1. Người ta, luôn luôn tìm kiếm cái mới phía
trước và rồi, khi phát triển đến một mức cao nào đó, mới cần ngoái lại, lục lại
những giá trị (tinh thần) của quá khứ để loại suy những gì ko còn phù hợp và
thăng hoa những gì phù hợp với thời đại đang sống.
Thế nên, tính truyền thống không bị đứt gẫy.
Tinh túy cốt cách luôn song hành cùng với phát triển hiện đại.
Chúng ta, khư khư ôm chặt quá khứ, lấy đó làm tiêu chí soi rọi cái mới, vì vậy cái tân tiến rất khó có cửa sống với những tiêu chuẩn này, đừng nói đến phát triển.
Chúng ta, khư khư ôm chặt quá khứ, lấy đó làm tiêu chí soi rọi cái mới, vì vậy cái tân tiến rất khó có cửa sống với những tiêu chuẩn này, đừng nói đến phát triển.
Và, thật khủng khiếp, mấy ai trong những người
nhân danh bảo vệ văn hóa kia biết rõ, thước đo của mình cụ thể
mặt vuông mũi tròn ra sao?
Thế nên, giờ này chúng ta vẫn dậm dụi với đậm đà
bản sắc dân tộc soi trym xét bướm lẫn nhau.
2. Trong quãng hơn chục nghìn bạn trên thế giới
ảo, người DUY NHẤT mà mình kính nể (và cả ghen tỵ) là blogger An Hoàng Trung
Tướng. Ông tạo sinh một trường ngôn ngữ mới mà kha khá vốn từ trong đó,
hiện được dùng phổ thông trên net.
Kiến thức, chịu học-đọc ai rồi cũng có thể biết,
thậm chí không ít vấn đề ông đưa ra, mình còn biết sâu hơn. Nhưng thể hiện được
như ông, chỉ có thể là nhà văn hóa. Một nhà văn hóa tầm cỡ biệt thự chứ ko phải
chung cư 4X16m như nhan nhản tự nhận hiện nay.
Chiểu theo nhận định ở điều 1, có lẽ phải
cần tam bách niên nữa, mới chứng minh được đúng-sai nhận định
của mình về blogger này.
3. Mình rất ghét cách phân loại các sản phẩm văn
hóa, cái này viết cho bọn có học nghe, cái kia viết cho giới bình dân đọc.
Châu Âu thì có thể, vì việc phân định quý
tộc-bình dân nó có từ trong máu và rất rõ ràng các ranh giới chuẩn mực. Thằng
quý tộc cầu kì cảnh vẻ nghe thứ dằng dặc 4 chương, thằng bình dân phiên phiến
Monkey Businnes. Thi thoảng có thằng lạc giống đá lộn sân, truyền thông nhân đó
hươu vượn hàng thập kỉ.
Ta thì ko. Dứt khoát ko. Mấy dạo xin di sản nét
cô nét cậu, hễ thấy khoác hoàng bào cho các thể loại hò lơ hó lơ, thể nào mình
cũng lầm bầm chửi thề. Vua quan sài một đêm, mấy kiếp sau vẫn (tự) xếp vào hàng
mệnh phụ.
4. Dạo truyện tranh, hoạt hình Nhật đổ bộ vào
bên ta, trừ duy nhất bộ Doraemon, còn tất cả bị đánh chửi tan nát.
Bị coi như tội đồ sẽ gây ra những tha hóa khôn lường cho giới trẻ. Có 1 luồng ý
kiến, xuất phát từ báo Tuổi trẻ: truyện tranh sẽ hủy diệt trí tưởng tượng
của trẻ thơ. Vẽ huỵch toẹt ra thế, lại vẽ “xấu” thế, còn gì để nuôi dưỡng sự
lãng mạn mộng mơ. Truyện, cứ phải là chữ. Chữ, cứ phải nằm trong vốn từ (còm
cõi) được định tính là trong sáng. An Hoàng Trung Tướng- hẳn quái thai dị dạng.
Còn đây là chuyện-truyện Mỹ. Hai ngày nay, mình
chết mê với FanimeCon- liên hoan những nhân vật hoạt hình, được khởi xướng bởi
một người Nhật tên Yamaga từ năm 1994.
Trung tâm San Jose như trong lễ hội hóa trang
khổng lồ. Người đổ về từ khắp nơi. Ko thấy trẻ con, đối tượng chính mình nghĩ
đến khi hình dung về LH này, toàn thanh niên và người lớn. Vé đắt và phải
xếp hàng mua từ đêm.
Rủ lũ con đứa nào cũng lắc, chúng ko là quạt
cuồng của hoạt hình, chỉ mê phim hành động, sách chính trị và nghe thứ
nhạc khủng khiếp na ná Sơn Tùng Lệ Rơi. Đành đi một mình.
Giữa ngàn ngạt những nhân vật từ sách từ phim
hiện ra giữa đời thường sống động hồn nhiên, ngay bên cạnh, tự nhiên thấy mình
như một mụ phù thủy, không cần cả chổi lẫn áo đen.