Mình đi qua chừng hơn 20 thành phố ở Mỹ, trừ
Las Vegas và New York có mật độ các cơ sở giải trí dày đặc, tất cả các thành phố còn lại, đều thua Sài gòn về số lượng.
Có thể khẳng định ngay và luôn và chắc chắn như thế. Thậm chí, cụm rạp chuyên
chiếu phim của các nhà làm phim độc lập, cũ kĩ như cái rạp Tháng Tám hồi bao cấp
ấy. Hôi, có lần mình còn bị rệp cắn.
Người Mỹ đi đứng nằm ngồi, lúc nào cũng ôm quyển
sách, không giấy thì điện tử. Nhà mà có 1 cái toilet có khi phải sắm thêm mấy cái bô. Đến ngồi ăn xin cũng đọc, nói có sách mách có chứng bằng hình,
chả điêu.
Nhưng giời ạ, chúng nó không đọc Cô giáo Thảo hay chat chit phây nọ búc kia. Chúng nó học bài. Ngay người già chả phải học hành gì, mình để
ý cũng ít đọc sách văn học.
Về sự yêu chiều của cả xã hội, các nhà văn Việt
nam quá sung sướng khi so với Mỹ, chí ít là trong các hiệu sách. Ngay Boston
này, mình quần nát chưa tìm ra khu nào tập trung nhiều hiệu sách như vòng vòng
Lê Lợi Nguyễn Huệ. Mỹ rất ít hiệu sách và quầy sách văn học gần như là nhỏ nhất
trong tiệm. Có khi còn bị dúi vào tít góc xó.
Các tác phẩm cổ điển khắp thế giới, lọai
mà ở Việt nam khi đánh giá trình văn hóa
ai, đều lấy việc đọc nó hay chưa làm chuẩn, nằm đầy trên các kệ đại hạ giá.
Cũng chưa gặp ở đâu các vĩ nhân đỉnh của đỉnh ấy,thóat tấm biển sale off 4-50% cả.
Thanh niên Mỹ giải trí ở đâu ? Chịu, chẳng biết.
Chỉ tòan thấy chúng nó đâm đầu vào học. Học như điên ấy. Mọi lúc mọi nơi coi hình thì rõ. Tầm chiều tối, thư viện
kín đặc ko một chỗ trống, ngồi bệt cả ra hành lang. Một bên sách một bên ly
càphê trên đùi cái máy tính, miệt mài đến khi thư viện đóng cửa.
Chuyện học, có khi phải kể kĩ kĩ, vì nhiều bạn quan tâm hỏi han quá.
còn tiếp
còn tiếp
Ý dòng chữ: Một đồng cũng là nhiều ạ, xin cảm ơn. Giai ý đang đọc cuốn truyện trinh thám. |
Các tác giả được coi là thước đo về văn hóa và tri thức tại Vn. Mua 2, cuốn thứ 3 lấy miễn phí. |