Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

LẠI TUYÊN CHIẾN VỚI LÃOANH NGUYỄN VĂN THỌ


Trên cái Note của em có 1 câu: Đàn bà xấu là do mắt thẩm mỹ của đàn ông chưa tiến hóa...
Câu này anh xin phản biện thế này. Đàn bà xấu là đàn bà không ý thức được mình đẹp ( nói như thằng Mượt là các cô đéo biết làm đẹp). 
Chuyện xưa trong Liễu Trai chí dị có câu chuyện chứng minh như thế, Chuyện kể, có 1 ả bị chồng chê, chồng đi với một gái non, tức lắm. Tới gặp môt bà, bà này nghe nỗi tức giận xong, bảo, em cứ làm theo tôi thế này thế này, nghĩa là không ghen tức nữa coi như thằng kia chết rồi, ngày ngày tập tô son trát phấn, tập đi lại, áo quần chăm chút rất xuya...để tới khi tay chồng kia bất ngờ nhìn lại thấy khác quá và bỏ con hầu non kia.
Ko biết chuyện xưa LTCD có thật hay ko chứ mình còn biết, mục sở chuyện, 1 cô ở Hà Nội bây h sống sờ sờ ra đấy. Cô này béo, phải nói là càng ngày càng béo ị ra, mặt thì ngắn cũn, mũi rất tẹt, cũng chiều cao thị lùn. Lại làm thơ nói toẹt cả ra sự thèm hơi giai mới kinh chứ. Còn mỗi cái con mắt thì giống mẹ rất đĩ thoã nhục cảm và thêm vú to. Và, mình biết từ khi cô chưa ra trường tới tận bây giờ đã 2 con rồi, rất nhiều thằng lăn vào thị như chó liếm chân người, lừa được hết từ loại cao cấp tới loại nó cần việc gì đấy hầu nó, ngả ra cho tất, nếu để ả cần trai kia việc gì đấy, làm tụi trai mê đắm... hé hé. Nói như kiểu mụ Y Ban đời thường : Loại gái cầm bướm lắc nhẹ, ra một rổ chim. hé hé ( ở đây, đấy là nói nhã nhé, còn noí ko nhã, nguyên văn cách nói vui của Y Ban đời thường ác liệt hơn nhiều,)
Đấy, thế là đẹp chứ gì, ko đẹp cái này thì đẹp cái khác, ả thứ nhất ko ý thức được nó đẹp nhờ bà mụ dậy, ả ý thức được số đo như lợn vẫn quyến rũ được tụi đàn ông dở hơi chỉ thích làm tình với lợn...
Nên xem ra câu em viết trên ấy sai. 
Zả nhời của Beo: Hoan hô những người đàn ông đã nhìn thấy Nở thời nay rất đẹp. Em đã sai ở đâu khi nói rằng không có phụ nữ xấu, chiểu theo dẫn chứng của Lãoanh?
Bỏ qua chuyện đạo đức xã hội.
Đã một lần nào Lãoanh hỏi những người từng ái ân với nàng lùn tịt tẹt dí ngắn cũn kia, vì sao họ lăn xả vào nàng ấy chưa? Hay, đã lúc nào Lãoanh mường tượng (xin lỗi Châu Giang) nếu mình làm tình với nàng, cảm giác sẽ ra sao với lùn tịt tẹt dí ngắn cũn?
Số đông và có thể cả Lãoanh, khẩy cười, xin lỗi không hứng nổi. Nhưng cũng có người, nghĩ và làm ngược lại, như Lãoanh viết.
Em cho rằng những người đàn ông lăn xả kia là đàn ông đích thực, họ nhìn thấy ở nàng những cái đẹp không nhiều người nhìn ra.
Mỹ nhân rồi cũng xuống cấp theo thời gian. Thẩm mỹ viện giờ có những vật liệu và bàn tay bác sĩ thiên tài sửa chữa những  nhầm nhọt của tạo hóa.
Nhưng cái đẹp của nàng kia, sẽ bền hơn tất thảy.

Ai nhìn ra cái đẹp lâu dài, hay tiềm ẩn, của đàn bà, em xếp người đàn ông đó là tiến hóa. Chỉ người thông thái, mới đọc được nội tâm.
Chân dài mũi cao da trắng, ai chả thấy đẹp, trừ  mù.

MẠNG XÃ HỘI VÀ BÁO CHÍ

1. Khi các trang mạng cá nhân, tạm gọi là truyền thông xã hội (TTXH) được coi là nghề làm báo, thời điểm đó cũng đánh dấu cái chết của chính nó. 
Một nghề mà cả xã hội ai làm cũng được, bất cần quy trình sản xuất, bất cần các chế tài khu biệt và bất cần cả học hành đào tạo, thì không còn là chuyên nghiệp nữa.
Truyền thông, bất kể ở dạng thức nào cũng sở hữu tính năng "chia sẻ".  sự chia sẻ của báo chí là quá trình hợp tác giữa nguồn tin và nhà báo. Thành quả lao động ấy là sản phẩm có bảo chứng. TTXH hợp nhất người trong cuộc và nhà báo, sản phẩm ấy luôn luôn cần phải có kiểm chứng.  
Trong giai đọan hiện nay, TTXH đang tạo điều kiện cho độc giả trở thành những nhà báo nghiệp dư, vì họ có thể dễ dàng loan truyền thông tin ở tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, hiệu ứng xã hội sẽ giảm dần chính vì tính nghiệp dư. Thông tin của TTXH chỉ dừng ở cấp độ tin đồn, nó phải được những người có nghề thẩm định mới chính thức có “mệnh giá” là tin tức để lưu hành chính thức. 
Như vậy, TTXH, xét về bản chất chỉ là "công cụ xã hội hóa” của báo chí.  
2. TTXH không phải là báo chí, nhưng nó làm thay đổi tận gốc nền báo chí in truyền thống.
Trước tiên, nó thay đổi quy trình tác nghiệp cổ điển của nhà báo.  
TTXH chứa một tiềm năng khổng lồ để nhà báo tiếp cận cũng như kết nối với sự kiện, nhưng tiềm năng ấy chỉ có thể hiện thực hóa nếu báo chí “chấp nhận cho công chúng chi phối sản phẩm của mình”.
Đừng nghĩ mấy chữ trong ngoặc kép là đơn giản, bởi hình thành “ý thức hệ” trong báo chí truyền thống: họ là người có độc quyền định nghĩa tin tức là gì, nó cần phải được tường thuật như thế nào, sản xuất ra sao và phân phối bằng cách gì
3. Nếu thay đổi về quy trình tác nghiệp diễn ra từ từ và sâu sắc, đôi khi phải “dân trong nghề” mới nhận thấy, thì việc thay đổi về hình thức xuất bản diễn ra nhanh và triệt để. Thay đổi này không phụ thuộc vào TTXH. Nói cách khác, ko có TTXH, nó vẫn buộc phải thay đổi.
Bức hình Beo chụp tờ báo tài chính hàng đầu thế giới Wall street journal, cho không, hẩm hiu dưới mưa trước cửa nhà, là một ví dụ.
Cũng đừng vội cho báo mạng là tương lai. Công nghệ đã tiến tới, chỉ cần nói “OK Google, gọi vợ tôi”, phone đã được kết nối thay vì phải bấm đủ 10 con số, thì mọi đóan định về một hình thức điện tử nào thay báo giấy, đều rất dễ trở thành “cổ điển” ngay khi vừa viết ra.

còn tiếp