nguồn đây:
http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/01/khong-co-tien-khong-the-phat-trien-khoa-hoc/
Lan man đọc bài phân
tích về mối quan hệ của hiệu quả khoa học và thu nhập hàng tháng, thấy sai bét
nhè.
Thứ nhất, theo bạn này lập luận
lương các nhà khoa học ở Mỹ gấp 20 lần Việt Nam hiệu quả khoa học
sẽ gấp 20 lần. Thế thì lấy ví dụ 1 người bồi bàn làm trong McDonald với mức
lương tối thiểu của chính phủ bang California quy định là 8USD/ h, ngày
làm 10 tiếng, tuần làm 5 ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật, thì 1 tháng họ kiếm được
1600USD. So với lương bồi bàn ở VN là 2 triệu 500 VND, so ra 1 người bồi bàn ở
Mỹ khỏe gấp 13 lần 1 người bồi bàn VN. Người Việt mình tuy thấp bé nhẹ cân
nhưng 2 thằng cũng đủ vật ngã 1 chú Mỹ trắng rồi, đâu cần tới 13 thằng.
Thứ hai, theo như số liệu của tác
giả lương của nhà khoa học Mỹ là $3000/tháng tức $36,000/năm, nếu
so sánh theo số liệu của trang web này (http://blogs.payscale.com/content/2011/02/average-us-wage.html)
thì thấp hơn thầy giáo dạy trung học 16.5% ($43,100), trong khi lương của nhà
khoa học của Việt Nam theo bạn là $150 (tức là 3 triệu 300 ngàn), ngang với
giáo viên trung học của VN (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120723/can-sua-ngay-luong-giao-vien.aspx).
Thế thì nhà khoa học ở VN vẫn sướng hơn đấy chứ.
Ngoài ra các số liệu về các ấn phẩm
khoa học của các nước lân cận, chắc gì là của các nhà khoa học nước họ. Mình
biết rất nhiều bạn Việt Nam sang các nước lân cận học tập nghiên cứu (cấp tiến
sĩ) theo tiền tài trợ của chính phủ sở tại, đổi lại các công trình nghiên
cứu của họ thuộc sở hữu của tổ chức tài trợ. Như vậy, 1 phần không nhỏ trong
các con số của các nước láng giềng kia là đóng góp của người Việt Nam. Vì thế,
dùng số lượng bài viết trên tạp chí khoa học để so sánh là hết sức khập khiễng.
Còn thế giới phẳng hay không thì
iPhone bán ở đâu giá cũng như nhau thôi. Đơn giản chi phí sản xuất của
iPhone sẽ không đổi, nên Apple không thể vì người Việt Nam thu nhập thấp mà làm
từ thiện bán rẻ để chịu lỗ được. Mà định nghĩa thế giới phẳng của bạn cũng có
vấn đề. Thế giới phẵng là các nước gần với nhau hơn, thì tính cạnh tranh sẽ
mạnh mẽ hơn, từ đó dẫn tới tính chuyên môn hóa của từng quốc gia. Mình mạnh
nông nghiệp thì tập trung làm nông nghiệp, mạnh về cung cấp dịch vụ thì tập
trung cung cấp dịch vụ v.v… Mình có thế mạnh gì thì phải phát huy thế mạnh đó
để cạnh tranh, và giảm thiểu các hoạt động yếu kém. Đây là hiệu ứng của toàn
cầu hóa. Chứ không phải thế giới phẳng là giá bán của các món hàng bằng
nhau.
Còn về thu nhập của các nhà
khoa học mình cho không phải được phản ánh từ số lượng các bài viết, mà phải từ
số lượng các bằng sáng chế. Các nhà khoa học ở Mỹ hay các nước phát triển khác
thu nhập cao không phải vì chi phí chính phủ cho các hoạt động khoa học cao, mà
từ tiền tài trợ của các tập đoàn lớn cho các công trình nghiên cứu của họ. Các
công ty điện tử, hóa chất, dược, quốc phòng v.v… chi trả hàng trăm triệu USD
mỗi năm cho các nhà nghiên cứu để phát minh, sáng chế ra hàng trăm ngàn sản
phẩm . Mà với họ, chỉ cần 1 sản phẩm thành công là có thể thu lợi nhuận gấp
trăm lần. Ví dụ như chiếc iPhone.
Nước ta chưa thể làm vậy được. Bởi
nền kinh tế của Việt Nam vẫn ở phân khúc dưới của chuỗi giá trị (value chain).
Tức đa phần là lắp ráp thủ công, lao động giá rẻ. So sánh với các nước
phát triển họ đang nằm ở phía trên, tức nghiên cứu, sáng chế, thiết
kế sản phẩm. Phải hiểu rõ thực trạng và các giai đoạn phát triển của nền kinh
tế thì sẽ thấy việc tập trung đầu tư để nghiên cứu, phát minh bây giờ là chưa
thiết thực. Vì nền kinh tế chưa thể áp dụng, phát huy để sinh lời cho các phát
minh cho đến khi chúng ta lên được phân khúc trên của dây chuyền giá trị.
Và như bạn nêu ra, hiện nay
thế giới phẳng, thì các nước sẽ phát huy thế mạnh của nước ấy, không còn phát
triển đồng bộ như ngày xưa. Thế mạnh của Việt Nam hiện nay là nông nghiệp, mà
khoa học kỹ thuật vẫn còn yếu, vì thế trong môi trường toàn cầu hóa, việc hạn
chế phân bổ ngân sách vào các hoạt động không sinh lời là hết sức quan trọng
Cuối cùng, một lý do khác khiến khoa
học kỹ thuật của Việt Nam chậm phát triển không phải vì thu nhập hay không
có khả năng nghiên cứu. Người Việt có thừa năng lượng, trí tuệ để có thể cho ra
đời các sản phẩm đột phá, thế nhưng chúng ta thiếu đi khả năng tập trung, quản
lý và hướng nguồn năng lượng và trí tuệ đó vào các mục đích sinh lời, tạo ra
giá trị xã hội. Chúng ta đang để các nguồn năng lượng ấy rải rác khắp nơi, chảy
vào không đúng chỗ.
Ví dụ như, nghiên cứu Vật Lý thiên
văn mà đi phân tích kinh tế xã hội.