Hơi dài, nhưng đặc biệt giá trị. Của một bạn có nick Yevon
III.
Sự Thật?
3.1. Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi?
Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu OP cơ bản khác
nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng.
Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp, ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ
“ dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip
cơ bản là motip “ Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “ Tấm – Cám là chị
em ruột sinh đôi.”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng
như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “ chị em sinh đôi” là rất lớn. Theo thống
kê, ít nhất nó bao gồm:
chiếm tới 2 trong tổng số 3 bản Chăm thu thập được.
các bản Campuchia
Bản Tấm Cám VN ( bản của Landes và bản của Jeanneau)
Các bản của dân tộc ít người trong phạm vi VN.
*. Nếu theo motip “ dì ghẻ con
chồng” thì diễn biến câu chuyện
thường là:
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó”
là người thân cô ta đầu thai.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự
hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh
tráo.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi
nước.
*. Nếu theo motip “ chị em
sinh đôi” thì câu chuyện sẽ
thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể:
- Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và
Tấm bị Cám tráo giỏ.).
- 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó”
không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả ( vì bà mẹ vẫn còn sống sờ
sờ kia). “ Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội.
- “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự
hội và gặp gỡ “người ấy”.
- “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
- Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và
đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em
sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng.
- Tro Bếp tái sinh liên tục.
- Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
Ending:
- Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố gắng giống chị để
tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý
do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em.
Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “ liếc thì có vẻ
giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “ dì ghẻ con chồng”, nó mang
ý nghĩa “ tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó ( tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra
phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo
motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố
đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện.
Để hiểu rõ hơn, tôi nêu ra list các ending:
- Tày: Tua Gia Tua Nhi ( Mẹ vua sai Tua Gia khoan về nhà mà giả làm người bán
bánh. Hoàng Hậu Tua Nhi ko nhận ra, hỏi cô bán bánh làm sao mà trắng đẹp thế,
cô trả lời nhờ tắm nước sôi. Hoàng hậu hí hửng làm ngay, chết.)
- Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ.
Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi.
Sau mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng
khóc giúp đâu.”)
- Campuchia: Neang Kantoc ( Hoàng hậu giả Neang Chong Angkaat chạy vào rừng, mất
hút vĩnh viễn ko ai còn nhìn thấy. ---- > làm điểm tâm cho cọp beo. Cha thì
bị cá sấu lôi đi)
- Myanma: Bé (Hoàng hậu giả đòi đem gươm thần phân xử. Gươm thần giết người,
vua làm mắm biếu dì ghẻ)
- Xre: Gơ Liu ( Gơ Lat bị hoàng tử lệnh làm mắm)
- Hre: Ú (. Cao bị chồng Ú giết làm đồ ăn, cha mẹ bị ong đốt chết)
- Thái: Ý Ưởi ( Nghe Ý Ưởi nói trắng nhờ tắm nước sôi, Ý Nọong nấu nước sôi, nằm
vào máng bảo Ý Ưởi giội hộ.)
Còn nhiều, nhiều, nhiều nữa. Nhưng tôi đá ra chỉ nhiêu đây thôi. Tóm lại là như thế này:
- Theo phiên bản “ dì ghẻ” thì không thể có đoạn bắt tép nhưng
thường lại thêm vào chi tiết con vật nuôi của Tấm là cha/mẹ hóa thân. Còn đoạn
kết luôn là Hoàng hậu giả bị vạch mặt và bị chủ yếu là chồng của Tro Bếp biến
thành mắm cá ( quái quỷ gì mà dân xưa ghiền mắm cá thế ko biết, tận đến cả Châu
Âu như Ý cũng mắm cá) hoặc “nhẹ nhàng” hơn là bị thần thánh ( thánh kiếm, thần
linh) hay động vật ăn thịt “thưởng thức” ( như bản Campuchia một người chạy vào
rừng chơi với beo, 1 người chơi với cá sấu).
- Theo phiên bản “ sinh đôi” thì câu chuyện nghiêng về xung đột chị
em và nhấn mạnh sự giống nhau của 2 người. Bắt buộc phải có vụ bắt tép để phân
xử ai chị ai em. Chi tiết “con cá là cha mẹ” bị loại bỏ. Tấm phải chết vì nước
sôi. Cái chết của Cám liên quan đến chủ đề “ sự đánh tráo” nhiều hơn. Do Tấm
sau khi trở về đã trắng hơn trước, Cám cấp tốc tìm cách trắng như Tấm để nhanh
chóng giết người và tráo đổi lần nữa. Tấm thật thà giải thích nguyên nhân mình
trắng ( Bởi thế nên đoạn giữa của motip “sinh đôi”, Tấm bị giết hầu như phải vì
bị giội nước sôi hoặc là bị chặt cau rồi rớt vào hố nước sôi,… bắt buộc phải có
nước sôi). Cám hý hửng làm theo ( hài hước hơn là Cám rủ Tấm cùng đi … tắm trắng,
nấu nước, rồi bảo Tấm giội phụ, Tấm thật thà giội giúp, ai ngờ… như bản của
Thái.)
Nhưng vấn đề ở đây là ending theo phương pháp “trừng phạt” cho cả mẹ con Cám lại
có thể áp dụng luôn cho cả motip “ chị em sinh đôi” miễn là cho Tấm đứng ngoài.
Sự lộn xộn đến từ chỗ này.