Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Đi Thăm Mộ Nam Phương Hoàng Hậu










Copy  cũa Nguyễn thị Cỏ May


 


Hôm nay, chúng tôi đi viếng thăm mộ Nam
Phương Hoàng Hậu, một việc làm hoàn toàn không nằm trong cả hai ý nghĩa đó
bởi không nhằm sau ngày Ông Táo về Trời mà cũng không vào thời điểm chàng Kim
và nàng Kiều gặp nhau . Chỉ thăm viếng cho biết nơi Hoàng Hâu cuối cùng của
Nhà Nguyễn an nghĩ . Không trên đất quê hương mà ở tận một vùng thôn dã xa
xôi lạnh lẻo của xứ Pháp . Ngoài ba bà con chúng tôi hôm nay, không biết
trong năm, vào ngày lễ các thánh 1/11 (Toussaint) hay ngày tảo mộ, có mấy
người tới thăm viếng mộ Hoàng Hậu ? Thắp một nén hương, đặt một bó hoa cho
Hoàng Hậu ?


  Nơi Nam Phương hoàng Hậu an nghỉ


Phải nói ít người Việt nam ta nhắc nhở tới
Hoàng Hậu . Biết Hoàng Hậu nằm ở đâu trên đất Pháp lại càng ít hơn . Trong
lúc đó, có một ít báo chí cộng sản ở trong Nam nhắc tới Hoàng Hậu, nhứt là
ngôi biệt thự ở Đà-lạt, chỉ nhằm mục đích quảng cáo du lịch nhiều hơn. Thậm
chí Hội Ái hữu Gò-công, quê hương của Bà, nói về Nam phương Hoàng Hậu cũng
rất giản lược. Vì thiếu tài liệu ? Hay do ảnh hưởng tuyên truyền “ bài phong
phản đế ”của cộng sản và “ bài phong đả thực” của Chánh phủ Ngô Đình Diệm khi
truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại mà dân chúng quên đi hay thờ ơ lãnh đạm ?


Trong tình trạng thiếu thông tin đó, may mắn
có ông Nguyễn Cao Đức và một nhóm cựu học sinh Jean Jacques Rousseau nhắc
lại, trao đổi thông tin (trên mạng) về Hoàng Hậu Nam Phương khá phong phú .
Vì có liên hệ với hoàng gia hay với gia đình những người trước đây làm việc
trong Chánh phủ của Quốc trưởng Bảo Đại ?


Sau khi cơm nước bửa trưa xong ở Tu Viện
Tùng Lâm trong xóm Bosnages gần Limoges, tĩnh mịch rất thích hợp cho nơi tu
tập, chúng tôi đi thẳng tới làng Chabrignac để tìm thăm mộ Hoàng Hậu. Khi đi,
chúng tôi chỉ biết mộ nằm ở Chabrignac chớ không biết chính xác địa điểm
nhưng vẫn chủ quan sẽ tìm được không khó vì dầu sao cũng là ngôi mộ của một
Bà Hoàng thì dân làng phải biết thôi.


Đi Thăm Mộ Nam Phương Hoàng Hậu

http://www.baocalitoday.com/images/stories/news_pictures/01-04-13_Cali_Sat/hoang%20hau%2002.JPG


Chúng tôi đang đi trong vùng Tây-Nam nước
Pháp nên địa danh chỗ nào cũng tận cùng bằng vần AC.

Tiếp vĩ ngữ AC có nghĩa “ thuộc về …” để chỉ
“đất này thuộc về ông tên gì đó …làm chủ ” . Từ đó, người Pháp mới có Họ mang
tên đất. Như Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Chirac là tên làng Chirac
cũng ở vùng Corrèze này và ngày nay hãy còn. Người Tàu có Gia trang mang Họ
một gia đình, một dòng tộc. Như Vương Gia trang, …Trước đây, Pháp và Tàu là
hai nước phong kiến lâu đời mà ngày nay còn để lại vết tích. Việt nam ta
không có cách lập Họ như vậy vì mọi người dân dã đều có quyền mang Họ của
dòng tộc như vua chúa. Việt nam là nước quân chủ trước đây mà không phải là
nước phong kiến. Nói Việt nam phong kiến là chỉ biết nói lấy được cho mục
đích tuyên truyền chánh trị mà thôi.


Chabrignac là một ngôi làng nhỏ hiền lành
với gần năm trăm dân sống chủ yếu về nghề ruộng rẩy lúa bắp, khoai sắn, không
về nghề trồng nho và làm rượu. Nhưng bù lại, Chabrignac là nơi du lịch vì
cảnh đẹp, rất thơ mộng, có nhiều hang động, lâu đài cổ, nhà thờ cổ,… Vào tới
làng, chúng tôi tìm ngay người lớn tuổi hỏi thăm. Chúng tôi được chỉ tới
nghĩa trang của làng. Quả thật ở đây có nhiều người biết Bà Hoàng nằm ở đâu.
Nghĩa trang nằm trên khu đất cao tuy chưa đủ để gọi đó là cánh đồi. Chúng tôi
xô nhẹ cánh cửa sắt khép hờ để vào bên trong. Thấy có người, chúng tôi tiến
tới hỏi thăm và được chỉ ngay rất chính xác: “ Ngôi mộ có hai cây trắc bách
diệp ” . Hai cây khá cao và xanh um nên dễ thấy. Chúng tôi tiến tới thì đúng
là ngôi mộ của Nam phương Hoàng hậu khi nhìn tấm mộ bia có ghi “Đại nam Nam
phương Hoàng hậu chi mộ” bằng chữ Hán. Phía dưới chân mộ có tấm bảng ghi thêm
“Nơi đây an nghỉ Jeanne-Mariette Nguyễn Hữu Hào 1913*1963 ” bằng chữ Pháp.


Ngôi mộ làm bằng xi-măng đơn sơ. Mộ bia cũng
bằng xi-măng nên góc dưới bên mặt bị bể một miếng nhỏ. Nhìn qua ngôi mộ, ai
cũng có thể bảo ngôi mộ từ khá lâu không được tu bổ, chỉnh trang. Trong lúc
chúng tôi có mặt, trên mộ đã có sẵn một bó bông tươi nhỏ như của ai mới đem
tới ngày hôm trước thôi vì bông hãy còn tươi. Nghe nói dân làng, nhân đi
viếng mộ thân nhân, thỉnh thoảng ghé qua viếng Hoàng hậu bằng một bó bông nho
nhỏ để tỏ lóng ngưỡng mộ .


Điểm đáng để ý là chỉ có ngôi mộ của Hoàng
hậu có trồng hai cây trắc bách diệp hai bên sừng sửng như hai người đứng ngay
ngắn hầu, bất chấp tuế nguyệt, hay hai ngọn nến khổng lồ và khu đất khá rộng
so với nhiều mộ khác tuy không được tươm tất bằng vì những ngôi mộ này đều
bằng đá hoa cương hay ít nhứt cũng bằng đá mài.


Gia đình làm tạm để chờ cơ hội cải táng đem
về quê hương Gò công hay Đà-lạt ? Theo lời ông Boudy, Cựu Xã trường
Chabrignac (đương kim Xã trưởng là ông Dupuy), lúc đám tang, quan tài của
Hoàng hậu đã được làm bằng kẽm để chuẩn bị đem về Việt nam nhưng khi xin
phép, Chánh quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối nên phải chôn cất tại
nghĩa trang Chabrignac !



http://www.baocalitoday.com/images/stories/news_pictures/01-04-13_Cali_Sat/hoang%20hau%2003.JPG


Nhìn ngôi mộ của Nam phương Hoàng hậu lạnh
lẻo, cô đơn giữa người bản xứ, chúng tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm cho
thân phận của một Hoàng hậu mất nước. Thân phận của người dân bình thường như
chúng tôi, nếu có con cái biết chăm lo, mồ mả có lẻ sẽ khá hơn chăng ? Mà
thôi, đời là vô thường, thân đã trở về với cát bụi thì còn chọn lựa, giai
cấp, ngôi vị gì nữa ? Nhưng dù sao, Bà Hoàng hậu chết rất an lành. Không bị
đau đớn. Đám tang không trọng thể theo nghi thức dành cho môt Bà Hoàng, nhưng
được đông đảo dân làng tiễn đưa, thương tiếc, có đủ mặt con cháu, cả Cựu
Hoàng. Vẫn hơn những người đang chức quyền tuyệt đối trong tay mà bị chết vô
cùng thê thảm, không toàn thây... Mới thấy người lành thường gặp nạn, nhưng
chung cuộc vẫn an lành.


pần lịch sử của làng Chabrignac


Rời mộ phần của Hoàng hậu, chúng tôi tới nói
chuyện với người đàn ông chúng tôi gặp lúc mới tới. Chúng tôi hỏi thăm về Bà.
Ông tên Christian Bouzon là Thầy giáo của ngôi trường duy nhứt của làng. Vậy
mà, có lúc trường không đủ học sinh để hoạt động. Nhà của ông Thầy giáo
Bouzon ở ngay bên cạnh trường và ông đang làm vườn bên kia bờ tường ngăn với
nghĩa trang. Vui vẻ tiếp chúng tôi, ông cho biết rất ít người Việt nam tới
thăm viếng mộ vì có lẽ nơi đây quá xa và đường đi trong làng cũng phức tạp.


Ở văn phòng Thị xã có nhiều hình ảnh, thông
tin liên quan tới bà Hoàng hậu. Nhưng chính ông lại chưa một lần trông thấy
mặt Bà Hoàng. Đám cưới Công chúa Phương Liên năm 1962, hình ảnh đăng trên báo
địa phương La Montagne, có đủ mặt gia đình tham dự, nhưng cũng không thấy rõ
mặt của Bà Hoàng. Ông Thầy giáo có một lần hướng dẫn học sinh của ông lập hồ
sơ về Bà Hoàng trong giờ học lịch sử làng Chabrignac. Học sinh sưu tìm được
thông tin về Bà Hoàng hậu Nam phưong, đọc qua, chúng đều xúc động, tiếc
thương Bà. Chúng hỏi Thầy giáo xứ Việt nam của Bà ở đâu ? Tại sao Bà là Hoàng
hậu mà không ở Việt nam ?


Khi nhắc lại chuyện Nam phương Hoàng hậu,
ông Thầy giáo cũng bùi ngùi cho số phận ngắn ngủi và cái chết đột ngột vì
bịnh sưng cuống phổi của Bà do cứu cấp không kịp.


Chuyện xảy ra vào thượng tuần tháng 9 năm
1963. Sáng hôm ngày khai giảng mùa săn bắn – Pháp còn giữ tập tục này và có
cả đảng chánh trị “ Săn bắn, Đánh cá ” ra tranh cử Tổng thống - ông Thị
trưởng Boudy và người Quản gia của Bà tới mời Bà cùng đi săn, nhưng Bà từ
chối vì bị đau cổ và mệt. Hai người đi. Tới trưa hôm đó, họ được tin Bà Hoàng
mất. Và bà mất trước mặt hai người phụ nữ pháp giúp việc trong nhà.


Ngày nay, khi hỏi thăm về Nam phương Hoàng
hậu, người dân làng Chabrignac đều tỏ lòng thương tiếc. Họ nói Nam phương
Hoàng hậu tuy sống ở đây từ lâu, ít giao thiệp với nhiều người, nhưng mỗi khi
gặp ai, Bà đều vui vẻ chân tình, bình dị, nên được mọi người cảm mến và kính
trọng. Dân làng lấy làm vinh hạnh vì một làng nhỏ như Chabrignac, hẻo lánh,
có một công dân là một Bà Hoàng. Và Bà đã thật sự góp phần bổ sung cho lịch
sử làng Chabrignac. Khi lắng nghe những tiếng nói của dân làng về Bà Nam
phương, chúng tôi thấy thật tình dân làng rất thương Bà tuy không phải đồng
chủng .


 Cơ ngơi Nam phương Hoàng hậu


Chúng tôi được ông Thầy giáo Bouzon chỉ
đuờng đi tới ngôi nhà của Hoàng hậu ở cách đó, chổ nghĩa địa, chừng hơn cây
số . Chúng tôi từ giả ông Bouzon đi theo sự hướng dẩn rành rẻ của ông. Nhưng
chúng tôi không tìm thấy. Quay trở lại để đi chậm chậm lần theo từng chi tiết
ghi nhận. Lần này cũng không thấy ngôi nhà ở dâu hết. Trở lại chổ nghĩa địa
lần nũa, bổng chúng tôi trông thấy một người Pháp lớn tuổi đang nói chuyện
với bà vợ trước nhà, chúng tôi tới hỏi, được ông chỉ cũng cùng những chi tiết
như ông thầy giáo vừa rồi. Thấy chúng tôi không tin chắc sẽ tìm được, ông bèn
bảo bà vợ vào nhà, lấy xe đi dẫn đường chúng tôi. Cùng ngừng xe trước nhà Bà
Hoàng, thì đúng là nơi chúng tôi đã đi ngang qua hai lần, nhưng không nghĩ là
ở đây vì chúng tôi vẫn nghĩ nơi Bà ở phải là một cái lâu đài.


Năm 1958, Bà Nam Phương muốn xa lánh cảnh ồn
ào, tấp nập của Paris và của Thành phố du lịch và điện ảnh Cannes, Bà được
một người bạn cũ người Pháp giới thiệu mua cơ ngơi này vừa để ở được yên
tĩnh, vừa khai thác sanh lợi trang trải cho cuộc sống. Với tiền riêng, Bà mua
lại cơ ngơi có tên La Perche nằm bên cạnh con lộ chánh của làng dẫn tới Thành
phố Brive, Thủ phủ của Tình Corrèze, gồm một ngôi nhà chánh, kiểu xưa, hai
từng, bề ngang dài, xây bằng đá lấy từ vùng này, có 32 phòng ngủ, 4 phòng
khách, 7 phòng tắm, với các dãy trang trại, nhà kho dành để chứa dụng cụ canh
nông và nông phẩm thu hoạch, 160 mẫu đất và 800 con bò...


Những người phụ giúp việc cho Bà chỉ có hai
phụ nữ người Pháp giúp nội trợ ăn ở luôn trong nhà với Bà và một người đàn
ông Pháp cai quản khai thác nông nghiệp.


Khi về đây, các Hoàng tử và Công chúa theo
với Bà cho tới ngày đi lính hoặc lập gia đình. Công chúa Phương Liên năm 1962
kết hôn với ông Bernard Soulain làm Giám đốc ngân hàng ở Bordeaux. Hôn lễ tổ
chức tại nhà thờ cổ của làng Chabrignac tọa lạc phía bên kia con đường chạy
ngang qua nhà Hoàng hậu. Công chúa Phương Mai có chồng là Quận công d’ Addis
Abbela. Hoàng tử Bảo Long làm Giám đốc ngân hàng sau khi giải ngũ, Bảo Thắng
và Phương Dung cũng làm việc cho ngân hàng.


 Cách 500 m tới chết chưa gặp nhau


Nhắc lại tang lễ Bà Nam phương năm 1963 tại
đây có đông đủ gia đình, Cựu Hoàng và các Hoàng tử, Công chúa tham dự. Trong
số hoàng gia hiện diện, hôm ấy còn có mặt Công chúa Như


Lý với tên theo hoàng gia là Princesse d’
Annam, con gái của vua Hàm Nghi, do Vua Hàm Nghi chọn cho cánh họ của ông.
Công chúa Như Lý có chồng là Công tước Labesse. Hai người sống ở lâu đài
ngang nghĩa trang ở phía bên kia đường, cách nhà Bà Nam phương lối 500 m mà
hai bên không bao giờ gặp nhau cho tới ngày Bà Nam Phương mất .


Vua Hàm Nghi lập gia đình với con gái của
Toàn quyền Pháp ở Algérie có ba người con: Công chúa Như Mai, Như Lý và Hoàng
tử Minh Đức. Tất cả đều lấy tên d’ Annam như Hoàng tử Minh Đức d’ Annam ( Le
Prince Minh Đức d’ Annam ).


Năm 2004, Công chúa Như Lý mất, an táng tại
mộ phần của gia đình Labesse là một ngôi nhà mồ kiên cố và cao lớn nhứt trong
nghĩa trang của làng Chabrignac, nơi Bà Nam Phương an nghĩ. Công chúa Như Lý
nằm ở phía trái từ cổng vào, Hoàng hậu Nam Phương nằm một mình bên mặt của
nghĩa trang. Cách nhau theo chiều ngang chừng 50 m. Không biết giờ đây hai Bà
đã gặp nhau chưa ?


Thầy giáo Christian Bouzon cho chúng tôi
biết có ý định hợp tác với Hội thân hữu Pháp-Việt Bordeaux tổ chức lễ tưởng
niệm 50 năm ngày Nam Phương Hoàng hậu mất, đồng thời cũng là kỷ niệm Bà được
100 tuổi vào năm 2013.