Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Bản chất thật của việc tăng cước 3G

Viết nhân việc tăng giá cước này của các nhà mạng Việt bị phóng viên chuyên theo dõi mảng công nghệ TT-TT bầu là sự kiện đáng càm ràm số 1 năm 2013.
Các bạn cần biết về chuyên môn sâu có thể tham khảo thêm ở ĐÂY.
A lô di động kiểu cổ điển, Beo đặt là Phút. WhatsApp, Viber…hay các kiểu a lô gắn với internet, gọi là Net.
A lô net ngày càng phổ biến. Nhất là ở những xứ wifi phủ sóng toàn thành phố như Boston, người tiêu dùng phải nông dân lắm, mới xài A lô phút. (Việc phủ sóng toàn thành này, Đà nẵng cũng đã có dự án, thực hiện đến đâu thì Beo không theo dõi). Xu hướng hiện nay của thế giới, A lô phút phát triển theo chiều hướng ế dần đều. Người tiêu dùng chuyển qua A lô nét.
Trong khi đó, A lô phút, 100x hay 1000x bạn gọi, vẫn chỉ cần ngần ấy cơ sở vật chất đủ đáp ứng dịch vụ.
A lô nét thì không. Cái máy chủ của 100x người khi  1000x dùng, phải nâng cấp kỹ thuật mở rộng bai bít. Nói cách khác, nhà mạng phải tiếp tục chi VỐN. Chi vốn ra, ắt phải cân đối giá bán để thu về. Và như vậy,  việc tăng giá A lô net sẽ tiếp tục dài dài theo lưu lượng người sử dụng, cho đến khi bão hòa hay chuyển qua sản phẩm mới khác.
70 ngàn/tháng.  A lô, chat chit chém gió, xem phim, xem TV, đọc sách…cho dù nơi khỉ ho cò gáy vẫn phủ phê với những giá trị văn minh văn hóa, chỉ đổi bằng vài vại bia hơi vỉa hè, đắt nỗi gì.
Còn một điều nữa, Beo cho rằng các vị đang réo rắt ca cẩm nhiều nhất, cũng chính là những người mồm to chửi khỏe nhất các doanh nghiệp nhà nước, nằng nặc đòi kinh tế thị trường tuyệt đối.
Beo thật, tư nhân hóa, nó chém giá  3 lần 70 ngàn. Giá nó định, miễn đúng luật, chả phải xin phép bố con thằng nào, chả phải lạy xin dăm vài tháng mới gật, như bây giờ.
Các con giời khi ấy dám táng a lô (các kiểu) vào thùng rác  không hay, cun cút nộp tiền.

NHÂN VẬT CỦA BEO NĂM 2013-hết


Nhân vật bí ẩn nhất: ông Nguyễn Bá Thanh
Dĩ nhiên, phàm bí ẩn thì không thể biết hiệu quả ông đã đạt được gì so với những tuyên bố đầy hảo hớn trước đó, ngoại trừ vài chuyến đi công cán nước ngoài (hok biết mần chi gì luôn) và sát cuối năm ông xuất hiện chỗ  tử tù Dương Chí Dũng, nghe đọc thơ.
Việc ông Thanh ra Hà nội xuất phát từ hai ngoại lực: tránh cho ông phải về hưu (vào hồi tháng 3) và cân bằng quyền lực giữa các nhóm. Ông đã hoàn thành cực kì xuất sắc việc thứ nhất. Việc thứ hai, phải dẫn giải hết sức dài dòng, nên Beo sẽ viết riêng.
Nhân vật gây hài nhất: ông Nguyễn Bắc Son
Chỉ bằng một câu khẳng định duy nhất: Việt Nam không có báo lá cải, ông chiếm số phiếu tuyệt đối trong bình chọn của Beo.
Với 3 năm dưới quyền ông, báo chí Việt nam  tụt xuống đáy hố của sự vô đạo đức nghề nghiệp bằng 30 năm cộng lại.
(Vì bầu ở góc độ gây hài, nên Beo không bình đến mảng viễn thông)

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

KIỂM TOÁN CUỐI NĂM …

Copy của Đoàn Ngọc Thu
1. Hôm qua có một người bức xúc với tôi rằng sao người giàu lại bị ghét? Khó trả lời thật. Vì bản thân tôi cũng vô cùng ức chế với kiểu nói: chị thì lo gì đến tiền? Nhà chị hết tiền thì biển hết nước bla bla bla…
 Chuyện gần đây nhất, ra một cuốn sách đẹp, một họa sỹ đương thời có tranh bán chạy và đắt vào loại nhất nhì làm bìa, minh họa. Những nhà văn nhà báo nổi tiếng nhất về “chữ đắt” cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng viết lời tựa.
 Một cuộc”Gặp bạn ngày mở sách” ấm cúng và sang trọng được coi là: Chơi ngông, cậy có tiền… Sách bán thì lại bị dè bỉu là, lắm tiền thế mà không tặng, bắt mua.
 Thời buổi kinh tế thị trường, nhưng khái niệm “dùng chùa” và “miễn phí” xem ra là xu thế chủ đạo, kể cả hưởng thụ văn hóa…
 Trong buổi tiệc cuối năm rượu ngon cho người lớn, thức ăn ngút ngát cho trẻ nhỏ nhưng những đứa trẻ chỉ mải chạy nhởn chơi, đồ ăn gần như chả đụng đến.
 Người lớn, cũng có người cứ cầm ly rượu, nhấp 1 ngụm rồi bỏ một chỗ. Rồi lại lấy ly khác… Lãng phí không? Có chứ. Nhưng đó là một phần của cuộc sống.
 Thế  nhưng có không ít người, cả một số bài báo mạng, lên án, cho rằng, những sự phí phạm đó là vô nhân đạo, khi mà biết bao trẻ em nghèo đang đói cơm rách áo.
 Hôm trước có một người hỏi tôi, nếu tôi có thật nhiều tiền, hàng trăm triệu đô la, cả tỷ đô la… tôi sẽ làm gì? Mua một căn biệt thự ở nước ngoài? Cho các con cuộc sống vương giả? Đi du lịch khắp thế giới???
 Tôi nói rằng ước muốn của tôi dính đến tiền nó là sự không tưởng, phi hiện thực. Bởi tôi chỉ mong, làm được nhiều nhiều tiền để có thể cứu giúp cho những người đang thiếu cơm ăn, áo mặc, của đất nước tôi thôi, chứ chẳng to tát đến sang bên ngoài hình chữ S?
 Nhưng bao nhiêu là đủ để không ai bị đói, không ai bị rét? Không ai bị sống cầu bơ cầu bất ngoài đường không chốn che nắng che mưa?
 Giàu đến như Bill Gate, dồn gần hết cả tài sản cho mục đích nhân đạo cũng chỉ là để nghiên cứu ra thuốc chưa bệnh hiểm nghèo, để có một cái quỹ cứu trợ cho một số nhỏ nhoi những người đói nghèo trên thế giới.
 Một đồng nghiệp lớn tuổi và danh tiếng của tôi, đã làm ra cả một cái quỹ, đã kêu gọi biết bao tấm lòng để mang CCT đến cho các cháu nhỏ vùng xa xôi. Nhưng thì cũng chỉ được 1 vùng đó, 1 số ít ỏi trong muôn vàn cháu còn chẳng có cơm mà ăn. Những điều anh và các bạn làm cũng đã là quá nhiều, quá sức… Và đừng bắt anh không được đi oto, không được uống một chai rượu ngon, hay mua tặng vợ một bộ đồ trang sức đắt tiền chứ?!
 Cũng như những người đi xe chục tỷ, cầm túi vài trăm triệu, uống  rượu cả chục triệu/chai, mà vui lên thì không biết bao nhiêu chai là đủ… Họ có quyền sống như thế, vì họ làm ra đồng tiền bằng trí tuệ, bằng sự đầu tư công sức, nhất là họ không ăn chặn, không tham nhũng, không ăn cướp-theo nghĩa bóng…
 Những người đó, tôi biết, họ vẫn âm thầm làm từ thiện. Từ bữa cháo hàng tuần cho những trẻ ung thư không có suất cháo cuối tuần, từ những thùng chăn, áo ấm lên miền núi, từ những xe gạo vào vùng lũ miền Trung… chỉ có là, chẳng nói câu nào. Chẳng lên báo cầm cái biển to đùng ghi tiền tài trợ…
 Nhưng họ cũng chẳng phải Bill Gate, họ cũng không phải Chúa để cứu rỗi mọi sự khốn khó. Và họ có bớt ăn ngon, bớt mặc đẹp, dùng hàng đắt cũng chỉ là đỡ được nhiều thì 1 năm, ít thì vài tháng cho những người thiếu ăn thiếu mặc.
 Vậy thì sao, người giàu bị ghét?
Chẳng trả lời được, nên lấy câu chuyện tuyết rơi Sapa để làm phần kết. Ở  cái xứ nhiệt đới mà vốn hầu như chẳng bao giờ có tuyết…người ta đi ngắm tuyết hẳn là chuyện bình thường, chuyện rất nên làm nếu có điều kiện ( thời gian, kinh tế..)
 Rõ ràng, người đi ngắm tuyết chẳng làm ra tuyết, chẳng có lỗi khi trâu bò lợn gà của bà con miền núi bị chết, chẳng chịu trách nhiệm về việc người vùng tuyết rơi bị lạnh hơn khi tuyết không rơi?
 Chưa nói rằng, họ đi đến đó, là tận mắt nhìn thấy cảnh nghèo khổ, rét lạnh… những bức ảnh của họ đem về, sẽ động lòng trắc ẩn bao nhiêu người từ tâm.
 Cũng chưa nói rằng, chính những người đi ngắm tuyết đó, đã làm những việc thiện nhiều hơn rất nhiều những kẻ ở nhà, ngồi trong phòng và làm “anh hùng bàn phím” bàn toàn chuyện quốc gia đại sự. Ngỡ như rằng, nếu họ có tiền, họ sẽ đem làm từ thiện hết, họ sẽ không ăn, không tiêu, chỉ để dành cho trẻ em nghèo.
 Ngỡ như rằng, những kẻ cứ rêu rao đạo đức, lên án tham nhũng, ăn hối lộ, chưa từng bao giờ cầm cái phong bì, nhận một món quà có giá trị để làm cho ai đó một việc gì…

 Và án tử hình, cho kẻ giết người, cướp của… nhìn thấy nhãn tiền là có của bị cướp, có người bị chết với án tử hình cho kẻ tham nhũng, đẩy biết bao người có nhà thành không, con đang có học thành thất học, sa vào tệ nạn… làm cho bao người đói nghèo, khổ sở do bị cướp (mà ko biết) có ranh giới của sự khác biệt nào không? 

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

TRƯỚC CHUYẾN BAY

Chao đèn vàng lung liêng hắt ánh sáng cắt ngang nửa mặt người đàn bà. Đôi mắt buồn ẩn sau phần nửa tối phía trên. Không lời nào có thể an ủi một người đàn bà vào đêm cuối của cuộc chia tay, phút cuối của một cuộc tình, của một sự lựa chọn mà không thể lựa chọn. Và không có quyền lựa chọn.
“Chào anh em đi lấy chồng. Cho em đi lấy chồng”. Mà chân không nỡ rời. Phía nào cũng lỡ…
Hai người đàn bà trong quán đêm. Ly rượu đỏ sóng sánh dưới chụp đèn vàng chao nghiêng. “Có thuốc lá không? Cho chị một gói”. Người đàn bà lập cập rít một hơi 555, chiêu một ngụm rượu, như muốn tan biến vào khỏi thuốc, vào vòng rượu nâu đỏ sóng sánh kia, cho niềm tuyệt vọng của mình. Họ không nói gì nhiều với nhau. Thật ra cũng chẳng có gì để nói. Người này muốn người kia ở đó, bên cạnh mình, không phải để nói gì, không phải để an ủi. Chỉ là ở đó, im lặng. Để người kia không cảm thấy đơn độc…
Chiếc bao thư bình thường đặt trên bàn, phía ngoài có dòng chữ “Cô ơi, đây là lương tháng này của chú”. Những chiếc bao thư ấy đều đặn được trao, gửi cho chị, gián tiếp hay trực tiếp từ người đàn ông của chị, suốt 20 năm qua. Ở đó chứa đựng bao điều tế nhị của một tình yêu kỳ lạ, không trong bóng tối cũng chẳng hoàn toàn ngoài ánh sáng. Một số phận của câu chuyện vợ, người tình, người đàn bà duy nhất của một người. 
Vì tình yêu ấy, một người đàn ông khác đã phải ngậm ngùi “Em biết là chúng mình không thể vượt qua để có được nhau. Anh sẽ không đáng mặt đàn ông nếu có được em mà không phải với anh ấy”. 
Không có gì quan trọng hơn tình yêu, nhưng có những điều còn cao hơn cả tình yêu…!
Dona Đỗ Ngọc
P.S: Chuyện- truyện. Viết cho một người đàn bà đã luôn nán đợi em, không để em đi một mình trong đêm tối.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

NHÂN VẬT CỦA BEO NĂM 2013-tiếp

3. Nhân vật được yêu mến nhất: Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Có những chính khách rất kị vía với công luận, Nguyễn Thiện Nhân là một ví dụ điển hình.
Một thời gian ngắn nắm bộ giáo dục, ông đưa ra một cải cách Beo cho là sẽ thành cuộc cách mạng thật sự cho cả giáo dục lẫn văn hóa Việt hiện nay: sự trung thực.
Không có bất cứ ai ủng hộ ông. Không ngày nào, không có một bài báo công kích ông và bộ ông. Ngay khi ông thôi chức bộ trưởng, bộ này…bình an hẳn, bộ trưởng tốt hẳn hơn mặc dù, hiện trạng giáo dục trở lại Nguyễn Y Vân như từ thời những năm 80.
Ngược lại, dù có thể người trong cuộc không cần bất cứ động thái nào thì vẫn được truyền thông nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa. Vũ Đức Đam là một ví dụ khác, trái ngược với sự kị vía của Nguyễn Thiện Nhân.
Beo đưa  đề mục ưu ái của năm này không nhằm mục đích bầu bán so đo, mà muốn chỉ ra rằng, hiện đang thiếu hẳn một cái đầu đủ tầm cỡ dẫn dắt công luận, để công luận không bị sa vào trận đồ của những “tấm biển chỉ đường lộn ngược”.
4. Nhân vật “Dân oan” nhất: Nguyễn Đức Kiên
Dự kiến vụ Nguyễn Đức Kiên sẽ được xử trước Tết âm lịch, quãng 14 or 16/1.
Người Việt nam có đặc điểm tâm lí cực kì nổi trội: rất ghét người giàu.
Không một nhà chính trị lão luyện nào bỏ qua không tận thu đặc điểm ấy. Kết quả: để  lấy lòng nông dân, cải cách ruộng đất ra đời. Mấy chục năm sau, để lấy lòng buôn thúng bán bưng, cải tạo tư sản đáp ứng.
Đó là vĩ mô. Vi mô thì thế này.
Trong thời điểm rối ren, khó khăn gần như suy sụp của nền kinh tế, cần tìm ra một thủ phạm để trấn an lòng dân.
Thủ phạm ấy phải là thằng trung dung, không là con đẻ con riêng thậm chí con ghẻ con nuôi của bất cứ phe nhóm chính trường nào. Hoặc nếu có, thì phe nhóm ấy đang trong tình trạng bất lực không thể lái taxi.
Nguyễn Đức Kiên sẽ phải trả một cái giá từ chung thân tới tử hình trong một vụ án, cho tới giờ này chưa xuất hiện… người bị hại.

5. Nhân vật bí ẩn nhất
6. Nhân vật gây hài nhất

NHÂN VẬT CỦA BEO NĂM 2013

1. Nhân vật xuất sắc nhất: thống đốc Nguyễn Văn Bình
Ông Bình sinh năm 61, có bằng tiến sĩ toán tại Liên xô (cũ).
Tháng 8/2011, tiếp quản Ngân hàng nhà nước trong tình trạng không nói ai cũng biết, ông nêu ra chương trình hành động của mình. Phàm nước mình, gần như tất-cả-mọi-thứ nói trước, người nghe đều phản ứng ngược. Nhẹ thì riễu cợt nặng thì băm bổ thẳng cánh
1 năm sau, thậm chí ông còn bị một tờ báo nước ngoài xếp vào  hạng 20 thống đốc tồi nhất thế giới.
Tất cả những điều ông nói năm 2011, thực tế chứng minh ông đã làm được trong năm 2013: Kiểm soát được sự bóc lột của ngân hàng với doanh nghiệp bằng cách hạ lãi xuất; Giải quyết khá ngọt nợ xấu; Kiềm chế lạm phát; Giữ được tỉ giá ngoại tệ…
Từ năm 2011, Lý Xuân Hải đã nói với Beo, Bình là thống đốc giỏi nhất ông từng tiếp xúc làm việc.
2. Nhân vật tồi tệ nhất: tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tại Đại hội 11, chức danh Trọng được mang là giải pháp dung hòa giữa các nhóm quyền lực hơn là thực lực.
Ngay cả điều đó, Trọng cũng không làm được như người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh.
Trong cuộc tỉ thí vô tiền khoáng hậu của chính trường Việt giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước, Trọng vô dụng nếu không muốn nói là đổ thêm dầu vào lửa.
Năm 2013 cũng chứng minh chủ trương chỉnh huấn đảng của Trọng thất bại hoàn toàn.
Các phát ngôn trước cử tri, gần như không lần nào không có câu rất hồ đồ mà gần nhất là xúc phạm nặng nề Phật giáo khi nói, đức Phật nhận hối lộ. Trọng không phân biệt được, đâu là hư cấu của tác phẩm văn học và đâu là đạo giáo.
Beo chơi mạng 5/6 năm nay, chưa từng thấy nhân vật nào bị thế giới ảo công kích công khai, kịch liệt như Trọng.
3. Nhân vật được yêu mến nhất:
4. Nhân vật “Dân oan” nhất:

CUỒNG DÂM

Copy của Mượt Mà

Trước khi biên status này, chị xin lỗi những bạn nào trong FL của chị đã từng làm đĩ. 
CUỒNG DÂM

Nhân bài báo Kiều nữ cưỡng dâm một lái xe taxi 30 nháy trong 2 ngày, tổ sư thằng phóng viên viết bài này nghe hơi nồi chõ thêm mắm thêm muối khiến chị phát tởm, dĩ nhiên là tởm thằng phóng viên, Chị kể cho các cô nghe một câu chuyện có thực.
Cách đây nhiều năm, để lấy tư liệu, chị nhiều lần phải xuống trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, nơi tập trung các cô gái bị bắt quả tang khi đang bán trôn nuôi miệng.
Ấn tượng với chị là một cô gái khoảng 27,28 tuổi có gương mặt u buồn nhưng rất đẹp, dù lấp sau bộ quần áo trại giam nhưng cô gái vẫn không giấu được vẻ đài các kiêu sa. Trong mấy năm, chị xuống Lộc Hà ba lần và lần nào cũng gặp cô gái đó. Chị biết ở Lộc Hà không giữ người lâu đến vậy. Chị lạ lắm.
Hôm đó, nhờ một đệ tử làm quản giáo, chị gọi cô gái vào để hỏi chuyện. Gần một tiếng chuyện trò làm quen, cô gái bắt đầu cởi mở hơn. Từ đây chị sẽ gọi cô gái là Mận. 
Mận tâm sự.
Mận là người gốc Nam Định, sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố mẹ Mận buôn bán nên cũng ít quan tâm đến con cái. Dù vậy, Mận cũng học xong phổ thông và thi đỗ vào một trường Đại học trên Hà Nội. 
Năm thứ nhất trôi qua, những bỡ ngỡ ban đầu được thay thế bằng những buổi vui chơi thâu đêm suốt sáng tại các quán Bar, vũ trường. Chuyện gì đến cũng phải đến, sau khi qua tay vô số thanh niên nghiêm túc Hà thành, Mận trở thành gái điếm lúc nào không biết. Mận rơi vào tay một Tú bà và bị khống chế để tiếp khách.
Nhan sắc xinh đẹp nên có hôm cao điểm Mận tiếp gần 20 khách. Còn bình thường Mận tiếp không dưới 5-7 khách làng chơi. Gần một năm tiếp khách liên tục như thế trừ những ngày ốm đau kinh nguyệt, Mận gày rạc đi.
May mắn, trong một lần truy quét, Mận bị công an bắt đưa về trại và sau đó trả về gia đình, thoát khỏi ổ điếm nhơ nhớp chốn thị thành.
Về nhà một thời gian, bồi dưỡng đầy đủ, Mận lại hồng hào mỡ màng xinh đẹp trở lại. Nhưng cuộc sống buồn tẻ nơi tỉnh lẻ chẳng giữ được chân Mận. Cô lại trốn gia đình lên Hà Nội. Và vòng tròn ăn chơi sa đoạ rồi làm gái lại tiếp diễn. Với sắc đẹp trời cho, khách của Mận nhiều không đếm xuể, nhiều hôm ốm Mận cũng không được nghỉ vì khách chỉ yêu cầu cô tiếp. 
Lần thứ 2 bị bắt khi đang tiếp khách, Mận lại được đưa về Lộc Hà và báo cho gia đình lên bảo lãnh. Bố mẹ Mận dù rất tức giận nhưng vẫn bảo lãnh cho cô về với gia đình. Về nhà, với số tiền tích cóp và sự giúp đỡ của bố mẹ, Mận mở một cửa hàng bán sách ở trung tâm thành phố. Kiếm ăn cũng khá.
Tiếng cô chủ cửa hàng sách xinh đẹp lan nhanh và lọt vào mắt một kĩ sư trẻ người Hà Nội. Đám cưới gần như được tổ chức ngay sau đó. Giao cửa hàng cho người thân, Mận theo chồng về căn nhà ở một khu đô thị sang trọng bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ. Cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
- Sung sướng thế sao em không biết giữ mà lại để ra nông nỗi này? Chị ngắt lời Mận.
Cô gái vừa khóc vừa kể tiếp.
Tháng trăng mật qua đi, với đặc thù công việc, chồng Mận lại phải lên đường đi công tác dài ngày ở các tỉnh. Và cuộc sống Mận bắt đầu đảo lộn.
Những tháng ngày làm gái mặc dù không bị bệnh tật gì nhưng Mận lại bị mắc một căn bệnh kì lạ. Bệnh thèm quan hệ tình dục. Mới lấy nhau, vợ chồng quấn với nhau gần như suốt ngày đêm càng làm Mận thêm thèm muốn. Có lẽ những ngày tháng tiếp khách liên tục tạo cho cơ thể Mận một thói quen, hay chính xác hơn là những cơn nghiện. Khi không được quan hệ, người Mận bứt rứt như kiến bò trong xương tuỷ, đầu óc mụ mẫm chỉ nghĩ đến làm tình. 
Chồng đi vắng, Mận gần như phát cuồng, cô dội nước vào người khi trời lạnh buốt, thủ dâm bằng tay, cào cấu đến rách cả da thịt, làm đủ mọi cách... vẫn không hết cơn vật vã. Trong cơn điên loạn, cô chạy ra khỏi nhà và đi thẳng đến ổ điếm quen biết ngày xưa xin làm thêm. Dĩ nhiên, cô được nhận ngay lập tức. 
Định mệnh trớ trêu, ngay người khách đầu tiên cô tiếp thì bị bắt, hoá ra chuyên án phá ổ điếm này đã được lên kế hoạch khá lâu, và người khách cô tiếp chính là một cảnh sát giả trang. Lần thứ 3, cô bị bắt.
- Em mất hết rồi, gia đình chồng con, bố mẹ. Không ai chấp nhận kẻ như em, em chỉ là một con điếm. Mận khóc.
Chị không dám hỏi nhiều về những đối xử của gia đình chồng, bố mẹ Mận vì sợ xát thêm muối vào nỗi đau của Mận. Chị chỉ hỏi Mận căn bệnh thèm làm tình kia đã dứt chưa thì được cho biết, bằng phương pháp thiền do một số bạn cùng cảnh ngộ, cùng căn bệnh hướng dẫn nên cũng áp chế được mỗi khi thèm muốn. 
Chị cũng được biết thêm, hầu như gái làm tiền đều mắc căn bệnh này, đó là nguyên nhân của việc rất nhiều cô tái phạm chứ không hẳn vì lí do kinh tế.
Chuyện sau này còn nhiều tình tiết nữa nhưng nằm ngoài vấn đề chị nêu ở đầu nên chị không kể nữa. Nhưng bây giờ, mỗi lần nghe những chuyện cuồng dâm xảy ra ở đâu đó, chị lại nghĩ:
Đó là bi kịch chứ không phải hài kịch các cô ạ.
Cười cười cái lồn í.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

AI ĐANG BẠO HÀNH AI? -kì 1


tít và stt dưới đây copy từ CỤC GẠCH
Ngồi uống nước chè với sư phụ tán gẫu chuyện đời, chuyện nghề. Sư phụ bảo: Xã hội mình đang bị lệch chuẩn hay nói đúng hơn là chẳng có chuẩn nào nên tất cả đang ra sức bạo hành lẫn nhau.
Lấy ví dụ, vụ các em bé bị 2 cô "bảo mẫu" bạo hành ở Thủ Đức. Dư luận xã hội sôi sùng sục chửi 2 cô này. 
Khi cơn giận gần hạ nhiệt thì người ta quay ra chửi đám nhà báo kền kền khi chụp ảnh 2 cô bảo mẫu. 
Chửi mấy tay phóng viên là kền kền chán, người ta quay ra chửi tay nào đã "chụp ảnh nhóm phóng viên chụp ảnh" 2 cô bảo mẫu.
Chửi bảo mẫu, chửi phóng viên, chửi báo chí, chửi người chụp ảnh... chưa hả, người ta quay ra chửi cả các vị phụ huynh của đám trẻ bị bạo hành là tại sao con bị lâu thế mà không biết, trách nhiệm làm cha, làm mẹ ở đâu?
Chửi đối tượng cụ thể chán, họ quay sang chửi cả đám đông đã chửi 2 bảo mẫu.
Và chốt lại, cái stt này cũng có ý chửi những đứa đã chửi. 
Vậy thì chúng ta chẳng đang bạo hành nhau là gì?
Đoạn này copy từ  ĐÂY
Sự căm thù không hoàn toàn gắn liền với ngu xuẩn nhưng nó luôn là thứ tốt nhất để lợi dụng đám đông ngu xuẩn
Thông thường không nhiều người có động lực hành động để thay đổi mọi thứ tốt hơn nhưng động lực của sự căm thù họ có thể bất chấp tất, làm mù cả lý trí

Đó chính là lý do nó là công cụ đặc biệt ưa thích của bất kỳ thể chế độc tài nào. Lòng căm thù không chỉ dễ lấn át lý trí mà nó đè bẹp những giá trị tốt đẹp bên trong của mỗi con người. Nó không đơn giản nằm ở chỗ lòng căm thù đó ĐÚNG hay SAI mà nó quan trọng ở chỗ bạn đang nuôi dưỡng mầm ác trong tâm hồn và có tính lan truyền mạnh mẽ (cũng giống hành vi tốt) và chắc chắn bạn sẽ gặt hái nó trong tương lai sớm
Đoạn này copy từ BÙI DZŨ
Chàng đã nghe kể nhiều chuyện về tính hung hăng, nóng nảy và sẵn sàng dùng vũ lực của một số bộ phận công quyền, trước phản kháng của bất cứ ai. Trong cái xung đột chồng chéo hiện nay được nhìn thấy ở nhiều tầng lớp, có thể nói rằng, bất cứ phản kháng nào, nếu công luận/báo chí khui ra, sự việc sẽ được đẩy lên đến mức không thể đoán định được. 
Một clip đánh người đưa lên mạng, là một thứ mồi nhử lòng phản kháng đã đè nén quá lâu trong lòng dân chúng, trước những thứ mà có thể họ vẫn nhìn thấy nhan nhản đâu đó, nhưng rồi cũng đành lựa chọn cách bất lực quay đi.

CHUYÊN GIA KINH THẾ

Dĩ nhiên, Beo nghĩ  trẻ con đọc BÀI NÀY của NVP cũng hiểu rằng tác giả của nó đang kêu gọi  dân cảnh giác, vì việc chính phủ huy động vàng của họ để (rất nhiều khả năng) bán cho Trung Quốc.
Beo không phản đối gì ý đồ (nếu có) không hề xấu ấy. Tuy nhiên, nói phải củ cải cũng nghe, chứ nói thế này, củ cải cũng phải thúi hoắc.
(in nghiêng trích trong bài)
Trên bình diện từng cá nhân thì quyết định giữ vàng hay bán vàng ra lấy vốn làm ăn là quan trọng và ảnh hưởng đến thu nhập hay rủi ro cho thu nhập của cá nhân ấy.
Nhưng trên bình diện toàn bộ nền kinh tế thì huy động hay không huy động vàng của dân có khác gì nhau đâu.
Cash and cash equivalent. Bạn NVP hay khoe sành tiếng Anh, chắc hẳn ko thể ko biết câu này trong kinh tế. Tiền và những thứ gần như tiền. Giá trị trong giao thương của tiền hay vàng là như nhau. Và như thế, hãy thay chữ vàng bằng chữ tiền trong câu của NVP, sẽ thấy ngay nó ấu trĩ ra sao.
Một lượng vàng lưu thông trên thị trường và một lượng vàng chôn dưới gầm giường mà cho rằng không khác gì nhau, nhận định ấy mới là cái sự khác không thể khác hơn.
Chiểu theo logich: Xin các chuyên gia đừng kêu gọi huy động vàng trong dân với lý do sợ nó nằm như thế lãng phí!!! Đem đi đâu thì nó cuối cùng cũng phải nằm một chỗ chứ sao nữa, nó không ở trong tay người này thì nằm trong tay người khác? Beo hoàn toàn có thể lập luận thế này: thế thì vàng chôn trên đất Trung Quốc hay đất Việt Nam, khác gì nhau.
Beo không biết có công thức kinh tế nào trong hoạt động kinh doanh lại tính (và tính được) cả số tiền không nằm trong vòng luân chuyển. Bởi khi hoạch định kinh doanh, doanh nghiệp phải dựa trên nguồn vốn thực có và nguồn vốn dự trữ của ngân hàng (cần phân biệt chữ dự trữ ở đây ko phải nguồn vốn phòng rủi ro). Cơ hội sản xuất kinh doanh nó không phụ thuộc vào chuyện dân có cất giữ vàng hay không. Nhưng cơ hội làm ăn lớn hay sự thành bại của “cơ hội” ấy lại phụ thuộc không nhỏ vào việc nguồn vốn dự trữ kia nhiều hay ít.
Trong bài báo, câu này mới là đỉnh của đỉnh:
cả năm qua tìm mọi cách để bán vàng ra thị trường, sau khi nhập vàng từ nước ngoài về, sao nay lại tìm cách để huy động vàng từ dân? Thế không phải cách hay nhất là đừng bán thì khỏi tìm cách “huy động” về trở lại?. Ô hay, phàm buôn bán, không xúi người ta chao chát mua ra bán vào liên tục thì chớ, lại dạy đừng bán và khỏi mua, thì nó ra kiểu thị trường nghĩa địa gì?. Lập luận hết sức buồn cười này có lẽ xuất phát từ  quan niệm vàng không phải là tiền nên đem đi đâu thì nó cuối cùng cũng phải nằm một chỗ.
Bonus thêm đỉnh nữa. Khi không trưng ra được bằng chứng gì (kể cả không đáng tin) cho việc chính phủ huy động vàng của dân để (rất nhiều khả năng) bán cho Trung Quốc, thì việc so sánh Trong khi đó Trung Quốc đang tích cực mua vàng vào, chứ không phải là bán vàng ra trở nên hết sức phi khoa học vì hai chủ thể khác nhau hoàn toàn (chính phủ Việt huy động vàng trong dân và chính phủ Tàu thu gom vàng). 
Nó y như việc khen Beo đẹp gái hơn chú Thaothức SG vậy.
Bạn này từng bị mình kẻ cho một lần thế này:  http://beoth.blogspot.com/2013/08/lai-chuyen-bau-uc-va-nghiep-vu-phong.html
thanh minh thanh nga luôn là mình rất coi trọng nghiệp vụ bạn này mới "kẻ" chứ các thường dân khác, dell thèm đọc.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

GỬI MẸ NẤM GẤU



Cách nay chừng  vài ba tuần, tôi được chị inbox chào hỏi và ngỏ lời kính trọng.
Vì đoạn message này mà hôm nay tôi trở lại chủ đề “các nhà rân trủ” vốn không còn khiến tôi quan tâm đến nữa. Blog Beo đã hoàn thành sứ mệnh cảnh báo cho công dân ảo nhận chân sự thật “các nhà rân trủ”, và chịu khó lục lại thì thấy, những gì tôi viết từ ba bốn năm trước đều diễn ra đúng như thực tế hiện nay.
Thực tế ấy là gì?
Là nhúm trí thức sa lông già nua cũ kỹ hết thời.
Là vài ba người đàn bà hân hoan phô bày phẩm chất lưu manh.
Là dăm vị càng bày tỏ chính kiến thì càng lộ rõ ...chính kiến, thứ lý luận chỉ khiến người ta quyết không thể giao sinh mạng mình -chưa nói sinh mạng quốc gia- vào tay những người thần kinh chính trị như thế được.
Còn ai nữa?
Hết.
Hết thật đấy, Mẹ Nấm Gấu ạ.
Chúng ta đều đã làm mẹ.
Chưa bao giờ trong đời một lần tôi ngưỡng mộ những người đàn bà bóp mũi con đến chết để bảo vệ đồng đội dưới hầm bí mật hay, nhìn địch tra tấn con ngay trước mặt vẫn cương quyết không khai báo.
Tôi, chỉ cần cho một đàn muỗi chích con tôi thôi, tôi sẽ khai tất, bảo chào cờ gì cũng chào và thề trung thành với chế độ nào, tôi thề ngay tắp lự.
Chính kiến của tôi là hạnh phúc là tương lai của các con tôi. Chúng cần được ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà to đi xe 4 bánh và, được sống trong một môi trường sống văn minh nhất có thể.
Không hề chủ quan, tôi cho rằng chắc chắn chị cũng nghĩ y như tôi.
Như thế, chị và tôi cùng chung một đích đến. Nhưng chúng ta khác nhau con đường đi đến cái đích ấy.
Trên con đường ấy, cả chị và tôi, chúng ta đều đã phải trả giá. Cũng không thể nói ai trả đắt hơn ai.
Chiều nay, tôi xem clip vụ đánh ghen (mong chị đừng phản bác vì chị biết rất rõ rằng tôi biết rất rõ), mấy ngày trước có một vụ tương tự khi Lê Thị Công Nhân bị một chị lấy cán chổi đánh cho túi bụi hay Bùi Hằng bị em bán canh bún dạo hắt mắm tôm vào người, và tôi thấy thực sự tội nghiệp cho các chị khi phải gồng mình lên thanh minh cho những sự việc ấy bằng cách đổ vấy cho công an cho chính quyền.
Nó cho thấy, các chị không có quần chúng. Các hoạt động của các vị, từ chỗ họ bàng quan nay tiến lên một mức, họ bực mình ngứa mắt và...thay chính quyền tự ra tay.
(Tôi dùng từ hoạt động cho lịch sự chứ thực ra thì thấy giống những trò diễn trên chiếu chèo, ngày càng nhạt và rẻ tiền)
Bằng ngần ấy năm nỗ lực đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, tôi không biết đã bao giờ các vị ngồi lại với nhau để tổng kết: đã thuyết phục được bao nhiêu người tin theo con đường của mình. Có cố gắng xoay mọi chiều ống kính thì cũng vẫn từng ấy gương mặt, phải gấp nhiều lần như thế lắm lắm mới tạm gọi là gầy dựng được phong trào.
Bằng ngần ấy thời gian không có hiệu quả và cô đơn độc đạo, tôi không gọi đó là bản lĩnh là kiên định, mà là thiểu năng trí tuệ, xin lỗi phải nặng lời, Mẹ Nấm Gấu ạ.
Không thể tham dự bất cứ cuộc cách mạng nào với tư cách thành viên chính thức khi, trí tuệ thiểu năng.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

TRẢ LỜI FACEBOOK




Facebook hỏi: 20 khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong năm 2013.

Khoảnh khắc nhìn thấy Mắm Tôm, từ lầu trên  bước xuống rất nhanh. Trái tim run lên mách bảo rằng lời răn đừng đuổi hình bắt bóng không còn bao giá trị.

Khoảnh khắc nhìn thấy người đàn bà từ phòng ngủ Mắm Tôm bước ra và một chiều hoảng loạn không tin được vì sao mình chưa chết và không tin được vì sao mình tin dối trá hơn sự thật hiển hiện thấy.

Khoảnh khắc một đứa tr viện K dụi đầu vào cổ, tay nó bé lắm chưa ôm hết vòng vai. Khóc rất lâu vì bất lực trước thời gian sống của sinh linh xinh xẻo ấy đếm bằng ngày bằng tháng.

Khoảnh khắc đẩy xe lăn cho mẹ, thoáng thấy ánh nhìn đầy khoe khoang từ một bà già tới các bà già khác dọc con hẻm chật chội những âm thanh cãi vã ngày đêm.

Khoảnh khắc thảnh thơi trong veo an nhiên tự tại bên những người bạn gái quên tuổi tác quên cháu con  cười nói cùng nhau về quá khứ vàng son không trở lại nữa bao giờ.

Khoảnh khắc hạnh phúc hai Nàng hét lên giành nhau được bà bồng bế. Phần thắng trên tay luôn thuộc về nàng em nhưng phần thắng trong tim thiên vị những giọt nước mắt nàng chị dỗi hờn.

Khoảnh khắc thắt ruột nhìn con gái chưa dứt cơn bệnh lò dò từng bước trong mưa lạnh trời Boston đi làm, ân hận tới giờ tiếc vài bước chân không dìu con tới cửa công ty.

Khoảnh khắc muốn phủ phục tạ ơn khi chồng đưa phong bì lương bóc niêm bối rối thanh minh bố lỡ tiêu mất vài trăm lẻ kèm lời dặn dò leo núi ăn bánh này nằm xe đò ăn quả kia mẹ mệnh hệ gì bố làm sao sống nổi.

...

20 khoảnh khắc, quá ít cho một năm, bởi với mình khoảnh khắc nào trong cuộc đời này thảy đều đáng nhớ.