LINH MỤC TRƯƠNG BÁ CẦN
Ông dân Hương khê, Hà tĩnh. Tên
thật là Trần Bá Cương, năm 49 nhảy ra
vùng tề, sợ Việt minh theo dõi nên đổi tên nói lái lại là Trương Bá Cần.
Ông tốt nghiệp tiến sĩ sử học
tại đại học danh tiếng Sorbonne. Được cử về dạy học tại chủng viện Xuân Bích –
Huế nhưng Ngô Đình Thục không cho Cần
lãnh đạo giáo phận Huế. Năm 1964, Cần về Sàigòn và được tổng giám mục Nguyễn
Văn Bình cử làm Tổng tuyên úy Thanh Lao Công (Thanh niên lao động công
giáo-theo mô hình của Pháp).
Trước giải phóng, ông là người
có xu hướng thân Cộng, ca ngợi miền Bắc và MTDTGP miền Nam. Ông khởi
xướng phong trào công nhân đấu tranh chống giới chủ đòi tăng lương, nâng mức
sống…đỉnh điểm là vụ Hãng pin Con ó. Công nhân đình công, bị chính quyền Thiệu
đàn áp, Cần, cùng với các linh mục khác như Trần Thế Luân, Phan Khắc Từ đã biểu
tình ngồi với công nhân. 3 linh mục bị bắt giam tại Nha cảnh sát Đô thành. Giới
công giáo phản ứng mạnh, một tháng sau, cả ba đã được trả tự do bằng cách thả
xuống bên lề đường Nguyễn Trãi, vào giữa
đêm.
Sau giải phóng, Trương Bá Cần
được mời làm phó chủ tịch Mặt trận TP. Khi Linh
mục Nguyễn Đình Thi mang tờ tuần báo Công giáo và Dân tộc từ Paris về với
cả một nhà in riêng, đặt trụ sở tại Trụ sở của Thanh Lao công cũ 370 Cách Mạng
Tháng Tám (bây giờ), Cần làm Tổng biên
tập.
Tận dụng sự ưu ái của chính
quyền mới, Cần đã ra tay với một số linh mục khác mà sau này tự lập ra một nhóm
gọi là Canh tân và hoà giải ( Lm Nguyễn Huy Lịch, Nguyễn Hồng Giáo, Vương Đình Lâm, Nguyễn Công
Đoan và nữ tu Mai Thành). Sự quá khích và độc tài của Cần về tư tưởng của tờ
báo cũng như quản lí tài chính…đã dẫn đến rất nhiểu kiện tụng trong đó có một
vụ sa thải nhân viên Cần thua kiện (chị Lê Thị Công Nhân - không biết đấy có
phải là chị Cát Vũ chuyên viết về văn hóa của Tuổi trẻ sau này không?)
Năm 80, nhân kỉ niệm 5 năm ngày thành lập báo, ông Trần
Bạch Đằng đã phê phán Cần quá nặng về cá nhân chủ nghĩa từ đó làm hỏng cả một
cơ quan ngôn luận tốt đẹp của người công giáo.
Năm 85, cũng trong dịp kỉ
niệm tương tự, phó chủ tịch UB, ông Dương Văn Ba, lặp lại ý kiến của ông Trần
Bạch Đằng 5 năm trước, phê phán tờ Công giáo và Dân tộc không đạt được mục tiêu làm gạch nối giữa đạo
và đời.
Cũng cần nhắc lại, toàn bộ
kinh phí hoạt động của Công giáo và dân tộc suốt thời gian này do linh mục
Nguyễn Đình Thi từ Pháp gửi về. Thi là ai và làm gì mà có nhiều tiền thế?
Câu trả lời được đăng trên
báo Quân đội nhân dân vào tháng 2/1985 bằng bức ảnh Thi chụp chung với Mai Văn Hạnh,
với lời chú thích : Đây là những người trong kế họach hậu chiến của CIA Mỹ.
Tài liệu từ cụ linh mục NVK