Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

NGUYỄN ĐỨC KIÊN: KHÔNG PHẢI KHỞI ĐẦU VÀ CŨNG CHƯA KẾT THÚC-KÌ 2



(Mặc định chữ lãnh đạo Beo dùng trong entry này để chỉ quan chức Việt từ hàm bộ trưởng trở lên tới tứ trụ)
1.  
Khi Beo viết rằng, phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên sẽ là phiên tòa hay nhất trong vòng hơn 20 năm trở lại, bao gồm 2 mặt.
Thứ nhất, sẽ được chứng kiến việc tranh tụng pháp lý hay nhất trong lịch sử pháp đình thời đổi mới. Sự việc  diễn ra đúng như thế và đã được báo chí tường thuật tương đối đầy đủ (quãng 50%), Beo không nhắc lại  nữa.
Thứ hai. Đây không phải là trường hợp khởi đầu và cũng chắc chắn  chưa kết thúc cho một loại án mà dân gian lâu nay gọi là án bỏ túi. Nhưng lần này, không phải án bỏ túi cho mấy vị làm chính trị vặt hay đồng hương đồng nghiệp che chắn nhau dăm vài năm tù, mà là giới tinh hoa của  xã hội văn minh: doanh nhân.
(Trong xếp hạng của Beo, Dương Chí Dũng  không phải doanh nhân).
2.
Quan tâm hàng đầu của những người quan tâm đến vụ việc: ai, thế lực nào  đánh ông Kiên?
Có một tin đồn lan truyền lâu nay trên mạng, ngay sau lúc ông Kiên bị bắt (quãng 5pm), một cú điện thoại đã gọi sang Mỹ cho chủ nhân trang Quan làm báo: “Nhập kho rồi nhé”.
Chuyện ấy là có thật.
Và có một tin đồn khác, cho rằng ông Kiên bị đánh từ các phe phái tranh chấp chuyện làm cá độ thể thao (trong tương lai khi được phép).
Chuyện này thì lại là đồn nhảm. Ông Kiên không chủ trương mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực cá độ.
Tham vọng này hiện mới xuất hiện duy nhất ở một ông chủ ngân hàng, khi bỏ ra 4 triệu đôla để mua bản quyền một phần mềm cá độ bóng đá qua mạng viễn thông.
Vậy người đánh ông Kiên nhằm mục đích gì?
Tranh chấp trong lĩnh vực tài chính. Chấm hết.
3.
Lãnh đạo được sinh ra để bảo vệ chế độ.
Sự tồn vong của chế độ phụ thuộc tuyệt đối vào tầng lớp tinh hoa. Lưu ý, tồn vong chứ không phải phát triển.
Chưa thể chế nào lấy doanh nhân đi tù làm thước đo cho sự nghiêm minh.
Luật pháp sinh ra để trấn áp tội phạm.
Ông Kiên này rồi sẽ bị quên đi rất nhanh và những ông Kiên khác không hề ngán ngại cái bản án bỏ túi làm gương kia. Bởi họ biết rất sâu sắc rằng, khi có những lãnh đạo đã đặt lợi ích cục bộ hay lợi ích cá nhân mình cao hơn sự tồn vong của chế độ, thì rồi cũng có ngày họ sẽ, hoặc thay lãnh đạo khác hoặc hơn thế, thay chế độ nếu nó không còn phù hợp.
Ai sẽ tồn tại lâu hơn,  lãnh đạo hay chế độ, để tù ông Kiên 30 năm?