" cay bỏ mẹ còn sĩ..."
***
- Con đàn bà nào mà gào lên, ôi tôi hạnh phúc quá, tao bảo đảm với mày, nó đang nằm trèo queo một mình và đếm kim phút đồng hồ, chờ thằng bồ làm tình xong với con bồ khác cách đó mấy dãy phố.
- Tại sao phải khốn khổ thế?
- Vì nó không còn cách tự an ủi hay trấn an mình nào khác bằng cách nó tự cho rằng, giá trị của nó cao hơn con kia.
- Giá trị gì cao hơn giá trị thân xác con đàn bà. Mồm nó nói yêu thương mà tay nó lại ôm ấp con đàn bà khác thì mọi giá trị chỉ là sự tự tưởng tượng.
- Giá trị tinh thần.
- Tức là trong lúc nó ôm ấp con kia thì đầu óc nó nghĩ đến con này à?
- Uh. Thì thế nó mới phải gào lên ta đang hạnh phúc vì thằng đàn ông ấy không yêu ai bằng ta.
- Ô là la. Ca tâm lý này rất lạ với tao. Đàn bà xứ tao sung sướng hơn nhiều vì không phải sống hai mặt, tách tinh thần ra khỏi thể xác như vậy. Nó yêu mày nhất thì nó phải cưới mày làm vợ, phải ôm ấp mày hằng đêm. Tình yêu và tính sở hữu không bao giờ tách rời ra được, đó là một khối thống nhất.
- Không chỉ thế, tao đồ rằng đó còn là cách nó nghĩ rằng đã trả thù được đối phương: Chúng mày ko thể làm tổn thương được ta.
- Cách trả thù của kẻ yếu thế, thua cuộc.
- Uh. một cách trả thù chỉ tự làm lố bịch vì gặp thằng hời hợt, rũ gánh tiếng Sở Khanh cho nó. Gặp thằng hiểu biết hơn, thì nó cười mũi, cay bỏ mẹ còn sĩ.
- Xã hội chúng mày ứng xử thế nào với những ca thế này?
- Thì chúng tao cũng giả vờ tin rằng nó đang hạnh phúc quá trời đất.
- Ô là la. Chúng mày diễn kịch tập thể giữa đời thường à?
- Vụ này mang tính cha truyền con nối. Đói mềm người nhưng vẫn tươi tỉnh cháu vừa ăn xong, từ chối lời mời ăn cơm. Sự giả dối đó được ca ngợi như một nét văn hóa nữa cơ. Đứa trẻ biết nói dối ấy sẽ được bố mẹ khen ngoan và bố mẹ nó được nêu gương là những người biết dạy con.
- Văn hóa của những nghịch lý trí.
- Ha ha, chính xác thế. Xứ tao đàn bà rất sợ bày tỏ tình cảm thật, đặc biệt là sự thất bại trên tình trường. Có bị thằng đàn ông đá đít vẫn cố gắng diễn sự trên cơ đại loại như, em thôi, anh ấy năn nỉ thấy thương luôn, nhưng em vẫn cương quyết thôi.
- Tại sao phải thế?
- Tao nghĩ căn nguyên là tự ti về sự hèn kém.
- Bọn quý tộc xứ mày ứng xử thế nào trong những trường hợp thế?
- Xứ tao không có giai cấp ấy.
- Mày có chủ quan không khi nói thế?
- Không hề. Vì quý tộc thật sự thì không có sự tự ti. Nó mặc cái áo 10 đô cũng chẳng phải lo nghĩ đứa nào bảo nó nghèo.
Thị đột ngột chuyển đề tài:
- Mà này, mày là bác sĩ tâm lý chữa cho tao hay tao là cố vấn tâm lý của mày thế.
- Ha ha, hôm nay tao sẽ không lấy tiền mày. Tao hỏi mày câu cuối: tại sao mày dám nói ra mày là kẻ bại trận?
- Thế nên tao mới phải tìm đến bác sĩ tâm thần.
(còn tiếp)