Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Triết lí của Trung nguyên-kì 1

Beo bảo: starbucks không chỉ mang caphe đến Việt nam, mà mang cả một
lối sống, rất đối lập với " triết lí caphe " của Trung nguyên.

Pham Gyp giảng: Tất cả chỉ là chiến lược marketing, "triết lý" hay "văn hóa", "phong cách" hay "trào lưu"... nói cho cùng chỉ là những định hướng mà mỗi thương hiệu chọn cho mình. Anh Vũ không ngây thơ hay non tay, cái chuyện "gồng" hay "kệch kỡm" không phải đợi đến người ngoài nhìn vào mới thấy, mà có khi người làm đã thấy từ trước. Cuối cùng chỉ là việc quyết định chiến lược.
Trong bối cảnh thị trường Việt thiếu qui chuẩn, thiếu cả kiến thức để đánh giá,
thì cái gì thảy vào thị trường cũng cần phải "gồng" cho mình một giá trị, một tính cách. Chuyện này không riêng gì trong kinh doanh thương mại, kinh
doanh văn hóa giải trí (showbiz) cũng vậy thôi. Các hình ảnh "Ca sĩ cá tính", "Ca sĩ underground, "Ca sĩ indie", "Hoa hậu nhân ái", "Diễn viên kịch có công với thế hệ trẻ"... của chúng ta hiện nay hầu hết chỉ là vai diễn, không thật là cá tính gốc của họ mang vào hoạt động nghệ thuật (được họ xem là nghiệp của họ).
Vậy thì, giữa các giá trị, chọn diễn-triết-lý cho sản phẩm cà phê là một chiến
lược không tệ. Nếu là Trường vào thời điểm Trung Nguyên ra đời, có thể Trường cũng chọn chiến lược này (Còn thời điểm này, Trường đã có những chiến lược khác)

Anh Hào nghĩ: Triết lý cafe của anh Vũ, cũng như triết lý phở của Hà Nội, sẽ khó tồn tại lâu dài nếu không chịu có một cái nhìn cởi mở hơn, ít hằn học hơn với thế giới bên ngoài.