1. Công ty Diệu Hiền đang rất khó khăn vì cả lý do khách quan, lẫn lý do chủ
quan ở chính chị Diệu Hiền: người phụ nữ này vừa đáng thương vừa đáng trách. Cả
THƯƠNG và TRÁCH đều rất lớn, rất to. Gào lên mới xứng đáng. Em biết khá rõ về gia
đình này nên mới dám nói thế.
2. Tất cả những gì Thanh niên
viết vừa đúng vừa sai: Đúng ở hiện tượng (đã được nêu ra một cách không đầy đủ-
không biết là có ý chọn lọc hay vô ý không đủ thông tin) và không hoàn toàn
đúng họăc sai về bản chất. Cách làm này làm em liên tưởng đến câu châm ngôn: 1
nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, 1 nửa sự thật là sự dối trá. Và kết quả là rõ:
công ty của Diệu Hiền hết cửa để làm ăn và phá sản là chắc chắn. Trước đây em
dự báo tỷ lệ phá sản của công ty này là 50/50.
3. Đọc thanh niên sẽ có 2 cảm
nhận: a. Người không liên can thì nghĩ là Thanh niên đang “đánh” công ty này. B.
Chủ nợ sẽ nghĩ đến việc đi đòi nợ gấp. Không biết dụng ý tác giả là gì, nhưng
hệ quả là như thế trong mắt người đọc. Và mọi doanh nghiệp nếu bị đòi “tiền mặt
trả ngay” đều có khả năng phá sản cao, dù đang rất lành mạnh.
4. Nhà giáo mà không có đạo
đức sẽ làm hỏng con người, nhà báo không có đạo đức sẽ làm hỏng nền tảng đạo
đức xã hội. Ngày xưa hồi còn học đại học, có ông thầy dạy chủ nghĩa cộng sản
khoa học nói với em rằng: Giai cấp vô sản công nghiệp là tiên tiến và họ mới thực
hiện được cách mạng xây dựng CNCS. Có một loại giai cấp vô sản khác gọi là giai
cấp vô sản lưu manh, họ mà cướp chính quyền chỉ là cướp của và phá hoại.
5. Chị Hiền bị ung thư là
chuyện em đã nghe hồi trước Tết, nay thành đề tài báo chí. Chuyện đi chữa trị,
sang Mỹ…có thể là bỏ trốn, có thể là chữa bệnh, không ai biết ngoài chính chị
Hiền. Nhưng trong tất cả các loại tật xấu của phụ nữ, sợ hãi là tật xấu dễ tha
thứ nhất.
Khi khai thác đề tài này có
ai nghĩ nếu chị ấy bị bệnh thật thì sao (kể cả người ủng hộ lẫn đánh)? Họ có
một chút lương tâm nào không?
Đánh người vô cớ là vô đạo
đức, đánh phụ nữ là vô học (không cớ nào), đánh người bệnh tật là không có tim.
6. Đọc báo của nhà chị bây
giờ chán lắm. Mỗi lần cầm lên đọc (theo thói quen của mấy chục năm nay không
thể bỏ) lại thấy chán.