BIẾN CỐ PHẬT GIÁO 1963
Thể lệ treo cờ thời Ngô Đình
Diệm: cờ tôn giáo không được treo ngoài
những nơi thờ tự. Tuy thế, 16 đến 18/2/59, khi Nhà thờ Đức Bà Sài gòn được nâng
lên hàng Vương cung thánh đường hay 17/8/61, nhân kỉ niệm 160 năm Đức mẹ hiện
hình và khánh thành Vương cung thánh đường La Vang, khắp nơi được trưng cờ công
giáo.
Ngày 6-5/63, Ngô Đình Thục đi
thăm nhà thờ La Vang, đâu đâu Thục cũng thấy cờ Phật giáo chào mừng ngày Đức
Phật đản sinh. Thục thông báo cho Diệm, Diệm ra lệnh bắt dân chúng hạ Phật kì.
Hongkong post
ngày 8/5: Tại Huế, nơi giáo phận của
Tổng giám mục Ngô Đình Thục, Tổng thống Diệm ra lệnh cấm Phật tử treo cờ nhân
ngày Phật đản, dân chúng biểu tình phản đối, quân đội đàn áp làm nhiều người
chết và bị thương…
Tại chùa Từ Đàm Huế ngày 8/5,
Phật tử vẫn tiếp tục tổ chức lễ Phật Đản, một quả lựu đạn được ném ra làm chết
7 thường dân và 5 binh sĩ.
Biến cố Phật giáo 1963 bắt đầu từ đây và là biến cố lớn nhất
trong toàn bộ lịch sử Phật giáo Việt nam cho tới nay.
Chính quyền tuyên truyền Việt
cộng là thủ phạm trong vụ ném lựu đạn.
Dân chúng không chấp nhận
cách lí giải khi không có bằng chứng cụ thể nào. Mỹ khuyến cáo chính quyền Diệm
về sự phản tuyên truyền.
La mã cảnh cáo Thục.
Tại sao một người đã làm đến
Tổng giám mục như Ngô Đình Thục, tại sao một người đã làm đến Tổng thống như
Ngô Đình Diệm lại sai lầm một cách ấu trĩ trầm trọng đến vậy? Câu trả lời nằm
trong liên hệ cốt tủy giữa dòng hô Ngô với Hội truyền giáo hải ngoại Pháp, nơi coi “chấp ngã” như tôn chỉ
bất di dịch. Sử liệu đã cho thấy vô số sự kiện nói về bệnh chấp ngã của tòa
thánh La Mã. Ignatius Loyala, sáng lập dòng Jesuite nói:Tôi sẽ phải tin rằng vật màu trắng mà tôi thấy là màu đen, nếu Giáo hội
quyết định đó là màu đen. Giáo hoàng Paul IV nói: ngay
nếu cha ruột tôi là người phản đạo tôi cũng sẽ đi lượm củi để đốt ông ta.
tài liệu từ Hồi kí Đỗ mậu