Copy có sửa morat từ Trần Thị Ngự trên Dân luận
Viet Nam thường không công bố thống kê về tội phạm một cách có
hệ thống. Tuy nhiên, cơ quan United Nation Office of Drugs and Crime (UNODC) đã
dùng dữ liệu của WHO (World Health Organization) và Crime Trend Survey (CTS, thông
tin do cảnh sát cung cấp)để thiết lập thống kê về tình trạng bạo hành sát nhân của
các quốc gia.
Một số các quốc gia đã thống
nhất dùng rate/100,000 persons (tỷ lệ trên 100,000 dân) để đo lường mức độ tội phạm
và bạo lực. Theo UNODC thì homicide rates cho mỗi 100,000 dân ở VN và HK như
sau:
VN
2004 3.8 (WHO)
2005 1.7 (CTS)
2006 1.8 (CTS)
HK
2004 5.6 (CTS) - 6.0 (Public
Health PAHO)
2005 5.4 (CTS) - 5.8 (Public Health PAHO)
2006 5.5 (CTS) - 6.0 (Public Health PAHO)
Như vậy là trong năm 2004 ở
VN có 3.8 vụ bạo hành giết người cho mồi 100,000 người dân (hay 3,040 vụ cho
tồng số dân là 80 triêu). Còn tại HK thì có 5.6-6.0 vụ bạo hành cho mồi 100,000
người dân (hạy 15,689 vụ cho tổng số dân là 280 triệu).
Link:
http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/Crime-statistics/Pivot_by_Country.20100201.xls
http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/IHS-rates-05012009.pdf
Sự sai biệt về con số do WHO
và CTS có thể do chính phủ VN cố tình hạ thấp các con số vế tình trạng bạo lực
ở VN, nhưng cũng có thể do trình độ quản lý dữ liệu kém của ngành CA. Dù gì đi nữa,
nhìn vào con số to hơn từ WHO (3.8) thì tình trạng bạo hành sát nhân ờ VN cũng
thấp hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều (6.0). Hoa Kỳ vốn được coi là có tỷ lệ sát nhân cao
nhất trong các quốc gia phát triển.
Tuy vậy tôi không ngạc nhiên
khi đọc bài báo của tác giả BCT. Theo tôi đoán thì BCT sống ở thành thị, mà
thông thường crime rate ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ngoài ra, báo chí
thường có ảnh hưởng rất lớn đến nhận định của con người. Trong thời đại thông
tin bùng nổ, thông tin các loại đến với công chúng vô cùng nhanh chóng, và các phưong
tiện truyền thông thường khai thác các tin giật gân để câu khách và kiếm tiền.
Đọc hay xem các loại tin như thế khiến người ta có thể có nhận định sai lạc về
thực tế.
Chuyện này cũng xảy ra ở Mỹ
Thí dụ, bắt đầu từ khoàng 1985-1986, truyền thông Mỹ đua nhau đăng tin về tệ
nạn bạo lực và ma túy trong nước Mỹ, dùng những từ rất là giật gân. Đến 2000,
đài ABC làm một poll hỏi ý kiền dân Mỹ về tình trạng tội phạm tại Mỹ. Mặc dù tỷ
lệ tội phạm tại Mỹ đã giảm từ 1993 và 1994, những người trả lời poll vẫn cho
rằng tình trạng tội phạm nói chung trong nước Mỹ "ngày càng gia
tăng." Một điều đáng chú ý là hơn 80% nhửng người cho rằng tình trạng tôi
phạm ở Mỹ trầm trọng dựa vào truyền thông, và dưới 20% là dựa vào quan sát cá nhân.
Một điều đáng chú ý nữa là khi được hỏi về tình trạng tội phạm "nơi bạn
đang cư ngụ" thì đại đa số lại cho rằng không tồi tệ lắm, trong khi đa số
cho rằng tình trạng tội phạm "trên toàn nước Mỹ " thì rất tồi tệ (do
thông qua báo chí).