Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

GỬI ĐỒNG NGHIỆP BÚT LÔNG

…đại biểu Nguyễn Thuý Anh.
Đại diện cho những người làm báo Đảng trong cả nước, bà đề cập thẳng tới một sự
thật: càng giữ tôn chỉ mục đích, việc phát hành báo Đảng càng khó khăn!


Muốn báo Đảng tăng lượng
người đọc, chỉ có cách là dấn thân!



Đoạn
in nghiêng trên Beo trích trong entry Phát hành báo Đảng khó của bạn. Beo bổ sung
thêm cái hình làm vật chứng cho mấy góp ý thẳng thắn của Beo với bạn sau đây:


Bút
Lông là người lộng ngôn. Beo chắc chắn rằng đã lâu bạn chưa xem báo Đảng. Nhấn
mạnh Beo viết xem chứ không phải đọc, đòi hỏi bạn đọc hết trang báo khổ A2 kia,
to gấp đôi báo nhà bạn, thì công bằng mà nói Beo thấy chính mình cũng khí vô
lương tâm. Cổ kim đông tây bạn đã bao giờ bắt gặp những trang báo như thế chưa
mà bạn còn nỡ đòi hỏi đồng nghiệp mình phải thêm phần dấn thân nữa để bán báo.


Bút
Lông là người hẹp hòi. Bạn đừng nên đem cái việc mình phải đầu hôm cuối đêm vất
vả đẻ ra những bài báo khiến người ta phải bỏ tiền mua để rồi ganh tỵ với đồng
nghiệp ngồi phòng máy lạnh chép báo cáo địa phương thành tác phẩm.


Bút
Lông là người thiển cận. Bạn sống bằng nguồn thu từ bán báo bạn mới cần tăng số
lượng chứ đồng nghiệp chúng ta, số lượng càng tăng thì thuế nhân dân càng tiêu
tốn, vô lối nhất là chúng ta góp phần làm giàu cho mấy ông lang Tàu dùng gói
thuốc bắc.


Vài
dòng trân thật, mong Bút Lông dút kinh nghiệm và đừng dận Beo.


Tái
bút: Để có được bức hình minh họa kia Beo tốn 21 cuộc điện thoại tới 8 cơ quan đơn
vị và cuối cùng đã tìm được ở nhà in của bản báo.

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

BỊ NỖI SỢ HÃI ĐÀY ĐỌA...

  "XÂM LƯỢC" BẰNG ĐIỆN ẢNH ? (Copy trích đoạn của Cánh cung xanh)



Nhìn vào cục diện biển đông hiện hay vẫn đang ở thế tám nước giằng co. Mà ở
thời này quan hệ quốc tế đâu còn riêng rẽ như xưa, đâu phải cứ thích là mang
quân sang đánh. Trung Quốc có hung hăng đến mấy, có muốn ăn tươi nuốt sống mấy
đảo kia thì cùng lắm cũng chỉ có thể diễn trò. Như hôm nay Bắc Kinh loan tin
cho tàu diễu hành trên biển, ngày mai cho tàu tuần tra, ngày mốt cho xây vài
cái nhà trên đảo cho đẹp, ngày kỉa mở tuyến du lịch mà xin lỗi, ma nó dám đi
mấy chuyến du lịch như thế! Máu lắm thì cũng chỉ cột chân vài chú ngư dân, nuôi
ăn dăm ba ngày thả hay bắn trộm cho chìm tàu. Ta chẳng thèm làm thế với nó. Bởi
nếu làm thế ta cũng có rặc máu thối như nó. Ta khác với nó, đẹp hơn nó cũng là ở
chỗ đó. Ngư dân nó gặp nạn, ta cứu rồi cho hồi hương. Đẹp quá chứ còn gì nữa!?
Cơ mà, ông Việt Nam
trông mềm thì mềm thế nhưng cũng nào phải là vừa vặn gì, cũng to mồm
và chịu diễn để đáp trả lắm í chứ. Thi hôm nay cũng khoe
tao vừa mua 8 cái tàu ngầm biết bay, ngày mai tao dò dầu khí nhé, ngày mốt
tao cũng mở tuyến du lịch ra đảo chơi, ngày kỉa tao bầu thằng này thằng kia làm
chủ tịch đảo… Để ý kỹ tý là thấy ông Việt Nam là đứa to mồm nhất so với đám
còn lại đang tranh đảo đấy. Lần nào Trung Quốc có động thái ngoài biển thì nàng
Nguyễn Phương Nga chẳng lên phát biểu phản đối trên truyền hình và sứ giả Trung
Quốc chẳng bị mời lên uống trà để nghe Bộ ngoại giao ta dạy dỗ bắt SMS truyền
đạt về Bắc Kinh. Nghe mãi cũng chán và nhàm thật nhưng đó lại là cách hành xử
hợp lý và khôn khéo nhất. Mấy bố cứ bảo nhà nước hèn chứ nếu chịu xoay đầu nhìn
sang mấy nước còn lại có thấy chúng nó hó hé, nói năn gì đâu! Việt Nam cũng là ông bị báo chí Bắc Kinh quan ngại về
sự cứng đầu, ương bướng nhất nếu chả muốn nói mấy nước kia vẫn đang tựa vào
Việt Nam
trong vấn đề biển đảo.
Rồi nữa là ta đang quốc tế hóa vấn đề này. Theo mình, đó là một lựa chọn khôn
ngoan bởi bao giờ Việt Nam
cũng cần đến điều đó cả. Phải đối thoại đa phương để gìn giữ hòa bình và ổn
định chính trị. Việt Nam
đang cần thời gian để LÀM GIÀU, giàu để vươn lên mới là mục tiêu của thời đại
chứ không phải là để đánh nhau. Đánh mãi chán rồi mà giờ có muốn cũng chẳng dễ
đâu các vị ạ! Đứa nào thò tay vào là Liên hiệp cuốc nó nhảy vào ngay í chứ!
Tinh thần thế giới giờ nó thế chứ có còn ở cái thời tranh nhau ăn thuộc địa nữa
đâu mà cứ thèm cái là lùa quân sang hốt. Thôi thì ta cứ chọn ĐỐI THOẠI là
phương pháp cơ bản để quan hệ với cuốc tế cho dân nó lành nhé! Dân ta cứ lo làm
giàu đi cái đã, mọi chuyện khác gác qua một bên.
Mình vén màn nhìn vào đám trí thức ngày đêm đang hét ong ỏng chống khựa có thể
chia ra thành ba tốp. Tốp 1 là những nhà THẤT BẠI HỌC đang sống lưu vong, hận
chính quyền trong nước nên muốn dùng ván cờ Trung Quốc để tạo sự chia rẽ, gây
ra sự bất ổn trong nước để HẢ GIẠN, RỬA HẬN và nhằm tìm kiếm cơ hội quay về để
làm những nhà TIẾN BỘ vì DÂN CHỦ. Tốp 2 gồm những đứa chả hận thù gì ai, hoặc
có cũng ít thôi nhưng vốn được sinh ra là để làm NÔ LỆ CỦA ĐỒNG TIỀN nên chấp
nhận làm tay sai cho tốp 1. So với tốp 1 và 2, tốp 3 đáng yêu hơn tý bởi đó là
cái chiếu mà những chàng ngốc bù khú với nhau. Đặc điểm nhận dạng của tốp này
là mù mờ bản sắc, u ám dân tộc tính, ghét khựa là ghét tất, chống khựa theo lối
cực đoan, mù quáng như mình đã phân tích ở trên. Cái may của dân tộc này hiện
nay ở chỗ là cả ba tốp trên cộng lại chiếm cỡ 1/trăm nghìn dân số cả nước. Nói
thế chứ cũng đông phết, đủ để tụ thành một bàn nhậu xôm trò, bàn cả việc chống
tàu thi thoảng đá sang hoa hậu, gái gú cho đủ đầy hương vị cuộc đời í chứ chả
chơi. Nhẩy!
Thôi thì nếu các vị yêu nước nô nức và thừa lòng dũng cảm thì cứ việc
mua sắm tàu thuyền, chả sắm nổi thuyền thì lên rừng chặt củi làm bè rồi vác
dao, vác rựa sang đấy mà đánh nhau với chúng cho xứng với tầm vóc của những bậc
ANH HÙNG nhá! Các bác muốn anh hùng thì cứ việc,  các bác hung hăng thì cứ
lôi kéo rủ rê dòng họ, cháu con mình sang đấy mà chiến đấu với chúng nó. Còn
dân tộc này thì hãy cứ để đấy cho người ta yên ổn làm ăn. Có
tiền đi, đô la ty tỷ chất đầy đi rồi hẳn tính những thứ
khác. Bảo em SỐNG HÈN thì em CHỊU vậy còn hơn CHẾT vì NGU. Ấy là em khuyên
tốp 3, tốp 1, 2 em đi guốc cao gót vào lòng các bác rồi. Thôi, bỏ
cái chiêu cũ rích í đi, ta hãy tìm chiêu mới mà khích tướng, diễn trò cho đỡ
chán lẫn nhạt.



Trong cuộc sống, có nhiều thứ tưởng là sâu lại hóa ra nông cạn. Nghệ sĩ
trong nước giờ còn mấy ai muốn phục vụ cho chính trị đâu bởi thời này là thời
của kiếm tiền, của giải trí. Thế nên cũng nên xem đạo diễn của Trung Quốc cũng thế,
họ thuần túy là chỉ làm nghề để mưu sinh chứ chả ai dư hơi đi làm chính trị.
Nói vậy để đá sang phim Lý Công Uẩn tý, phim cổ trang xét cho cùng
cũng là để giải trí, có thêm tý lịch sử vào thì đúng là nó có hơi
nghiêm trọng nhưng xét thoáng ra thì cũng chẳng vấn đề gì. Xưa nay và cả tỷ năm
sau, chả có nền điện ảnh nào trên thế giới buồn cười đến mức làm phim thuê cho
thiên hạ để cướp đất lẫn đô hộ văn hóa thiên hạ cả. Khùng à! Dân số thì đầy
giời ra đấy, trong lúc cả thế giới đang phục hồi kinh tế muốn chết đói tâp thể
sao mà làm ăn kiểu đấy cho thiên hạ tẩy chay và không thuê mình nữa? Mà có muốn
cũng có thể làm được à! Giời ạ! Ta là khách hàng, ta yêu cầu nó làm thế nào thì
nó phải làm thế í chứ làm quái gì có việc ta mang tiền sang để thuê nó để lấy
văn hóa của nó áp lên văn hóa của mình. Còn chuyện ta với tàu có nét giống nhau thì
đó là điều TẤT YẾU bởi LỊCH SỬ đã chứng minh điều đó, ta ít nhiều
giống họ là MỘT SỰ THẬT KHÔNG  THỂ CHỐI CÃI chứ không phải các đạo
diễn Trung Quốc họ lồng vào. Chỉ là các vị không dám lẫn chẳng muốn nhìn
thẳng vào sự thật ấy bởi đầu óc còn nặng nề thứ VĂN HÓA TIỂU
NÔNG, thường là ích kỷ đến hèn kém. Bởi thế mà có bác hoang
tưởng đến mức bảo Trung Quốc chúng sẽ mang cái phim Việt Nam giông giống Tàu í để nói với thế giới rằng
Việt Nam
là một phần của Trung Quốc. Hâm thế chứ lị! Nếu có kiểu xâm lược ấy thì thế
giới đã chẳng cần đến đạn đạo, tên lửa, máy bay, tàu ngầm, chiến hạm nhỉ! Nếu
thế thì cứ đi xây trường quay cho giống nước này nước kia, cứ xây chỗ này giống
tý Mỹ, chỗ kia tý Nhật, chỗ kia nữa tý Nga, chỗ kìa tý Brazil sau đó tha hồ làm
điện ảnh để thâu tóm thế giới vào lòng mình. Thế là làm bá chủ bố nó rồi chứ
cần gì phải dùng bom đạn cho nó vừa nguy hiểm, vừa mệt người lại tổn hao nhân mạng,
bông băng thuốc đỏ, thuốc vàng. Chả hiểu nổi cái phương pháp luận kiểu gì mà
hài hước đến trĩ lậu thế cơ chứ! Ngu gì mà ngu kỹ thế mấy bố, tăm tối gì đến
mức không chịu tạo cơ hội cho đứa khác nó kéo mình mình lên.


 


ÔNG NGUYỄN ĐẮC XUÂN PHÁN! (copy của Mr.Do)


Đây là đội kỵ binh của Nguyên
Mông. Trong lịch sử từ xưa đến nay VN chưa bao giờ có một đội quân mặc giáp trụ
cưỡi ngựa như thế. Đường VN hẹp, nhiều sông suối, cầu nhỏ, không có những cánh
đồng cỏ lớn lấy đường đâu cho kỵ binh đi, lấy cỏ đâu cho một đoàn ngựa chiến
như thế ăn?..."


Trên đây là lời ông Nguyễn Đắc Xuân trong bài phê phán
bộ phim "lai Tàu" Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long.
Bài của ông Xuân đang được rất nhiều người ca ngợi.
Ý này của ông Xuân hình như tôi đã gặp đâu đó cũng trong đợt sóng phê phán phim
Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long "giống Tàu" đang rất rầm rộ
này.
Đại ý là dân Việt ta thì nhà cửa be bé thôi, áo xống thì cũng nhếch nhác thôi,
đừng có sang mà giống Tàu.
Tôi không biết độ chính xác trong "phán quyết" nói trên của ông Xuân là
thế nào. Nhưng tôi nhớ, trong cuốn Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng của Nguyễn Huy
Tưởng, một trong những cuốn sách mà tôi đã đọc đến thuộc lòng cách đây chừng 25
năm (giờ quên khá nhiều rồi) và mới được tái bản gần đây, nhà văn tả tướng trẻ
Trần Quốc Toản và 600 gã hào kiệt có rất nhiều ngựa. Hình minh họa ở bìa cũng
là một đoàn ngựa và áo giáp rất hoành tráng, mà nếu như theo các nhà phê phán
hiện nay thì là "lai Tàu".
Tôi không lấy truyện Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng như một cứ liệu lịch sử để chứng
minh rằng xưa ta cũng có đội kỵ binh, có giáp sắt... vì đấy chỉ là một tác phẩm
văn chương.
Tôi chỉ băn khoăn về hiện tượng "rộ lên" của sự chỉ trích (một cách
có lựa chọn) đang diễn ra.
Tôi đang nghĩ về điều gì nằm phía sau những sự chỉ trích đó.
Tôi nghĩ tới những tâm hồn (nếu có) đang bị nỗi sợ hãi đày đọa, những tâm hồn
đang trở nên hoang mang và thiếu tự tin hơn bao giờ hết.






 

BẮC HÀN

Beo thèm  tới Bắc hàn nhỏ dãi, dưng các bạn ấy dứt điểm không cho vô. Cảm ơn bạn Thao thức saigon gửi cho cái link cực hay. Họ thế này (chứ không như mình vẫn hình dung) hèn chi bất chấp hết chả sợ cái con tiều nào. Hì hì, chỉ có điều lời bình và hình ảnh chỏi nhau cho thấy bạn trong forum này thiên kiến quá nặng.


http://www.caravanviet.com/forum/showthread.php?302-1-Tuan-o-Bac-Han


Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

HẾT BIẾN



Hết biến thì chả ai gọi đấy là cung. Thiên
triều nào cũng vậy. Nhưng xong. Thế là xong!


Trong cuộc thăm dò của nội bộ tổng hội liền
bà, ngoại trừ ba trong bốn đương kim tứ đại mỹ nhơn quá đát cởi bỏ mũ mãng cân
đai yên tâm về  trông nom cửa hàng tạp hóa, đợi tới 2015 bạn vờ nờ
nờ  tìm đến phỏng vấn sẽ tiếp tục phán như đúng zồi, mỹ nhơn còn lại nhận
được sự ủng hộ gần sát tuyệt đối, 98%.  Bình  rượu độc dải lụa hay
thanh gươm, như vậy là nàng thoát chả phải chọn cái nào trước gần chục trọng
tội  người ta ép cho nàng trước đó. Tội gì thì chịu khó lật lại entry cũ
của bạn Beo hỉ.


Những nàng ngấp nghé thế chỗ ba nàng kia cũng
khá yên tâm với khoảng cách lá phiếu đủ để không bị cạnh tranh. Trung tuần
tháng 10 tới đây, các danh vị á hậu và top 24 cũng sẽ được chuẩn y.


Riêng bạn Beo nhận xét cái cuộc thi  Tứ
đại mỹ nhơn này không  rộng khắp dân chủ bằng hai cuộc thi gần đây do báo
Tiền phong và công ty Vincom tổ chức vì ở những cuộc thi ấy, ai cũng có thể 
xông vào thi được kể cả người dung nhan chả có tý gì gần với khái niệm đẹp. Đất
nước chín chục triệu mà chỉ nhõn trên trăm mạng được ứng thí, rõ ra là bỏ sót
biết bao nhiêu người đẹp giờ đang ở ven đê ngoài bãi. Và thế nên mới có chuyện,
một người đẹp kia trong top 24 được quân hầu đầy tớ gọi là người nhà Phật bởi
vị trí sắc sắc không không có cũng như không của nàng, trong lãnh địa.


Cơ chế nó thế, cơ chế đểu nhể!



Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

NEW YORK, ÔI NEW YORK



***


Số mình làm sao, đi chuyến nào cũng gặp 
nàng tiếp viên ý, cau cau có có gắt như mắm tôm. Bọn hàng không còn đặt nàng tên
quạ.


Tương truyền, một nhà báo trở nên lừng danh bằng
các bài tả những chuyến đi theo nguyên thủ với các chi tiết quý hiếm như đếm
cửa sổ máy bay. Mình cũng ti toe đếm. Đến khoang cuối cùng, quạ dứt điểm không
cho xuống tiếp, như thể nàng giấu đồ buôn lậu ở đấy. Đường công danh mình coi
như đứt phựt khi chưa kịp nổi.


Vật vã một mình ba ghế cũng không tài nào ngủ
được. Laptop trước khi đi quên sạc pin, muốn chơi games cũng không xong. Đứa nào
cũng hỏi, chị có Dại tình hay Sợi xích không xé nửa cho em đọc
chung, làm như mình là trung tâm phát hành văn hóa phẩm đồi trụy không bằng.


***


NY, ối zời ôi là NY. Xe di chuyển 2 kilômếch/giờ.
Quảng trường Thời đại chỉ mỗi cái biển quảng cáo Yahoo là đáng xem. Con phố
lừng danh đi vào văn thơ phim ảnh Wall street bé ngang con hẻm nhà mình. Mà bạn
BBC tiếng Việt viết mới điêu chứ. Ở bên ngoài
tòa nhà Liên Hiệp Quốc và trên đường phố New York, hình ảnh nhà lãnh đạo Việt
Nam bị phác họa cùng các nhà nước độc tài như Sudan, Cam Bốt.
Trụ sở Hội cuốc liên nằm trên đường ngang số 1 và dọc 44
thì đóng đường từ ngang số 2 và dọc từ số 36 đến 55. Ruồi muỗi ong kiến gì cũng
không thể lại gần hơn khoảng cách ấy khi mà đến ba sắc phục cảnh sát, an ninh, quân
đội Mỹ giăng kín mít. Khách như tụi mình phải đeo thẻ thường trực trên cổ còn
cư dân sở tại  có cảnh sát dòm tới khi vô nhà. Đến tận hôm thứ Sáu mình
mới thấy một đám biểu tình im lặng chừng hơn chục người, ôm ảnh bà lãnh tụ đối
lập Miến
Aung San Suu Kyi, đứng tận đường 59 lận. Cũng tin bạn BBC, mình
nghĩ mãi không biết chỗ nào 200 người lọt vừa hai bàn chân để đứng biểu tình
trong cái down town 24 giờ liên tục sáng choang và đông cứng người này.


NY, hok phải Sàigòn




Đóng đường, từ đây tới trụ sở Hội cuốc liên phải hơn cây số
nữa


Trong khách sạn, các nguyên thủ di chuyển khá
đơn giản với dăm vài tùy tùng khi chỉ phải dừng hoạt động tất cả các thang máy còn
lại, riêng đoàn Israel
là khiếp. Đang vạ vật trên  ghế đối diện thang máy, tự dưng thấy 4 anh giai
súng ống lựu đạn lúc lỉu quanh người chĩa thẳng súng vào mình. Không thể nhìn
thấy ông lớn vì bao quanh ông  thêm một tốp thế nữa. Hãi thật, cái cảm
giác bị súng chĩa thẳng vào mặt ấy, mồ hôi rịn ướt tay. Bà Đức xấu hơn trên TV
nhiều và anh yêu Clinton
của mình tiều tụy quá. Có lẽ vợ làm to rồi bỏ bễ chả ai chăm sóc, rõ khổ thân
anh.


Anh giai chĩa súng vào mình đây


Thật tình thì mình ít quan tâm đến các sự kiện
của Hội cuốc liên này vì  mình thấy quyền lực thật của nó đang chuyển dần
sang các hội nhóm khu vực hay liên khu vực vì, ngày càng ít các quyết nghị có
kèm chế tài thế nên hiệu quả chỉ nặng tính tinh thần. Cuộc gặp Obama và Asean
mình đánh giá là thất bại khi không ra được tuyên bố chung về biển đông dưới áp
lực ngầm của Trung quốc, thông qua  một hai anh Asean không có biển hoặc
biển bằng cái chiếu manh. Công nhận Khựa bắt bài rất giỏi khi biết đặc điểm nổi
bật của đương kim chủ tịch Asean là sự đồng thuận tuyệt đối. Đặc điểm này hay
nhưng đôi khi lợi bất cập hại mà chuyện kể trên là một ví dụ rất điển hình.


***


Đi tàu chợ xuống Connecticut
và Boston chơi với
gái đẹp. He he he, như vậy là Việt ta đã đồng hóa Mỹ được ối thứ. Xe máy phân
khối dưới 100, xích lô đạp đã lác đác xuất hiện từ NY xuống đến Boston . Dưới Boston tài
xế xíchlô là các tình nguyện viên không lấy tiền, tiền xe gần bằng taxi được
thành phố dùng cải tạo môi trường. Các chú nhóc cong lưng nhấp nhổm đạp, nhanh
đến nỗi không lần nào chụp kịp hình.



Hanh hao lạnh. Gái đẹp đã đi làm đãi mẹ
một  đêm Opera, vở Wicked. Hai mẹ con ăn mặc rõ đẹp, rạp đẹp, diễn
viên đẹp, hát cực hay, nhất là một trong hai nàng phù thủy nhân vật chính.
Chuyện của phù thủy nhưng thực ra lại bóng bẩy chuyện chính trị, phải có chết chóc
(hy sinh) mới có anh hùng. Các mảng miếng sân khấu thì thôi rồi, mê ly kinh hồn
hiện. Chụp lén được  mấy cái hình sau đó bị một ẻm canh me  chằm chằm
cho đến hết vở. Trời mát lạnh, hai mẹ con nắm tay nhau thũng thẵng ra về. Cuộc
đời thật đáng sống.



Giai xinh gái đẹp làm sinh nhật cho mình trên
tàu Odysey, chạy dọc sông  Charter. Bõ công trang điểm gần tiếng khi thấy mình
không bị quê giữa đám quý tộc Mỹ trắng. Loa loa Happy Birthday tới năm sáu người
chứ không riêng gì mình. Đồ ăn trang trí không cầu kỳ bằng nhà hàng Pháp hôm
sinh nhật gái đẹp nhưng ngon hơn. Trong ánh nến  lung linh, gái đẹp da trắng
mịn như nhung, giai xinh hồng hào mắt sáng rỡ hỏi đi hỏi lại mẹ có thấy vui
không
, mình trả lời bằng cách thơm chụt chụt vào gái đẹp. Sàn nhảy giữa tàu
vẫn đông  nghẹt khi tàn tiệc. Ca sĩ hát sống bonus cho thực khách thêm một
bài, mình đi thật chậm rời tàu để lắng nghe, nắm tay giữa hai con.


Giai xinh chở mẹ quay lại NY. Hơn 200 mile bình
thường tay lái lụa giai xinh chỉ chạy hơn hai tiếng. Lần này  gần 5 tiếng
mới về đến khách sạn. Hai mẹ con, như mọi ngày chat chit, không bao giờ đủ thời
gian để nói hết các đề tài. Chia tay mẹ khóc giai khóc, hai ba cô cùng cảnh ngộ
xa con du học trong đoàn, khóc theo luôn.


***


Có đến dăm người bảo đọc blog mình thường xuyên.
Chột dạ nhất là loa loa loa Bộ ngoại giao cũng ghé tai thế. Từ giờ giở đi phải
hượm hượm bốc phét lại rồi, cơ khổ thân mình.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY

Sáng sớm đọc được một bài rất hay của  luật
sư Nguyễn Hữu Liêm. Vấn đề ông nói đến không mới nhưng cách diễn đạt văn hoa mà
không rơi vào sến hay khoe chữ của ông, rất thú vị. Đọc lại đến lần thứ hai thì
quyết định cất vào blog. Luật sư Liêm có cách tiệm cận với việc hòa giải dân
tộc khá  sát thực. Mình tin rằng những người như ông sẽ đi đến đích giải
thoát đầu tiên trong hành trình tự đày đọa khổ ải của dân tộc này.


Trưa. Tám với ku Haw. Toàn nói tục. Trước
tiên là vụ  phim về Lý Triển Chiêu. Thời buổi này riêng việc dám bỏ cả trăm tỷ đồng tiền túi làm
văn hóa thì đã xứng đúc tượng bày trước cửa ủy ban. Lại thò tay
vào tác phẩm cấm cản cắt cúp của người ta rồi. Lý do lai căng Tàu nhiều quá. Bố
nỡm. Cái gì trên đất nước này không pha tý tàu tý khựa kể cả ngôn ngữ. Đòi hỏi
dân tộc tính, chứ mụ Hậu khảo cổ ơi, mụ giả nhời em cái xem thời cụ Lý dân ta
đi dép lào hay dép lốp, liền bà có mặc xì líp không ạ để em cân nhắc xem dân
tộc tính nó nằm chỗ mô. Nhắc đến xì líp mới nhớ, các chương trình văn nghệ bây
giờ nếu xem báo mạng, tiệt chả nhớ tên hay nội dung nó diễn cái gì, độc nhớ
chuyện  chị A lòi xì líp chị B phơi ti. Quanh đi quẩn lại dăm vài gương
mặt, đóng bộ vào khi quê khi tỉnh giàu thừa sang thiếu, lượn lờ toe toét trong
những chương trình như vừa nói, nhớ được tên chết liền.


Chiều càphê nguội với đại da trong một
cái quán đến bao lần không thể định hình xấu hay đẹp. Quan trọng là hai ngày
nay deal được 2 hợp đồng có thể tạm yên tâm bỏ cơ quan đi chơi mút mùa lệ thủy.
Rõ ra là không vui nếu không nói là cảm giác tủi thân và cô độc. Làm ăn mà cứ
phụ thuộc mãi vào các mối quan hệ cá nhân của mình thế này, giống như đang tự
gặm xương thịt mình vậy. Tối qua buồn quá, alô cho con bạn giám đốc Công ty
truyền thông V ngoài Hà nội. Nó giống mình, cực ghét bị khen thông minh giỏi
giang vì, bọn đàn ông chỉ dựa vào đấy mà đẩy mà chuồn trách nhiệm…kiếm tiền.
Tréo ngoe điểm yêu nhất ở nó lại là cực thông minh. Hắt cả đống rác từ mình
sang nó cũng không dễ chịu hơn. Chẳng dám kể với lão í. Bởi lão sẽ quẳng cho
một cọc tiền bắt đi chơi. Nói chung, mình là tổng hòa của hàng đống mâu thuẫn
thời tiền mãn teen.


Cuối chiều chat với giai xinh gái đẹp. Nôn
nao tính toán cho khớp giờ gặp nhau của ba mẹ con ở New York cuối tuần này. 8 năm rồi giai mới
được  ăn sinh nhật mẹ, dù chẳng năm nào giai mẹ quên gửi quà. Quà của gái
bao giờ cũng được chăm chút cho thật độc đáo và dí dỏm, không trùng lặp và luôn
làm mẹ ngạc nhiên. Cả ba mẹ con đều ước có bố, bố thì hứa nghỉ hưu sẽ làm sinh
nhật cho mẹ trên tháp Eiffel. Mình có thể mê mẩn cả buổi với đống đá đổ nát ở
Angkor Wat Angkor Thom nhưng chưa bao giờ mình thấy cái tháp ấy đẹp, cả bên ngoài
lẫn trong phim ảnh. Không biết mạng thổ có kỵ sắt thép gì không mà hễ cái gì
dính đến kim loại, mình ít thấy đẹp. Vậy nên, mình chả mấy chờ đợi lão í thực
hiện lời hứa.


Mưa ngớt rồi. Về lại với mình thôi.

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

RẤT ĐÁNG ĐỌC VÌ HAY QUÁ

Luật sư Nguyễn Hữu Liêm


Sứ mạng giáo dục nhân văn: Tâm hồn Việt Nam, con đường thế giới


Tham luận trong buổi hội thảo mang chủ đề “Giáo dục nhân văn cho sinh viên Duy Tân cốt lõi là những vấn đề gì?” tổ chức tại Đại học DuyTân, Đà Nẵng, tháng 9, 2010. 


Trong tác phẩm triết học lừng danh “Phê phán lý tính thuần tuý” triết gia Immanuel Kant có nêu lên một mệnh đề tri thức cơ bản rằng “Khái niệm mà không có trực giác thì trống rỗng; trực giác mà thiếu khái niệm là mù lòa.”  Điều mà Kant nói tới là bản chất nhị nguyên bao gồm hai phương diện, khái niệm và trực giác, hình thức và nội dung, trong cấu trúc tri thức của con người.  Khái niệm là phương tiện, là con đường.  Trực giác là tánh biết trực tiếp có sẵn trong cơ năng tri thức.  Cả hai là cần thiết và hỗ tương lẫn nhau cho sự hình thành của kinh nghiệm và tri kiến.  Hãy hình dung ra cơ năng tri thức của con người như là một chiếc phi cơ.  Khái niệm là hai cánh; trực giác là động cơ.  Chiếc phi cơ chỉ có thể bay khi hội đủ hai điều kiện thiết yếu và hỗ tương này.


Trong truyền thống và ý chí khai mở dân trí mà các tiền nhân xứ Quảng này, những vị như Phan Chu Trinh, Phan Khôi, đã đi trước, tôi xin lấy mệnh đề tri thức nầy của Kant để bàn đến một nội dung giáo dục nhân văn cho thế hệ sinh viên Việt Nam đương thời, đặc biệt là cho miền Trung, và riêng cho đại học Duy Tân mà tôi có được vinh hạnh tham gia giảng dạy. 


Nói một cách rất gọn là vậy:  Con đường giáo dục nhân văn, như là một dự án hành động cho tương lai của đại học Duy Tân, là tiền đề: Góp phần khai mở và vun đắp một thế hệ sinh viên Việt Nam với những giá trị nhân văn dân tộc và nhân loại xứng đáng với khả năng tri thức được tiếp nhận từ thế giới.


Ở tiền đề này, con người Việt với tâm hồn và bản lĩnh Việt là chính; nhân loại và thế giới là khái niệm, là mô thức và phương tiện cho tâm hồn và trực giác Việt Nam mà chúng ta phải đánh thức và khai sáng.  Kiến thức và phương tiện kỹ thuật của thế giới là đôi cánh; tâm hồn Việt là động cơ.  Cả hai là cần thiết cho chiêc phi cơ con người Việt Nam có thể bay lên cao trong tiến trình hiện đại hóa đất nước.


Đây là một tiền đề mang tính công thức giáo dục và đào tạo mà thiết yếu tính nội tại của nó không những chỉ nằm trên bình diện triết lý mà phải được mang giá trị giả thuyết vốn đòi hỏi rằng nó phải được thử nghiệm và thực thi trên bình diện chính sách thực tiễn.  


Muốn thoả mãn nhu cầu thiết yếu tính chính sách cho tiền đề này thì chúng ta phải trả lời hai câu hỏi chính của nó.  Thế nào là tâm hồn và trực giác Việt Nam ?  Và thế nào là nhân loại và  thế giới?


Câu hỏi thứ nhì, theo tôi, thì dễ dàng để trả lời.  Trong chiều hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập vào cộng đồng nhân loại chung, thì giá trị thế giới là tập hợp những chọn lựa từ những gì của văn minh đương đại vốn thích hợp và cần thiết cho đất nước và con người Việt Nam . 


Ví dụ ngắn gọn: Đại học Duy Tân có thể chọn một mô hình giáo dục theo kiểu mẫu Hoa Kỳ, một mô thức đại học mà theo đó thì huấn luyện, đào tạo là ưu tiên.  Chúng ta có thể tham khảo và du nhập mô thức tổ chức, nội dung giáo trình từ một đại học nào đó ở Hoa Kỳ, như Pennsylvania State hay Canergie Mellon.  Mô hình chọn lựa này, như là một thí dụ cụ thể và điển hình, là một con đường thế giới, một phương tiện pháp, nói theo nhà Phật, để chúng ta phát huy con người Việt Nam cho nhu cầu cá nhân và xã hội.


Còn câu hỏi thứ nhất, trông có vẻ như là đơn giản, nhưng không phải là dễ để trả lời thỏa đáng.  Giống như là mệnh đề của Kant, chúng ta hình như ai cũng nhận ra, hay cảm thấy rằng, mỗi người Việt Nam chúng ta đều mang một tâm hồn, một bản sắc trực giác Việt Nam vốn đặc thù và đơn biệt.  Đây không phải là một giả định – mà là một sự thể thiết yếu và hiển nhiên.  Bản sắc tâm hồn hay trực giác của người Việt đã phân biệt họ ra khỏi cộng đồng nhân loại và các sắc dân khác.  Nó cũng là điều kiện và nguyên nhân cho sự hình thành của lịch sử lập quốc và nhân cách con người Việt Nam xưa và nay.  Nhưng nếu có ai hỏi rằng đâu là một định nghĩa về một “tâm hồn” hay ”trực giác” Việt Nam thì câu trả lời cũng vẫn còn là một vấn nạn, một bí ẩn tuy gần nhưng xa, hiển bày nhưng cũng bị vùi kín. 


Ở đây tôi xin dựa vào định nghĩa của triết gia Aristotle, cha đẻ của logic, siêu hình học và tâm lý học Tây phương, thì tâm hồn (psyche) là cái nguyên tắc tổ chức và điều khiển các khuynh hướng chọn lựa và hành động của cá nhân.  Từ định nghĩa này, chúng ta có thể phân giải phần còn lại của câu hỏi: Cái nguyên tắc tổ chức và điều hướng (psyche) của con người Việt Nam là (những) gì?  Định nghĩa của Aristotle là về con người hay cá thể phổ quát, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay bối cảnh nhân văn, lịch sử, địa lý.  Định nghĩa này có thể coi  như là một nhận diện về cấu trúc của tâm hồn - nhưng không bàn tới nội dung của tâm hồn đó, tức là những khuynh hướng chọn lựa và hành động nào của một cá nhân đặc thù.  Tâm hồn, theo sự nhận diện cấu trúc này, chỉ là một “guồng máy,” hay nói gần hơn với Aristotle, là một năng lực định hướng cá nhân, mà người Việt chúng ta đều chia sẻ một mẫu số chung.


Khi chúng ta thay thế “tâm hồn” bằng định nghĩa của Aristotle thì câu hỏi sẽ trở nên rằng, trong một bối cảnh nhất định có sẵn, cá nhân và tập thể các con người Việt Nam sẽ có một thể loại hay khuynh hướng chọn lựa hay hành động như thế nào?  Và khuynh hướng hay cái mode chọn lựa này được đặt trên cơ bản nguyên tắc và nguyên lý nào?


Khi chúng ta nhận diện ra được cái nguyên tắc chọn lựa và hành động của người Việt Nam , trên cơ bản cá thể hay tập thể, thì chúng ta đã nhận ra một bản sắc cho cái gọi là “hồn Việt Nam .”  Khi cơ bản tâm hồn Việt Nam đã được định vị và nhận dạng, thì từ đó mà một dự án giáo dục nhân văn mới cho con người Việt Nam có thể sẽ được triển khai.


Vì vậy, bước đầu cho một phác thảo của dự án nhân văn cho sự nghiệp giáo dục của đại học Duy Tân chính là một nỗ lực tự soi sáng chính mình ở nơi tập thể lãnh đạo và nhân viên nhà trường, của đội ngũ giảng dạy, và của tất cả sinh viên và phụ huynh liên đới.  Soi sáng chính mình ở đây có nghĩa là mình hiểu thấy được cái bản sắc, cái tâm chất, cái nguyên tắc hướng dẫn cho cuộc sống của chính mình được đặt trên một số những động cơ và giá trị nào.


Hãy trở lại tiền đề giáo dục nhân văn cho Duy Tân.  Nó bao gồm hai vế: Một thể loại hay nội dung tâm hồn Việt Nam , vốn cần được khai sáng và vun trồng, đối diện một thế giới và thời đại cần phải được học hỏi và tiếp thu.  Tuy là có hai vế, nhưng trên cơ sở logic, tiền đề này phát sinh ra một yếu tính mới: tính liên hệ giữa hồn Việt Nam và con đường thế giới.  Nhận chân ra thiết yếu tính của mối quan hệ này để chúng ta định vị và nhận dạng ra tính điều kiện và nhân quả giữa hai vế.  Những cá thể mang tâm hồn Việt Nam đang thay đổi và lớn dần, một cách thụ động và bất định, theo một thế giới vốn đang thay đổi nhanh hơn.  Đâu là cơ bản giá trị để cho con người Việt Nam có thể chủ động chọn lựa và hành hoạt trước vô vàn khả thể tính mà thế giới và thời đại đang đưa đến?


Bây giờ chúng ta cùng đọc lại “Sứ Mạng của Đại học Duy Tân” mà Hội Đồng Quản Trị đã công bố:


“Bằng bản lĩnh Việt Nam, phát huy truyền thống của phong trào Duy Tân trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, Đại học Duy Tân bám chặt những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung và đất nước, hướng tầm nhìn ra thế giới hiện đại, mở rộng hợp tác quốc tế, nhanh nhạy đón bắt công nghệ và tri thức mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.”


Đây là một thông điệp sứ mạng mạnh mẽ, rõ ràng cho mục tiêu hiện hữu của Duy Tân – là một đại học đào tạo và huấn luyện một tập thể lao động có chất lượng trên tiêu chuẩn thế giới nhằm phục vụ cho một nhu cầu của tập thể dân tộc.  Nhưng chính vì chủ trương huấn luyện, thay vì nghiên cứu hay lý thuyết, và phục vụ cho sự nghiệp đất nước, thay vì xây dựng cá nhân sinh viên, mà Duy Tân đang nhấn mạnh đến cái vế đôi cánh của “nhân loại và thế giới” mà tiền đề giáo dục trên đã nêu lên. 


Vì thế, nay đã đến lúc mà Duy Tân phải khai vực lại cái vế thứ nhất.  Đó là sứ mạng giáo dục nhằm khai sáng và vun trồng những “hồn Việt Nam ” trên cơ bản nhân văn và ý thức mới trước nhu cầu của đất nước và văn minh nhân loại.  Hãy đọc lại “Sứ Mạng” của Duy Tân lần nữa.  Nó nói rõ rằng mục tiêu của Trường là đào tạo một nguồn nhân lực có “chất lượng” trên cơ sở “công nghệ và tri thức” thế giới.  Vì thế, “Sứ Mạng” này sẽ phải bao hàm một nội dung giáo dục nhân văn theo tiêu chuẩn thời đại của cộng đồng nhân loại, xứng đáng với tầm vóc và mẫu mực con người phổ quát, trên cơ sở tâm hồn Việt Nam, trong ý thức và hành xử văn hóa và nhân bản của những cá thể có khả năng tự ý thức cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng của chính mình.


Đây không phải là một luận cứ đạo đức vốn chỉ được đặt trên một giả định đầy tính chất huyền thoại cho một cứu cánh tính về một mẫu người Việt Nam trừu tượng nào đó. Chúng tôi cũng không muốn nêu lên một lý luận mộng tưởng trên một số giả định mơ hồ, không minh bạch về cái gọi là “hồn Việt” trong mỗi cá nhân Việt Nam .  Trái lại, khi bàn về tiền đề “giáo dục nhân văn” này chúng tôi nhận chân ra cái nhu cầu khẩn cấp và thiết yếu của cái vế “con người” trên cơ sở văn hóa và văn minh trong dự án “trồng người” mà tổ tiên chúng ta đã hằng từng hoài bảo. 


Làm sao để tiếp nhận công nghệ và tri thức thế giới và thời đại nếu chúng ta, như là những cá thể Việt Nam , chưa xứng đáng với giá trị của công nghệ và tri thức nhân loại đang có?  Hay hỏi thực tế hơn.  Làm sao mà các đại công ty, hay những nhà đầu tư, muốn chuyển giao công nghệ và tri thức tiên tiến đến cho Việt Nam nếu đội ngũ nhân lực chúng ta không đủ khả năng và tầm mức văn hóa xứng đáng để làm chủ công nghệ và sử dụng tri thức đó? 


Hỏi như vậy đề chúng ta nhận thức rằng khi chưa xứng đáng với tầm mức nhân văn và khả năng tự ý thức để làm chủ công nghệ và tri thức thế giới thì chúng ta sẽ chỉ còn là những anh thợ, những nhân công khéo tay làm thuê cho chủ nhân ngoại quốc, tức là làm kiếp nô lệ trong một trật tự chủ-nô mới vốn được hóa trang bằng những hình thức hào nhoáng của cái gọi là tiên tiến và văn minh.


Hỏi như thế để chúng ta, những người làm giáo dục, cố gắng khai sáng được cái huyền thoại “tâm hồn” hay “bản lĩnh” Việt Nam nhằm biết được cái tiềm năng, khuynh hướng cũng như những biên độ giới hạn của con người Việt Nam nhằm khẩn cấp thực thi những chính sách giáo dục nhân văn cần thiết và thích ứng.


Ở đây, chúng tôi chưa muốn đưa ra một trả lời về câu hỏi giáo dục nhân văn là gì, hay làm như thế nào.  Những cái đó thuộc về phạm vi chính sách mà nhà trường sẽ phải cùng thảo luận và đề ra.   Ở đây chúng ta muốn nhấn mạnh đến nhu cầu giáo dục nhân văn cho sinh viên đại học Duy Tân.  Vì sao?  Xin phép được giải trình rằng chúng ta đang phải đối diện với một khủng hoảng nhân văn khá trầm trọng trong thế hệ sinh viên mới ngày hôm nay. Bản chất của sự khủng hoảng này phát xuất từ sự chuyển hướng tự nhiên của con người Việt Nam trước một thế giới mà tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã đưa họ ra khỏi những cơ sở văn hóa và tinh thần truyền thống vốn là căn cứ vững vàng xưa nay.


Từ trong truyền thống của nền văn hóa nông nghiệp mà chúng ta phát xuất, tự nó đã có những bất cập, những khuyết điểm và giới hạn tự nhiên. Khi tâm thức nông dân Việt Nam , bằng hành trang văn hóa dân tộc này, phải đi vào một khung cảnh văn minh công nghiệp của thời đại thì nó phải trải qua khủng hoảng nhân văn. Vì thế, trách nhiệm giáo dục chung là làm thế nào để trang bị cho sinh viên thời đại một hành trang văn hóa dân tộc, linh động nhưng có cơ bản từ một tâm hồn Việt Nam, với năng lực tự chủ, tự do và sáng tạo nhằm xứng đáng ngang tầm với nhân loại ngày nay?  Đây là thách thức lớn, không những chỉ ở bình diện lý thuyết mà là phạm vi thực tiễn qua chính sách giáo dục và đào đạo mà Duy Tân phải thực thi.  Sinh viên Việt hôm nay khi đi ra với thế giới hiện đại cũng như anh chàng dưới quê đi ra khỏi luỹ tre làng.  Làm sao mà cho dù các em có phải đi ra khỏi quê nhà nhưng quê nhà không có rời khỏi các em?  Sứ mệnh nhân văn của chúng ta, do đó, là làm sao tạo điều kiện tri thức và nhân cách để cho thế hệ Việt Nam mới không đánh mất cái hồn tinh hoa văn hóa Việt Nam trước thời đại.


Để kết thúc, tôi xin kể một câu chuyện về đạo học huyền nhiệm.  Có vị sư giác ngộ vốn mang khả năng nhìn suốt không và thời gian để biết trước cái gì sẽ xẫy ra trong tương lai - kể cả những tin tức về kinh tế tài chánh mà nếu nắm được sẽ là cơ hội làm giàu lớn.  Có kẻ doanh nhân nọ muốn có được khả năng kiến thức này xin theo học vị sư để được giàu có.  Nhưng vị sư từ chối và đã nói với doanh nhân rằng, muốn được đạt đến trình độ tri kiến này, điều kiện tiên quyết là ngươi phải xứng đáng với nó.  Khi sử dụng khả năng huyền nhiệm cho mục tiêu duy lợi vị kỷ thì khả năng tri kiến đó sẽ bị tiêu huỷ. 


Ý nghĩa của câu chuyện là rõ ràng.  Cá nhân phải được tiến hóa về nhân cách và tâm thức xứng đáng với khả năng tri kiến về phương tiện pháp thế gian.  Sự bất cập giữa hai vế, giữa tâm thức nhân văn và khả năng tri kiến phương tiện, là nguyên nhân của mọi thảm họa.  Câu hỏi cho chúng ta là, liệu những tâm hồn Việt Nam ngày nay có xứng đáng với khả năng tri kiến mà họ đang hấp thụ từ thế giới hiện đại chưa?  Tức là, thế hệ sinh viên mới của Duy Tân có được trang bị bằng một tâm hồn và trực giác Việt Nam đủ xứng đáng với khả năng chọn lựa và hành động trước những gì mà nhân loại và thế giới đang đưa đến? Nguyên lý và giá trị nào để các em sống và hành hoạt khi giòng sông dân tộc đang đi ra hội nhập với đại dương nhân loại?


Soi sáng và hệ thống hóa một cách khoa học các phương cách tiếp cận cho những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta bắt tay vững chắc hơn vào sứ mệnh giáo dục nhân văn mà Đại học Duy Tân đang vươn đến vậy.





 


 


 


 


 

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

ĐIỂM BÁO



*** Copy ra đây 5 hàng đầu tiên,
thuộc mục tin  mới nhất hoặc nóng sốt nhất, trang nhất vài tờ điện tử
thuộc hàng đỉnh Việt ta. Không bình luận gì sất.


 


Vietnamnet


Dị nhân đuổi mưa: Quý vị đừng nóng ruột


Cảnh chết chóc tại hiện trường vụ khủng bố Nga


 “Người giàu nhất
Quảng Ninh” kháng án


Bí ẩn cuộc đời “nữ tướng cướp” 4 biệt danh


Chuyện ông dở hơi có gần 2.000 đứa con


 Vnexpress


iPhone 4 giảm giá hút hàng, iPhone đời cũ vẫn ăn khách


Ông già 50 năm khắc bút bên hồ Gươm


San francisco
rung chuyển vì vụ nổ dữ dội


Nâng trần giá vé máy bay lên 2,5 triệu đồng


Cháu bé sống mòn trong chuồng Trâu đi khám bệnh


Dantri


Xác lập 9 kỷ lục gốm sứ Việt Nam


Trực tiếp bầu bí thư: Trọng trách với người đứng đầu


Bão số 5 suy yếu rồi tan dần


Tặng thưởng laptop và điện thoại cho các thủ khoa ĐH 2010


Gần 44% hồ sơ xin mua nhà ở xã hội bị trả lại


tuoitre


Sắp không còn “tuyết trường sinh” trên núi Phú Sĩ?


Virus phá hủy dữ liệu hoành hành


Tái chế thuốc quá đát bán cho người bệnh


Mục sư Mỹ hoãn ý định đốt kinh Koran ngày 11/9


Yêu cầu Viettel dừng khuyến mãi cho tân sinh viên


 


Thanhnien


Tạm ngưng cấp nước tại nhiều nơi ở TP HCM


Cơn lốc tình dục o83 thành Baghdad


Jolie-Pitt tậu nhà 40 triệu USD ở Ý


Hoa hậu Diễm Hương làm từ thiện


Platini: “ cần phải can thiệp vào Seria A…”



*** Sáng nay ngồi điểm báo
nhà báo người với một em, hai con cười suýt phọt óc khỏi vỏ não. Tréo ngoe, hai
con đều là nhà báo.


Chuyện này cũ, vờ nờ nờ thuổng
lại từ một blog. Các bạn í làm một cái thống kê trình độ học vấn của thành viên
chính phủ dăm nước và kết luận, chính phủ ta là loại học vị cao nhất, thừa mứa
tiến sĩ trong khi các trường đại học thiếu giảng viên tiến sĩ trầm trọng. Kết luận
này dẫn đến suy luận 1,  chính khách ta chỉ cần thoát nạn mù chữ là OK,
tây có cần học cao đâu vẫn giàu thế. Suy luận 2, đồ háo danh mua bằng mua cấp,
ngu lâu dốt bền thế mà cũng là tiến sĩ  nọ tiến sĩ kia. Suy luận 3, sao mà
những thằng lắm chữ trông ghét thế không biết. Suy luận 4,5,6….. Thống kê để
dẫn đến kết luận là phương pháp khoa học bình thường nhưng một kết luận mà dẫn
đến hàng chục suy luận thì xem ra, chỉ là kiểu đá đểu tầm thấp bởi hèn không
dám đá song phi.


Chuyện này mới. Có cha kia xưng
xưng bảo tớ có khả năng hô phong hoán vũ giúp cái lễ ngàn năm. Tớ chả phàn nàn
gì nhà bác dị nhân Tuấn Anh bởi khả năng dự báo thời tiết đúng hơn nha khí tượng
thủy văn thì tớ đã gặp cả tá người. Mà ngẫm ra, hàng tỷ huyền bí chẳng giải
thích được thì đành công nhận sự tồn tại nghiễm nhiên của nó trong thế giới
này. Ngẫm thêm tý nữa, có hẳn một bác vật vã to, vào cái đền tận Thanh hoá làm
4 hình nhân rồi tổ chức lễ đâm kim. (Cả 4 hình nhân kia không có liền bà
 nên Beo chả thèm quan tâm thêm, nó biểu tượng cho ai và đâm kim thế để
làm gì). Đâm kim vào hình nhân còn làm bay đi bao nhiêu thứ vĩ đại lệch
đất thì chuyện bác Tuấn Anh đuổi được mưa chỉ là chuyện mắt muỗi, chưa thành
muỗi.


Cái buồn cười nhất trong chuyện
này nằm ở chỗ, lúc đầu Beo tưởng chỉ giống như  vụ liền ông mang bầu chó
đẻ ra trứng như thường lệ. Ôi zời ôi không, nào trực tuyến nào nhà khí tượng
nhớn nào nhà nghiên kíu con người nhớn hơn xông vô, nói như đói nói từ mấy
kiếp.


Báo chí, nói lái là, bí cháo,  lắm lắm rồi .


 


 


 

TRONG CUNG CÓ BIẾN (TIẾP NỮA)




Hôm nay thì nhất loạt cả 4 công ty liên quan
đến việc sản xuất Tamiflu phản pháo quyết liệt với kết luận của thanh tra chính
phủ. Cụ thể thế nào thì một hai ngày tới, chắc chắn các báo sẽ tràn ngập. Thứ
Hai tuần sau, các công ty này còn đồng tổ chức một buổi họp báo đưa ra quan
điểm của mình về các kết luận của thanh tra chính phủ, tựu trung vào mấy vấn
đề: Khi các  nội dung thanh tra chưa đi đến thống nhất về quan điểm nhìn
nhận, biên bản này đã được tung ra báo chí như một kết luận chính thức; Việc đề
nghị chuyển sang cơ quan điều tra các hợp đồng mua bán thành phẩm đã được các
bên thỏa thuận sau 5 năm là trái thông lệ thương mại của kinh tế thị trường và
không đúng pháp luật.


Cái này dân gian  phán trâu bò húc nhau
ruồi muỗi chết, còn Beo bẩu chửa biết mèo nào thắng mỉu nào.


Vina xin Vina cúm gà cùng y trang một sơ đồ
chiến thuật, rõ thô thiển và đơn điệu vì ai cũng thấy cái gì phía sau
nó. Nhưng Vina gì gì nữa thì cũng khóa sổ sau kỳ họp áp chót nhiệm kỳ vào tháng
10 này, an vị rồi, để giành các Vina còn lại khóa tới, chiến đấu tiếp.


Ờ, quên mất, sau tháng 10 còn Vina loa loa
loa. Công cụ này thì nhất loạt đồng lòng cùng tẩn vì lúc ấy hết
đát sử dụng. Lạ, và vui thật.


Nhà
cháu tạm ngưng  loạt entry này ở đây ạ. Tạm ngưng chứ không dừng vì còn
cái hình ở entry trước chưa viết tới. Mưa thuận gió hòa sẽ biên tiếp.



Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

TRONG CUNG CÓ BIẾN (TIẾP)



Dây máu ăn phần theo cái
nghìn năm Thăng Long. Trong nghìn năm này, từ công tằng tổ tỷ Việt ta cho tới
trước cách mạng tháng tám, dân thờ 4 cấp. Đầu bảng  thờ Vua, nhì thờ Binh - các anh hùng chống
ngoại xâm giữ nước, ba thờ Sư - thầy giáo chứ không phải thầy chùa và cuối
cùng, nhà nào nghèo cách mấy cũng phải có bát hương thờ Tổ tiên mình.


Có lẽ  hiểu thấu đáo đạo lý này nên cụ Hồ sinh thời,
bên cạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền, cụ rất ý thức tạo dựng hình ảnh
“Vua” cho mình, giỏi nhất ở chỗ, sự thần thánh hóa khởi phát từ những chi tiết
bình dị, dân dã nhất. Sau cụ, Việt ta tôn vinh thêm vài vị vua nữa, Pélé,
Michael Jackson và Công Vinh, hình như vị cuối này mới bị phế truất, một cựu tù not
chính trị vừa lên thế chỗ.


Thời của công nghệ số, chả ai
xứng làm Vua nước Nam
nữa trong mắt thần dân mạng. Ăn mặc sành điệu đầu tóc bóng lưỡng giày kê đế
thêm chục phân, nhưng văn minh vật chất thường 
bị văn minh tinh thần đánh bại bằng những phát ngôn ngu ngơ. Tuy học làm người khó nhưng không phải không
làm được
. Chép lại câu mới nhất vừa phát đi sáng nay ở lễ khai giảng trường
Chu Văn An Hà nội để chứng minh luận điểm trên.


Đế chế mỗi nhiệm kỳ 5 năm.
Năm đầu đời  tập việc quen người. 2,5 năm
kế lao động khổ sai giải quyết hậu quả cả tốt lẫn xấu của người tiền nhiệm, đủ
lực thừa thời gian mới tính chuyện thực hiện những ý tưởng (nếu có) của mình.
Năm 4,5 vắt chân chữ ngũ, vừa ngủ vừa vỗ tay chuẩn bị năm 5. Năm cuối, hồi sau sẽ
rõ.


Lịch công tác
này không đổ đồng cho tất cả. Thể chế ta quản lý chính khách bằng luật công
chức, thế nên tuổi tác là cứu cánh của các nhóm quyền lực.  Mỗi kỳ đại hội chia thành 3 nhóm. 1/3 lưu
luyến chia tay, 2/3 dù ê ẩm nhưng hân hoan sống sót, 1/3 tinh mới thập thò biểu
lộ. Cứ thế, vòng luân hồi cho một trăm mấy chục vị.


Quay lại lịch công tác năm cuối.  Liệt
kê ra đây 6 vụ nổi bật nhất trong nhiệm kỳ sắp qua của đế chế. 1.Mở rộng Hà Nội
2.Bauxite Tây nguyên 3.Đường sắt cao tốc 4.Vinashin 5.Giải tán IDF 6.Công chúa
lấy chồng không thuần chủng. Thứ tự chỉ mang ý nghĩa là số đếm. Bắt đầu từ số 6
trước.


Chuyện nghe  từ vỉa hè
nhưng Beo đã kiểm chứng được xác nhận đúng sự thật. Khi hoàng tử trưởng của cụ
Ngìn cân (treo sợi tóc) du học, cụ cựu tổng Thập gay gắt lắm lắm  diễn biến
hòa bình. Ngìn cân tới tận nhà kính cẩn bẩm cụ, con không thể hy sinh tương lai
con cái mình cho cái ghế của con. Tới
công chúa, cụ vẫn bảo lưu quan điểm y vậy, bất luận thế nào cũng không bắt con
phải hy sinh hạnh phúc vì mình. Cao siêu đâu không biết, trong mắt Beo đó là
thứ đạo đức đáng trân trọng nhất của một con người.


Nhặt số 5 vào bởi đây là sự
kiện duy nhất Beo cho rằng thiên triều quá cứng nhắc trong xử lý đành rằng,
trong IDF có những nhân vật bẻ theo hướng hiến xác cho phe nhóm quyền lực, đầu
bảng là bác Good. Cả 4 sự kiện còn lại, giá mà tồn tại những IDF thực sự của
các học giả, thì hẳn nhân dân có những bệ đỡ kiến thức khi lên tiếng  tham gia việc nước, thay vì phải dùng IQ của
các nhà báo, như đã diễn ra.


Số 4, phần trước đã điểm danh
nay có thể đặt vấn đề tiếp theo, trước khi đưa bác Vũ ngồi vào chiếc ghế đó, thiên
triều thẩm định, đánh giá cán bộ ra sao. Logic hết sức bình thường sẽ hỏi như
vậy nhưng thấy vậy mà không phải vậy. 11 lần thanh tra Vinashin thấy Xin làm ăn
phơi phới. Lần thanh tra cuối, ấy là năm 5, ra toàn tội chết, kết luận thanh
tra được gửi gắm cho báo chí trước cả khi trình thiên triều. Lộ liễu đến thế mà
không nhìn ra thì…mù quách cho xong.


3 số đầu biên sau.






Đang viết

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

National wanking

Copy từ blog An hoang trung tướng


Vụ Chau Ngo's Fields Medal Trung Tướng đã có nhời rùi, dưng bấuchí cáchmạng suốt tuần jerk-off, khiến Trung Tướng không khỏi bực mẹ cả mình.


Cô Ngo giật Fields, tầmcỡ đươngnhiên quốctế, dưng khác chó cô Lý Đức đoạt Vôđịch Thểhình? Ýnghĩa của nó với tôngdật nầy, chả gì hơn một niềm anủi.


Quốcdân Lừa triềnmiên hènmọi, thì sự anủi luôn là hànhvi cầnthiết, dưng tự anủi bốcđồng đến bệnhhoạn như trườnghợp cô Ngo, hahaha, cực khó hưởi.


Fields Medal là cái óeđ?


Nó là cái bổi dân mần Toán Lýthuyết đặt ra úylạo lẫn nhau, giữa cơman bổi Toán khác: Abel, Beal's, Bôcher, Clay, Cole, Nevanlinna, Shaw, Wolf..


Và xiền từ Fields thấp nhất hehe.


Khoản CAD15000, quãng 10,000 Tơn, bốn năm một lần, chia tới bốn toángia, vịchi mỗi cô nhận 2,500 Tơn, óeđ bằng đôi giầy Hermes.


Bổi Wolf lìutìu của mấy chú Jews cũng 100,000 Tơn.


Bổi Abel của Hànlâm Khoahọc & Vănchương Norway mới xứng Nobel Toán, 1 trẹo Tơn, mỗi năm một nhát.


Đừng nói xiền bé dưng dé nó nhớn nhế các cô. Phàm cáigì ít xiền, thì khôngthể nhiều giátrị.


Bẩy chục cô chén Fields so far, nhõn 2 cô khiến nhândân tưbản nhớ tên, là Terence Tao và Grigori Perelman. Cô thứ nhứt vì tên nghe kêukêu, cô thứ hai vì ỉatoẹt tấttật các loại giảigiủng, kểcả Abel.


Ngay Andrew John Wiles, Khoaitây tántụng "Toángia Vĩđại Nhất Thếkỷ", cũng óeđ có Fields, do quá tuổi hehe.


Vậy tạisâu Fields Medal được bơmvá ghê thế?


Tại nó được xét bởi IMU (International Mathematical Union), cộngđồng Toán.


Bọn bỏn IMU, hãmlìn như mọi giàhói bằngcấp chứachan, khinh Hànlâm Norway óeđ đủ tưcách trao prize Toán. Hãm nhở?


Tómlại Trung Tướng óeđ thích Fields, vưỡn ủnghộ Lừa vinhdanh Chau Ngo. Tinhiên vinhdanh kiểu thúi khắm như Xứ đang hùnghục, thì hehe, nó chính là national wanking bấthủ.


Có dững phátminh Toán kỳvĩ mà giảndị, chẳng đua một Prize nầu, Huânchương nầu, Mềđay nầu, dưng nhânloại quỳ mọp biết ơn mãimãi: Thuậttoán Mãhóa MD5 của Ronald Rivest, Giaothức Mạng Đồngđẳng Bittorrent của Bram Cohen, hay Côngthức Xếphạng Tìmkiếm Google Ranking của Hai Thằng Gúc.. Khoaitây đấy.


À quên, bảnthân Robert Langlands không xơi Fields.