Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

CÓ ĐƯỢC “VĂN HÓA CẢNH SÁT” ĐÃ PHƯỚC

Nguyên bài ông Quang A đọc tại  ĐÂY.
Chỉ bình phần linh tinh lang tang, trước khi vĩnh biệt căn nhà Yahoo khốn khổ, phần quan điểm chính của mình để sang nhà mới beo.blogspot.com câu vìu viết tiếp.

Tôi đã có dịp lang thang cả chục ngàn km trên đất Mỹ và Canada trong nhiều ngày và chỉ một lần duy nhất nhìn thấy cảnh sát hỏi giấy tờ của một người lái xe. Không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu cả, ở trong phố lẫn ở cạnh hay trên đường…

Ông A zõ là may mắn khi nhiều ngày chỉ nhõn lần thấy cảnh sát chặn xe, mình sống ở đây-sống nhá chứ ko phải du lịch bụi hay tạm bợ qua ngày đoạn tháng, xui xẻo sao thấy thường trực. Ta thán cảnh sát Việt chứ ngay trên highway, freeway không hiếm cảnh cảnh sát Mỹ núp lùm. Chả thế Giai Xinh nhà mình sắm cái máy..dò sóng cảnh sát. Loại 300 đô- bíp bíp có anh hùng Núp phía trước, 500- báo cả hai chiều, ku cậu chiểu theo bíp bíp ngoan ngoãn hạ tốc độ 60mph, hết bíp lại phi lên 85 mặc cho mẹ hăm dọa quát nạt phía sau.
Còn ông không thấy cảnh sát trên đường phố cũng phải, thấy mới xạo. 
Năm hết 6 tháng âm mười mấy độ, tuyết ngập đến gối, đứng ngoài đường chừng tiếng thôi  đến cao tằng tổ tỉ cảnh sát cũng thành đá nguyên cây, còn sức ở đấy mà huýt với hoét.

Cảnh sát Mỹ, cũng như hàng loạt nước xứ lạnh khác mà mình đã đi qua, không đứng  ngoài đường mà ngồi trong ôtô chạy vòng vòng, hú còi suốt ngày dức hết cả sọ. Có lần ở San Francisco nói chuyện với một chú cảnh sát (đã post hình chú trong blog này), mình bảo tao sợ nhất nghe còi xe chúng mày, nó tạo cảm giác xã hội bất an. Không hú còi thì chúng mày chết hết à (câu cuối vừa sáng tác thêm). Chú ấy giải thích sống lâu mày sẽ quen, và mày sẽ thấy an tâm khi có chúng tao luôn bên cạnh bảo vệ. Chúng tao của chú, tức là tiếng còi xe ấy.
Mà có lẽ ông A chưa xuống mấy bang ấm nóng. Ở đấy cảnh sát không chỉ ngồi trong ô tô, nó cưỡi cả ngựa, đi xe đạp và…đứng, đầy phố.

Ông A còn so sánh tiếp lượng cảnh sát Việt và Campuchia. Sao ông ko đo thêm với  Thái, láng giềng có GDP và hàng trăm thứ bà rằn chuẩn cuốc tế cao gấp mấy Việt, chỉ riêng cảnh sát giao thông thôi, xem Thái và ta ai đông hơn?
Vấn đề nó không nằm ở thằng nhân viên  hay phương thức-phạm vi hoạt động của ngành cảnh sát, hay rộng hơn là chính quyền cảnh sát, còn nó nằm ở chỗ mô Beo sẽ chỉ cho ông 
khi dọn sang nhà mới .

Những bài đã viết xong nhưng để dành trang trí nhà mới:
QUANG THÔNG ĐÁNG VÕNG BA-TƯ RA SAO?
NHÌN NHẬN BÊN THẮNG CUỘC  CỦA BEO
HÀ NỘI ĐÃ CÓ VUA?
TRIẾT LÍ CỦA TRUNG NGUYÊN

Triết lí của Trung nguyên-kì 1

Beo bảo: starbucks không chỉ mang caphe đến Việt nam, mà mang cả một
lối sống, rất đối lập với " triết lí caphe " của Trung nguyên.

Pham Gyp giảng: Tất cả chỉ là chiến lược marketing, "triết lý" hay "văn hóa", "phong cách" hay "trào lưu"... nói cho cùng chỉ là những định hướng mà mỗi thương hiệu chọn cho mình. Anh Vũ không ngây thơ hay non tay, cái chuyện "gồng" hay "kệch kỡm" không phải đợi đến người ngoài nhìn vào mới thấy, mà có khi người làm đã thấy từ trước. Cuối cùng chỉ là việc quyết định chiến lược.
Trong bối cảnh thị trường Việt thiếu qui chuẩn, thiếu cả kiến thức để đánh giá,
thì cái gì thảy vào thị trường cũng cần phải "gồng" cho mình một giá trị, một tính cách. Chuyện này không riêng gì trong kinh doanh thương mại, kinh
doanh văn hóa giải trí (showbiz) cũng vậy thôi. Các hình ảnh "Ca sĩ cá tính", "Ca sĩ underground, "Ca sĩ indie", "Hoa hậu nhân ái", "Diễn viên kịch có công với thế hệ trẻ"... của chúng ta hiện nay hầu hết chỉ là vai diễn, không thật là cá tính gốc của họ mang vào hoạt động nghệ thuật (được họ xem là nghiệp của họ).
Vậy thì, giữa các giá trị, chọn diễn-triết-lý cho sản phẩm cà phê là một chiến
lược không tệ. Nếu là Trường vào thời điểm Trung Nguyên ra đời, có thể Trường cũng chọn chiến lược này (Còn thời điểm này, Trường đã có những chiến lược khác)

Anh Hào nghĩ: Triết lý cafe của anh Vũ, cũng như triết lý phở của Hà Nội, sẽ khó tồn tại lâu dài nếu không chịu có một cái nhìn cởi mở hơn, ít hằn học hơn với thế giới bên ngoài.