mão. Tuy không phải toàn thể Hán học là như thế, nhưng nó cũng đã đi tới bực ấy.
Có ai ngờ rằng một nền học thuật đã hơn nghìn năm làm khuôn, làm mẫu cho đạo đức chính trị của một dân tộc, bây giờ sa sút đến thế này!
Nếu dưới suối vàng bà Huyện Thanh Quan và cụ Tam nguyên Yên Đổ nghe được những bài thơ ấy , chắc phải uất lên mà chết một lần nữa.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Thế giới

  (Thư giãn chút xíu với tài liệu của giáo sư Mark A. Ashwill- dạy tại Harvard và hình như đang du hí bên VN)
Đã có nhiều tài liệu bàn về vấn đề sự thiếu hiểu biết và thiếu quan tâm về phần còn lại của thế giới của người Mỹ. Bằng chứng của sự thiếu hiểu biết này xuất hiện trong các kết quả khảo sát định kỳ ví dụ như của Trung tâm Nghiên cứu Pew và Hiệp Hội Điạ lý quốc gia. Theo một báo cáo năm 2006 của Hiệp Hội Điạ lý quốc gia, 63% người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 24 không thể xác định được vị trí chính xác của Iraq trên bản đồ vùng Trung Đông, và 70% không thể tìm ra Iran hay Israel. Chúng tôi xin trình bày ở đây một số kết quả minh họa cho các nhận xét bước đầu của David Rutherford (2006), một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục địa lý của Hiệp Hội Washington, D.C.:
* Thanh niên Mỹ dường như không quan tâm mấy đến thế giới bên ngoài nước Mỹ.
* 9/10 người không tìm được Afghanistan trên bản đồ châu Á.
* 54% không biết rằng Sudan là một quốc gia ở Châu Phi.
* 3/4 người tham gia trả lời không tìm được Indonesia trên bản đồ (ngay cả sau khi sóng thần vào tháng 12/2004 xảy ra và tin này đã được đưa tin trên khắp thế giới).
* 3/4 người tham gia trả lời không biết rằng đa số dân Indonesia là theo Hồi giáo và Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới.
Sự thiếu hiểu biết phổ biến này không những chỉ gây ra những khó khăn trong nỗ lực tạo ra những công dân năng lực toàn cầu mà còn gây ra những ảnh hưởng đến việc người Mỹ sẽ thực hiện nhiệm vụ của họ như là những công dân trong một hệ thống chính trị dân chủ như thế nào.
Như Mark Hertsgaard (2003) đã chỉ ra trong tác phẩm The Eagle‘s Shadow: Why America Fascinates and Infuriates the World, rằng: Một sự thật đáng xấu hổ là phần lớn chúng ta ít biết về thế giới bên ngoài, và đặc biệt là chúng ta được cung cấp thông tin sai lạc về những gì mà chính phủ chúng ta đang làm trên danh nghĩa của chúng ta ở nước ngoài‖ (trang 69). 

bài không tên

 copy chưa xin phép của Nguyễn Phong Hoàng

Chúng nó ngồi, Trong phòng máy lạnh. 
Chúng nó xách mé, chì chiết, hằn học. Từ trên xuống dưới, Từ bằng vai, phải lứa, từ ngoài vào trong.
Giao đất nước nầy lại cho chúng nó đi. Nó sẽ vung tay, chấm phẩy, Hoặc thêm mấy dòng status. Là đất nước nầy hồng phúc mãi trăm năm.
Cũng đã có thời, chúng là một với quê hương, Chúng cũng là con dân, Cũng nồng nàn yêu nước đấy! Cái yêu của con trẻ, Đứa trẻ nào không đành hanh, hờn dỗi, Mẹ thì nghèo, chưa dang nổi hết tay ôm…
Cho tôi ngừng nói về chúng nó, Để tôi chửi một lời, Nhắn bọn ở trọ quê hương, ĐCM, Công của chúng mày đối với non sông, Bằng cái móng tay của những người khác. Người ta không nói hoặc chưa nói, Hay nói bằng cách khác, Vì, Người ta hiểu, bởi do đâu…
Tao hiểu và yêu quý
Thượng Tá, trấn thủ đồn xa, Lẽ nào lão không gia đình, không vợ con cật ruột, Lẽ nào lão không buồn nỗi đau nghèo khó nhục nhằn, Lẽ nào lão không nghẹn trong lòng Khi giơ tay chào quốc kỳ xao xác trong gió biên cương. Lão có nói gì đâu ?!!
Sao chúng mầy không một lần tự hỏi… Sau một thời Nguyên Phong nào đó, Đồn trưởng ngồi kể chuyện năm nao… Rằng: Đất nước trong những năm thạch hãn, Có những người đàn bà, đã cất công, Đến biên viễn, chỉ để choàng vai người lính trẻ, Để ăn bữa cơm tiền đồn Để sẻ chia chút rét mướt địa đầu Tổ Quốc,
Lẽ nào Thượng Tá Biên Phòng, Đứng nghiêm chào đoàn người hậu phương vừa từ biệt, Là diễn để thu hình, để trả lời phỏng vấn hay sao,
Lẽ nào người lính già, Gửi chiếc áo biên phòng cho một người phụ nữ, Là để  chiêu dụ hường nhan,
Chiếc áo biên phòng, có hoa văn mang dáng hình beo hổ. Không là beo hổ ? Sao giữ được biên cương?
Có trăm ngã để nói lời yêu bờ tre, giếng nước, Có vạn điều phải làm để cánh diều no gió bờ đê..
Nói bằng ngôn ngữ teen lần nữa, Đừng chém gió và đừng lớn lối.. Rằng chỉ mình ta biết yêu, biết đỏng đảnh, biết hờn

Rằng chỉ mình ta là người yêu nước….

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY-kì chót

5.
Trước tiên, Beo chưa bàn đến những tình tiết đúng- sai của sự kiện 1974. Các bạn trong nước có thể tham khảo các nội dung tranh luận này của các nhân vật tham gia trực tiếp sự kiện trên các web tại hải ngọai, gõ bất cứ từ khóa gần gần nội dung đều tra cứu được.
Nếu lười nữa, thì đọc luôn trên  blog Beo, Beo dẫn về cách nay đúng 1 năm : http://beoth.blogspot.com/2013/01/mot-su-that-khac-ve-tran-hai-chien.html
Chuyện bếp núc làng báo, cơ sự như sau:
Phải nhận định ngay, việc phục dựng lại người lính VNCH trên báo chí chính thống, chắc chắn có sự hé cửa của tuyên giáo.
Có 2 lọai hé. Hoặc lòn sau bếp nhà một anh trưởng-phó rủ rỉ xin phép (lọai xin rất đặc trưng của Quang Thông) hoặc, nhá mớm cung bài đầu, không thấy quan nào a lô làm tới luôn (kiểu của Tuổi trẻ). Vậy nên, bạn sẽ luôn luôn thấy việc xử lý bài vở thuộc các đề tài nhạy cảm chính trị của Tuổi trẻ chững chạc, rất nhất quán về quan điểm và, có nghề hơn hẳn Thanh niên.
Có xin, có gật, nhưng khi thấy vượt tầm kiểm sóat vẫn gõ đầu. Tuyên giáo là thế và thế, mới là tuyên giáo.
Đương nhiên, việc gõ đầu thằng lòn cửa sau bao giờ cũng nhẹ tay hơn thằng mớm cung.
6.
Quay lại chuyện sự kiện 1974 được phép đưa lên báo chí chính thống.
Lọat bài trên Thanh niên đã vượt quá tầm của việc phục dựng lại một sự kiện lịch sử- điều tiên quyết bắt buộc cho lọai đề tài này. Cho dù anh muốn gửi gắm  bất cứ ý đồ tốt-xấu gì đi chăng nữa, cũng phải bám vào cái gốc đó.
Nó đã lấn sâu sang cái ngưỡng của sự cổ súy cho việc tôn vinh người lính VNCH. Với báo chí, sự cổ súy đôi khi không chỉ bằng những câu chữ hô hào cụ thể, mà bằng mức độ, tần suất xuất hiện…
Hành động cổ súy đó nhục mạ anh linh những người nằm xuống ở Tây Nam Tây Bắc Gạc ma, làm tổn thương cả gia đình họ, mà không ít trong số đó, Beo tin rằng đang sống dưới chuẩn nghèo khổ trong nước. Nhục mạ những cựu binh từ thể xác lẫn tinh thần, không thể nào lành lặn nổi. Và đang còn sống.
Bất kể nhận định, đánh giá lại thế nào về lịch sử, chúng ta không thể là tù nhân của quá khứBằng lọat bài này, thấy ít ra (trước tiên) có báo Thanh niên rất khóai trá được ở tù.
Nhưng, đây mới là tác động thật sự ngu xuẩn nhất, phản hiệu quả nhất, khi định vịn vào 98% lòng yêu đất nơi bạn đọc:  Cái sự bắng nhắng của đám dân chủ cuội, vô hình chung làm mất hẳn giá trị của tinh thần kháng Tàu, vốn là một thứ tinh thần đối kháng rất âm ỉ và bản năng, thậm chí là thiêng liêng.” (Beo mượn lời bạn DG DG trên facebook). 
Báo chí chính thống, không chỉ mặc định mà được khẳng định, là tiếng nói của Đảng. Không phải suy diễn, đương nhiên sẽ hiểu, lọat bài kia, xuất phát từ chính chủ trương của một nhóm trong Đảng.
Rất khó để thanh minh, chỉ vì đói quá nên Thanh niên quật mồ xác chết lên… câu cơm.

P/S: Thể nào cũng có người bắt viết ra nhóm ấy là ai cho mà coi

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY (VĂN THỔ NOT THÀ)

4.
Theo http://www.worldvaluessurvey.org, khảo sát về lòng yêu nước của các quốc gia, 72% đối với người Mỹ, 53% người  Anh và 35% người  Pháp (đã trưởng thành) tuyên bố rằng họ tự hào về đất nước họ.
Việt Nam, con số này lên đến 98%.
Đừng vội cười cợt những con số.
Trong khi người Mỹ, Anh, Pháp, lòng tự hào của họ thiên về tính ưu việt của một dân tộc thì chúng ta, hướng về một khả năng phi thường trong việc giữ được nguồn gốc dân tộc sau các cuộc chiến liên miên chống lại ngoại xâm.
Ngay đến hết ngọai xâm rồi, vẫn khăng khăng chỉ hòa nhập không hòa tan.
Âu, số phận thiên định cho dân tộc Việt. Thiên hạ đánh nhau, cũng liên miên hai ngàn năm, chỉ để giành Chúa thuộc về mình. Chúng ta, không sang trọng được thế, chúng ta tòan lấy việc giữ đất làm thiêng (nhất). Thiên hạ cắt đất đổi mỹ nhân, ta bán con đổi lấy đất. Và sử ghi nhận hành động ấy là, yêu nước.
Bất kể chính thể nào, ý thức hệ nào, liên quan đến đất đai, thì y như rằng nó được quy kết vào phạm trù đạo đức: yêu nước hay bán nước. Và việc quy kết đó, được tới 98% người trưởng thành, ủng hộ.
Beo quay lại sự việc người anh hùng họ ngụy của báo Thanh niên.

5.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY- phần dạy Quang Thông

3.
Tranh chấp khu vực biển đảo khởi đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu thế kỷ trước, nửa cuối của thế kỷ XX xuất hiện thêm các bên tranh chấp khác.
Tranh chấp gồm ba loại (đan xen, phụ thuộc nhau): 1. tranh chấp chủ quyền các đảo; 2. tranh chấp phân định biển (phân định biển liên quan đến các đảo có tranh chấp và phân định biển không liên quan đến tranh chấp chủ quyền); 3. tranh chấp về sử dụng và bảo vệ môi trường biển (các quyền tự do hàng hải, về đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển).
Việt- Trung ba lần tranh chấp bằng vũ lực, diễn ra vào các năm 1974, 1988 và 1992 và là cặp xung đột duy nhất liên quan đến cả ba tranh chấp.
Ngay trong năm 1975 và liên tục cho  đến 1992, chính phủ VN thống nhất đã liên tục đòi lại chủ quyền biển đảo bằng các công hàm, sách trắng…(tư liệu do facebooker Khù văn Khoằm sưu tầm).
Không thể đơn phương chiến đấu với ông bạn hàng xóm khổng lồ, chính phủ VN đổi sách lược, liên kết với các ông bạn láng giềng nhỏ hơn. Và  trong năm 1992, cùng với Philippines, VN đưa ra bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
10 năm sau, Trung quốc mới chịu kí với Asean DOC-văn bản đa phương đầu tiên của khu vực về biển Đông. (Trung quốc luôn luôn muốn song phương, chia để trị). Trong khỏang thời gian đó, Malaysia đã kịp chiếm thêm của  VN 2 đảo, vào năm 1999.
Cũng bằng ngần ấy thời gian nữa, Trung quốc mới chịu ngồi xuống kí tiếpvăn bản nguyên tắc để thực hiện DOC.
Dĩ nhiên, chúng ta, từ chính khách lão luyện đến phó thường dân Beo thị, ai cũng hiểu rằng những văn bản đầy lỏng lẻo kia chẳng có mấy giá trị sức- mạnh- cơ- bắp trong việc đòi lại biển đảo nhưng, nó là nền móng vững chãi để tiến tới việc ra đời những văn bản mang tính pháp lý quốc tế, đem lại sự ổn định bền vững cho khu vực tranh chấp.
Cao nhân trí khách đa mưu túc kế, quý vị chọn dàn hàng ngang bắn nhau với Tàu như thuở Napoléon hay, mềm mỏng trên bàn ngọai giao giữ hòa bình cho dân yên ổn móc dầu, câu cá lên ăn ?
Hỏi thêm câu nữa, quý vị có thực sự tin: ôm vài chục kí nào tư liệu chi chít chữ tượng hình nào bản đồ thi nhau cổ hơn…ra các thể lọai trọng tài quốc tế tòa án quốc tế hội Cuốc liên…họ sẽ  đồng thanh ủng hộ bắt Tàu thu dọn đồ đạc trả lại biển đảo cho ta ?
       Có một tiểu tiết Beo nghĩ ai cũng biết nhưng cố tình lờ đi nhằm phục vụ cho mưu đồ một mũi tên giết  hai con trym bài Tàu- chống chính phủ: Trong khi Phi, kẻ đồng sáng kiến giải quyết đa phương,  ít nhất 3 lần trở cờ, Mã ngậm miệng ăn tiền và Campuchia ra mặt công khai bám gấu quần anh Tàu khựa…thì Việt nam là nước bền bỉ nhất, nhất quán nhất, quyết liệt nhất trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo bằng con đường ngọai giao.
  

       Chị đã dạy gần xong Quang Thông ý thứ hai: đá đểu chính phủ hèn nhát bán nước bằng lọat bài phục dựng anh lính VNCH kia, là mất dạy, là vừa đổ bô chùi đít cho các cụ xong lại hắt ngay cứt vào nhà các cụ. Đương nhiên chị biết mày chả đủ cả tầm lẫn dũng khí, việc hắt cứt là do ngu nghề mà nên nỗi. Bài sau chị dạy tiếp về nghề.

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY-phần của beo (tiếp)

2.
Cứ nhìn cách chính quyền ứng xử với dăm chục mạng Beo gọi là lưu manh (tòan những gương mặt quen thuộc đến nhẵn bóng trong việc chửi bới vô tội vạ chính quyền) rồi suy ra, chính quyền hèn nhát, sợ Tàu, vô hình chung bạn cũng đang bị đám lưu manh kia lưu manh hóa.
Có thể bạn rất sướng tai khi nghe anh cảnh sát biển Vn chửi địt mẹ bọn Trung quốc, cút mẹ chúng mày đi không bố bắn. Nhưng có lẽ bạn chưa biết hết nỗi nhục khi đọan clip quay có chủ đích của Tàu kia, công bố ra quốc tế. Họ, đã hết sức lịch sự, kiềm chế trước sự sướng tai của bạn. Và, lẽ đương nhiên, phần thiện cảm giành cho kẻ đúng là chúng ta, không phải không suy giảm.
Vậy, không địt mẹ bọn Trung Quốc, thì chính quyền đang làm gì?
Beo tham gia hai cuộc biểu tình tại sài gòn và thấy rằng, khi người biểu tình bộc lộ thái độ sẽ sát cánh cùng chính phủ trong việc chống Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ, từ lúc khởi nhóm cho đến khi giải tán, không thấy công quyền nào ngăn chặn bắt bớ.
Nếu bạn nghĩ rằng việc bai bải hàng ngày chửi hàng hóa Tàu trên khắp các báo là tự phát, là lòng yêu nước của bọn nhà báo, bạn nhầm vĩ đại. Khi Beo còn làm việc, tuần nào giao ban tuyên giáo cũng nhắc nhở, phải đẩy mạnh tuyến bài ấy thêm nữa. Bị thúc quá, bí bài, những vụ như áo lót phụ nữ làm đàn ông ngủ gật suốt ngày hay trong dép tổ ong có đỉa...mới nảy sinh, là vì vậy.
Và nếu bạn nghĩ rằng, đằng sau một lọat các họat động lien quan đến biển đảo của các tổ chức dân sự trong nước (thậm chí cả ở nước ngòai) không có bàn tay chính phủ, thì bạn còn nhầm vĩ đại hơn.
Ai xây chùa, ai trợ lỗ cho tour du lịch ra đảo, ai kích họat các cuộc hội thảo về chủ quyền quốc gia…?
Chính trường, chuyện tay phải nắm chặt nhau 4 tốt 16 chữ vàng, tay trái bóp trym nhau, âu hết sức thường tình. Tàu thế ta cũng thế, không kém miếng nào. Chỉ có tận ngu, mới tính tóan chiến lược đối đầu trực diện với thằng, khỏe hơn mình về mọi phương diện, quãng vài triệu lần.
Nhưng, cái lớn nhất chính quyền đã làm được, không phải ở những cú bóp trym vặt như thế.

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY-phần của beo

1.
Cần phải phân biệt thật rõ, viết lại lịch sử và đánh giá lại lịch sử là hai động tác khác nhau hòan tòan.
Lịch sử của ta, đặc biệt lịch sử chiến tranh hiện đại, khi nhân chứng vật chứng còn đủ cả, mà không ít sự việc sự kiện, được sách sử ghi nhận được sách giáo khoa đưa vào, đã sai lạc khủng khiếp. Sự kiện trưa 30/4, quân  giải phóng đánh chiếm dinh Độc lập là một trong những ví dụ cực kì điển hình, Beo không cần dẫn chứng thêm nữa.
Thế nên, việc viết lại cho đúng, là vô cùng cần thiết, khi chưa muộn.
Đánh giá, nhìn nhận  lại lịch sử, ở xứ mình, lại không thuộc công việc của các nhà khoa học sử (vì nhà sử học còn bận tranh cãi chuyện tào lao xịt bọp trên báo chí và nghị trường), nó thuộc công việc của nhà chính trị. Và có ai dám phủ nhận, nhà chính trị không tận dụng những đánh giá kia cho mục đích rất- phi- sử của họ.
Việc quật mồ những người lính VNCH trong hải chiến Hòang sa năm 1974 trên báo chí trong những thời gian vừa qua, cũng là ví dụ cực kì điển hình cho nhận định trên của Beo.
Phải mở ngoặc chút xíu, Beo chỉ nói đến lọat bài trên báo Thanh niên vì chưa đọc các báo khác. Tư liệu lọat bài này không hề mới, gần như lấy lại rồi biên tập sơ sài tòan bộ các bài đăng rải rác trên các nguồn hải ngọai lâu nay.
Tin Beo đi, lọai lê lết hết bếp nhà anh Tư Sang đến nhà cửa nhà anh Ba Dũng như Tổng biên tập báo Thanh niên, thì không đủ dũng cảm tự ý tiên phong trong công cuộc nhìn nhận đánh giá lại lịch sử đâu. Chỉ có điều, ngu quá nên chạy quá đà tuyên giáo cho phép nên bị xoa đầu, mà thôi.
Ngu ở chỗ, liều lượng và mức độ đưa bài để công chúng trong nước chấp nhận được. Ba triệu người (cứ cho là con số ấy đi) hải ngọai là đáng quý, nhưng ba mươi triệu người trong nước lại là con số không thể hy sinh cho mỗi một mục đích: hòa giải dân tộc. Cái mục đích không cần cố gắng nhiều lắm, tự thân nó cũng sẽ diễn ra và trên thực tế, đã diễn ra ở mức độ gần kết thúc rồi.
Nói Quang Thông ngu,  cũng chưa chắc ai ngu hơn ai. Xới động cuộc quật mồ kia, chắc gì đã liên quan đến chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc.
Vậy nó có còn mục đích gì khác?
Mỉa mai chính phủ bây giờ hèn kém không dám đối đầu, đánh nhau với Tàu như chính phủ VNCH chăng?


(rảnh quởn, chị dạy tiếp chú tổng này, giờ bận rồi)

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY

Hãy đọc, và đừng nóng, và hãy chờ Beo giải thích vì sao có 2 copy tréo ngoe nhau như dưới đây.

NGƯỜI ANH HÙNG HỌ NGỤY
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà

Anh ‒ hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người

Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi

Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu
(bài thơ và tựa entry copy từ facebook Phan Việt)

68 năm đồng minh dưới bóng ô dù hạt nhân Mỹ, Nhật vẫn không thể đòi lại được quần đảo Chishima (Kuril) vốn bị Nga chiếm đoạt sau WW2. Ước nguyện giành lại Kuril thực sự chấm hết khi Medvedev bắt tay tăng cường quân sự trên đảo này. Trong tranh chấp Senkaku với TQ, Nhật cũng không hề được ông lớn Mỹ ban điều gì thiết thực hơn lời khuyên kiềm chế, xuống thang xung đột. Và thế là, trận so giày trong vụ án thuyền trưởng tàu đánh cá  đã ghi 1-0 nghiêng về đội tuyển Bắc Kinh.  
Cho đến nay, những gì Mỹ làm được cho “các dân tộc đương bị TQ đàn áp dã man con ngan ở Thái Bình Dương” là bán vũ khí, là tăng cường vành đai vệ tinh bảo vệ Guam, là chọc ngoáy hậu trường chính trị để củng cố lại địa vị của mình sau nhiều năm thờ ơ ngó lơ sang xứ Hồi giàu dầu mỏ.  Xong.
Hoàng Sa vĩnh viễn không bao giờ quay lại với VN được nữa. Chỉ ngủ mơ mới thay đổi được sự thật này. Không cần thông minh lắm cũng nhận chân được bản chất vấn đề. Tất nhiên chẳng lãnh đạo nhà nước nào tuyên bố cả, vì chủ quyền dân tộc và vì sinh mệnh chính trị. Các phe phái đối lập càng không, bởi đây là lá bài tốt nhất cho họ cơ may diễn trò hề yêu nước nhằm kích động và lôi kéo quần chúng. Báo chí ư? Bát quái trận đồ chữ nghĩa ngoại giao là cần câu cơm của họ, chớ tin. Chỉ  Đỏ thôi, Đỏ nói.
Đỏ nói, vì dân Việt ngu lắm, cứ nghe oánh Tàu là húng chồm chồm lên. Yêu nước là thù Tàu, thù Tàu là yêu nước? Ngu chết ráng chịu, cấm đòi  tiền tử tuất và đòi viết Tổ quốc ghi công nhá. Nhìn sang Nhật đi, dân Nhật gần như quên lãng Chishima, đến mức chính quyền Nhật lâu lâu phải hô hào hâm nóng lại ý thức chủ quyền. Nhật ngu chăng? Nhật hèn chăng? Chã. Giàu có và thông minh hơn ta nhiều cấp. Chúng không rảnh làm việc đối đầu sự thật. Chúng tìm cách sống chung với sự thật.
Những gì mà chính quyền VN làm hôm nay trong xung đột với TQ trên Biển Đông, đã là điều tốt nhất có thể. Thế thì, hãy ráng tự thân xoay sở cách kiếm cơm, thay vì chò hỏ ngồi bắt khoan bắt nhặt thằng Khựa và mơ tàu Mẽo vào giúp bắt thêm vài con cá. Xung đột leo thang chiến tranh sẽ khiến ngư dân  tuyệt đường ra biển; chưa kể Phi, Đài sẽ nhân tiện uýnh úp thêm vài đảo ở Trường Sa. Nữa này, các nhân sĩ, chí sĩ Hồ Gươm ngay lập tức sẽ được tổng động viên sung quân đầu tiên, thề đấy, ok không?  
Nào, giờ thì hẵng bình tĩnh ngồi xuống và nói cùng Đỏ: Vĩnh biệt Hoàng Sa!
(copy có lược bỏ-cho ngắn bớt- của blog Đỏ)

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

GIẤC MƠ MỸ

Cả thế giới này đâm đầu đâm cổ sống chết lao vào nước Mỹ, nơi dung dưỡng những giấc mơ điên rồ nhất và luôn cố gắng thúc đẩy giấc mơ ấy thành thực tế cuộc sống.
Bố tổ, chép xong câu dài ngoẵng kia xém tắc thở khi đọc lại. Nhân danh một người sắp mang họ Mỹ trắng rặt Tim-bờ-lôn-đơ- Beo, mình kể chuyện giấc mơ Mỹ từ trong nhà ra ngòai đường cho mà nghe.
Chinchila, viết tiếng tây cho sang chứ nó là con chuột biến đổi gen, trí khôn bằng đứa bé lên ba sạch nhất trong các lòai vật nuôi, ăn cỏ tắm cát, mùa nóng phải bật máy lạnh cho chị ngơi chuồng phải gắn trò chơi vận động cho  chị  thể dục. Trong khi mình đây, ngày ngày lội bộ cả mile đi tới phòng gym trong tình trạng mưa tuyết lép nhép. Chị í 6 tuổi, số tuổi tương ứng Tim-bờ-lôn-đơ-Beo.
Chúng nó tha về thêm 3 thằng. Đêm, chị cắn chuồng mò xuống du lịch.
Ba thằng du côn nó Ấn Độ chị tơi tả. Không biết hôn hít kiểu gì, chị rách mắt, đứt gần lìa tai.
Giấc mơ Mỹ bắt đầu khi chúng nó  sụt sịt bồng bế chị đi bệnh viện.
Con ranh bác sĩ nó vớ được chị như vớ cục vàng thật. Cũng thở oxy cũng bông băng dao kéo. Và, một ngàn hai đô cho lần cấp kíu, thêm dăm lần tái khám cho toa, mỗi lần tối thiểu 200.
Hôm chúng nó hân hoan chuẩn bị bồng chị đi cắt chỉ, mình- bẩm sinh thù chị đến xương tủy vì sổng ra, chị xơi nham nhở hết các thể lọai chân gỗ trong nhà- bảo: để đấy, lấy nhíp với kéo ra mẹ cắt cho miễn phí.
Tái mét. Cất chị vào chuồng xong chúng không ngừng canh me mình. Nghe lén được chúng nó bàn nhau, khóa trái chuồng lại, bảo vệ con (chắc chắn trước sự bạo hành của mình).
Giấc mơ Mỹ nào đã dừng lại ở một ngàn hai.
Gái đẹp nuôi một con chó. Tiểu sử hãi hùng của anh mình đã kể  rồi. Thật tình, nhìn anh như cái rẻ rách.
Anh nhẩy từ trên thành sa lông xuống, gẫy chân.
Mình rên rỉ, con ơi chó liền da gà liền xương.
Lại sụt sịt, lại vác đi bệnh viện. Lại thậm thọt dấu bill đi không mẹ thấy. Giời ơi, tiền ơi, bốn ngàn cho lần cấp kíu, thêm dăm lần tái khám cho toa, mỗi lần tối thiểu 300, thêm khỏan ăn ở trong những ngày lưu trú.
Đã hết đâu. Chúng nó khuân về một đống gối rực rỡ tròn vuông chữ nhật bánh tét ô van, rải xếp tất cả những chỗ có thể khiến anh lại què. Nhà mình giờ, ngổn ngang như cái cửa hàng bán đồ nội thất cũ.
Mình, căm anh chó bằng ba chị chuột, nhưng cũng chả dám đá anh phát nào. Hoặc chân anh thêm bốn ngàn hoặc chân mình bốn chục. Đừng tưởng Mỹ là đã lắm lựa chọn cho tương lai hay được tự do tuyệt đối trong khuôn khổ tịnh không ai thấy.
Bù lại, đêm qua, mình vừa nghĩ ra đòn khá hiểm, áp dụng cho anh trước, hiệu quả sẽ mang xuống Cali, xử đẹp chị.
Đợi chúng nó đi làm hết, đứng trước anh, mình nói rõ ràng mạch lạc, bằng hai thứ tiếng, đề phòng anh không nắm bắt được nội dung:
- Hè này,  về quê tao, húng riềng! 

AI LÀ SIÊU LỪA-KÌ chán ko viết tiếp

*** Đặc tính nổi bật, cực kì nổi bật của người Việt là đố kị. Đương nhiên, đối tượng hàng đầu để đặc tính kia phát tác, không ai khác chính là tầng lớp giàu có.
Những người làm cách mạng vô sản tại Việt nam đã tận dụng triệt để đặc tính ghét người giàu ấy để thuyết phục quần chúng về phía mình. Những năm 50, nhằm lôi kéo nông dân, họ diệt giới địa chủ mạo danh cải cách về ruộng đất. Những năm 80, chiều lòng dân thị thành lúc này đã phát triển đông đảo, họ chuyển qua diệt giới tư bản, mạo danh sự công bằng xã hội.
Những năm 2010 này, cuộc chiến yên dân không thể dàn hàng ngang tấn công được nữa. Họ chuyển qua đánh du kích, bắn tỉa.
Chưa phát nào trượt.
*** Bản chất chuỗi vụ án đang diễn ra, nằm trong chiến thuật du kích thời mở cửa ấy.
Bạn đã nhận ra siêu lừa, hay vẫn chưa?
*** Chúng ta đang sống trong một xã hội quá thiếu vắng giới tinh hoa. Thế nên, cảm giác nó như thời ma ám quỷ làm, thời hỗn mang, là vì vậy.
Chúng ta đang gặt hái thành quả do giới cùng đinh sau một đêm, bước lên thành ông thành bà, gieo trồng.
Âu cũng là, sự  trả giá!

P/S thêm cho các bạn đang chờ Beo viết về vụ H. Như: kết quả phiên  này không quan trọng đâu đừng mất công luận bàn. Chờ phiên cuối.

AI LÀ SIÊU LỪA-KÌ 4

Chiểu theo những gì Beo đã tìm hiểu về những vụ xử liên quan đến ngân hàng ở một số nước, phần thắng thường  nghiêng về bên đỡ làm mất ổn định xã hội hơn.
Beo đủ trải nghiệm để viết ra dòng này: đừng mang bất cứ thứ gì trên thế giới văn minh ra  dụng vào Việt nam.
Điều đó không  đồng nghĩa với Việt nam thiếu văn minh. Bởi nếu xét trên bình diện hệ thống, thì hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có rất đầy đủ (nhấn mạnh) các quy phạm pháp luật để điều chỉnh gần hết các hành vi vi phạm trật tự cộng đồng.
Vấn đề- cũ như trái đất- nằm ở những con người nắm quyền điều hành hệ thống đó.
Beo từng viết rằng, vụ Huyền Như hay nhất trong lịch sử tố tụng Việt chừng gần hai chục năm lại đây.
Đứng ở góc độ pháp lý, tuyệt đối chẳng có gì hay nếu không muốn nói là một vụ khá đơn giản và…nhàn hạ cho các luật sư. Kết quả cuối cùng, sau vài phiên lằng nhằng đôi co nữa, bất luận thế nào cũng chẳng làm mất ổn định xã hội Việt bởi, muốn mất, trước tiên phải có ổn định đã. 
4 ngàn tỷ chứ 40 ngàn tỷ, số chết thua xa một vụ đụng xe.
Sự hay nằm ở chỗ: bản án này sẽ là tiền đề áp tội  cho CEO của ACB Lý Xuân Hải- vụ xử  hay nhất về pháp lý, vụ  các luật sư được thỏa sức trình diễn khả năng hùng biện nếu, nó diễn ra trong môi trường xã hội mà tòa án độc lập thực sự. (chữ nếu của Beo chỗ này mang nghĩa bất khả thi).
1. Ngòai lòng tham,  đặc tính bình thường hòan tòan không đáng bị lên án, bạn có biết tại sao12 đại gia kinh nghiệm thương trường đầy mình lại ôm tiền giao cho Vietinbank không?. Beo trả lời luôn nhé: vì họ tin vào uy lực ngầm của nó, nhất là khi có sự biến xảy ra.
2. Bạn đã thấy ở đâu mô hình tổ chức quân đội y như một quốc gia riêng trong một quốc gia với đầy đủ từ đòan ca múa cho đến ngân hàng, như ở ta? (câu này Beo thiển cận, ai biết xin chỉ giáo).
Bạn hãy kết nối câu 1 và 2 lại, rồi tự giải thích vì sao, một phó phòng của chi nhánh, dễ dàng lừa 12 bậc cha chú, không, bậc ông bà nội mình, đến thế.
Và cũng từ sự kết nối 1 và 2, bạn sẽ suy luận vì sao Beo chưa xếp Huyền Như vào hạng siêu lừa.


Câu vìu phát: kì cuối sẽ chỉ đích danh tên tuổi siêu lừa

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

AI LÀ SIÊU LỪA? (kì 3)

Phần 1, Beo đã viết về bên nguyên. Phần 2, bên bị.  Trước khi viết tiếp về nhân vật chính của  vở diễn hay nhất thập kỉ Huyền Như và chỉ ra ai mới thực sự là siêu lừa, Beo post lại vài trao đổi trên facebook. Lí do: một số bạn có lẽ không chơi fb nên email cho Beo những tranh luận tương tự.

    HƯNG ĐINH THẾ "Việc “buôn tiền” lẫn nhau giữa các ngân hàng, cho đến giờ phút này chưa có bất cứ văn bản cấm chính thức nào của ngân hàng nhà nước".Em có thắc mắc là ngân hàng nhà nước có thông tư 04 cấm ủy thác cho cá nhân chị ạ. Theo đó, chỉ có các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài... được quyền đem vốn đến ngân hàng ủy thác. Riêng cá nhân có vốn không được ủy thác tại các ngân hàng. Theo em được biết trong vụ bạn Như thì có ngân hàng ủy thác cho cá nhân đem tiền của ngân hàng cho Viettinbank vay ! như vậy là không đúng !
Beo Hồng  Chị không đọc báo trong nước, thành thử không biết các vị ấy viết thế nào để Hưng hiểu là cá nhân trực tiếp mang tiền đến VTB để ủy thác. ACB ủy nhiệm cho nhân viên qua VTB ủy thác Hưng ạ. Và giả dụ (lưu ý là giả dụ) như ACB đưa tiền cho cá nhân mang đến Vietinbank gửi ủy thác thì việc vi phạm Thông tư 04 thuộc về Vietinbank.
Sau nữa, chị hỏi chú một câu nhé, chú nghĩ sao khi một ngân hàng có thiết chế chặt chẽ vào hàng nhất nước, có đội ngũ luật sư tư vấn hùng hậu và cầm đầu ACB là ông Trần Xuân Giá, lại dại dột công nhiên vi phạm luật cấm của ngân hàng nhà nước.
HƯNG ĐINH THẾEm nghĩ sở dĩ họ dám làm thế vì cái tên bầu Kiên theo cảm nhận của nhiều người lúc đó là 1 khái niêm tương đương với quyền lực và sức mạnh. Mặt khác chỉ hành vi đó thì ko cấu thành tội Cố ý làm trái, đen cho họ là gặp bạn Huyền Như chiếm đoạt số tiền đó mới gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa có thể họ chủ quan cho rằng quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước- Có nghĩa là luật đã cho phép. Nhưng đúng ra tinh thần của điều này là chỉ được phép ủy thác khi ngân hàng NN hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó NHNN lại chưa hướng dẫn. Ông Giá cho rằng được làm gì những gì luật không cấm nhưng quy định 106 nói trên là cấm.
Beo Hồng Câu hỏi của chú có 3 ý. Phần về ông Nguyễn Đức Kiên, theo những gì chị biết thì giữa điều “chú nghĩ” (hình như nhiều người cũng nghĩ thế) và thực tế, là một khỏang cách khá xa. Người có quyền lực thật sự tại ACB là ông Hùng- thân phụ của bạn chủ tịch HĐ QT hiện nay.
Thứ 2, việc ACB (cũng như cả 3 ngân hàng nạn nhân) mang tiền đi ủy thác, việc chú  kết tội họ “gây hậu quả nghiêm trọng”, làm ơn chỉ cho chị nạn nhân đi.
Chú quên mất một điều, đây là ngân hàng tư và số tiền bị mất là của chính họ. Nói cách khác, họ tự gây hậu quả nghiêm trọng cho chính túi tiền của mình.
Ý cuối, chính chú đã tự mẫu thuẫn về 106. Thế tóm lại 106 ấy nó cấm hay không cấm?
Đào Tuấn Em cũng đang viết từ đầu phiên tòa rồi. Nhưng có những cái không biết. Chẳng hạn cái chống lưng của nhóm cho vay nặng lãi, chẳng hạn chuyện nhà và cái thế của anh nghị sĩ. Cứ coi như là thắc mắc để chị giả nhời nhé
Beo Hồng  zả nhời chi tiết xong, chú đi thăm nuôi chị ở B 34 nhé. Chị khóai ăn bún ốc, nhớ gửi vô.
Đào Tuấn Thôi, hỏi đơn giản là chuyện tham ô được chuyển sang lừa đảo thế nào. Chắc không đến nỗi B34 chị nhé
Beo Hồng  Kết tội tham ô đồng nghĩa với trách nhiệm bồi hòan thuộc về Vietinbank. Còn vì sao vào giờ chót Như bị đổi từ tội danh tham ô sang lừa đảo, lọai thông tin này chắc chắn chú không thể tìm thấy ở phiên xử đâu. Tìm cách chơi thân với con gái ông chủ Vietinbank ấy, sẽ có câu trả lời.
Tran Duy Canh  "Dòng thứ hai là ủy thác cho ngân hàng đem tiền của mình đi đầu tư. Ở dòng này, ngòai lãi xuất thỏa thuận theo từng hợp đồng thì khách hàng còn buộc phải chịu những rủi ro, lời ăn lỗ chịu. Tất cả 12 nạn nhân nằm trong dòng tiền này".. Cái này em biết không chính xác. Các HĐ ủy thác chưa bao giờ được kích hoạt cả và trong đó không có bất cứ điều kiện gì để gọi là 1) lời ăn lỗ chịu; 2) mọi vấn đề liên quan đến sử dụng tiền của khách hàng trên tài khoản VTB PHẢI có sự đồng ý của họ bằng văn bản. Đó là lý do tại sao Như toàn chơi hàng giả (chữ ký và con dấu).
    Beo Hồng Kích họat hợp đồng và kích họat dòng tiền vào tài khỏan là hai thao tác khác nhau. Tòan bộ việc kích họat hợp đồng là giả mạo do Như thực hiện nhưng số tiền các nạn nhân chuyển vào tài khỏan Vietinbank và nằm tại đó một thời gian trước khi Như chiếm dụng, thì Vietinbank làm sao vô can trong khỏang thời gian này. Nên nhớ, kích họat đủ 24h là coi như tiền đã mang ra lưu thông.
    Nói dễ hiểu nhất: Vietinbank trong khỏang thời gian này đã kinh doanh tiền của các nạn nhân.
   Tran Duy Canh "Và 4 ngàn tỷ kia, từng khỏan một, nằm bao lâu trong mục báo có (từ tài chính) của Vietinbank, trước khi nó được hô biến". Chính xác con số nằm ở VTB là khoảng 3,400 tỷ đồng. Hơn 500 tỷ còn lại Như yêu cầu chuyển vào tài khoản của Như, cty Hoàng Khải tại Eximbank,VID Bank. 
Beo Hồng  500 tỷ kia là kích họat hợp đồng đồng thời với tiền gửi. Họ chuyển vào tài khỏan đầu tư theo phụ lục HĐ nhưng HĐ chính thức vẫn là kí kết với Vietinbank.
   Vu Trieu Minh Ở đâu ngân hàng cũng offer tiền gửi tiết kiệm và tiền đầu tư. Tiền đầu tư dĩ nhiên phải cao hơn lãi suất và lời ăn lỗ chiụ. Nhưng tiền vốn thì bao giờ cũng được ngân hàng bảo lãnh. Không bao giờ mất vốn cả.
Nguyễn Bảo Ngọc Chị Beo Hồng nên nghiên cứu lại hình thức uỷ thác đầu tư chỉ mất lãi chứ gốc kg mất.
 
    Beo Hồng Kính thưa cả hai bạn thân mến, việc bảo tòan vốn trong ủy thác đầu tư phụ thuộc vào thỏa thuận lãi suất giữa hai bên. Lãi suất càng cao thì % vốn bảo tòan càng thấp và ngược lại. Bạn nghĩ nhé, cùng bảo tòan vốn, một bên lãi  n%/năm và một bên cao gần gấp 10 lần/năm, thì ai còn gửi tiền theo hình thức tiết kiệm nữa.
   Và cũng đừng mang thông tư 04 ra chỗ này để bắt bẻ Beo. Bởi nếu bảo tòan vốn và lãi khủng thế, ngay lập tức sẽ đẻ ra một lọat các tổ chức tín dụng có đủ tư cách pháp nhân vác tiền đi ủy thác ngân hàng, ăn trung gian của các cá nhân.
    P/S: Ngân hàng Mỹ, ngay dưới bàn của bankers ấy, nó có cái box to vật, không bảo hiểm tiền gửi ủy thác, chứ không phải thông lệ quốc tế là bảo tòan vốn đâu. Tiếc là ngân hàng Mỹ không cho chụp hình, đợi Beo tìm link để dẫn chứng cho hai bạn nhé.  

    link đây dồi: https://www.wellsfargo.com/investing . Híc, nếu 1 trong 2 bạn có khó khăn về tiếng Anh thì nhờ anh Gúc nhé. Trình Beo chả hơn gì anh iêu ấy đâu.