Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013
CÁI LÍ CỦA TRIẾT CÀ PHÊ- tiếp và hết
*** Khát vọng quyền lực và tiền bạc là hai lĩnh vực siêu nhạy cảm và tuyệt đối cấm bày tỏ, ngay trong phạm vi gia đình cũng kiêng kị, chưa nói bày tỏ ra trước đám đông.
Nhìn cách khác, người Việt thường dị ứng với sự nói thẳng nói thật khi gán cho nó rất nhiều tính từ xấu và, đặc biệt thích làm nô lệ. Chỉ có ý thức của người nô lệ mới thường trực sự căm thù các ông chủ của quyền lực và tiền bạc đến thế.
Với các phát ngôn của mình, Đặng Lê Nguyên Vũ không hề vĩ cuồng vì đơn giản, khả năng và điều kiện để trở thành ông Vua cà phê thế giới là hoàn toàn trong tầm tay một người Việt nam. Vũ, cũng như bất kì ai có cùng mơ ước, chỉ thiếu một thứ: bệ đỡ từ chính đồng bào mình.
Bạn nào hay đi chợ ở Mỹ có thể kiểm nghiệm điều này: trên các kệ sản phẩm từ châu Á, nếu hôm nay có thêm một loại trà made in china mới thì yên tâm, loại trà cũ đồng hương nó vẫn ê hề. Hàng Việt ngược lại. Vinacafé, nước mắm Chin su xuất hiện thì mất dạng G7, Phú quốc mà bạn quen dùng.
Phong cách kinh doanh thì thế còn công luận, thật khó để tìm một bài báo cổ vũ vỗ tay vào cho ông chủ Trung nguyên trừ phi chính Trung nguyên trả tiền để được đăng, chưa dám mơ ai đó tôn vinh Vũ như một thần tượng, để rất đông một lớp người trẻ uể oải mỏi mòn kia bắt chước học hỏi theo. Chân tình thiện chí lắm cũng chỉ nhẹ nhàng chỉ giáo Vũ nên nói ít đi. Nói ít đi, làm sao còn là Vũ. Nó tương tự như khuyên Phạm Nhật Vượng nói nhiều lên hay Đoàn Nguyên Đức phải phát ngôn thật lịch lãm văn hoa vậy.
Rất thừa nhưng không thể không nhắc, còn một thứ mang sức công phá và hủy diệt ngang bom nguyên tử khát vọng lớn của các ông chủ Việt: cơ chế chính sách và con người cụ thể thực hiện cơ chế chính sách ấy.
*** Tuy nhiên, những trở ngại khách quan như trên không phải là nguyên nhân chính dẫn đến những điều lí ra bình thường trở nên vĩ cuồng bởi, Beo tin rằng Starbucks thuở xuất phát ban đầu cũng gặp phải những điều tương tự.
Ưu thế vốn lớn, chiến lược marketing giỏi...chỉ là yếu tố phụ trợ, điều khiến Starbucks vượt lên thống lĩnh toàn cầu chính là thứ nước lã có mùi cà phê kia.
Nó là sự sáng tạo, là phát minh chiều chuộng được vị giác cả thế giới, từ Âu sang Phi sang Á.
Ngay cái quán nhỏ Beo kể trong entry trước, việc sáng tạo cũng được đặt lên hàng đầu. Quy trình rang xay thế gần như cho ta uống cà phê sống và thật thú vị, quán kín mít tịnh không mùi cà phê. Cái mùi đậm tính triết học ấy chỉ ngào ngạt khi bạn đưa sát li vào miệng.
Quay lại với cà phê Việt. Bạn có thể làm một thí nghiệm thế này, dễ thực hiện vô cùng.
Pha 2 li G7 và Vinacafe cùng loại 3 trong 1, bỏ thêm chút bột sữa vào li vina và chút bột cà phê vào li G7. Giờ hãy uống thử và đố bạn phân biệt, đâu G7 đâu vina.
Sáng tạo mới chỉ dừng ở việc gia giảm tí sữa tí đường ranh cháy cạnh rang cháy đen thì còn lâu mới mong uy hiếp được Starbucks, ngay cả trên quê hương mình.
*** Starbucks còn một sức mạnh tiềm ẩn nữa khi vào Việt nam.
Khi bạn phải vắt chân lên cổ cho kịp giờ quẹt thẻ từ qua cửa nơi làm việc mỗi sáng, khi ông phó thủ tướng đuổi được hết 30% công chức hiện nay ra ngoài biên chế...thì khi ấy, bạn buộc phải chọn hoặc làm li starbucks cho nhanh uống xong quăng luôn cốc vào thùng rác hoặc, vượt cho cố 30 giây đèn đỏ để rồi đến ngồi đồng 3 tiếng ngóng đợi từng giọt cà phê rơi, trong quán của những người sành điệu.
Starbucks không dành cho thế hệ ngồi đếm ăn từng bữa và dĩ nhiên, cũng không dành cho trọc phú khoe giàu bằng những món cho vào mồm.
Người ta dùng Starbucks khi đã đạt đến sự đủ. Tức ngay cả ăn ngon cũng không thành vấn đề chiếm quá nhiều suy nghĩ (như hiện nay) nữa.
Mang cái lí của giai đoạn thòm thèm ra chứng minh sẽ tất thắng giai đoạn đủ, e rằng ngược.
Nói Starbucks mang theo một lối sống khi vào Việt nam, cũng là vì vậy.
CÁI LÍ CỦA TRIẾT CÀ PHÊ
Lạ nghe, không sót ai không cho rằng starbucks là biểu
tượng cho cà phê, cho phong cách uống, cho tất thảy những gì thuộc về cà phê Mỹ,
trong cơn sóng luận chiến về cà phê, khơi nên bởi câu nói, nay thành danh ngôn,
của ông chủ Trung nguyên: Starbucks chỉ là nước lã pha mùi cà phê.
Trước khi nghênh ngang bàn những thứ vĩ đại như văn
hóa hay triết lí cà phê, Beo kể chuyện uống
cà phê Mẽo trước.
Mang Starbucks so sánh với Trung nguyên là điều cực
kì khôi hài vì, Starbucks chỉ là một loại nước giải khát, giống như Coca Cola hay Bò
húc vậy.
Phải so sánh với thứ cà phê nhâm nhi (tạm đặt) này mới tương đồng.
Thingking
cup
là một từ tiếng Anh nguyên sơ nó có nghĩa, ông nhà văn nhà thơ đang bị tịt ngòi
tự dưng bật ra sáng tạo mới. Câu này trùng khớp tuyệt đối với (một trong nhiều)
slogan của Trung nguyên: khơi nguồn sáng tạo.
Tiệm cà phê
này tương tự như cà phê Nhân HN, tức người ta không vào đây uống cho đã khát
hay nuốt trôi thật nhanh bữa sáng, mà ngồi cả tiếng đồng hồ vừa ngẫm nghĩ cái sự
đời hay chém sạch sành sanh gió bão, vừa thưởng
thức thứ đồ uống trên cả cầu kì, nếu nghe đủ quy trình chế biến.
Cà phê hạt được
nhập về từ 15 quốc gia trồng cà phê nổi tiếng - trừ quốc gia xuất khẩu cà phê lớn
thứ nhì thế giới :( Mỗi lọai sẽ được rang xay theo cách riêng. Ví dụ loại từ Rwanda
mà Beo uống trên hình, hạt nhập về được để trong trạng thái tĩnh 36 tiếng, sau
đó được “rang” trong máy quay li tâm chậm ở nhiệt độ 24độ trong…7 ngày. Pha bằng máy, và double brew, tức pha
hai lần hay tái pha, trước khi rót ra cho khách.
Tất cả quy trình này là mày mò sáng tạo riêng của chủ
quán - nguyên nhân viên của Starbucks. (bàn
về hai chữ sáng tạo này sau).
Mùi cà phê không ngát sộc vào mũi như Starbucks hay Trung
nguyên, mà nó ngấm tận…chân răng, phảng phất đắng ngọt trong miệng. Tuyệt đối
không có vị chua hay ngầy ngậy béo thường thấy trong các loại cà phê Việt và,
tuyệt đối khác lạ với tất cả các loại cà phê những nơi khác.
Ngày thường quán cũng hiếm khi có chỗ trống, thứ bảy
chủ nhật thường xuyên phải…xếp hàng từ ngoài đường chờ. Vậy nhưng, ông chủ quán chưa có ý định nhân bản và lại càng
không có ý định …đăng quảng cáo trên báo.
Ngắm trời xanh ngăn ngắt, tuyết lấp lánh rơi như
muôn ngàn hạt kim sa, nhâm nhi li Rwanda nhấp nháp cái bánh ngọt trong quán nhỏ ấm áp, hỏi có đẳng cấp xã hội nào hưởng thụ cao hơn thế nữa.
Còn tiếp