Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

THÁNG BA NGÀY TÁM

VỢ 1. Nếu như hỏi, ai là người
Beo muốn trở thành, muốn giống nhất, trong những người từng gặp trong đời? Beo
sẽ trả lời không cần chút nào suy nghĩ, đó là Giáng Tiên, vợ nhà thơ Trần Mạnh
Hảo. Lịch lãm với khách, vén khéo việc bếp núc, làm kinh doanh cũng không phải
tầm vừa, tinh tế trong cảm nhận thơ chồng và cực đẹp cho dù khi Beo biết, thì thời
xuân sắc của chị qua đã lâu. Một quý bà hiện đại. Chưa lần nào đến nhà Hảo mà Beo
không nghĩ, tại sao chị ấy lại lấy Hảo nhỉ? Bởi Hảo, một anh cộng-sản-nông-dân,
theo đúng nghĩa đen nhất có thể, khi xếp cạnh chị ấy.


Sau nhiều năm không gặp, theo
dõi trận huyết bút gần đây viết về tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân, tác
phẩm đoạt cái giải thưởng hiếm hoi và hiếm danh giá nhất Việt nam, Beo thấy Hảo
ngày càng Hảo. Hội thề là cuốn đọc
được, chữ nghĩa câu cú  gọt giũa trong
sáng như thời Tự lực văn đoàn nhưng hồn văn thì cũ kỹ quá. Cũ đến mức đọc xong cảm
giác lên mốc lên meo cả. Tuy thế, phải tựa vào sự lụy Tàu (vùng nhạy cảm nhất của
công luận hiện nay) như một cái nạng để viết về cuốn sách cùng giải thưởng mà
nó nhận được, thì đúng là Hảo thật sự già mất rồi.


Trong đợt lên đồng mới nhất
của Hảo, có một bài khiến Beo giật mình. Đại khái Hảo bảo rằng nhà văn Nguyễn
Văn Thọ- một Việt kiều Đức, vào Hội bằng cửa sau. Beo không quan tâm Hảo viết gì
nhưng phần trả lời của NVThọ thật sự khiến Beo giật mình. Giật mình và coi lại
chính mình.


Beo quan niệm, nghề nào cũng
như nghề nào, móc cống hay viết văn thì giá trị con người như nhau. Viết văn hơn
ở chỗ cả triệu người mới có một có khả năng viết ra hàng trăm nghìn chữ, có khả
năng tạo ra một thế giới không có thật để ta sung sướng len lỏi vào đó, thám
hiểm họ suốt năm này tháng khác không chê chán.


Như phần đông những người Beo
biết, chẳng ai coi trọng Hội nhà văn. Cũng tự các nhà văn mà ra, toàn phơi công
khai giữa bàn dân thiên hạ những thiểu não nhếc nhác rị mọ… đôi lúc viết lách xấc
xược với họ mà Beo quên mất, số đó không phải là tất cả. Có những người, Nguyễn
Văn Thọ chẳng hạn, vẫn coi tấm thẻ hội viên như một chứng chỉ nghề nghiệp, một
nghề danh giá.


Hảo đã xin lỗi NV Thọ, một
kiểu xin lỗi chính hiệu cộng-sản-nông-dân, trong đó hiểu từ nào là tính từ,
cũng đều chính xác.


VỢ 2. Đây là người Beo không
bao giờ muốn trở thành, tuy nhiên lại đặc biệt quý bà này. Chị là vợ nhà thơ
Hoàng Hưng. Chị ấy khéo miệng nhưng chân thành, theo kiểu người Hà nội xưa.
Xinh nữa. Ly Hoàng Ly thừa hưởng rất nhiều ánh mắt trong vắt và gương mặt nhẹ
nhõm, từ mẹ.


Đọc đâu đó, thấy Người buôn
gió lý giải, Beo ghét một số nhà rân trủ vì chữ tình với công an. Chú Lái gió chọn
chữ không chuẩn, Beo KHINH BỈ chứ không phải ghét, và cũng chẳng bắt đầu từ
tình tọt gì hết, mà bắt đầu từ chính ông nhà thơ này. Đây là người lẽ ra phải
mang ơn cứu mạng, ơn đổi đời từ sự giúp đỡ của Beo, nhưng cũng là người lá mặt
lá trái kinh khủng nhất. Nói rõ lá mặt lá trái không phải với riêng Beo mà với không
ít các nhà rân trủ, dân chủ khác. Có những bằng chứng Beo không thể đọc đến hết
nổi, vì kinh (not sợ) quá. Nghèo hay gắn với hèn, nhưng nhát quá thì thành hèn
vô đối.


Quý bà vợ, nên Beo không kể
tiếp.


VỢ 3 HAY LÀ CHÂN DUNG TỰ HỌA
TRONG THÁNG BA NGÀY TÁM.


Ấm ức tấm tức suốt mấy ngày
nay. Beo đã tốn bao công sức lốp bi từ chiều hôm trước, nào là trịnh trọng hứa
với đứa tham ăn nếu cô bầu cho chị thì nguyên 50 nghìn tiền thưởng chị đãi cô,
rồi với đứa thích diện Beo cũng rỉ tai sẽ chỉ cho chỗ may đồ bữa trước đo bữa
sau lấy…Trăm sự tại cái lão chủ tịch công đoàn gươm lạc giữa rừng hoa, mất tinh
thần không điều hành nổi một lũ mồm đã to còn 
tranh nhau nói cùng lúc. Chúng nó biểu quyết, danh hiệu phụ nữ hai giỏi
(giỏi việc nước đảm việc nhà) chỉ thuộc về người đã có chồng, không có giúp
việc. Sau khi thấy 2 tiêu chuẩn này chưa đủ khắt khe vì số ứng viên  còn đông quá, nèo thêm vụ phải về nhà ăn cơm
trưa thay vì ăn cơm cơ quan. Rốt cục, người trúng phiếu cao nhất là chị bếp lại
dứt khoát không đi dự lễ trao giải vào ngày mai, lý do là không mặc được áo
dài. Lão Chủ tịch công đoàn nhìn Beo cầu cứu van lơn, Beo lờ lớ lơ. Cho chết,
ai bảo không chỉ đạo bầu người mặc gì cũng còn vừa, như Beo.


Giáo dục, huấn luyện bao năm
nhưng thất bại cay đắng, lão í khoái tặng quà mang hình lục phủ ngũ tạng trong
khi Beo thấy sến không tả được. Năm ngoái là bó hoa hồng hình trái tim
( mà theo thằng Tuanddk thì quả
tim nguyên mẫu
mại hình từ cái mông). Năm nay
rao trước cả tuần, thèm Mobiado quá đi. Im im thế rồi lại là tim gan phèo phổi
nữa cho mà xem.


Hám danh, khoái tiền, nét cơ
bản của chân dung Beo trong ngày phụ nữ vùng lên, vẽ gọn thế là đủ.

Ở ĐÂU THÌ BÌNH YÊN? (1)

Copy có sửa morat từ Trần Thị Ngự trên Dân luận


Viet Nam thường không công bố thống kê về tội phạm một cách có
hệ thống. Tuy nhiên, cơ quan United Nation Office of Drugs and Crime (UNODC) đã
dùng dữ liệu của WHO (World Health Organization) và Crime Trend Survey (CTS, thông
tin do cảnh sát cung cấp)để thiết lập thống kê về tình trạng bạo hành sát nhân của
các quốc gia.


Một số các quốc gia đã thống
nhất dùng rate/100,000 persons (tỷ lệ trên 100,000 dân) để đo lường mức độ tội phạm
và bạo lực. Theo UNODC thì homicide rates cho mỗi 100,000 dân ở VN và HK như
sau:


VN
2004 3.8 (WHO)
2005 1.7 (CTS)
2006 1.8 (CTS)


HK


2004 5.6 (CTS) - 6.0 (Public
Health PAHO)
2005 5.4 (CTS) - 5.8 (Public Health PAHO)
2006 5.5 (CTS) - 6.0 (Public Health PAHO)


Như vậy là trong năm 2004 ở
VN có 3.8 vụ bạo hành giết người cho mồi 100,000 người dân (hay 3,040 vụ cho
tồng số dân là 80 triêu). Còn tại HK thì có 5.6-6.0 vụ bạo hành cho mồi 100,000
người dân (hạy 15,689 vụ cho tổng số dân là 280 triệu).


Link:


http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/Crime-statistics/Pivot_by_Country.20100201.xls


http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/IHS-rates-05012009.pdf


Sự sai biệt về con số do WHO
và CTS có thể do chính phủ VN cố tình hạ thấp các con số vế tình trạng bạo lực
ở VN, nhưng cũng có thể do trình độ quản lý dữ liệu kém của ngành CA. Dù gì đi nữa,
nhìn vào con số to hơn từ WHO (3.8) thì tình trạng bạo hành sát nhân ờ VN cũng
thấp hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều (6.0). Hoa Kỳ vốn được coi là có tỷ lệ sát nhân cao
nhất trong các quốc gia phát triển.


Tuy vậy tôi không ngạc nhiên
khi đọc bài báo của tác giả BCT. Theo tôi đoán thì BCT sống ở thành thị, mà
thông thường crime rate ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ngoài ra, báo chí
thường có ảnh hưởng rất lớn đến nhận định của con người. Trong thời đại thông
tin bùng nổ, thông tin các loại đến với công chúng vô cùng nhanh chóng, và các phưong
tiện truyền thông thường khai thác các tin giật gân để câu khách và kiếm tiền.
Đọc hay xem các loại tin như thế khiến người ta có thể có nhận định sai lạc về
thực tế.


Chuyện này cũng xảy ra ở Mỹ
Thí dụ, bắt đầu từ khoàng 1985-1986, truyền thông Mỹ đua nhau đăng tin về tệ
nạn bạo lực và ma túy trong nước Mỹ, dùng những từ rất là giật gân. Đến 2000,
đài ABC làm một poll hỏi ý kiền dân Mỹ về tình trạng tội phạm tại Mỹ. Mặc dù tỷ
lệ tội phạm tại Mỹ đã giảm từ 1993 và 1994, những người trả lời poll vẫn cho
rằng tình trạng tội phạm nói chung trong nước Mỹ "ngày càng gia
tăng." Một điều đáng chú ý là hơn 80% nhửng người cho rằng tình trạng tôi
phạm ở Mỹ trầm trọng dựa vào truyền thông, và dưới 20% là dựa vào quan sát cá nhân.
Một điều đáng chú ý nữa là khi được hỏi về tình trạng tội phạm "nơi bạn
đang cư ngụ" thì đại đa số lại cho rằng không tồi tệ lắm, trong khi đa số
cho rằng tình trạng tội phạm "trên toàn nước Mỹ " thì rất tồi tệ (do
thông qua báo chí).