1.
Boston. Mắt nhắm mắt mở chuyển gấp món quà tươi sống cho người bạn. GPS chỉ, tất cả các con đường đến trung tâm đều bị cấm xe. Leo lên bus.
Nhẩm bụng, trả tiền lọai vừa tắt kinh, tiết kiệm được 2 đô. Em lái bus da đen mông bành hơn ghế phẩy tay. Hơi quê, móc túi lấy thêm tiền. Em phẩy phát nữa, hóa xếp mình diện O 70, miễn phí. Cay, mà đành ngậm hận.
Cấm đường, vì có biểu tình. Một trong những biểu tình đông nhất mà mình từng thấy trên đất Mỹ, trước cửa khách sạn nơi ông Trump đang trú ngụ.
Vùng này ít dân da màu di cư hơn bờ Tây, vài trăm năm trước vốn gốc Anh, Ý...nên người ngợm rất đẹp. Đàn ông cho chí đàn bà dong dỏng, da mịn tóc sáng gương mặt thon. Già cũng vẫn đẹp.
Thời trang Boston vào hàng đẹp nhất nước Mỹ, hài hòa giữa cổ cồn của Washington và phá cách của New York, San Francisco. Nhưng phá cách ở đây trang nhã và nghệ sĩ trội hẳn.
2.
Hai bên ủng hộ và chống đối ông Trump đứng trộn lẫn vào nhau. bên này hô-hát thì bên kia nhường và ngược lại. Hôm dưới San José cũng trộn thế này nhưng tẩn nhau, giữa một nhóm Mễ chống đối và nhóm Ấn ủng hộ.
Hôm nay, tòan người da trắng.
- Giáo viên chống lại: Phân biệt chủng tộc, Sợ ngọai nhân, Trump. Giáo viên cho Trump điểm F (điểm trượt)
- Chúng ta cần từ bi bác ái, Không Trump, Không thù hận
- Tôi quá mệt mỏi để chiến đấu cho quyền sống trên đất nước yêu qúy của mình
....
Những dòng khẩu hiệu vừa hài hước, vừa nhân bản và, chứa đựng ý thức vì cộng đồng - một cộng đồng mang tính nhân lọai với không phân biệt chủng tộc, hòa bình, tương thân tương ái...
Thứ ý thức chỉ được kiến tạo nên từ lịch sử một dân tộc mà suốt hành trình tới văn minh, không bao giờ ngưng nghỉ đấu tranh cho sự bình đẳng giữa người với người. Ý thức ấy được nuôi dưỡng, giữ gìn bởi sự...no đủ. Đói, đầu gối phải bò, ở đấy mà đòi ngang nhau quyền sinh quyền sát.
Thứ ý thức đang còn quá xa xỉ, với mình.
Như tất tật các cuộc biểu tình khác, dăm ba người hay cả trăm thì cảnh sát cũng hùng hậu và bài bản y như nhau. Một chàng cảnh sát siêu đẹp trai đi dọc đám biểu tình nói to, Hết giờ. Trong nhoằng 5 phút, đường thông hè thóang. Lác đác còn lại vài nhà báo, cảnh sát và... mình - giữa một đám trần thùi lụi hứng nắng lếch thếch áo chống nắng, mũ vải, tay điện thoại selfie và tay kia gói quà cá thịt gì đó bạn nhờ, chưa chuyển.
P/s: một hình không liên quan. Đây là nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên trên nước Mỹ treo cờ ủng hộ đồng tính vào năm ngóai. Tấm biểu ngữ trích một câu Kinh Thánh Hãy yêu hàng xóm (Đạo Hồi) như chính mình. Ngoặc đơn là mới chua thêm.
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
VIỄN CẢNH CÓ THẬT CHO FULBRIGHT VN- 1
1. Đọc hiểu có vấn đề ở cấp đại học
Bà Ninh (và bà Beo) nói thế này: Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) và Đại đọc Fullbright VN đều lấy chung từ một nguồn tiền. Đó là khoản VN trả nợ Mỹ khoản vay của chế độ VN Cộng hòa.
Fulbright hiểu thành thế này: khoản 20 tr USD cấp cho FUV lấy từ VEF.
Hai đứa con chung một bà mẹ được hiểu thành, thằng anh đẻ ra thằng em.
2. 20 tr là bao nhiêu ?
So với lương công chức Việt thì quá to. Để làm một cái trường học (đất VN cho không) thì mới xây được phần thô.
3. FUV sẽ theo đúng tiêu chí giáo dục Mỹ hay thuần Việt?
So sánh rất tương đương, thuần Việt là thế này: Hãy nhớ lại vụ trường đại học Hùng Vương với phần vốn góp lớn nhất từ SGI, hay nói dân gian: tiền của ông Đặng Thành Tâm.
Hiệu trưởng-nguyên tắc chỉ là một anh làm thuê- nguyên một năm không giao trả con dấu mà cả HĐQT chả làm gì được anh ta. Kể cả giằng nhau đúng nghĩa đen.
Chủ tịch tín thác Mỹ là người QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG, hiệu trưởng chỉ là người điều hành. Với người Mỹ, quyền to nhất thuộc về người có tiền.
Trái ý, nó đóng tài khoản trong vòng nửa cung đàn, không vì học sinh thân yêu hay sợ mấy ông bà nhà báo, facebookers to mồm mà để cho tận một năm không thực hiện lệnh nó.
4.
Cái cổng này, không theo định nghĩa của từ điển vdict, là khoảng trống chừa làm lối ra vào của một khu vực đã được rào ngăn, thường có cửa để đóng, mở. Thậm chí, nó còn được xây (rất to) giữa trường.
Cũng đừng mất công tra tìm những cái tên Michael Dunne hay Joanne Harrington kia là bậc vĩ nhân có công với đất nước, hay nhà khoa học có cống hiến vĩ đại nào.
Họ, chỉ là người quyên-tặng tiền cho trường.
BẤT CỨ trường đại học nào tôi đã vào, đều gắn dấu tích của những nhà "chủ tịch tín thác". Trường siêu hạng như Harvard, Stanford, Berkeley, MIT..., nơi ít nơi nhiều, người đã khuất người còn sống, đều có cả. Nó là một phần văn hóa Mỹ. Và, đó cũng là phần chúng ta BUỘC PHẢI tiếp nhận. Cùng "Uống nước nhớ nguồn", nhưng họ nhớ một cách rất thực tế, thực dụng như thế. Văn hóa ta, ngược lại. Cứ thử liên tưởng, thay cái tên Michael kia bằng Phạm Nhật Vượng chẳng hạn, phản ứng đầu tiên của bạn ra sao?
Viễn cảnh có thật ở đây là, sinh viên FUV ngày ngày chui qua háng ông Bob Kerrey để vào trường. Tượng ông ấy, trang trọng trong khuôn viên trường, ngày ngày thơm ngát hoa tươi dưới chân.
Nhắc lại: Đừng nghĩ theo lối mòn ma-dê-in Việt nam, mà mơ lúc đó mang sức mạnh mồm của báo chí hay FBkers ra dọa Kerrey, như từng dọa Đặng Thành Tâm.
5.
Hãy nhìn vài tấm hình chụp vội vào lúc nhập nhoạng 9h tối hôm qua. Làm sao ngừng mong ước, đến lúc nào đó đất nước mình có những ngôi trường đẹp đẽ thế kia, đào luyện ra được một lớp người khỏe mạnh từ tinh thần tới thể chất, như thế kia.
còn tiếp
Bà Ninh (và bà Beo) nói thế này: Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) và Đại đọc Fullbright VN đều lấy chung từ một nguồn tiền. Đó là khoản VN trả nợ Mỹ khoản vay của chế độ VN Cộng hòa.
Fulbright hiểu thành thế này: khoản 20 tr USD cấp cho FUV lấy từ VEF.
Hai đứa con chung một bà mẹ được hiểu thành, thằng anh đẻ ra thằng em.
2. 20 tr là bao nhiêu ?
So với lương công chức Việt thì quá to. Để làm một cái trường học (đất VN cho không) thì mới xây được phần thô.
3. FUV sẽ theo đúng tiêu chí giáo dục Mỹ hay thuần Việt?
So sánh rất tương đương, thuần Việt là thế này: Hãy nhớ lại vụ trường đại học Hùng Vương với phần vốn góp lớn nhất từ SGI, hay nói dân gian: tiền của ông Đặng Thành Tâm.
Hiệu trưởng-nguyên tắc chỉ là một anh làm thuê- nguyên một năm không giao trả con dấu mà cả HĐQT chả làm gì được anh ta. Kể cả giằng nhau đúng nghĩa đen.
Chủ tịch tín thác Mỹ là người QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG, hiệu trưởng chỉ là người điều hành. Với người Mỹ, quyền to nhất thuộc về người có tiền.
Trái ý, nó đóng tài khoản trong vòng nửa cung đàn, không vì học sinh thân yêu hay sợ mấy ông bà nhà báo, facebookers to mồm mà để cho tận một năm không thực hiện lệnh nó.
4.
Cái cổng này, không theo định nghĩa của từ điển vdict, là khoảng trống chừa làm lối ra vào của một khu vực đã được rào ngăn, thường có cửa để đóng, mở. Thậm chí, nó còn được xây (rất to) giữa trường.
Cũng đừng mất công tra tìm những cái tên Michael Dunne hay Joanne Harrington kia là bậc vĩ nhân có công với đất nước, hay nhà khoa học có cống hiến vĩ đại nào.
Họ, chỉ là người quyên-tặng tiền cho trường.
BẤT CỨ trường đại học nào tôi đã vào, đều gắn dấu tích của những nhà "chủ tịch tín thác". Trường siêu hạng như Harvard, Stanford, Berkeley, MIT..., nơi ít nơi nhiều, người đã khuất người còn sống, đều có cả. Nó là một phần văn hóa Mỹ. Và, đó cũng là phần chúng ta BUỘC PHẢI tiếp nhận. Cùng "Uống nước nhớ nguồn", nhưng họ nhớ một cách rất thực tế, thực dụng như thế. Văn hóa ta, ngược lại. Cứ thử liên tưởng, thay cái tên Michael kia bằng Phạm Nhật Vượng chẳng hạn, phản ứng đầu tiên của bạn ra sao?
Viễn cảnh có thật ở đây là, sinh viên FUV ngày ngày chui qua háng ông Bob Kerrey để vào trường. Tượng ông ấy, trang trọng trong khuôn viên trường, ngày ngày thơm ngát hoa tươi dưới chân.
Nhắc lại: Đừng nghĩ theo lối mòn ma-dê-in Việt nam, mà mơ lúc đó mang sức mạnh mồm của báo chí hay FBkers ra dọa Kerrey, như từng dọa Đặng Thành Tâm.
5.
Hãy nhìn vài tấm hình chụp vội vào lúc nhập nhoạng 9h tối hôm qua. Làm sao ngừng mong ước, đến lúc nào đó đất nước mình có những ngôi trường đẹp đẽ thế kia, đào luyện ra được một lớp người khỏe mạnh từ tinh thần tới thể chất, như thế kia.
còn tiếp
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016
LUNCH CHAT. 6
1.
MÌNH: Cho đến tháng 4 năm ngoái, nước Đức vẫn truy tìm và tìm ra cựu trung sĩ SS Oskar Groning, nhân viên kế toán ở trại tập trung Auschwitz, để tống giam khi ông ta 94 tuổi.
Chúng ta, đang trải thảm rước một kẻ từng thảm sát đồng bào mình về làm công việc khai dân trí.
Chuyện gì đang diễn ra trong "tâm khảm" người Việt thế ? Lòng bao dung bệnh hoạn hay là cô, cay nghiệt bệnh hoạn?
NÓ: Chuyện này nói ko cân nhắc cẩn thận thì chúng ta rơi vào thói phản ứng cảm tính như đám đông hiện nay.
- Cô chưa tìm được lập luận chắc chắn cho cảm nghĩ của mình.
- (Yêu cô vì cái cân nhắc thành thật đó)
- Không lạc đề
- Không lạc đâu. Bởi đó là lương tri của trí thức có tâm với sự phát triển. Nếu chính ý nghĩ đó chưa thật trả lời rốt ráo cho chính cô, thì phát ngôn chừng mực là "có ý thức", có trách nhiệm đấy. (Vậy mới là ý thức hơn 4 tiếng nhé)
Cái confused của cô rất cần thiết, theo cháu. Nó đặt để, xắp xếp phản ứng của chúng ta lại, xu thế đang gọi là "ý thức" ấy! Giúp ta xác định cái gì cần lên tiếng quyết liệt, cái gì cần mở ngoặc là cảm giác cá nhân.
2.
NÓ: 1. Công việc, vị trí công việc (phần việc của ông Bob Kerrey với Fullbright tại VN) được đánh giá dựa trên Work Description và How will he commit with the work description? (tạm dịch ý: nhìn việc không nhìn người)
MÌNH: Nói vậy là thuần lý tính. Bởi ông này đích thị là tội phạm chiến tranh.
- Bình tĩnh. Cô có lý do: thân nhân nạn nhân của Bob còn cả đấy. Cháu tôn trọng phản ứng của cô, vì rất hợp lý, vì rất con người.
Trong cảnh nghèo thì gả con cho thằng có tiền án sát nhân cũng chịu, chỉ dám hy vọng nó ko giết nốt ta một lần nữa.
- Nghèo thì ko có liêm xỉ à!
- Cô thử dùng phép tâm ý tương đương, để xem chúng ta "giết" bao nhiêu mầm tốt cho sự phát triển nhé: Ông X từng là y tá, trình độ đâu mà làm vai trò chủ chốt cho đất nước. Ông X từng chống Mỹ vậy liệu có tin giờ ông thiện chí hợp tác với Mỹ. ( Ở đây chỉ xét background quá khứ, phủ định quá trình phát triển). Chắc cô đã hiểu ý cháu.
Cô chỉ có thể bày tỏ trên vai trò những lo lắng, suy nghĩ và cảm giác cá nhân thôi. Phần còn lại dành cho đầu óc người đọc, ai thấy cái nào hợp lý thì add vào hệ consideration (chú trọng) của mình.
3.
MÌNH: Chúng ta đang trong bối cảnh nghèo đủ thứ, cái loạn của dân trí cũng là một loại nghèo. Vậy nên cố gắng "ý thức', nâng niu những hạt mầm yếu ớt... từ bữa h cô chưa viết là vậy.
Nhưng riêng với Bob Kerrey, cô lại so sánh thế này: Vì sao người Đức 71 năm sau vẫn không thôi truy lùng Đức quốc xã ?
NÓ: 1. Đừng so sánh với phản ứng hành xử của nước khác.
2. Xét về tội một con người thì phải xét mức độ minh bạch và đền tội đủ chưa, nếu minh bạch và đền đủ rồi thì cho họ cơ hội làm việc khác.
3. (Lạc đề) Chuyện "Truy lùng Đức quốc xã" là một chuyện "vui" khác nhé! Không phải ai cũng lên án và theo khuynh hướng này đâu. Nó liên hệ cả việc chống di dân trong năm vừa qua nữa đấy. Hơ hơ hơ...
- Cô copy lại một comment ở FB một người bạn:
"Tàn sát và nói dối đến tuổi sắp mãn phần, không thể và không nên đại diện cho tri thức và các giá trị về cống hiến của Mỹ tại Việt Nam! Quan điểm của anh là chúng ta có thể tha thứ nhưng không quên. Còn nếu chúng ta có thể quên điều đó vì một ngôi trường thì không có gì để nói. (xin lỗi tác giả vì quên mất nguồn)
Ôi trời ơi, tha thứ và quên là đồng một phạm trù. Vừa tha thứ vừa nhớ, dân gian gọi là kẻ 2 mặt.
- Lại cay nghiệt rồi.
4.
MÌNH: Chính xác là phải cay nghiệt vì trong trường hợp cụ thể này, giữa lý tính và cảm tính đối lập nhau.
Cháu hãy hình dung, một ngày Bob đứng trên giảng đường, dạy con cháu chúng ta về lòng bác ái. Ko cần hình dung, nó sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai rất gần
NÓ: Hãy nghe và phân tích bài giảng của Bob, thấy đúng thì thì nghe, sai thì phản biện... - So what?!!
- Hãy đóng vai Bob, cháu sẽ trả lời ra sao khi có 1 phản biện : ông không đủ tư cách dạy tôi về bác ái
- Ok! Đóng vai! (Chấp nhận ở đây cả 2 giả định: 1 là Bob dạy về đạo đức, và 2 là Bob thành thật)
Trả lời: Vâng, tôi đã từng sai, sai ngay trong vai trò làm một con người nhân bản một cách bình thường. Các bạn hãy học/nghe bài giảng của tôi, đừng lấy tôi làm gương.
- Hỏi tiếp. Con đường lầm lỗi của ông là hãn hữu. Một người từng phạm tội sát nhân hàng loạt, giờ nhận được quá nhiều ưu ái của cuộc đời, và sự ưu ái lớn nhất là được chính nạn nhân tha thứ, thậm chí trọng vọng.
- Nếu phải học từ tôi, xin học lấy thái độ hướng thiện và trách nhiệm đền bù, vì nó mà tôi đang cố mang đến các bạn những bài học đạo đức thuần khiết hơn chính bản thân tôi.
Những kết luận của cô ở trên rất nhiều cảm xúc và nó có lý do để bật ra, tôi xin gánh chịu như bấy lâu nay đã chịu. Tôi xin đi vào câu hỏi cô vừa đưa: "Vậy ông muốn chúng tôi tránh vết xe đổ của ông ở góc độ nào"
Tôi đã làm sai vì quá tin vào lý tưởng mình chọn, bài học đầu tiên là luôn xét lại lý tưởng của mình trong mọi thời điểm phát triển của nó, vì ngay khi ban đầu nó đúng nhưng vẫn có thể sau đó là phát triển sai. Và rồi, khi quyết định làm vì lý tưởng thì trong mỗi hành động cũng cân nhắc kỹ hành động mình gây ra... Rồi nữa, khi đã gây hành động có kết quả xấu, cần tích cực nhìn nhận và đền bù một cách có trách nhiệm...
(Hết câu trả lời, chỉ remind ngoài lề: đến kẻ cướp vẫn có lời lương tri, dù chỉ nói lý thuyết nhưng anh ta vẫn rất hữu dụng khi gieo lý thuyết tốt cho cộng đồng)
- Như vậy kết luận, chính chúng ta phải HỌC CÁCH quên đi. Hay nói cách khác, chúng ta phải học cách chấp nhận. Chấp nhận một sự thật như dao cứa vào tim, não hàng ngày là face to face interaction với kẻ sát nhân.
Sự chấp nhận này tại sao đau đớn ? Vì nó là cú tát hữu hình vào cái tưởng- như- vô- hình, đó là NHÂN PHẨM.
MÌNH: Cho đến tháng 4 năm ngoái, nước Đức vẫn truy tìm và tìm ra cựu trung sĩ SS Oskar Groning, nhân viên kế toán ở trại tập trung Auschwitz, để tống giam khi ông ta 94 tuổi.
Chúng ta, đang trải thảm rước một kẻ từng thảm sát đồng bào mình về làm công việc khai dân trí.
Chuyện gì đang diễn ra trong "tâm khảm" người Việt thế ? Lòng bao dung bệnh hoạn hay là cô, cay nghiệt bệnh hoạn?
NÓ: Chuyện này nói ko cân nhắc cẩn thận thì chúng ta rơi vào thói phản ứng cảm tính như đám đông hiện nay.
- Cô chưa tìm được lập luận chắc chắn cho cảm nghĩ của mình.
- (Yêu cô vì cái cân nhắc thành thật đó)
- Không lạc đề
- Không lạc đâu. Bởi đó là lương tri của trí thức có tâm với sự phát triển. Nếu chính ý nghĩ đó chưa thật trả lời rốt ráo cho chính cô, thì phát ngôn chừng mực là "có ý thức", có trách nhiệm đấy. (Vậy mới là ý thức hơn 4 tiếng nhé)
Cái confused của cô rất cần thiết, theo cháu. Nó đặt để, xắp xếp phản ứng của chúng ta lại, xu thế đang gọi là "ý thức" ấy! Giúp ta xác định cái gì cần lên tiếng quyết liệt, cái gì cần mở ngoặc là cảm giác cá nhân.
2.
NÓ: 1. Công việc, vị trí công việc (phần việc của ông Bob Kerrey với Fullbright tại VN) được đánh giá dựa trên Work Description và How will he commit with the work description? (tạm dịch ý: nhìn việc không nhìn người)
MÌNH: Nói vậy là thuần lý tính. Bởi ông này đích thị là tội phạm chiến tranh.
- Bình tĩnh. Cô có lý do: thân nhân nạn nhân của Bob còn cả đấy. Cháu tôn trọng phản ứng của cô, vì rất hợp lý, vì rất con người.
Trong cảnh nghèo thì gả con cho thằng có tiền án sát nhân cũng chịu, chỉ dám hy vọng nó ko giết nốt ta một lần nữa.
- Nghèo thì ko có liêm xỉ à!
- Cô thử dùng phép tâm ý tương đương, để xem chúng ta "giết" bao nhiêu mầm tốt cho sự phát triển nhé: Ông X từng là y tá, trình độ đâu mà làm vai trò chủ chốt cho đất nước. Ông X từng chống Mỹ vậy liệu có tin giờ ông thiện chí hợp tác với Mỹ. ( Ở đây chỉ xét background quá khứ, phủ định quá trình phát triển). Chắc cô đã hiểu ý cháu.
Cô chỉ có thể bày tỏ trên vai trò những lo lắng, suy nghĩ và cảm giác cá nhân thôi. Phần còn lại dành cho đầu óc người đọc, ai thấy cái nào hợp lý thì add vào hệ consideration (chú trọng) của mình.
3.
MÌNH: Chúng ta đang trong bối cảnh nghèo đủ thứ, cái loạn của dân trí cũng là một loại nghèo. Vậy nên cố gắng "ý thức', nâng niu những hạt mầm yếu ớt... từ bữa h cô chưa viết là vậy.
Nhưng riêng với Bob Kerrey, cô lại so sánh thế này: Vì sao người Đức 71 năm sau vẫn không thôi truy lùng Đức quốc xã ?
NÓ: 1. Đừng so sánh với phản ứng hành xử của nước khác.
2. Xét về tội một con người thì phải xét mức độ minh bạch và đền tội đủ chưa, nếu minh bạch và đền đủ rồi thì cho họ cơ hội làm việc khác.
3. (Lạc đề) Chuyện "Truy lùng Đức quốc xã" là một chuyện "vui" khác nhé! Không phải ai cũng lên án và theo khuynh hướng này đâu. Nó liên hệ cả việc chống di dân trong năm vừa qua nữa đấy. Hơ hơ hơ...
- Cô copy lại một comment ở FB một người bạn:
"Tàn sát và nói dối đến tuổi sắp mãn phần, không thể và không nên đại diện cho tri thức và các giá trị về cống hiến của Mỹ tại Việt Nam! Quan điểm của anh là chúng ta có thể tha thứ nhưng không quên. Còn nếu chúng ta có thể quên điều đó vì một ngôi trường thì không có gì để nói. (xin lỗi tác giả vì quên mất nguồn)
Ôi trời ơi, tha thứ và quên là đồng một phạm trù. Vừa tha thứ vừa nhớ, dân gian gọi là kẻ 2 mặt.
- Lại cay nghiệt rồi.
4.
MÌNH: Chính xác là phải cay nghiệt vì trong trường hợp cụ thể này, giữa lý tính và cảm tính đối lập nhau.
Cháu hãy hình dung, một ngày Bob đứng trên giảng đường, dạy con cháu chúng ta về lòng bác ái. Ko cần hình dung, nó sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai rất gần
NÓ: Hãy nghe và phân tích bài giảng của Bob, thấy đúng thì thì nghe, sai thì phản biện... - So what?!!
- Hãy đóng vai Bob, cháu sẽ trả lời ra sao khi có 1 phản biện : ông không đủ tư cách dạy tôi về bác ái
- Ok! Đóng vai! (Chấp nhận ở đây cả 2 giả định: 1 là Bob dạy về đạo đức, và 2 là Bob thành thật)
Trả lời: Vâng, tôi đã từng sai, sai ngay trong vai trò làm một con người nhân bản một cách bình thường. Các bạn hãy học/nghe bài giảng của tôi, đừng lấy tôi làm gương.
- Hỏi tiếp. Con đường lầm lỗi của ông là hãn hữu. Một người từng phạm tội sát nhân hàng loạt, giờ nhận được quá nhiều ưu ái của cuộc đời, và sự ưu ái lớn nhất là được chính nạn nhân tha thứ, thậm chí trọng vọng.
- Nếu phải học từ tôi, xin học lấy thái độ hướng thiện và trách nhiệm đền bù, vì nó mà tôi đang cố mang đến các bạn những bài học đạo đức thuần khiết hơn chính bản thân tôi.
Những kết luận của cô ở trên rất nhiều cảm xúc và nó có lý do để bật ra, tôi xin gánh chịu như bấy lâu nay đã chịu. Tôi xin đi vào câu hỏi cô vừa đưa: "Vậy ông muốn chúng tôi tránh vết xe đổ của ông ở góc độ nào"
Tôi đã làm sai vì quá tin vào lý tưởng mình chọn, bài học đầu tiên là luôn xét lại lý tưởng của mình trong mọi thời điểm phát triển của nó, vì ngay khi ban đầu nó đúng nhưng vẫn có thể sau đó là phát triển sai. Và rồi, khi quyết định làm vì lý tưởng thì trong mỗi hành động cũng cân nhắc kỹ hành động mình gây ra... Rồi nữa, khi đã gây hành động có kết quả xấu, cần tích cực nhìn nhận và đền bù một cách có trách nhiệm...
(Hết câu trả lời, chỉ remind ngoài lề: đến kẻ cướp vẫn có lời lương tri, dù chỉ nói lý thuyết nhưng anh ta vẫn rất hữu dụng khi gieo lý thuyết tốt cho cộng đồng)
- Như vậy kết luận, chính chúng ta phải HỌC CÁCH quên đi. Hay nói cách khác, chúng ta phải học cách chấp nhận. Chấp nhận một sự thật như dao cứa vào tim, não hàng ngày là face to face interaction với kẻ sát nhân.
Sự chấp nhận này tại sao đau đớn ? Vì nó là cú tát hữu hình vào cái tưởng- như- vô- hình, đó là NHÂN PHẨM.