Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

MỸ LỞM- tiếp

Nguyên phần này không phải để dạy anh Luận, vì anh ý chỉ giả mù ko thấy, nên ko thể giáo dục thêm được nữa. 
Beo chỉ muốn giúp các bạn phụ huynh đang có ý định cho con em mình du học tại chỗ, thêm thông tin về giáo dục Mỹ vì, những thông tin trong bài báo của Nguyễn Khanh,  điểm chính yếu nhất, vì mục đích chửi cộng sản nên đưa không chính xác. Chấp  hèn người.
Phần tố cáo của Ashwill lại cũng có điểm không chính xác nốt, khi quy lỗi trường giả do chính phía VN bịa ra để lừa học sinh.
1. 
Trong tay Beo hiện có danh sách hơn 200 trường giả tại Mỹ và sẵn sàng cung cấp cho các bạn có nhu cầu. Nó là giả thật tại Mỹ chứ ko do Việt mạo ra. Các trường (theo thứ tự entry trước)  số 8/12/15/16/17/18/19 nếu bạn sử dụng bằng do nó cấp sẽ bị phạt trong địa phận Mỹ, vì vi phạm luật pháp. Số 13 dạy mỗi luật và dùng bằng nó bị phạt nặng nhất (trục xuất).
Số 6 có giá trị trong phạm vi nước Bangladesh, số 17 tại Pakistan.
Số 10, từ lao công đến hiệu trưởng do 1 người kiêm nhiệm.
Số 3/4 thậm chí chẳng buồn nói dối về sự không được công nhận ngay trên web của mình.
2.
Tại Mỹ có 2 cơ chế trường: lợi nhuận và phi lợi nhuận. Xin lưu ý, có 1 điều sẽ ngược hẳn với Việt nam nên ai có ý tham khảo đọc cho kĩ: phi lợi nhuận ko đồng nghĩa với trường tư. Trường tư cũng có thể là một tổ chức phi lợi nhuận. (Lọai trường này cực hiếm thu nhận du sinh, nhằm dành các ưu đãi cho người Mỹ).
Tổ chức Capstone  của A. Ashwill, là một tổ chức tuyển người dạy nghề theo lợi nhuận. Họat động tại Việt kiếm du sinh, có lẽ cạnh tranh không lại nên Mỹ lởm học thuộc nhanh bài võ Việt chọc gậy bánh xe, chơi xấu đồng đội. Nếu tử tế với giáo dục Việt, hẳn Ashwill phải nói ra điều này sớm hơn chứ ko đợi đến bây giờ. Ashwill là người khá am hiểu giáo dục Việt và đang rủ một người Việt viết chung cuốn sách về Dục Lừa.
Nói Ashwill chơi xấu, còn có 1 ý  là cố tình mập mờ về cơ chế giáo dục Mỹ, nhằm tăng tính thuyết phục cho các tố giác của mình. (Sách này Ashwill khá thuần Việt). Beo giải thích tiếp.
3.
Mỹ không có hệ thống công nhận hay không công nhận chuẩn giáo dục, như VN.
Có một nhánh của bộ Dục Mỹ đưa ra 1 bảng chuẩn giáo dục, nhưng chuẩn này không mang ý nghĩa tốt hay xấu. Càng không mang ý nghĩa công nhận hay không cộng nhận về tính hợp pháp (như Mỹ lởm tố). Nó chủ yếu nhằm giúp cho học sinh dễ dàng tham khảo khi muốn chuyển từ trường này qua trường khác.
Tới đây, lại phải mở ngoặc giải thích thêm: tại Mỹ học sinh chuyển trường nhoay nhóay, ko chết dí một chỗ như bên ta. Học được một thời gian, chán, chúng nó tìm trường khác và dựa vào các tiêu chuẩn trong bảng nêu trên, mà biết được các thông số tương đương giữa hai trường.
Cực kì quan trọng: không phải trường nào cũng tham gia vào danh sách xếp hạng của bảng chuẩn của bộ Dục Mỹ. Việc tham gia là tự nguyện. Ví như nhiều trường danh tiếng thuộc hệ thống của Nhà thờ không góp mặt.
Không như Việt nam, Bộ Dục giành tất mọi thứ định đọat, các trường lớn và nổi tiếng tại Mỹ đều tạo nên chuẩn chất lượng của mình. Chính vì cái chuẩn tự định ra về chất lượng giáo dục ấy, mà nó danh tiếng.
4.
Hiện nay, có trường Mỹ kiếm ăn tốt đến mức về Việt nam họp phụ huynh mỗi mùa và có lớp dạy luôn cả bằng tiếng Việt tại Mỹ. (Chuyện này Beo sẽ kể riêng trong lọat entry Giấc mơ Mỹ).
Đương nhiên, đã gọi là kinh doanh thu lời thì sẽ có các chiến lược và tiểu xảo. Ko khó khăn gì để bộ Dục Việt hạn chế các tiểu xảo, giúp phụ huynh bảo vệ con cháu mình. Họ đã không làm. Đến Beo còn có danh sách trường Mỹ lởm, thì ko thể nói họ không có, để đến nỗi công dân mình bị lừa.
Chỉ thương, xót xa cho các cháu.

MỸ LỞM

Không phải cứ sống ở Mỹ hay tiến sĩ Mỹ nói là chuẩn. Để đây đã, mai sẽ táng cho cả Nguyễn Khanh, SBTN và Mark Ashwill một bài.

Mới đây, dựa trên kết quả của Hội đồng kiểm định các trường Đại học và trường học độc lập từ Mỹ, tiến sĩ Mark A.Ashwill, người Mỹ đang làm việc tại Việt Nam, đã nêu đích danh 21 trường đại học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Hay nói một cách khác, Việt Nam đang bị tố cáo dựng nên 21 trường đại học, mạo danh đại học Hoa Kỳ để thu tiền bất hợp pháp.
Tiến sĩ Mark A.Ashwill hiện là giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một công ty có trụ sở Hà Nội và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng.
Chính vì vậy mà các trường đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu… được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường Việt Nam đang nhồi nhét.
Dĩ nhiên, giá cả của những trường đại học quốc tế như vậy không hề rẻ tiền, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng sinh viên trong nước tham gia học rất đông.
Hiện danh sách 21 trường đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ phản hồi nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng tiến sĩ giả cho ông Nguyễn Văn Ngọc, phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang sở hữu những chứng chỉ quốc tế vô giá trị nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một quan chức cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
Nguyễn Khanh / SBTN
1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP HCM.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc bangDelaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc bang Pennsylvania.

21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), bang Delaware.