2. Về văn hóa (tiếp)
Tòan giáo sư mà đặt vấn đề về
văn hóa như Bản Ý kiến, Beo cho là tầm quá thấp. Beo mượn ý một anh bạn doanh
nhân, mạo muội viết lại phần nguyên nhân dẫn
đến hiện trạng văn hóa nước nhà như sau:
Tâm lí và nhu cầu sống gấp đang
trở nên vô cùng thịnh hành, đặc biệt với những người đang có quyền lực cứng (hard power). Vì sao: Bất an
vào tương lai; Bất ổn về thể chế; Bất định về tư tưởng; Bất lực của người thủ
lĩnh (hay không có thủ lĩnh); Bất đồng của các giá trị văn hóa (trong giai đoạn
tích lũy tư bản đồng thời tích lũy các giá trị văn hóa thay thế dần bảng giá
trị cũ không còn phù hợp).
Tương tự như về Văn hóa, về Giáo dục, Y tế, Khoa học công
nghệ, các tác giả không chỉ ra được chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng
trì trệ hiện nay, thậm chí còn sa vào những tiểu tiết khi lí giải như chế độ
đãi ngộ, chế độ tiền lương…
Đọc đi đọc lại, Beo thấy nó như được
tập hợp ra từ báo chí lá cải hay từ mấy bloggers thất nghiệp trong nước
vậy. Cái
tứ Beo viết trong entry trước này nảy ra chính là khi Beo đọc đến phần nhận
định về quan hệ đối ngoại của bản Ý kiến.
Toàn bộ
quan hệ đối ngoại của một quốc gia chỉ luẩn quẩn kể ra những sự việc vụn vặt quanh
một nước Trung Quốc với nhận định không chỉ phiến diện mà còn sai về cơ bản. Ví
dụ bản Ý kiến viết: quan hệ ngoại thương Việt Trung gây ra bất
ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam
Nguyên nhân lớn nhất gây ra
bất ổn kinh tế vĩ mô, tiềm ẩn hay hiện hữu, nằm ở cơ cấu tài chính trong nước và
liên thông với sự ổn định hay bất ổn
định của kinh tế toàn cầu. Tỉ trọng giao thương Việt Trung chưa đủ lớn để dẫn tới mất ổn định nền kinh tế.
Sống bên cạnh một ông hàng
xóm quá to khỏe, quá xấu tính như Trung quốc, các tác giả đưa ra tòan những
giải pháp ngoại giao căng cứng đối đầu, chỉ để thỏa mãn
một thứ tự hào dân tộc không có thật. Về điểm này, Beo cho rằng có lẽ các
tác giả thiếu thông tin từ cấp chính phủ hơn là vì nông cạn hời hợt khi đánh
giá tình hình hay chạy theo một luồng dư luận.
***
Chính vì phân tích, đánh giá
không hết, không đúng với hiện tình đất nước về một số lĩnh vực cơ bản nhất như
Beo đã dẫn chứng, dẫn đến các giải pháp
cho một nước Việt nam giàu mạnh và tự chủ các tác giả đưa ra đâm thành… không thể cũ
hơn được nữa, dù rất hay.
Cũ vì trong nước, người ta đã
đề ra nó như những mục tiêu để phấn đấu đạt tới từ thời cụ Nguyễn Văn Linh. (Việc
tra cứu cực dễ nên miễn cho Beo
phần chứng minh). Đến thời điểm này rồi, các tác giả cũng không đưa ra được bất
cứ một biện pháp cụ thể nào để hiện thực hóa những điều đó, vẫn chỉ đơn thuần
lặp lại, như hô những khẩu hiệu mà ngay ở trong nước, người ta đã hô rát họng mấy chục
năm nay.
Nếu có gì cần chê thêm, đó là
phần trình bày văn bản: Trùng lặp ý tứ, trình thức lộn xộn.
Nếu có gì cần mách nước thêm:
Trong quan hệ đối ngoại, hãy quan sát kĩ đường đi nước bước của chính phủ Việt
nam trong trục ngoại giao: Nhật bản- Ấn độ- Trung quốc.
Riêng về kinh tế, Beo sẽ viết riêng sau khi đọc xong tài liệu về TÁI KINH vừa trình quốc hội.