Kính cụ Phọt Phẹt, nhà con
cóp cái quá hay này từ cụ mà còm xin phép mãi bên nhà nó không hiện ra.
1.
Thế kỷ 21, hay là một hệ thống tư duy phi đối nghịch.
Chuyến thăm của bạn thân anh sang Hoa
Kỳ, một cựu thù tưng tham chiến ngót 20 năm ở Việt Nam, cộng thêm với ngót 10
năm trước đó hậu thuẫn cho cuộc chiến xâm lược của người Pháp cũng ở Đông
Dương, là một sự kiện gây chú ý. Điều gì đang diễn ra trong thế giới này, khi
những kẻ thù từng bất cộng đái thiên tìm thấy chung một tiếng nói cho những vấn
đề của hiện tại và tương lai?
Cũng tương tự cái khái niệm về chủ
nghĩa tư bản nguyên thủy đã chết từ lâu trong xã hội Mỹ, một quan niệm về chủ
nghĩa cộng sản nguyên gốc Mác Lê cũng đã ngỏm từ lâu ở các xã hội dạng như
Trung Quốc hay Việt Nam .
Những nước đã đạt tới trình độ phát triển cao, đều có sự ứng dụng song hành
nguyên tắc kết hợp của hai thứ chủ thuyết này. Chẳng hạn những xã hội Bắc Âu,
một mặt đề cao nguyên tắc tự do cạnh tranh của kinh tế thị trường, bảo vệ tư
hữu (những nguyên lý căn bản của TBCN) nhưng lại thông qua chính sách thuế và
hệ thống phúc lợi xã hội rộng khắp để tái phân bổ các nguồn lực xã hội, nhằm đạt
tới một xã hội phát triển và hài hòa (những nguyên tắc thiết yếu của CNXH). Những
xã hội này phúc lợi rất cao, và có mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới,
chất lượng cuộc sống cũng đạt tới ngưỡng như vậy.
Bọn chã nhao nhao phản đối, Bác Lãng dạy
thế sai rồi. chúng thường lắp bắp: "chúng ta tự thay đổi chứ đ… phải là
người Mỹ", vì vậy mà chúng ta đang xích lại gần phương tây. Tư duy kiểu
bọn chã đến thằng ngu nhất nước Mỹ nó cũng phải cười. Tất nhiên chúng ta phải thay
đổi, còn dân Mỹ thì nó luôn phát triển nhất thế giới chính vì nó luôn luôn tự
thay đổi. Anh có nói về mặt bản chất giờ không còn cái gọi là chủ nghĩa cộng
sản nữa chính là vì nhận thức chung trên thế giới hiện không còn chỗ cho những
xu hướng cực tả hoặc cực hữu thái quá. Những xã hội còn xót lại như Bắc Hàn hay
Cu Ba rồi cũng không thoát khỏi quy luật chung, khi phải hướng tới một sự tiệm
cận về mặt ý thức với xu hướng chung của thế giới. Nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản
là việc chống lại chủ thuyết cào bằng, triệt tiêu khả năng sáng tạo cá nhân,
thì rõ ràng người Mỹ luôn chống và cả người Việt Nam hiện nay cũng đang chống lại
thứ đó. Còn nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là việc hướng tới một xã hội hài hòa,
có tính công bằng tốt hơn và phúc lợi cộng đồng đảm bảo, thì người Mỹ và toàn
thế giới đều đang phấn đấu tới mục tiêu đó, tất nhiên bao gồm cả chính chúng
ta. Nói cách khác, toàn thế giới hiện nay đều thống nhất với nhau ở cùng một
mục tiêu: "Tiêu diệt những thể chế, những rào cản làm triệt tiêu động lực
xã hội (tính cào bằng cực đoan của chủ thuyết Mác Lê) nhưng cũng đồng thời hướng
tới mục tiêu tạo dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn (chính sách xã hội
rộng khắp, tái phân phối và hạn chế bớt hố sâu phân cách giàu nghèo, những mặt
trái điển hình của hệ thống kinh tế dựa trên tư hữu - chủ nghĩa tư bản). Hãy nhìn
vào thực tế này, luật pháp Mỹ hiện tại bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất quyền
tư hữu và sở hữu cá nhân. Mặt khác nó cũng bảo vệ nguyên tắc chống độc quyền và
nhất là bảo vệ quyền tồn tại và hoạt động không thể xâm phạm của các tổ chức
nghiệp đoàn, công đoàn độc lập, vốn là một dấu ấn không thể bàn cãi của chủ nghĩa
cộng sản. Nếu nói một cách hoàn toàn xác đáng rằng chủ nghĩa cộng sản cực đoan
đã chết từ lâu, thì cũng xác đáng nhiều hơn khi nói rằng chủ nghĩa tư bản cực
hữu cũng đã từ lâu không còn đất sống. Những xã hội văn minh luôn là sự kết hợp
hài hòa của các điểm tiến bộ trong mọi học thuyết dù nó đến từ Mác hay những nhà
lý luận giường cột của lý tưởng Tư hữu tư bản.
… Mọi lý thuyết đều không phải là điểm
chết đóng khung để những đứa tư duy dậm chân tại chỗ như bọn chã đem ra tụng
niệm. Bọn chã cần cập nhật thêm các kiến thức về quản trị xã hội hiện đại. Gần
đây anh của các chú sa đà vào con đường trụy lạc ngày đêm kiếm tiền nên ít để ý
đến sách vở hàn lâm, nhưng cũng đủ để biết rằng hầu hết các nhà lý luận hiện
đại đều thống nhất với nhau ở một mô hình xã hội Dân chủ - Pháp quyền.
Sự khác biệt về cách thức đi lên khiến
mô hình tổ chức xã hội thượng tầng của Việt Nam và Mỹ hiện tại rất khác nhau.
Nhưng mục tiêu phát triển xã hội có thể nói là hoàn toàn giống nhau. Có lẽ anh
nên mượn câu phát ngôn của cụ Giáp, một nhân vật lịch sử mà anh rất kính mến
"Bạn ơi, chủ nghĩa xã hội là bất cứ thứ gì mang lại hạnh phúc cho nhân
dân". Câu này cụ Giáp nói bằng tiếng Pháp, đại loại dịch nôm ra thì nó
thành như thế.
2.
Sự cáo chung của những ý thức hệ đối nghịch.
Có lẽ nên nói một cách cụ thể hơn, đó
là sự cáo chung của ý thức hệ cộng sản thuần tuý và đồng thời là ý thức hệ tư
bản nguyên thuỷ.
Tiền đề để nhận xét một chính thể
đang đi theo một chủ nghĩa gì, biểu hiện ở hệ thống luật pháp mà chính thể ấy
đang dựng ra để quản trị xã hội là thứ luật gì.
1. Tại sao Lãng anh nói chủ nghĩa tư bản
đã chết? Chủ nghĩa Tư Bản, hay nhà nước Tư Bản vào thời của Marx là chính thể
được dựng lên để bảo vệ quyền lợi tối thượng của giai cấp hữu sản. Luật pháp được
dựng ra để bảo đảm quyền sở hữu tư nhân là bất khả xâm phạm. Cũng với luật đó
quy định về cách thức phân chia giá trị trong xã hội thông qua quyền sở hữu. Nền
sản xuất lớn tư bản tự nó đã phát triển vượt bậc dựa trên cơ sở đó, khi mà sở
hữu gắn liền với phân phối và khuyến khích khả năng sáng tạo lên đến mức cao nhất
của mỗi cá thể. Vào thời của Marx, chủ nghĩa Tư Bản, nói cách khác nhà nước Tư
Bản không có khái niệm phân phối lại. Chính quyền được giai cấp hữu sản dựng lên,
kiểm soát và chi phối nó, ngân sách được dùng để duy trì bộ máy nhà nước, quân
đội, cảnh sát, tất cả chỉ nhằm một mục tiêu là đảm bảo trật tự cho quyền sở hữu
tư nhân và quyền thụ hưởng của cải xã hội gắn liền với quyền sở hữu ấy. Biểu hiện
căn bản nhất của chủ nghĩa Tư Bản là hệ thống luật của nó được dựng ra để bảo
vệ quyền sở hữu tư nhân và bảo vệ quyền được thụ hưởng (phân phối) giá trị gắn
với quyền sở hữu ấy.
Ngày nay, với sự tồn tại của các nhà
nước phúc lợi. Thứ chủ nghĩa ấy đã chết. Đặc thù nổi bật của chủ nghĩa tư bản
là quyền phân phối gắn liền với quyền sở hữu. Có tài sản thì mới có tiền. Của
ai nấy hưởng. Luật dựng ra để bảo vệ và duy trì hình thức sở hữu và phân phối
duy nhất ấy. Nhưng khi nền sản xuất xã hội đã phát triển đến một trình độ cao,
tổng của cải do toàn xã hội tạo ra đã đạt đến một ngưỡng nhất định, chính dưới
tác động của các học thuyết yêu cầu về tính công bằng như của Marx, các phong
trào công nhân đã buộc bản thân những xã hội tiền tư bản phải có sự biến đổi.
Việc phân chia của cải xã hội được tiến hành theo một hệ thống kép. Bên cạnh
việc tiếp tục duy trì phân phối gắn với quyền sở hữu, nhà nước can thiệp vào hệ
thống tái phân phối thông qua việc đánh thuế và đưa giá trị phân bổ vào các
chương trình phúc lợi như y tế, giáo dục, trợ cấp thất nghiệp... Quyền phân
phối những giá trị đó, được xây dựng gắn với một hình thức khác là sở hữu cộng
đồng, hiểu theo nghĩa ai cũng có phần trong lợi ích của nhà nước mà họ dựng
lên. Hệ thống luật pháp do đó có sự thay đổi. Bên cạnh việc duy trì các điều
luật bảo vệ quyền sở hữu và thụ hưởng tư nhân là một hệ thống luật khác được
dựng lên để đảm bảo việc thực thi các chương trình phân phối lại. Sự thay đổi
này, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa Tư Bản truyền thống. Sự ra đời của
kênh phân phối lại dựa trên một dạng sở hữu có tính cộng đồng như thế về cơ bản
đã làm thay đổi bản chất của các xã hội phương Tây. Cùng với các chương trình
xã hội ngày càng được cải thiện, phúc lợi toàn xã hội ngày càng cao, có thể nói
đã dẫn tới sự ra đời của một mô hình tổ chức xã hội mới: Nhà nước phúc lợi -
pháp quyền. Ở vấn đề này, anh thấy trên kia có trường hợp gái Lumine nói rất
đúng, mốt bây giờ là trào lưu và khái niệm về xã hội dân sự, hay Civil society.
(Lumine, hàng họ như nào mà dám vào ghẹo Lãng anh? )
2. Chủ nghĩa cộng sản còn tồn tại không?
Nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là nhà nước gắn với sự cai trị của Đảng cộng sản,
thì chừng nào còn ĐCS, chừng đó còn chủ nghĩa cộng sản. Hiểu như thế, đúng là
thang bậc cao của trình ngu dốt.
Bất cứ một chính Đảng nào cũng có một
chương trình hành động và một lý tưởng mà đảng viên phải tuyên thệ trung thành.
Lý tưởng của đảng ấy là cái gì, nó thể hiện ra như thế nào. Anh xin thưa, nó
thể hiện ra chính ở hệ thống luật mà chính đảng ấy dựng ra để quản trị xã hội.
Tại sao nước Anh có Nữ Hoàng được xác
lập vị trí thông qua thế tập, nước Mỹ có Tổng Thống được xác lập vị trí thông
qua bầu cử, nhưng hai nước ấy vẫn được coi là có chủ thuyết giống nhau. Anh xin
thưa, chính vì hệ thống luật pháp của chúng về cơ bản là như nhau. Cuối cùng
chính hệ thống Luật và Hiến Pháp sẽ quyết định một thể chế đang là cái gì, chứ
không phải ở việc một đảng cầm quyền mang tên gọi là gì, có xuất phát điểm từ
lý tưởng gì.
Từ những thay đổi về pháp lý trong nhiều
năm qua, hệ thống luật của Việt Nam
đã biến đổi như thế nào? Từ chỗ không công nhận sở hữu tư nhân, không công nhận
những thành phần kinh doanh cá thể, giờ đây, so với nước Anh, thậm chí là chính
nước Mỹ, hệ thống Luật Việt Nam không còn quá nhiều dị biệt. Từ luật dân sự,
luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập, luật thương mại... tất cả đều đã và đang
thay đổi tương thích với một tiêu chuẩn chung của toàn thế giới. Hệ thống luật,
hay nói đúng hơn là ý thức hệ của thiết chế cầm quyền, đang nói lên rằng thứ
chủ nghĩa xã hội nguyên thủy Mac Lê hiện không còn tồn tại.
Nếu giả sử cái Đảng đang cầm quyền ở
Việt Nam có tên là đảng Xanh ( hình như ở Ý có cái đảng này, đảng viên chuyên
trèo lên cây cố thủ mỗi khi có dấu hiệu chính phủ chặt phá rừng ), mà hệ thống
luật của Việt Nam vẫn cấm toàn bộ nền sản xuất cá thể và tư nhân, chỉ công nhận
sở hữu tập thể và nhà nước thì chính thể ấy vẫn đang theo chủ thuyết Communism
Lênin Stalin bất chấp Đảng cầm quyền là đảng Xanh . Luật, nói cách khác là ý
thức hệ của thiết chế cầm quyền, sẽ nói lên rằng chế độ ấy theo chủ thuyết gì.
Bọn
chã thường phê phán những sự rủi ro của nền cai trị một đảng. Anh cũng không biết
đây là các chú vô ý hay cố tình. Anh của các chú không phải là một người làm
chính trị và anh coi cái trò tranh luận về đa nguyên là cái trò vô bổ. King Maker,
hay nói đúng hơn giới nắm quyền lực thật sự ở VN không quan tâm đến chuyện đó.
Và ngoài ra Thăng long không phải chỗ để tuyên truyền hay mị dân, tuy
nhiên chú đã nhắc thì anh cũng nêu đôi lời nhận xét. Một nền chính trị độc đảng
trong những thời điểm nhất định lại có giá trị to lớn đối với lịch sử của một quốc
gia. Cho đến giờ người dân Nam Hàn vẫn còn đầy mâu thuẫn khi đánh giá về thời
gian cầm quyền của Pak Chung Hee, một nhà độc tài, nhưng ái quốc. Pak đàn áp
đối lập bằng những biện pháp đầy tàn bạo, cấm đoán báo chí viết bài chống đối,
thủ tiêu những người bất đồng chính kiến. Nhưng chế độ của Pak lại biết tập trung
nguồn lực xã hội để đưa đất nước đi lên. Những ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore, thậm chí là Nhật Bản đều có bóng dáng của sự độc đảng cai trị nhưng
đều không mâu thuẫn với sự phồn thịnh quốc gia. Trong nhiều năm liền, phương
tây vẫn nói đảng của Lý Quang Diệu đã sử dụng lợi thế độc tài của mình để kìm
kẹp và tiêu diệt các đảng đối lập. Quả là trong 40 năm qua, Lý Quang Diệu chưa
bao giờ để phe đối lập có được cơ hội vào quá 3 người trong cơ quan lập pháp.
Cũng như một viễn cảnh thống trị thế
giới sau 30 năm nữa của người TQ vẫn còn là một câu chuyện chưa đoán biết. Việc
nền chính trị độc đảng sẽ tồn tại và sẽ biến đổi theo cách thức nào đến giờ vẫn
còn là một câu hỏi ngỏ. Chắc chắn rằng hơn bất cứ ai, rất nhiều nước muốn nền
chính trị của TQ chia năm xẻ bảy, và chắc chắn rằng nền cai trị một đảng kiểu
TQ vẫn đang đảm bảo cho cường quốc ấy đi lên. Nhiều người nói rằng tương lai
tất yếu cuối cùng nó phải là sự phân chia thành cơ chế tam quyền phân lập để
đảm bảo sự chia sẻ quyền lực và giám sát giữa các hệ thống. Một số người khác,
trong đó có Lãng anh, lại đưa ra phỏng đoán rằng những chính thể như thế sẽ ngự
trị, cho đến điểm kết là một nền chính trị phi đảng phái. Cũng không có gì ngạc
nhiên khi Onwell, tác giả trứ danh của cuốn truyện giả tưởng chính trị
"Trang trại súc vật", trong đó nêu bật sự tồn tại phi nhân bản của
nhà nước xô viết thông qua một câu chuyện giả tưởng về một trang trại súc vật,
được coi là một người có thành kiến cực kỳ sâu nặng với chủ nghĩa cộng sản, thì
cũng đồng thời là người có nhận xét rằng, nền chính trị phương tây chỉ là một
nền chính trị của lũ băng đảng.
3. Trường hợp của Venezuela hoàn
toàn không phải là sự trỗi dậy của các dòng Marxism. Bọn chã ưa nhìn trên biểu
hiện bên ngoài mà đánh giá nên có những nhận xét anh nói thật rất rất viển vông
và ảo tưởng. Hugo Charvet đang làm một cuộc cách mạng xã hội. Nhưng cuộc cách
mạng ấy không làm thay đổi hệ thống pháp lý đang vận hành tại Venezuela , mà
chỉ làm thay đổi các chương trình an sinh xã hội. Venezuela
quốc hữu hóa các nguồn lợi kinh tế chính của quốc gia như giàu mỏ và hệ thống y
tế, bệnh viện nhưng như thế không có nghĩa là luật pháp Venezuela đang
tiến tới xóa bỏ sở hữu và nền sản xuất tư nhân. Nhìn bề ngoài thì thấy dường
như sở hữu nhà nước, một biểu hiện căn bản của nền kinh tế tập trung kiểu Mác
Lê đang được củng cố ở Venezuela .
Nhưng như Lãng anh đã nhận xét, về mặt bản chất đó chỉ là việc giành lại quyền
kiểm soát quốc gia những nguồn lực kinh tế đang nằm trong tay các tập đoàn và
giới mại bản nước ngoài. Chavezt đang thu hồi tài nguyên quốc gia cho người Venezuela , và
đang dựng ra một chương trình phúc lợi có tính dân túy dựa trên sự dồi dào từ
nguồn thu dầu mỏ. Chương trình đó thích ứng với quyền lợi và đặc điểm của một
nước như Venezuela .
Hệ thống pháp lý căn bản của nó, hoàn toàn không có sự thay đổi đủ để biến nó
thành một thứ chủ nghĩa khác. Ở đây Chavezt chỉ thuần túy làm một chương trình
cải cách phúc lợi xã hội lấy cảm hứng từ lý tưởng Communism, còn hình thức tổ
chức xã hội của Venezuela
có thể nói là không thay đổi. Đây cũng là một ví dụ sinh động cho thấy di sản
của Marxism vẫn còn đậm nét thế nào ở thế giới này.
Một bạn vừa tức thì gửi cho cái link nói rằng bản gốc bài
này ở đây http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/98619?listPage=date&listItem=200801