Cộng đồng mạng dậy sóng
phản đối bài viết của Giáo sư trường
Stanford Joel Brinkley về Việt Nam. Mình quan tâm đến 2 mặt của 1 sự việc.
Thứ nhất, tại sao một giáo
sư, cựu nhà báo có bề dầy tiểu sử như Joel
lại viết một bài thiếu thận trọng như thế?
Bài báo của Joel đăng trong
mục American Voices, chuyên đăng những suy nghĩ của cá nhân về một vấn đề, sự việc nào đó và hoàn toàn không
có giá trị tham khảo khoa học. Bài viết ấy nặng nề định kiến về xã hội và
con người Việt Nam. Phàm đã định kiến thì khó trông mong đúng sự thật hay có tính
logic.
Vậy nên, cho dù tác giả
có chứng minh thanh minh thế nào đi nữa, thì định kiến của Joel cũng sẽ gây tác
động tiêu cực tới nhiều người nhiều giới. Và người đọc, hoặc đồng tình hoặc không, khỏi cần mất thời gian chứng minh đúng sai.
Không riêng gì người Mỹ,
người Việt cũng đầy những định kiến riêng về dân tộc khác. Chúng ta từng không ít lần kết luận cả dân tộc Trung Hoa
láu cá, lưu manh …cũng chỉ với những bằng chứng rất sơ sài. Và cũng do những nhà báo, nhà khoa học, sử học có uy tín
phát biểu. Hằng ngày, trên thế giới có hàng trăm, hàng ngàn bài báo đăng tải
định kiến của các cá nhân về một quốc
gia hay dân tộc nào đó. Chicago Tribune
và bài báo trên cũng rất bình thường. Nâng quan
điểm thành hàm ý phân biệt chủng tộc hay mang một ý nghĩa chính trị là phong thánh cho Joel.
Mặt thứ hai, có thể thấy
sự khác nhau trong cách xử lý những tình huống thế này giữa phươngTây và phương
Đông. Nếu như ở Mỹ, một bài báo xúc phạm danh dự, bóp méo sự thật hẳn sẽ không còn
được bảo vệ bằng tự do ngôn luận nữa. Khi một cá nhân hay tổ chức bị xúc phạm,
họ sẽ nhờ đến pháp luật để đòi lại công
bằng. Trong khi đó, chưa thấy một cơ quan chức năng hay tổ chức (không ảo) nào lên tiếng
yêu cầu Joel xin lỗi hay nhờ tới pháp luật,
từ Việt Nam.
Bài
học bức thư với hơn 20.000 chữ ký bảo vệ người bị chất độc màu da cam trong vụ kiện năm
nào, hoàn toàn không có giá trị trước luật pháp Mỹ, chưa cũ để không phí thời gian
vào những việc như thế này.
Đừng quên, trật tự xã hội
phải được giữ gìn bằng luật pháp, chứ không
phải ý kiến của đám đông.
Tâm lí bó đũa xem ra
không còn mấy đúng trong xã hội (thật sự) văn minh.