Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

Kì 1:  AI CẬP


Ai cập là khúc giữa của hành
trình qua ba nước Trung đông. Mình hạ cánh xuống xứ sở này vào thời khắc khá
đặc biệt: không có chính phủ. Tổng thống vừa tuyên bố từ chức và Hội đồng quân
sự lâm thời chưa thành lập, cuộc biểu tình đẫm máu ngập tràn truyền thông thế
giới đang ở thời điểm căng thẳng nhất.


Cairo nhìn từ trên cao phủ một màu bụi cát.



Những người biểu tình cực
trẻ. Họ tự lập ra các nhóm kiểm soát tất cả các ngả vào quảng trường Độc lập,
trung tâm của cuộc biểu tình, để tránh những người tham gia mang vũ khí bắn
cảnh sát. Điều 2 hiến pháp  viết, Ai cập là
đất nước Hồi giáo. Dù chỉ chiếm 10% nhưng người Thiên chúa giáo đòi phải được
khẳng định. Và, đây là dịp tốt nhất. Anh chàng Eddy này được tính là một người
bị thương, bị bắn bằng súng cao su bởi một người Thiên chúa giáo. Cái súng  trông rất giống một thứ đồ chơi trẻ con sản
xuất ở Trung quốc và được bán ngay tại quảng trường. Mình hỏi, chính phủ từ chức
rồi, biểu tình chi nữa. Eddy bảo, không 
được bỏ điều 2, nên biểu tình tiếp. Eddy không thích hòa
bình à? Thế Rosa (Beo) không thấy vui à? Bạo động mà là cuộc vui ư, Eddy ôi là
Eddy.



Hai bức hình cách nhau đúng
một con đường.



Nằm trên hai mỏ vàng là con kênh
đào lịch sử và kì quan thế giới nhưng du lịch Ai cập vào hàng tệ nhất thế giới.
Xung quanh Kim tự tháp nồng nặc phân ngựa. Người bán hàng rong đeo bám khách du
lịch mọi chỗ. Kẹt xe liên miên. Thi thoảng giữa phố thấy một đám cừu trên dưới
chục con đang được bày bán và phương tiện di chuyển bằng la thế này  vẫn thông dụng.



Dĩ nhiên mình chẳng bảo Ai
cập nghèo vì hiện GDP gấp đôi Việt nam trong khi dân số tương đương. Hai bên bờ sông Nil huyền thoại lung
linh những ngôi nhà cao tầng. Bữa tối trên du thuyền sang trọng, vũ công múa
bụng uốn lượn trong điệu múa gợi khơi dục vọng đầy trong trẻo. Và, bất cứ ở đâu
cũng có thể gặp những người đàn bà như bước ra từ tranh tượng cổ.