Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

NGHỆ THUẬT VÀ CHỨC QUYỀN

<!--[if !mso]>

v0003a* {}
o0003a* {}
w0003a* {}
.shape {}

--><!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Tác giả: nhạc sĩ ĐẶNG HỮU
PHÚC


Copy có cắt cho ngắn bớt từ
Tiền vệ


Lợi dụng chức quyền để làm...
nghệ thuật. đây là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, một số đồng chí lãnh đạo, kể
cả cao cấp bây giờ lại kiêm cả làm thơ, viết ca khúc, hay vẽ tranh nữa, rõ là
toàn tài “cầm, kỳ, thi, hoạ”... Họ không biết mình là ai, mình có bị ngớ ngẩn
hay không? Nguyên nhân chỉ vì có rất nhiều kẻ xu nịnh, lợi dụng họ mà họ không
biết, bốc họ lên mây xanh, mang thơ của họ ra phố nhạc, hoặc mang các ca khúc
của họ ra phối âm phối khí, làm CD, dùng tiền của công, dùng uy tín của các tổ
chức xã hội lớn như Hội Nhạc sỹ, Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật vv... để mang những
“tác phẩm” này ra biểu diễn, in ấn, xuất bản vào những dịp lễ lạt của quốc
gia... Chuyện này nhiều không kể xiết, mong các nhà báo lên tiếng giùm, còn
trong bài báo này tôi xin chỉ nói riêng về lĩnh vực chuyên môn của tôi thôi: âm
nhạc thính phòng giao hưởng.


Và trước hết, tôi xin kể lại
câu chuyện thời những năm 1970. Lúc đó tôi đang học piano và sáng tác ở Trường
Âm nhạc Việt nam (TÂNVN) nay đổi tên thành Học viện âm nhạc QGVN.


Năm 1973 khi là học sinh năm
thứ 2 trung cấp sáng tác, 20 tuổi, tôi có viết một Tổ khúc (Suite) gồm 3 đoạn
cho piano độc tấu, viết xong tôi đã tặng Đặng Thái Sơn bản nhạc này với lời đề
tặng: “Tặng bạn Đặng Thái Sơn, chúc bạn thành công”. Đặng Thái Sơn lúc đó mới
15 tuổi và đã là một huyên thoai về tài năng ở trường nhạc. Sơn rất cảm động và
cũng rất quý mến tôi nên thường biểu diễn bản nhạc này.


Thời đó, trong quan hệ ngoại
giao với nước ngoài, mỗi khi có khách nước ngoài đến thăm Hà nội, ta chẳng biết
dẫn họ đi đâu? Thăm quan cái gì? Thật sự chẳng có gì để họ xem ở thủ đô Hà nội
thời ấy cả. Các di tích lịch sử của “chế độ phong kiến xấu xa” để lại, thời đó
bị đập đi rất nhiều, hoặc để hoang tàn. Như Văn Miếu thì bị bỏ hoang, nơi trú
của những người nghèo khó, nơi giải quyết “nỗi buồn” của khách đi đường (thời
đó chưa có toilet công cộng)...


Và ai đó đã sáng kiến: ở
trường âm nhạc Việt Nam
có sẵn những học sinh học biểu diễn các loại đàn và hát, miễm phí. Và thế là chuyện
vào thăm trường ÂNViệt Nam,
với một buổi biểu diễn nhỏ của học sinh là chuyện không thể thiếu của các đoàn
ngoại giao.


Tôi thỉnh thoảng cũng được
chọn để biểu diễn độc tấu piano, thường tôi chơi bản Tổ khúc này và một bản
kinh điển, như một lần tôi chơi bản Appasionata của Beethoven để đón đoàn Tây
Đức, lần thì chơi Concerto G dur của M. Ravel để tiếp đoàn Pháp...


Nhưng đặc biệt Đặng Thái Sơn
là một học sinh luôn có mặt trong các buổi biểu diễn đó, một tháng ít nhất cũng
đôi lần, tôi nghĩ nó cũng rất có ích và đã tạo nên bản lĩnh vững vàng trên sân
khấu của Sơn sau này


Trong chương trình biểu diễn
của Sơn, ngoài tác phẩm kinh điển nước ngoài, bao giờ cũng phải có một bài của
tác giả Việt nam. Đó là bài “Tổ khúc cho piano” của tôi và bài “Biến tấu trên
chủ đề Tây nguyên” của Nguyễn Văn Thương, hiệu trưởng TÂNVN thời ấy. Hai bài
này Sơn thay đổi nhau lần lượt.


Một lần có đoàn ngoại giao
của Mỹ tới, và cuộc biểu diễn tổ chức ở Phủ thủ tướng, hôm đó tới phiên bài của
tôi.


Sáng hôm sau, gặp Sơn ở trong
trường, tôi có hỏi về kết quả buổi biểu diễn tối qua, và bài của tôi Sơn chơi
thế nào? Thì Sơn trả lời: ông Thương quyết định bỏ bài Việt Nam (?)


Hoặc là tác phẩm của ông ta,
hoặc không có gì!


 Qua câu chuyện có thật
trên, tôi muốn nói về tình trạng chọn tác phẩm Việt Nam
để biểu diễn của các dàn nhạc ở ta từ lâu nay mà tôi là một nhân chứng, người
trong cuộc (tôi nguyên là nhạc công piano của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam 25 năm từ
1979-2004).


Thời Dàn nhạc giao hưởng Việt
Nam (những năm 1980) còn trực thuộc Nhạc viện Hà Nội do ông Nguyễn Văn Thương
làm giám đốc, trong chương trình biểu diễn của dàn nhạc, luôn luôn gần như bắt
buộc phải có tác phẩm “Đồng khởi” của Nguyễn Văn Thương. Sau khi ông về hưu,
tác phẩm này đã không được chơi lại.


Sau đó là thời của giám đốc
Đỗ Dũng hơn 10 năm, ông là một nhà chỉ huy, nhưng cũng tham gia sáng tác và
chương trình biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng cũng luôn phải chơi những tác
phẩm của ông như “Bác Hồ đêm Paris ”. “Mãi dáng Việt Nam”. “Anh không ngủ bởi vì em đang
nhớ”, v.v... Sau khi ông về hưu, những tác phẩm này cũng không ai nhắc đến nữa.


Người kế nhiệm của ông Dũng
là ông Thiều, vốn là nhạc công chơi đàn Nhị của đoàn Tuồng, được phân về làm
giám đốc Dàn nhạc giao hưởng, may mà ông không biết sáng tác, chứ nếu không dàn
nhạc lại phải tiếp tục chơi tác phẩm của giám đốc mới thôi.


Cũng còn có thêm ví dụ nữa
nhưng tôi thấy nêu thế cũng là đủ để mọi người thấy được một thực trạng nghệ
thuật gắn với chức quyền ở Việt Nam.


Tôi xin không bình luận về
những tác phẩm đó, nhưng chỉ nêu lên một quy luật chung là: sau khi tác giả hết
uy quyền, thường nó bị rơi vào quên lãng!


Thời gian càng ngày càng lộ
rõ chân tướng của các kẻ có chức quyền ở Việt Nam, nhất là trong nghệ thuật,
rặt những kẻ tìm cơ hội để kiếm chác, những kẻ nói dối thì sao viết được cái gì
chân thực? Và tôi biết những kẻ dối trá sẽ liên minh sẽ bắt tay với nhau.


Cuối cùng xin nhắc các thính
giả đi nghe nhạc thính phòng giao hưởng là: khi trong chương trình có tác phẩm
của Việt Nam,
hãy tìm hiểu xem tác giả của nó có đang giữ chức quyền gì không? Nếu có thì hãy
nghe nó với tinh thần đó là tác phẩm của ông Giám đốc, hay ông Chủ tịch.