Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

CÀ PHÊ SI TA BÚC



Viết thế để phân biệt với Starbucks. Và khẳng định rằng Si ta búc và Starbucks là hai thương hiệu cà phê khác hẳn nhau 180 độ. Mỗi cái logo đầu lâu cô gái xõa xượi chung.
Khủng long tâm sự, con chưa bao giờ được vào Starbucks. Mà bạn, thì đã từng được uống. Hỏi, con thích ngồi chỗ nào. Chỗ to nhất. Của đáng tội mình cũng chưa vào Starbucks Việt lần nào, đến thẳng to nhất cho oách.
Mình ba hoa một dây về Starbucks các nước khác cho ku cậu nghe suốt đường đi. Chủ yếu thuyết phục cậu, Starbucks là sự ngon-tiện dụng, phải quê mùa lắm lắm mới coi nó là sành điệu.
Không phải to nhất Việt, mà to nhất thế giới luôn, to vật vã, ngồi kín ràn rạt từ trong nhà máy lạnh ra đến phía ngoài. Nam thanh nữ tú cùng tây ba lô xí la xí lô chuyện, cũng to hết volume.
Thực đơn rất ít loại. Nơi để phụ gia cho khách tự gia giảm không có sữa. Khăn giấy hết. Sàn nhà rải rác vụn bánh và khách không phải tự phục vụ, việc dọn bàn là của nhân viên, như tất cả các tiệm cơm phở bình dân khác. (hehe, có hình minh họa).
Những sự Việt hóa trên, hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Duy nhất một điều, chất lượng càphê, là vô cùng tồi tệ. Chính xác như có lần Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ càphê Trung Nguyên từng nhận xét gây sóng gió, nó là thứ nước lã pha chút mùi nửa càphê nửa...gì đó không biết.
Sau ngụm ly caramel đầu tiên, mình quyết định gọi tên si ta búc, để đừng đánh đồng Starbucks. Và việc để kệ phụ gia cho giống Starbucks là hoàn toàn thừa, ly của mình đã ngọt cháy lưỡi sẵn.
Ý nghĩ duy nhất của mình khi rời si ta búc là niềm tự hào vô biên, không có bất cứ sức mạnh nào khuất phục được đồng hóa được, thói quen làng bản của dân tộc ta.

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Vẻ đẹp trong lồng phụ nữ Việt



Hồi hổi ở VN, mình có con bạn thuê nguyên một căn nhà có nhiều phòng cho người khác mướn lại. Mỗi lần qua lại gặp 2 anh chị sồn sồn kia nấu nướng tình tứ hú hí suốt ngày ở 1 căn phòng trong đó. Con bạn kể, chị ấy là sếp 1 doanh nghiệp, có chồng con đàng hoàng rồi nhưng cứ giờ đi làm chị ấy lại rúc vào đây hú hí với tình nhân, chiều tối lại trở về làm vợ hiền mẹ đảm.
Hồi còn ở VN, mình biết vô số bạn bè cứ giờ hành chính là rúc đầu vào khách sạn với bồ văn phòng, hết giờ lại đàng hoàng trở về làm mẹ đảm vợ hiền cũng. Nhiều tới nỗi gần như nhìn đâu cũng ra luôn.
Vậy chứ ngồi chém gió với nhau, các chị ấy luôn là người nhiệt tình trong việc lên án những người phụ nữ mặc áo rộng cổ ra ngoài đường, và những người dám cửi chuồng chụp ảnh khỏa thân giời ạ. Xung quanh các chị là sự giả dối phủ vây, chính bản thân các chị không dám thừa nhận thân thể mình quá hãm, môi trường quanh các chị quá hãm để dám tôn vinh cơ thể của chính mình, và các chị ngoặc mồm ra bàn luận chuyện thiên hạ.
Tin đồn hiện nay đang có cuộc thi bình luận về vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ Vn hố hố, làm nãi giờ bạn Huong Vu ói lên ói xuống như bị trúng thực!
Các mẹ ạ, già nửa đời người sống với lừa, chỉ 2 năm sống với tây lông tôi đã nhận ra phận lừa cái khổ tới khốn nạn. Khổ bởi xã hội không coi trọng, khổ bởi định kiến từ thời gốc rễ Khổng Tử, khổ bởi chính các mẹ lừa cái. Cho nên, tôi rất tránh chửi các chị lừa bởi các chị ấy thiệt thòi đủ rồi, nhưng bữa nay không chửi cũng thiệt các chị ấy quá cơ tôi thật.
Lừa cái nói chung, chỉ trừ ra số rất ít các mẹ ạ, khi ra đường gặp 1 thằng đàn ông vũ phu hạ cẳng tay thượng cẳng chân với 1 chị lừa cái, bỏn sẽ bảo nhau: Ối giời chắc con kia nó đĩ thõa, nó bố láo, nó mất dạy... nên thằng kia mới đánh. Thay vì, các chị phải đồng loạt lên án hành vi xâm phạm thân thể 1 người đồng giới các chị.
Hỡi ơi, các chị ngu hết mẹ phần ông lợn.
Lừa có cái câu "vẻ đẹp tâm hồn" đem ra chém gió ào ạt, đcm thực là nguy hiểm nhé các mẹ. Mà lói thế thôi, chứ cái "vẻ đẹp tâm hồn" là clgt đố chị nào miêu tả mặt mũi chân tai nó chính xác được hố hố. Biết hy sinh cho chồng con như. Biết tam tòng tứ đức như, hố hố tôi chết mẹ mất thôi.
Tôi đố các mẹ đang sống ngoài xứ lừa hỏi bọn liền bà xung quanh rằng thì là "vẻ đẹp tâm hồn" là cái lồng gì thế mà bỏn hiểu các mẹ đang nói gì nhé. Suy ra, bọn non (không) lừa chẳng đứa nào có vẻ đẹp tâm hồn, nhưng cái nhìn thấy được là bỏn rất khác biệt ở chỗ, bỏn coi ngồi mổ xẻ 1 hành vi cá nhân chẳng ảnh hưởng gì tới xã hội của 1 người đàn bà khác là tự đánh mất lòng tự trọng của chính mình.
  Mà sống nhiêu đây cái tuổi đời rồi, tôi nghiệm ra các chị rất thích chém về những thứ mà bản thân mình... thiếu thốn.
Các chị tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn qua việc dè bỉu 1 cá nhân khác, áp cái khuôn mẫu của các chị cho 1 nửa nhân loại thì chính bản thân việc đó đã cực bốc mùi. Và tởm. Và thuần lừa. Và lần nữa, lại ngu hết phần ông lợn hỡi ôi sao tôi chán thế không bít
 Gái lừa, các mẹ ạ, thường có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh để ngụy biện cho chính những cái ngu của mình hỡi ôi.
Việc đổ lỗi chỉ nên dành cho giai cấp lãnh đạo, bởi những đứa gánh hậu quả là bọn dân đen chứ đéo phải bản thân bọn lãnh đạo. Còn các chị, các chị chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình chứ đéo phải thằng liên quan kia.
 Bị chồng đánh, các chị chỉ biết tấm tức khóc than cho số đen vớ phải thằng vũ phu mà không dám nhìn thẳng vào sự thật tại các chị quá ngu nên chấp nhận để nó đánh 1 lần, rồi 2,3 và nhiều lần hỡi ôi. 
Khi chồng có bồ, các chị chửi thằng chồng không chung thủy, chửi con đĩ kia đã dụ dỗ chồng các chị mà không nhìn ra chính bản thân các chị đã không đủ hấp dẫn để giữ chân chồng, không đủ mặn nồng để giữ chồng không đưa mắt liếc qua con đàn bà khác hỡi ôi. Và không đủ dũng cảm để dứt bỏ một quan hệ không còn đáng được trân trọng.
 Các chị sợ dư luận, mà dư luận xung quanh các chị thường đéo giúp gì cho các chị, đéo bao giờ có tác dụng tích cực nào cho các chị, nhưng các chị cứ phải chiều theo nó, sống vì nó, đau khổ vì nó.
 Các chị ngu có chừa phần cho lợn không tôi hỏi thật?
Cho nên xin lỗi các anh lừa, nhiều lúc tôi chửi các anh chứ chính bản thân mình cũng thấy bất công cho các anh. Bọn cái ngu thì hãy cho chúng nhận lấy những thứ chúng đáng được nhận, bọn khôn chúng đã tự làm chủ cuộc đời mình rồi, các anh có muốn chà đạp bỏn cũng không có cửa.
By HUONG VU

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

TỰ KHÚC II...



thôi...
anh cứ đi đi nếu không còn yêu em nữa
căn phòng đầy kỷ niệm 
hãy để lại cho em
hãy để em với gió đêm 
cuồng loạn những lúc khuya vắng
hắt hiu khi trăng tàn lặn 
anh cứ yên tâm đi đi 
để em và chiếc gương đối ẩm 
nghe những lời mặn đắng 
giả dối 
thoát từ mi
thôi...
anh cứ đi đi 
mang theo sự ti tiện bao ngày giấu lấp 
mang theo hơi hướm yêu thương lừa lọc 
một thời tràn ngập 
căn phòng đàn bà nhẹ dạ
thôi... đi đi ..
và bao giờ hiểu rằng mình đã đánh cắp 
niềm tin của những người đàn bà
lúc nào chợt tỉnh ra
khi tay trắng tình người 
hãy cúi mặt... 
đừng một lần ngoảnh lại phía sau lưng.
P.N.THƯỜNG ĐOAN

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

TRANH CHỮ NHƯ HUY VẼ BÙI NGỌC TẤN



Vài ý cá nhân, rời rạc, và có khi lạc đề về nhà văn Bùi Ngọc Tấn (BNT)
1- Theo mình đoạn BNT tả/kể về cái cây trước cửa sổ phòng của đôi vợ chồng trẻ, tức cái cây (cây gì không nhớ) dần dà trở nên thân thiết với cả hai, để rồi một ngày cả hai bỗng thấy trống vắng và xa lạ khi nằm bên nhau, mà rồi mãi mới nhận ra sự trống vắng trong tâm hồn họ lại có nguyên nhân từ việc cái cây ngoài cửa sổ đã bị chặt lúc nào họ không biết, mà lý do bị chặt là để đào hầm chống bom Mỹ- đoạn ấy quả là một đoạn viết rất cao tay về chiến tranh, tức về điều gì đó sâu xa có tính phi/phản tự nhiên, có nghĩa là BNT qua chi tiết ấy đã "làm lộ ra" (dùng chữ của Heidegger) cái "sự-thật" tận căn về chiến tranh: tính phi/phản tự nhiên và phi/phản nhân tính của nó, mà làm lộ ra một cách như-không, nhẹ như không, như đùa. Đấy là điểm cao thủ của BNT. Và đoạn văn đó có lẽ là một trong những đoạn văn hay nhất viết về chiến tranh trong văn học VN
2- Đoạn BNT tả cảnh đôi vợ chồng trẻ đạp xe về đêm muộn và phải ngủ nhờ ở một trường học (?), và ở chính nơi đó vợ của nhân vật chính loã thể tắm dưới ánh trăng có lẽ cũng là một trong những đoạn văn đẹp nhất viết về tình yêu thời chiến của văn học Việt Nam, mà ở đó, tính tình cờ, thiên nhiên, sự ngẫu nhiên, và cả những hiểm nguy của không gian xa lạ, sự-không-biết, tính hương xa (exotic) đã làm nền rất thành công cho khoảnh khắc người nam và người nữ, trong một khung cảnh tối tăm và lưu lạc, gặp được chính bản thể (being/substance)của nhau ( có lẽ trong văn học Việt Nam có một đoạn văn khác có thể so sánh được với đoạn văn này ở các tính chất kể trên- đó là đoạn văn của Phạm Thị Minh Thư trong "Có một đêm như thế", mà ở đó, một cô gái trẻ, trên đường đi sơ tán, do xe đạp hỏng đã phải trú lại một đêm ở một khung cảnh xa lạ, bên những người bạn xa lạ…)
3-câu chuyện về già Đô, khi ra lại cuộc đời, phải trú ngụ tạm ở nhà nhân vật chính, lủi thủi như một chiếc bóng, ngày đi nhặt rác và ăn xin, tối muộn rón rén vào nhà ngủ nép sát tường không dám gây tiếng động để rồi sáng hôm sau lại dậy sớm đi ra đường kiếm sống, và rồi một ngày khuất dạng, biến mất khỏi gia đình nhân vật chính ( cũng như biến mất luôn khỏi tiểu thuyết)- có lẽ là một trong những câu chuyện xuất sắc nhất của văn học Việt Nam nói về tình huống (condition) của con người nói chung trong xã hội Việt Nam, thậm chí hơn thế, trong cõi đời này, một tình huống có rất nhiều điểm chung với những gì Kafka luôn quan tâm tới trong các tác phẩm của ông.
4- truyện ngắn "Người Chăn Kiến" có lẽ là một đốm sáng loé lên cuối cùng của BNT- sau cái "truyện kể năm 2000"
5- "Viết về bè bạn" và "Biển và chim bói cá" là những thất bại rất nhạt. Nếu như "Viết về bè bạn" hầu hết chỉ là các bài viết thù tạc, kiểu dùng-chữ-giả-ơn, theo nghĩa tầm thường nhất của khái niệm này, và không có gì đáng nói, thì "Biển và chim bói cá" cho thấy cái khả thể của một BNT nếu không bị đi tù- một khả thể rất đáng sợ của một nhà-văn-trung-bình-thời-đổi-mới
6- Trong truyện kể năm 2000, nếu mình nhớ không nhầm, có đoạn BNT gặp Tô Hoài, và được nhà văn này khen, "văn anh đẹp đấy". Đó là một lời khen về tiếng Việt chính xác, và theo mình là rất-đáng-kể
7- nghe nói BNT có một cuốn hồi kí mới viết trước khi qua đời. Không biết ra sao nhỉ? chắc có lẽ nếu in thì mình vẫn mua
8-Ở VN, và có lẽ ở nhiều xã hội đầy ẩn ức và ít-học, nhà văn luôn được sùng bái. Sự sùng bái này theo mình không chỉ là sự sùng bái mang hơi hướm hiện đại, tức sự sùng bái cái gọi là author, đã được Roland Barthes và Derrida giải kết cấu từ lâu. Sự sùng bái này thậm chí còn mang hơi hướm thần bí, theo nghĩa nó ban cho nhà văn một vị thế đôi khi lên đến mức Shaman. Hình ảnh các người hâm mộ ngồi quây quần hoặc là ở độ cao thấp hơn ngước lên các nhà văn và cười hiền lành cầu tài, hoặc là ngồi sán lại bên cạnh các nhà văn với tay chân quặp chặt (như bắt được của quý) vào vai hay khuỷu tay các nhà văn ( dĩ nhiên với các chiếc miệng cười run run mím chi đầy vẻ kính ngưỡng và sợ hãi) có lẽ là hình ảnh cliche nhất trong mối quan hệ nhà văn-người đọc kiểu Việt Nam, thậm chí có khi nó còn cliche hơn những hình ảnh lãnh tụ cười bác ái ôn tồn vẫy tay chào quần chúng.
Cộng thêm vào đây- nhiều nhà văn cũng nghĩ về mình như các shaman, để rồi để râu, cạo trọc, uống rượu, thờ Phật, cầu cơ và phán tiên tri qua thơ. Chúng ta có thể thấy đầy các shaman này ngoài cuộc đời ( và trên Facebook, dĩ nhiên)
9- Không cần phải nói là các status trên đây chỉ để bốc phét cho vui

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

TỪ A ĐẾN Z



1.
 Anh (chị) MINH BUI QUOC: Con gái tôi định vào học trường Temple University, ngành Kinh tế. Trường Mỹ. Nhưng lại muốn chọn Japan Campus. Tôi không hy vọng trường xịn quá nhưng cũng không muốn gặp trường "lởm". Xem ranking của Mỹ lằng nhằng quá, khó hiểu nên muốn nhờ chị tư vấn giúp: Temple U nằm ở phổ nào và Tokyo Campus của nó nằm ở phổ nào, có cân có lạng gì không hay chỉ lào phào? Mong chị bớt chút thời giờ đánh giá giúp.
Temple University là một trường công ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Tuy không phải là một trường “lởm” nhưng cũng không thuộc top trường “xịn”, nó xếp thứ 121 trong bảng xếp hạng (đánh giá tổng thể) của Mỹ.
Chi nhánh của Temple Uni. tọa lạc tại quận Minato, Tokyo, Nhật Bản. BẤT CỨ CHI NHÁNH CỦA BẤT CỨ TRƯỜNG NÀO CỦA MỸ, CHẤT LƯỢNG ĐỀU KÉM HƠN TRƯỜNG CHÍNH.
Chi nhánh quốc tế là hình thức mới mở rộng và phát triển trong  thập niên này nhằm mục đích kiếm tiền. Beo chưa biết có  cơ quan tổ chức nào tại Mỹ giám sát chất lượng và hoạt động của các chi nhánh (như đang giám sát các trường chính). Cũng có trường nghiêm túc cẩn thận, cử giảng viên từ Mỹ qua, cũng có trường, chi nhánh chỉ gửi giáo trình cho trường chính duyệt rồi tự dạy. Việc này, anh chị có thể nói cháu tự kiểm tra danh sách giảng viên của chi nhánh tại Nhật.
Nếu kinh tế gia đình anh chị  ở mức trung bình, thì nên cho cháu học tại Mỹ. Không chỉ vì chất lượng bảo đảm mà cả  vì chi phí sinh hoạt rẻ hơn rất nhiều tại Tokyo.
Nếu anh chị định hướng cho cháu sau khi ra trường làm việc tại khu vực châu Á, thì nên học tại Nhật. Vì tại các trường đại học Mỹ, hệ thống hỗ trợ việc làm sau khi ra trường cung cấp  rất kĩ thông tin về nhu cầu nhân công các khu vực, ngành nghề...của xã hội trong vòng 3 năm, 5 năm hay 10 năm, ngay lúc các cháu chọn nghành nghề nhập học.
Giá trị bằng cấp thì trường chính hay chi nhánh là ngang nhau.
2.
Em tên là Phương Dung, đang ở Sài gòn
Trước tiên em rất cảm ơn chị đả add friend với em , em biết đến chị từ những hình ảnh chị xuống đường vụ HD 981 . Sau đó em follow chị vì chị viết rất hay và chính xác về nhiều vấn đề ạ.
Hôm nay em mạn phép gởi "tâm thư" này cho chị , em xin lỗi vì làm phiền chị , nhưng em đang có vấn đề suy nghĩ nhiều ... và e nghĩ đến việc tham khảo ý kiến của chị. Mong chị đừng phiền và khi nào chị rãnh có thời gian chị tư vấn giúp em nha. Em xin cảm ơn chị nhiều ạ.
Thưa chị
Em có 2 con trai, cháu lớn hiện đang là sv năm 5 trường Y. Còn cháu thứ 2 năm nay học lớp 12 . Cháu đang khao khát đi du học và muốn sống ở Mỹ chị ạ (em có cô em gái đang sống ở Mỹ) . Cháu học khá, học chuyên Hóa trường Gia Định , học tiếng Anh cũng tạm được (đang học TOEFL trình độ 80- nhưng chưa thi lấy bằng) .
Thực ra, vợ chồng em thì em là CNV, chồng em là giáo viên day Tin hoc trường đai học; Cuộc sống gia đình em cũng tạm ổn (vì lúc thị trường CK có sóng em may măn cũng được Ơn trên, Ông bà độ cho em một ít vốn, nên em có mua thêm được nhà cho thuê chị ạ). Trước đây vợ chồng em chỉ muốn cho con nếu học tốt thì tìm cơ hội du học sau đại học thôi, chứ ko muốn cho con sống tại Mỹ (nên em từ bỏ cơ hội cho con em đi sang học từ nhỏ theo diện con nuôi do em gái em bảo lãnh ).
Nhưng hiện nay , em thấy tình hình VN mình có nhiều vấn đề đáng lo lắng quá : sợ mưu đồ xâm lược lâu dài của TQ, tình hình an ninh xã hội, an sinh xã hội, giáo dục đi xuống.... em PHÂN VÂN SUY NGHĨ lăm chị a. Chồng em thì chỉ muốn cho đi sau khi học đai học ở VN, con em thì khao khát muốn đi và sinh sống ở Mỹ.
Chị ơi, chị đang sinh sống ở Mỹ , chị có thể giúp em những lời khuyên nha chị.
Em XIN CẢM ƠN CHỊ RẤT NHIỀU.
Phương Dung thân quý!
Beo đọc thư bạn đến dăm lần và thực tình, lần nào tinh thần cũng chùng xuống, vì...buồn.
Beo trả lời bạn rất lý tính, theo kinh nghiệm của chính Beo và các con mình. Bạn có thể tham khảo xem có tận dụng được gì từ kinh nghiệm này không nhé.
* Du học Mỹ không phải là tiếp thu kiến thức, mà là cơ hội phát triển tương lai. Tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển khác đều có thể cung cấp kiến thức cho con bạn tốt y như giáo dục Mỹ, tuy nhiên cơ hội phát triển tương lai khi con bạn cầm tấm bằng đại học Mỹ, là cao nhất thế giới.
Có một sự thật, nếu Beo trả lời bạn chắc chắn sẽ bị không ít phản ứng, đó là: chất lượng giáo dục đại học của Việt nam không kém đâu. Cái kém chính ở chỗ, không tạo ra được bất cứ cơ hội nào từ tấm bằng đã cấp phát ra.
* Du học và sinh sống là hai việc vô cùng khác nhau. Việc ở lại Mỹ sau khi học xong, vợ chồng Dung nên để con mình tự quyết định và nên tôn trọng quyết định của nó.
* Du học càng trễ, việc hấp thu kiến thức, việc hòa nhập cộng đồng... sẽ càng khó khăn hơn. Thời điểm tốt nhất là hết lớp 11 hay 12 tại Việt nam. Thời điểm này, các cháu người Việt  dễ khắc phục nhất điểm yếu so với học sinh Mỹ hay du sinh Hàn, Nhật, Trung: sự năng động trong tư duy và dạn dĩ trong giao tiếp.
Du sinh Việt nam được các thầy Mỹ mà Beo biết đánh giá rất tốt. Các cháu học rất giỏi (nhất là các môn tự nhiên-ngược hẳn học sinh Mỹ giỏi các môn xã hội hơn).
* Tốt nhất không nên bắt các cháu ở chung với gia đình. Hãy thả con vào xã hội Mỹ, cho chúng học thêm được những gì văn minh bên ngoài Việt.
Sự an toàn ở xã hội Mỹ là rất cao. Trẻ hư được khó hơn  xã hội mình rất nhiều.Và, đừng tin vào những bài báo đã và đang loan tải những thông tin vô trách nhiệm về du sinh Mỹ. Chúng nó ngoan lắm, Dung ạ.
Cảm ơn Dung đã tin tưởng Beo nhiều thế.