Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

XẠO?

*** Dư luận xót xa, ào ào cho
tiền, quan báo lên ngay bản chớp hình quảng bá, việc xây cầu cho một bản vùng
sâu Quảng Bình bắt đầu. Nó bắt đầu từ việc phóng viên ghi được hình ảnh một
toán các em nhỏ hàng ngày phải bơi qua sông để đến trường.


Có bổ đầu moi tim ra, Beo
cũng dứt khoát không xúc động vì cho rằng, clip đó là dàn dựng.


Nếu  là thật, trước
khi trách móc sự thiếu quan tâm của chính quyền, phải lôi cổ phụ huynh các bé
ra dần cho một trận đến nơi đến chốn. Có loại bố mẹ gì mà để con mình, giữa ngày
đông giá, giữa mùa lũ cuốn, năm này qua tháng khác, bơi đến hai lượt qua sông
một ngày. Giữa bạt ngàn gỗ mà không đóng nổi một cái bè con đưa con đi học. Một
hộ còn bảo rằng khó, cả xã chẳng lẽ không.


*** Cô rất đẹp, series vẻ đẹp
nhục dục  kiểu hoa hậu Nguyễn Thị Huyền. Cô
ăn vận cực xấu. Xấu vào hàng chiếu nhất trong giới Sbiz.


Tham gia năm bảy phim truyền
hình và vở kịch lịch sử hoành tráng, nhưng cô không lóe lên được bất cứ tia sáng
nào để hy vọng để lại dấu ấn trong làng nghệ thuật. Nói cách khác, cô bất tài.


Cô quen biết với rất nhiều nhân
vật đáng nể khu vực nói tiếng Hoa: Thành Long, một bà tỉ phú giàu lòng hảo tâm.
Nhẽ thế nên cô lấy nghệ danh sệt Tàu. Nói được ba thứ tiếng Đức Anh Hoa. Sẵn
lòng bỏ tiền túi ra  vác tù và hàng tổng.


Cô dính nhiều scandal, cũng
không vào hàng nghiêm trọng, toàn kiểu hở ngực phim giả tình thật hay PR quá
lời…


Lổn nhổn tốt xấu dở dở ương
ương nửa thương nửa ghét thế, làm đại sứ cho ngành du lịch xứ Vịt, quá  tương đồng. Chọn
một cô vừa đẹp vừa ngoan vừa có văn hóa, chẳng hóa ta đi lừa du khách. Mà cũng dễ
gì, người ta đã tin.


Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (hết)

Tướng Hưởng,


Bạn Măng nhắn tin, những tài
liệu như Beo đã post lên, tại sao ngay khi nó diễn ra các bác ở trển không cho các phương tiện truyền thông công bố, để những
luận điệu phản tuyên truyền không còn đất sống. Ví như tại thời điểm Đại sứ Mỹ
nói Lê Thị Công Nhân rất khỏe mạnh thì hàng loạt các website hải ngoại thông
qua lời thân nhân Nhân nói rằng, sức khỏe Nhân rất tệ vì các điều kiện sống
trong tù. Ví dụ khác, việc các cơ quan ngoại giao hay báo chí nước ngoài muốn tham
dự phiên toà của những người chống đối chính quyền hóa ra cực kì dễ dàng. (Beo còn
chứng kiến mấy bác hành chính toà thất vọng khi giờ chót, báo chí nước ngoài dự
phiên tòa Kù con ít hơn dự kiến nhiều quá).


Có một sự thật, rất nhiều bác ở trển không coi truyền thông chống
đối chế độ đáng gờ ram lo ngại nào cho an ninh quốc gia. Các bác ấy để tâm đến việc
làm sao
bảo vệ Đàm Vĩnh Hưng không bị xịt nước cay khi đang hát nhiều gấp bội lần
chuyện dăm chục bloggers hò nhau chửi nhà nước. Có chuyện người trong cuộc
những tưởng tạo ra tiếng hổ gầm, các bác ấy lại chỉ coi như muỗi vo ve. Và hình
như, các bác ấy có lí.


Là vì khi không phân biệt được chỗ
nào  cần biểu lộ  thái độ chính trị và chỗ nào cần ý thức công dân, trong việc ủng hộ hay chống
lại những quyết sách, đặc biệt các quyết sách dân sinh, của chính phủ, thì đừng
mơ được dân chúng ủng hộ. Chuyện biểu tình chống Tàu bờ Hồ là một ví dụ cực kì điển hình. 10 cuộc, chứ 50 cuộc thì
cũng nhõn một dúm người ấy mà thôi. Chống chính phủ không phải lúc. Nhát ma
nhầm đối tượng.


Wikileaks…


Những tiết lộ của Wikileak
không làm mảy may thiệt hại tinh thần và vật chất của các bác ở trển, vì vốn dĩ ngoại giao là lắt léo thế, nước nào cũng
y sì thế và, bác nào cũng rành rẽ những chuyện tương tự thế.


Thế nhưng, cũng có trường hợp
wikileak sẽ là tai họa người giáng với các
chú ở dưới
. Bạn nào rành tiếng Anh nên tìm đọc, vì nó khá bất ngờ (và chua
xót).


…và các ông Mỹ


Người Mỹ khi muốn chọc bánh
xe ai, rất hay dùng  cây gậy nhân quyền.


Nhưng người Mỹ lại sẵn sàng
bán cây gậy ấy cho chính chủ xe, khi hời giá.


Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ ( kì 6)


Bức điện này đánh đi lúc  20h20 ngày 12/2/2011 bởi Virginia Palmer,
tham tán chính trị sứ quán Mỹ.


Nội dung bức điện này rất đáng ngờ, không biết có phải
bị làm giả hay không, vì bên cạnh những nội dung ngược 180 độ với sự thật, còn
có cả những chi tiết bịa ra thêm. Ngay cả thời gian diễn ra cuộc gặp cũng không
đúng. Bữa cơm tối giữa Tướng Hưởng và Đại sứ Mỹ tại một nhà hàng ấm cúng trên
đường Xuân Diệu vào ngày 10/2, không phải ngày 8 như trong bức điện.


Đó là lần đầu tiên Palmer gặp Tướng Hưởng. Bà này
khiến Beo phục lăn khi dám tự tiêm lấy (thuốc chống tiểu đường) trước khi ăn.


Toàn văn bức điện như sau:


 


TÓM TẮT: Trong bữa tiệc tối
với Đại Sứ Hoa Kỳ ngày 8 tháng 2, Nguyễn Văn Hưởng, Thứ Trưởng Bộ Công An, một
nhân vật quyền lực, bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng về sự thành công của Trung
Quốc trong phong trào gia tăng ảnh hưởng “quyền lực mềm” tại khu vực, và đặt
dấu hỏi cho việc hỗ trợ của Mỹ tại Á Châu; Tướng Hưởng nói rằng các nước ASEAN
đã “mất lòng tin” vào Hoa Kỳ sau nhiều năm bị bỏ bê. Hưởng đặc biệt lo ngại về
vấn đề nhân quyền. Dù sao, Hưởng nhấn mạnh rằng “Việt Nam muốn thúc
đẩy một mối quan hệ gắn bó hơn với Mỹ,” một lời xác nhận đáng tin cậy nhất cho
những gì chúng ta cảm thấy về một sự khởi đầu cho một mối quan hệ song phương
bền vững. Kết Thúc Tóm Tắt.


CHÚNG TÔI MUỐN THÂN THIẾT HƠN
VỚI BẠN


Sau hơn một năm từ chối các
lời mời gặp mặt, Thứ Trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng, cùng với Tô Lâm, mời
Đại sứ và Cố Vấn cấp cao của Đại sứ ăn tối vào ngày 8 Tháng 2. Tại bữa tối dài
2 tiếng đồng hồ, Hưởng bày tỏ sự lo ngại của ảnh hưởng Trung Quốc ngày càng gia
tăng ở Đông Nam Á, nói rằng những giao dịch kinh doanh không ràng buộc của
Trung Quốc vô hình chung biến Burma, Lào, Thái Lan và gần đây nhất là Campuchia
lệ thuộc vào Trung Hoa. Hoa Kỳ đã "đi sau" Trung Quốc trong lĩnh vực
ngoại giao và kinh tế ở châu Á và nhiều nước trong khu vực đã "mất lòng
tin ở Mỹ,"; Trung Quốc đang chiếm lấy lòng tin đó. Hưởng nói rằng chỉ có
Việt Nam là không đi theo xu
hướng chung, nhưng ông cũng khảng định rằng, Việt Nam cũng phải khéo léo né tránh đối
kháng với Trung Quốc. Hưởng có vẻ đồng tình với ý kiến của Đại sứ
​​về việc Mỹ nên hoạt động mạnh hơn tại các nước ASEAN,
nhưng rõ ràng muốn sự quyết tâm của Mỹ trong việc cân bằng ảnh hưởng với Trung
Quốc trong khu vực


Hưởng nói rằng những can
thiệp quốc tế từ trước tới nay mang tính quan trọng bởi vì nó tạo ra sự bình ổn
xã hội( cũng như của Đảng Cộng Sản), nhưng giờ đây, nó đóng vai trò to hơn thế
nữa. Hợp tác với Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi ấy,
Hưởng nhận xét. “Chúng tôi muốn hợp tác với Hoa Kỳ trong tất cả mọi mặt, bao gồm
chống khủng bố, chống sản xuất vũ khí hàng loạt, và những cuộc viếng thăm cấp
cao. Hưởng dẫn chứng ba cuộc gặp của Phó Thủ Tướng vào năm 2009, mong muốn thăm
Mỹ vào năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Công An Anh, và sự thành công trong hợp tác
quân sự.  (Lời bình: Mặc dù có những
thành viên Quốc Hội muốn quan hệ mật thiết hơn với Nga hoặc Trung Quốc, từ Bộ
Trưởng Bộ Ngoại Giao cho tới Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, và bây giờ là Bộ Công An,
nhưng chúng ta vẫn nhận thấy mong muốn được đẩy mạnh quan hệ với Hoa Ky, bởi vì
những lợi ích kinh tế giữa 2 nước, nhưng mục đích chính vẫn là cân bằng sức ảnh
hưởng của Trung Quốc trong các nước khu vực. Chúng ta hi vọng xu hướng này sẽ
được chấp nhận tại cuộc họp chính phủ 2011, nhưng sẽ có những cuôc tranh cãi
kín rất gay gắt về vấn đề của Đảng và nhà nước trong những năm sắp tới. Kết
Thúc Bình Luận)


NHỮNG LỜI NÓI NẶNG NỂ KHÔNG
THỂ TRÁNH KHỎI VỀ NHÂN QUYỀN


Hưởng gạt bỏ những lo ngại
của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền. Ví dụ như khi Đại Sứ đề cập tới trường hợp của
Lê Công Định, Hưởng lắc tay và nói “Tôi sẽ không nghe. Anh ta là một công dân
Việt Nam .”
Hưởng phản đối chỉ trích của Phương Tây về những bản án gần đây, gọi nó là “
những cản trở nội bộ Việt Nam .
Tôi yêu cầu ông không viết những bức thư hay đưa ra bất kì tuyên bố nào.” Khi
Đại Sứ đề cập đến tình hình sức khỏe suy kém của Cha Nguyễn Văn Lý, Hưởng cho
rằng (một cách không thành thật) không hay biết gì về vấn đề đó, và nói một
cách diễu cợt “Tôi đảm bảo ông ta sẽ được điều trị bởi những người có nghiệp vụ.
Tôi không có thêm bất cứ thông tin gì về người được gọi là Cha Lý.” Đại Sứ ghi
nhận rằng mặc dù những cố gắng thúc đẩy quan hệ 2 nước, thế nhưng sự thiếu nhân
quyền của Việt Nam
đã làm chậm tiến trình ở nhiếu mặt.


 Đã có những tin đồn trong vòng 9 tháng nay là
Hưởng sắp sửa về hưu. Thế nhưng, Hưởng nói với Đại Sứ rằng cho dù chức vụ của
ông ta trong Bộ Công An có thế nào đi nữa thì ông ta vẫn nắm giữ vị trí nòng
cốt của Đảng, và có thể làm “Thứ Trưởng điều hành”. Những phân tích của Hưởng
về những chính trị gia và “lực lượng chống phá Chính Phủ Việt Nam” thể hiện một
kiến thức nghèo nàn của ông ta về hệ thống Mỹ, và đó là những phân tích rất kém.
Ông ta đã từng nghĩ rằng nhiệm vụ của Đại Sứ đơn thuần chỉ là về vấn đề nhân
quyền, thế nhưng không hiểu rằng nhiệm vụ của Đại Sứ là đại diện cho Tổng Thống
chỉnh đốn mọi việc liên quan tới quyền lực của Mỹ ở nước sở tại, trong đó bao
gồm tình báo và quốc phòng.


Ngay trước bữa ăn, người của
bộ công an tiết lộ rằng người thương xuyên đối thoại với Đại Sứ Quán là phó
tổng cục trưởng an ninh, Tô Lâm, sẽ lên chức tổng cục trưởng, vị trí đang để
trống, và sẽ được thăng lên Trung Tướng vào năm 2010. Lâm là một người khó
tính, nhưng thông minh, và mong muốn tăng cường hợp tác với Mỹ trong một số vấn
đề nổi trội.



TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì áp cuối)

II- Tướng Hưởng ăn tối với Đại sứ Michael Michalak


Mở đầu cuộc gặp, đại sứ
Michael Michalak hỏi Tướng Hưởng về tình hình biển Đông và nói muốn có vai trò
tại khu vực này.


 Tướng
Hưởng:


- Nếu Mỹ quan niệm rằng Mỹ muốn đứng giữa mối quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quốc thì chúng tôi cho rằng đó là một hạn chế của Mỹ về khu vực. Nếu chỉ
nghĩ về quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc thì đó sẽ rất hạn chế
do chính sách này động đến 6 nước trong khu vực Đông Nam Á, đụng đến vùng biển
của Nhật Bản, toàn bộ đường biển quốc tế, do đó không thể chỉ coi là quan hệ
song phương Việt Nam – Trung Quốc. Trong khi Mỹ nói rằng, Mỹ sẽ cùng các nước
trong khu vực đảm bảo sự ổn định, hòa bình trong khu vực, trong đó có quyền lợi
của Mỹ. Trong khi tôi làm việc với CIA, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tại phòng làm
việc của tôi đều nói rằng lợi ích của Mỹ và Việt Nam trong khu vực đều bị ảnh
hưởng bởi chính sách biển Đông của Trung Quốc.


Đại sứ Michalak:


- Lợi ích và mối quan tâm của chúng tôi về biển Đông là những con đường
hàng hải quốc tế và đã được quốc tế công nhận. Về phương diện cá nhân mà nói,
nếu hỏi rằng chính sách biển Đông của Trung Quốc có phải thái quá không, thì
đúng là thái quá. Nhưng theo quan điểm của Chính phủ mà nói thì chúng ta có
nhiều vấn đề, nhiều nội dung, nhiều lợi ích chúng ta cần cân bằng. Trước hết,
về biển Đông và các tranh chấp ở biển Đông là của khu vực này, gắn liền với lợi
ích các nước trong khu vực do vậy tại sao các nước trong khu vực không tự giải
quyết, không quan tâm đúng mức mà lại đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài.


Tướng Hưởng:


- Chúng tôi không yêu cầu Mỹ can thiệp. Tôi chỉ muốn hỏi rằng những chính
sách ấy có ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ hay không. Còn tất nhiên về quan hệ
song phương giữa Việt Nam
và Trung Quốc, thì chúng tôi phải tự  bàn
bạc giải quyết với nhau.


Đại sứ Michalak:


Chúng
tôi đã bày tỏ thái độ rất rõ ràng, cần duy trì khu vực này ở trạng thái mở đối
với các hoạt động thông thường và cần phải làm như vậy. Chúng tôi cũng muốn hỏi
xem Việt Nam khả năng đi xa đến mức nào, nếu như tôi đưa tàu sân bay vào khu
vực tranh chấp đó thì liệu ngài có đi cùng tôi ra tàu sân bay tham quan không?


Tướng Hưởng:


-  Nếu
ngài đưa tàu sân bay vào đó để nhằm mục đích răn đe, hay cảnh giới thì đó sẽ là
một sai lầm lớn. Cúng tôi phải mời tàu sân bay của các ngài ra khỏi khu vực
tranh chấp ngay lập tức. Chúng tôi nói về phương diện khác, phương diện về thái
độ. Thí dụ gần đây, cơ quan tình báo hai nước thường đặt vấn đề trao đổi tin về
chống khủng bố và một số việc khác. Muốn vậy, quan điểm hai bên phải phù hợp.
Về chủ quyền của mình tại một số hòn đảo ở biển Đông, Việt Nam có những dấu ấn lịch sử tại đó
để minh chứng.


(Hai người nói về 
món ăn và khẩu vị)


Tướng Hưởng:


Những
người chống đối Nhà nước trước đây, chúng tôi vẫn cho phép họ gặp những nhân
viên nước ngoài trong đó có các nhân viên ngoại giao Mỹ. Thế nhưng những người
nước ngoài sau khi đã được gặp mặt những nhân vật này thường đưa ra những thông
tin không chính xác. Tôi thấy, tất cả những người mới của sứ quán đều vào Huế
để gặp Nguyễn Văn Lý hay xin gặp Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân. Ngài giải
thích với tôi, đó là những nhân vật mà phía Mỹ quan tâm. Nên ngài phải rút kinh
nghiệm rằng, sau này có đi địa phương cứ đi vào các trại mồ côi, người ta nhìn
vào các ngài sẽ khác.


Đại sứ Michalak:


- Cảm ơn ngài Thứ trưởng, ngài đã rất có nhã ý tạo điều kiện cho tôi gặp
những người chúng tôi cần, và tôi đánh giá cao sự giúp đỡ của ngài. Năm ngoái
cũng có trường hợp Việt Nam
bắt quay về nước ngay tại sân bay, không cho nhập cảnh. Chúng tôi đã nói với
những người dân của mình rằng, nếu bạn thuộc một tổ chức nào đó thì rất có thể
khi nhập cảnh Việt Nam .
Chúng tôi cũng nói với họ rằng, chúng tôi không nhất trí với các quy định của
pháp luật Việt Nam
và hai bên sẽ thảo luận thêm về vấn đề này. Các ngài đã cho phép Thượng nghị sĩ
James Webb đến thăm 2 chủng viện phía Bắc và phía Nam . Tất cả những điều này đã có
tác động rất tích cực đối với quan hệ song phương Việt – Mỹ. Tuy nhiên như vậy
là chưa đủ. Và những điều chúng ta đang nói đây là để cùng nhau tìm ra một
phương thức phù hợp. Chúng tôi muốn bố trí một chuyến thăm nữa của Ủy ban Tự do
Tôn giáo Quốc tế (UB). Tại chuyến thăm lần trước, UB đã làm không được tốt lắm
và lần này tôi biết họ sẽ làm thế nào. Và tôi cho rằng, việc tạo điều kiện cho
họ làm việc tại Việt Nam
sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị 2 nước. Chúng tôi đi bất cứ
đâu cùng họ, họ nói lại những điều họ cảm nhận, chúng tôi nói lại những điều
chúng tôi cảm nhận và đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ đã không nhất trí với những gì
 UB báo cáo lại. Hãy cứ để cho họ đến
những nơi mà họ muốn, nói những gì mà họ muốn, còn chúng tôi sẽ nêu lên ý kiến
riêng của bản thân. UB khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC nhưng Bộ
Ngoại giao Mỹ đã nói: “Không, không có lý do để làm như vậy”. Gần đây có một tổ
chức quốc tế mà tôi không nhớ tên chính xác (nếu các ngài muốn tôi sẽ gửi lại
sau) đã nói rằng Việt Nam
đang thoát dần khỏi vị trí các nước đứng đầu trong việc ngăn cản người dân thực
hành quyền tự do tín ngưỡng. Do vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam nên để đoàn UB phát
biểu những gì họ muốn để nếu khi họ trở về Mỹ họ có đưa ra những báo cáo tiêu
cực về tình hình tôn giáo Việt Nam thì các bạn có thể dẫn chứng từ báo cáo của
tổ chức quốc tế kia và báo cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ về sự khác biệt. Tôi tin
rằng, ngài có rất nhiều ý kiến về những điều tôi vừa nói.


 Tướng
Hưởng:


Chúng
tôi chưa từng phản đối những phái đoàn như vậy khi vào Việt Nam , chúng tôi
rất hoan nghênh đoàn UB.


Đại sứ Michalak:


Quan
điểm của Bộ Công an là đồng ý phải không?


Tướng Hưởng:


Tất
cả nhân viên ngoại giao phải tôn trọng pháp luật Việt Nam . Những
người đang trong quá trình điều tra thì không được gặp bất cứ ai kể cả thân
nhân. Còn những người đang thụ án trong trại giam, nếu các ngài có nhu cầu,
chúng tôi sẽ tạo điều kiện. Như chúng tôi đã cho phép các ngài gặp Lê Thị Công
Nhân vào dịp Tết vừa qua, nhưng đối với ông Hùng, người đang trong quá trình
điều tra thì không gặp được. Mai tòa tuyên án ông Hùng, các ông đến mà xem.


Đại sứ Michalak:


Tình
hình sức khỏe của ông Hùng tốt chứ?


Tướng Hưởng:


Sức
khỏe tốt.


Đại sứ Michalak:


Chúng
tôi cũng thấy Nhân rất khỏe mạnh.


Tướng Hưởng:


Ông
khiến tôi nghĩ sứ quán chỉ  làm một việc
nhân quyền


Đại sứ Michalak:


Cười


Tướng Hưởng:


Tôi
là bạn của ông, bạn thân nữa là khác. Tôi còn là bạn của lãnh đạo FBI. Ông có
nghĩ là bản thân Mỹ nên nhìn lại mình trong các hoạt động quốc tế, những cái gì
Mỹ làm đều chỉ làm hình ảnh của Mỹ xấu đi. Đó là vì các hoạt động của Mỹ ở Iraq , Afghanistan . Mặc dù chúng tôi biết
Mỹ đã giúp đỡ rất nhiều cho các thành viên quốc tế nhưng hình ảnh Mỹ đang bị
ảnh hưởng tiêu cực hơn rất nhiều. Trái lại, Trung Quốc lại có thể làm tốt hơn.
Nếu các ngài cứ tiếp tục chính sách của mình như hiện nay,  sẽ bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước. Tôi thấy trong bài phát biểu nhậm chức của Obama có cái mới đó là
Mỹ muốn thay đổi vị thế trên trường quốc tế. Mỹ muốn thay đổi quan hệ của các
nước đối với Mỹ. Tôi chỉ khuyên ngài rằng, quan hệ hữu nghị Mỹ - Việt đang ở
mức tốt nhất từ trước tới giờ, thế nhưng về lịch sử mà nói rằng, cái gì mà Mỹ
mang lại cho Việt Nam vẫn còn rất nặng nề đối với đa số người dân Việt Nam. Để
có thể thoát khỏi quá khứ, Mỹ nên thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Việt Nam hơn
nữa, không những thế còn cải thiện được trong nhận thức và tăng sự tin tưởng lẫn
nhau. Việc Tổng thống Obama cũng nói Mỹ sẽ giúp đỡ quốc tế về các vấn đề phòng
chống bệnh dịch, môi trường hơn là việc sử dụng sức mạnh quân sự đối với các
nước khác. Chúng tôi rất hoan nghênh đoàn UB TDTG QT Mỹ tới Việt Nam và hoan nghênh cả những đoàn khác đến thăm
và làm việc tại Việt Nam
để tạo điều kiện cho mối quan hệ hữu nghị trở nên tốt hơn. Chúng tôi đảm bảo họ
 không bị khủng bố ở Việt Nam .


Đại sứ Michalak:


Vấn
đề là khủng bố theo định nghĩa của ai?


Tướng Hưởng:


Không
để bất cứ công dân Mỹ nào chết ở Việt Nam do tội phạm khủng bố. Đó là
điều hy vọng nhất của tôi. Phải phân biệt rõ, chúng tôi có quyền cho hoặc không
cho nhập cảnh Việt Nam .
Còn chúng tôi không cho phép ai, chúng tôi sẽ thông báo cho các ngài lý do cụ
thể. Hôm nay chúng ta chấm dứt ở đây thôi.


Đại sứ Michalak:

Lần tới tôi sẽ mời ngài tới nhà tôi và ăn một số món
ăn Việt Nam.


Tướng Hưởng:


Hiện
nay, tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn. Trong lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều tội phạm từ các nước đến nên
Việt Nam
sẽ phải kiểm soát rất chặt về xuất nhập cảnh và sẽ xử lý rất kiên quyết. Tôi
học từ người Mỹ đấy. Tôi sẽ cho kiểm tra từ giày lên đầu.


Đại sứ Michalak:


- Tôi thấy, khi chúng ta gặp nhau thì các chủ đề cuối buổi thường hay
nhất cho nên lần sau cần bắt đầu từ các vấn đề còn bỏ dở ở các buổi trước đó.
Nhưng những điều chúng ta thảo luận với nhau đều là không chính thức, nằm ngoài
văn bản.


Tướng Hưởng:


-
chính thức hay không thì ông vẫn là Đại sứ, còn tôi vẫn là Thứ trưởng Bộ Công
an.


Đại sứ Michalak:


- Tôi cũng mừng là ngài đã đề cập đến ông Obama cũng như ông đã nói Mỹ
nên nhìn lại bản thân mình và đó cũng là những điều mà nhân dân chúng tôi nhìn
lại trong toàn bộ quá trình tổng tuyển cử.


Tướng Hưởng:


- Để một dịp khác chúng tôi sẽ nói với ngài những gì chúng tôi nhìn nhận
về Mỹ. Nếu chúng tôi áp dụng đường lối kinh tế như Mỹ, chúng tôi sẽ thất bại.
Nếu chúng tôi có các hoạt động như của Mỹ đối với Lào, Campuchia, hình ảnh Việt
Nam
sẽ xấu đi rất nhiều.


Đại sứ Michalak:


-  Vậy
cách nhìn của Việt Nam
về Lào và Campuchia như thế nào?


Tướng Hưởng:


-  Vậy
xin hỏi quan điểm của các ngài?


Đại sứ Michalak:


- Theo tôi được biết thì quan hệ của Việt Nam với Lào và Campuchia là quan hệ
anh em.


Tướng Hưởng:


- Lịch sử của chúng tôi có
những giai đoạn gắn với nhau, để bảo vệ đất nước, chống lại kẻ thù chung. Chỉ
tiếc rằng Việt Nam
quá nghèo không thể giúp nhiều cho họ. Mỹ chỉ cần bớt đi số tiền sản xuất vài
quả tên lửa, và đem giúp Lào thì Lào sẽ trở nên khá hơn. Chúng tôi coi Lào,
Campuchia như anh em, thậm chí chúng tôi còn coi họ là anh.


Đại sứ Michalak:


- Ngài có biết 2 nước này nhận được viện trợ ODA nhiều hơn Việt Nam
không?


Tướng Hưởng:


-  Tôi
chỉ biết rằng Trung Quốc giúp đỡ nhiều hơn Mỹ.


Đại sứ Michalak( cười) :


- Nếu tôi nhập ngũ thì có lẽ giờ tôi cũng là tướng rồi và vẫn có thể gặp ngài
để nói hết những điều tôi muốn. Theo quy tắc lễ tân, vị trí của tôi ngang với
vị trí của tướng 3 sao, thậm chí 4 sao.


Tướng Hưởng:


-  Khi
ngài nghỉ hưu ngài không được gọi là tướng nữa, nhưng chúng tôi vẫn được.


Đại sứ Michalak:


Nhưng
khi tôi nghỉ hưu vẫn được gọi là đại sứ và đại sứ quán vẫn nhớ đến tôi.

ĐÀN BÀ

Cái này copy từ nhà bạn
Thuyền lá tre. Xả hơi trước khi biên nốt bài wikileak.

 - Ở lứa tuổi từ 18-22 giống như Châu Phi, một nửa đã
được khám phá, và một nửa còn hoang vu nên nhiều kẻ phiêu lưu luôn muốm tìm
tòi.


- Sang lứa tuổi 23-30 giống như Bắc Mỹ, đã được khám phá
hoàn toàn và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, luôn là mơ ước của bao gã đàn ông đang
tìm việc.


- Ở lứa tuổi 31-40 giống như vùng nhiệt đới, nóng bỏng,
xinh đẹp và đầy huyền bí, làm cho bao nhà thông thái ngã ngửa vì không thể giải
thích nổi!


- Bước sang lứa tuổi 41-50 giống như Âu Châu, một nửa đã
tàn phá sau chiến tranh, nhưng vẫn còn rất thu hút và không kém phần hấp dẫn,
khiến bao người muốn đến một lần cho biết…


- Ở lứa tuổi 51-60 giống như Úc Châu, rất rộng nhưng đa
phần là sa mạc, rất yên tĩnh, an phận sống dưới sự bảo hộ của Anh Quốc, “Miệt
Dưới”…ít kẻ muốn quấy rầy.


- Ở lứa tuổi ngoài 60 giống như Nam Cực, ai cũng biết tới
nơi này, nhưng chẳng ai buồn tới ! 


 

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì 5)


Tướng Hưởng:


Tôi
cũng nói với ngài rằng, chuyến đi sang Hoa Kỳ tháng 6 vừa qua tôi đã gặp được
tất cả các cơ quan liên quan đến hợp tác với chúng tôi, tôi cũng đã đến cơ quan
mà ngài đã từng phụ trách, nói tóm lại là chúng tôi đã tìm được tiếng nói
chung. Chúng tôi đang xây dựng cơ chế hợp tác để đạt kết quả tốt. Điều đó tôi
vẫn đang giấu ngài Đại sứ.


Hôm
nay tôi rất vui mừng, ngài là một chuyên gia về Việt Nam , một nhà lãnh đạo biết tiếng
Việt, đối với tôi đây là một điều lý thú. Tôi hy vọng ngài sẽ dẫn dắt quan hệ
hai nước chúng ta đạt được nhiều thuận lợi. Chúng ta đang xây dựng lòng tin,
lòng tin ấy đang ngày càng tăng lên. Chúng ta phải làm sao để cho người dân hai
nước chúng ta hiểu rằng nếu mối quan hệ của chúng ta tốt thì mối quan hệ vật
chất, tinh thần của họ cũng tốt lên. Làm sao chúng ta để cho nhân dân Việt Nam
cũng như trong khu vực thấy được vai trò của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đến để giữ gìn hòa
bình chứ không phải mang đến chiến tranh. Như ngài biết, nhân dân Việt Nam rất nhạy
cảm về vấn đề này. Ngài thông cảm rằng đất nước chúng tôi đang trong quá trình phát
triển và đang  hoàn chỉnh các mối quan hệ
xã hội nên còn có rất nhiều vấn đề phải làm. Tôi nói với ngài rằng, tôi rất ấn
tượng với ngài Đại sứ, chúng tôi có những cuộc trao đổi rất thân thiện. Tôi
hiểu rằng, nếu ngài Tổng thống Bush chưa làm xong trong nhiệm kỳ này, thì chính
sách của Mỹ với Việt Nam
vẫn không có gì thay đổi. Qua các buổi gặp với các cơ quan của Hoa Kỳ, tôi cũng
tiên lượng được vấn đề này. Tôi đánh giá rất cao vai trò của ngài, trong việc
xây dựng mối quan hệ, Bộ Ngoại giao là rất quan trọng.


Negroponte:


Ý
của ngài nói về vai trò của Bộ Ngoại giao là rất quan trọng thì tôi không dám
đánh giá, nhưng tôi chia sẻ những ý kiến lạc quan mà ngài vừa phát biểu. Tôi
còn nhớ, sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush, thì ngay ngày hôm sau,
sau khi trở về nước, tôi và ngài Tổng thống có gặp nhau và lúc đó ngài Tổng
thống đã tỏ ra rất hồ hởi đối với tất cả mối quan hệ giữa nhân dân hai nước
chúng ta. Cảm ơn ngài ngày hôm nay đã tiếp tôi và tôi mong sẽ trở lại trong
tương lai.


Tướng Hưởng:


Tôi
với ngài Đại sứ đã có cam kết rồi, hai bên sẽ hợp tác tốt với nhau để giải
quyết, thúc đẩy mối quan hệ không chỉ riêng hai chúng tôi. Tôi và Đại sứ đây có
hứa ăn cơm với nhau một bữa nhưng vẫn chưa ăn với nhau được. Hôm nay chúng ta
có thể kết thúc tại đây.


 Còn
tiếp

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì 4)


Tướng Hưởng:


- Tôi rất quý trọng ngài đại sứ. Tôi cũng khẳng định với ngài rằng trong quá trình chúng ta quan hệ thì
chúng ta cũng thấy được lợi ích của hai quốc gia ở khu vực này có những vấn đề
tương đồng với nhau
. Trong các cuộc trao đổi với những đồng nghiệp với tôi
ở một số nước, có người gợi ý với tôi rằng, nên quan hệ với Hoa Kỳ nhằm để
chống một nước nào đó. Tôi hỏi họ rằng, tôi thấy nước các ngài cũng quan hệ với
Hoa Kỳ, có phải là để chống nước chúng tôi không? Chính sách đối ngoại của
chính phủ Việt Nam
là mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ
quyền của nhau, và đôi bên cùng có lợi.
Chúng tôi không có ý nghĩ là dựa vào nước này để chống lại một nước khác. Thế
giới này là thế giới mà các mối quan hệ cùng nhau tồn tại và cùng nhau phát
triển. Như ngài biết, chúng tôi cũng phải giải quyết rất nhiều vấn đề với các
mối quan hệ với các nước trong khu vực. Chúng tôi muốn quan hệ tốt với họ, chứ
không phải là chống họ. Đặc biệt như Trung Quốc, chúng tôi muốn quan hệ tốt với
họ, chúng tôi không muốn gây nên mối bất hòa nào, dù là nhỏ nhất với Trung
Quốc. Thời gian qua, Trung Quốc thực sự có những quan hệ thúc đẩy rất tốt trên
nhiều mặt cho sự phát triên kinh tế hai nước. Nhưng việc biên giới đường lưỡi
bò họ đưa ra là không thể chấp nhận được, đó là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam . Chúng tôi
rất ủng hộ chương trình về cơ chế đối thoại chiến lược và cái đó chúng ta có
thể trao đổi với nhau. Riêng mối quan hệ với đồng nghiệp chúng tôi tại Mỹ, có
sự cam kết là chúng tôi sẽ đi sâu về vấn đề này. Tôi mong Bộ Ngoại giao các
ngài sẽ ủng hộ quan hệ của chúng tôi.


Negroponte:


- Vâng, cảm ơn ngài. Tất cả những điều ngài phát biểu
đều rất thú vị. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi không bao giờ theo đuổi mối quan
hệ với Việt Nam
mà phải hy sinh một quốc gia khác, chúng tôi sẽ không theo đuổi mối quan hệ
giữa chúng tôi với Trung Quốc mà hy sinh một quốc gia khác. Vấn đề biển Đông
giống như ngài đã nói, Chính phủ Hoa Kỳ không về một phía nào cả, nhưng chúng
tôi tin tưởng rằng tất cả những công ty kinh doanh của Hoa Kỳ trong lĩnh vực
này phải có quyền để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của họ tốt. Ngài nói tất
cả những hợp tác giữa Bộ của ngài và rất nhiều bộ, ngành khác của Hoa Kỳ, nhất
là trong lĩnh vực chống khủng bố, chúng tôi hoan nghênh điều đó. Sau này, nếu
ngài có dịp sang Hoa Kỳ, hình như ngài sắp sang Hoa Kỳ thì phải, thì tôi chào
đón ngài sang Hoa Kỳ.


Tướng Hưởng:


- Có lẽ sắp tới chúng tôi sẽ có một đoàn thăm Hoa Kỳ,
ngài Bộ trưởng của chúng tôi sẽ đi.


Negroponte:


-        
Vâng, điều đó rất
tuyệt.


Còn tiếp

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

HỒNG VỆ BINH MỚI

Đọc mà sởn da gà.


Ông bà ngày xưa có một câu
rất nhẹ nhàng Ma chê cưới trách, bao
dung cho mọi sơ xuất lớn nhỏ của việc hiếu việc hỉ trong các gia đình.


Ở Sàigòn, rất nhiều đám ma, còn
quàn trong nhà bao đêm thì bằng ngần ấy đêm, vài chục căn hộ xung quanh coi như
thức trắng cùng gia chủ. Dàn kèn, dàn loa mở hết volume, tự hát chán thì thuê nhóm
PD chuyên nghiệp đám ma đến hát.


Ấy vậy, có bực bội cũng đóng
cửa trong nhà càu nhàu với nhau, tịnh không bao giờ thấy to tiếng, thấy đơn
thưa yêu cầu…im cho người ta ngủ. Ông bà dạy Nghĩa tử là nghĩa tận.


Trong Ban phòng chống tham
nhũng, ông bố  mê danh ghi lên thiệp cưới
con, thế là  bị lôi ra đánh hội đồng, cả làng cả tổng comments xỉ vả quá
đấu tố thời cải cách ruộng đất. Rõ khổ thân ông, cái chức ấy dọa được ai, moi
được tiền ai không biết.


Truy diệt cái tiêu cực (của
viên chức nhà nước) mà hành động như hồng vệ binh thế này, lành mạnh trong sạch
đâu chưa thấy, chỉ thấy bất nhân.


(Có lẽ bộ 4 tê cũng nên tổ chức những chuyến đi miền
tây cho các hồng vệ binh mới kia, để thấy những cái công văn thông báo đám ma
hay chức danh ghi lên thiệp cưới… đơn giản đến khoáng đạt thế nào đối với  dân miền sông nước).

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì 3)

Tướng Hưởng:


Hôm nay có ngài Thứ trưởng ở đây cùng ngài Đại sứ, tôi
cũng nói về việc tiếp xúc địa phương ở Việt Nam , nhân viên của các ngài ở đây
có nhiều vấn đề mà địa phương người ta phàn nàn. Tôi nhận được rất nhiều ý kiến
của địa phương, người ta rất khen ngài Đại sứ trong thời gian vừa qua đã chịu
khó xuống các tỉnh, thăm các nơi nghèo khó, thăm các trại mồ côi… Người ta rất
trân trọng ông Đại sứ về một số việc làm nghĩa cử. Thế nhưng một số nhân viên Tổng
lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM gần đây thường hay gặp không chính thức với những
người mà địa phương  họ cho rằng đó là
những người chống đối chính quyền. Tôi hiểu rằng việc đó sẽ giúp cho các ngài
tìm hiểu về thông tin, về khía cạnh này, khía cạnh khác cho nên phía Bộ Công an
tôi không có ý kiến gì. Thậm chí, tôi từng nói với ngài Đại sứ rằng có thể đi
gặp thêm một số người nữa.
Tôi nói về vấn đề này có tính chất xây dựng, làm thế
nào để giúp cho địa phương và cơ quan lãnh sự có quan hệ tốt. Tôi cũng nói với
ngài Thứ trưởng rằng, mặc dù như vậy nhưng mà các địa phương cũng không có hành
vi gì cản trở các nhân viên ngoại giao làm việc cả. Đây là vấn đề nhạy cảm.
Chừng mực nào đó thì một số cán bộ địa phương người ta nghĩ rằng các ngài đứng
sau những người có tính chất chống đối. Trong quá trình hoạt động thì vẫn còn
có những tồn tại như vậy, chúng ta phải hợp tác làm thế nào để sự phối hợp đó
được tốt.


Michalak:


- Tôi khẳng định với ngài Thứ trưởng rằng, trong việc
thúc đẩy quan hệ giữa hai nước chúng ta, nhất là quan hệ giữa Hoa Kỳ và dân tộc
Việt Nam
ngày càng tốt. Vì vậy nên những vấn đề quan tâm của tôi về Tổng lãnh sự quán  cũng là những vấn đề mà chúng tôi thấy rằng
chúng ta cần có sự hợp tác rất tốt, chúng ta tạo điều kiện cho những nhân viên
của Tổng lãnh sự quán và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ.


Negroponte:


- Vâng thưa ngài, tôi muốn nói với ngài một điều đầu
tiên là nếu như ngài nghĩ lại và thấy rằng tất cả những chuyện gì xảy ra giữa
mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam trong 8 năm qua, trong thời kỳ của Tổng thống
Bush thì tôi cho rằng ngài sẽ đến một kết luận rằng mối quan hệ giữa hai nước
chúng ta đã có những bước tiến rất tốt. Vâng thưa ngài, chúng tôi muốn nói rằng
chúng tôi không có một chú ý đặc biệt nào trong cuộc gặp với người nào đó hoặc
có chú ý nào đe dọa đến Việt Nam .
Vâng, tất cả những hoạt động của chúng tôi đã xảy ra là vì chúng tôi muốn hiểu
rõ thêm suy nghĩ của những người dân Việt Nam và đây có thể nói những khác biệt
trong lịch sử, chính trị, hoặc là những quan điểm trong quá khứ giữa hai nước
chúng ta nhưng chuyện đó không phải là quan trọng. Vâng, dựa theo tất cả những
điều phát biểu của ngài, tôi thấy rằng trong tương lai giữa ngài và ngài Đại sứ
của chúng tôi ở đây sẽ phải gặp nhau thường xuyên hơn nữa để chúng ta có những
dịp để mà bàn làm cho những việc hiện thời đã hữu ích rồi càng hữu ích thêm.


Tướng Hưởng:


- Tôi nhất trí với ngài. Tôi với ngài Đại sứ thì dường
như lúc nào công việc nóng bỏng thì chúng tôi lại gặp nhau.


Negroponte:


- Tôi nghĩ rằng ngài Thượng tướng và ông Đại sứ nên gặp
nhau trước khi tất cả các sự việc đó xảy ra.

còn tiếp

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì 2)

I- Cuộc
gặp  của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
với Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ John Negroponte ngày 11-9-2008


 - Chào ông


- Chào ông


Tướng Hưởng:


- Tôi biết Ngài từng ở Sài Gòn khá lâu. Hôm nay gặp
nhau, tôi muốn nghe tâm sự của ngài?


Negroponte:


- Lần đầu tiên tôi trở lại Việt Nam kể từ năm 1973 cũng là một thời
gian khá dài. Tôi có thời gian làm việc 4 năm ở ĐSQ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày
xưa.


Tướng Hưởng:


- Từ đó ngài đã có lần nào quay lại chưa?


Negroponte:


- Chưa, bây giờ quay lại Việt Nam tôi thấy điều kiện và hoàn cảnh
đã khác nhiều. Cũng nhờ những nỗ lực của hai chính phủ, chúng ta đã gặt hái
được những điều tốt đẹp.


Tướng Hưởng:


- Tôi đồng ý. Tôi rất vui mừng được đón tiếp ngài tại
Bộ Công an. Quan hệ tốt của hai nước đã tạo cơ hội cho các cơ quan có cơ hội
cùng làm việc. Tôi cũng đã có cơ hội được đến thăm Hoa Kỳ 3 lần, được tiếp kiến
ngài Tổng thống và phải nói thực rằng, đánh giá sự phát triển của hai nước
chúng ta ngày càng toàn diện. Xin cảm ơn Đại sứ đã gửi tôi bức ảnh chụp với
Tổng thống Bush. Tôi biết rằng ngài Thứ trưởng trong chuyến đi Việt Nam
lần này giải quyết rất nhiều vấn đề trong quan hệ hai nước. Hôm nay Bộ Công an
được tiếp ngài, hy vọng được nghe ý kiến của ngài về quan hệ với Bộ Công an.


Negroponte:


- Trước hết tôi thấy rằng hai quốc gia chúng ta còn
nhiều lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp tục làm việc, cộng tác với nhau nhiều
hơn. Tôi biết cách đây một tuần, cộng sự viên của chúng tôi, ông Kappes đã có
dịp được làm việc với ngài. Ngài Kappes với tôi có một thời gian dài được làm
việc gần gũi với nhau, khi mà lúc đó đó tôi là Giám đốc tình báo quốc gia. Tôi
là người thuyết phục ngài Kappes trở lại làm việc cho Chính phủ vì ngài đó đã
về hưu nhưng tôi thuyết phục thì ngài ấy trở lại. Đấy là một trong những lĩnh
vực mà chúng ta có thể hợp tác.


Chúng tôi đã làm việc với ngài Bộ trưởng và Thứ trưởng
Bộ Ngoại giao để nói lên mong muốn của chúng tôi để những nhân viên của chúng
tôi ở Tổng lãnh sự quán ( TLSQ) Mỹ tại TP HCM có được những cơ hội để thực hiện
công việc lãnh sự của họ sâu rộng ra. Bởi vì những sự việc giới hạn hiện tại họ
đang gặp phải, họ có cơ hội nới rộng những dịch vụ lãnh sự ở những nơi tôi nghĩ
họ nên có mặt ở đó. Tôi mong ngài hiểu rằng tất cả những gì chúng tôi muốn làm
hoàn toàn không có ý định giấu diếm trong công việc lãnh sự mà bổn phận chúng
tôi phải làm. Việc này chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Chúng tôi muốn nói với ngài là để tất cả nhân viên của Bộ Công an Việt Nam biết
được sự di chuyển của nhân viên Hoa Kỳ khi họ thực hiện bổn phận của họ. Tôi
nói với ngài để tỏ lòng biết ơn nếu trong tương lai ngài Đại sứ của chúng tôi
có cơ hội được làm việc với ngài để giải nghĩa những chi tiết về những việc mà
tôi vừa trình bày.


Tướng Hưởng:


- Tôi rất hiểu ý nghĩa của việc TLSQ tiến hành công
việc. Trong quan hệ của chúng ta ngày càng phát triển thì việc mở rộng các hoạt
động, phạm vi của cơ quan đại diện các ngài thì  tới được các tỉnh, thành phố khác là cần thiết.
Tôi thông báo cho ngài rằng, các hoạt động của ngài Đại sứ và bộ phận khác vẫn bình thường, từ trước tới
giờ, chúng tôi đã tạo điều kiện cho các ngài tốt và sẽ tiếp tục như vậy.


 Chúng tôi không
coi hoạt động của nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đe dọa an ninh Việt Nam. Điều này
tôi đã khẳng định với ngài Đại sứ trong một dịp làm việc cách đây khoảng một
tháng. Tuy nhiên, chúng tôi có tính đến đặc điểm từng vùng miền. Đặc điểm vùng
miền này là vùng dân tộc, đặc biệt là dân tộc Khmer. Ở đây cũng có những mối
quan hệ về đường biên giới, cho nên những bước mở rộng của chúng ta còn phụ
thuộc vào những đặc điểm này và chúng ta phải tính toán những bước đi cho phù
hợp.


Chúng tôi khẳng định trong những cái như vậy cũng
không có trở ngại gì đối với nhân viên của ngài Đại sứ. Tóm lại, tôi rất ủng hộ
ý kiến của Bộ Ngoại giao. Tôi ghi nhận ý kiến của ngài và sẽ có phản ứng tích
cực.


Negroponte:


- Tôi có một điều muốn làm rõ, nếu tôi nói sai thì ngài
Đại sứ sẽ sửa cho tôi. Trong việc lãnh sự, ví dụ như xảy ra tại Cà Mau thì hiện
thời  nhân viên lãnh sự của Hoa Kỳ xuất phát từ Hà Nội phải đến Cà Mau
làm việc, nhân viên của Hoa Kỳ tại TP HCM lại không được phép đến Cà Mau làm
việc.


Tướng Hưởng (
quay sang hỏi các cán bộ giúp việc):


- Có phải như thế không?


Một sĩ quan trả lời:


- Báo cáo anh, không hẳn là như thế. Đứng về mặt phạm
vi thì đúng là theo quy định của hai bên thì phạm vi hoạt động lãnh sự của TLSQ
tại TP HCM thì chỉ trong phạm vi đấy thôi. Cũng như TLS của ta ở San Francisco thì Hoa Kỳ
cũng chỉ cho  trong phạm vi đấy thôi. Thế
nên về mặt nguyên tắc thì khó nhưng trên thực tế ta vẫn tạo điều kiện cho họ
đi.


Negroponte:


- Chúng tôi không giới hạn hoạt động của Tổng lãnh sự
quán Việt Nam tại San Francisco. Tôi nghĩ
rằng, về việc này chúng ta cần phải có một cuộc đối thoại để chúng ta có thể
tìm được một giải đáp thực tế cho vấn đề này. Tôi chỉ đề nghị thế thôi.


Tướng Hưởng:


-  Những vấn đề cụ
thể tôi sẽ làm việc với ngài Đại sứ nhưng tôi nghĩ không có giới hạn nào. Tôi
chưa thấy có việc nào Sứ quán phải cử nhân viên từ Hà Nội vào, tôi nghĩ các
nhân viên của Tổng lãnh sự quán  tại TP
HCM khi đi thì các ngài có thể thay mặt Đại sứ ở đây, không có gì cản trở.
Chúng tôi sẽ kiểm tra lại, chúng ta sẽ điều chỉnh. Tôi nghĩ ngài Đại sứ có thể
ủy quyền Tổng lãnh sự quán  đi gặp. Sao
phải từ ngoài này vào? Ngày hôm nay tôi mới được nghe thấy việc này. Nếu đúng
như vậy thì từ hôm nay, Tổng lãnh sự quán có thể đi thay các ngài từ Hà Nội
vào.


Negroponte:


- Rất vui mừng. Cảm ơn ngài.

còn tiếp

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

CHỬI BẬY CÁI ĐÃ

*** Giở ngang tờ Sài gòn tiếp
thị, thế quái nào đúng bài Mơ lấy đại gia
có đáng bị lên án?
Đã thế lại còn mở hẳn một cái bàn tròn. Thật ra chỉ cần
đảo tựa là hết ngay dở hơi biết bơi. Ví như Đại
gia có đáng được mơ lấy
(làm chồng/vợ) từ đó, để người mơ lẫn đích thân đại
gia chỉ ra những xấu xí hay đẹp đẽ của đại gia, của mối quan hệ với đại gia…
Đằng này, xông cả vào ước mơ của con người ta để rồi khệnh khạng lên án với không
lên án. Cũng may thằng này chỉ làm báo, chứ nó mà làm chính trị thì cả cái quốc
gia này bỏ mẹ với nó, đến mơ cũng bị lôi ra chốn công đường phán xét…


*** Đã lâu, sự đăng đàn của
một vị hàm bộ trưởng mới được cộng đồng nhất loạt hoan hô như bác tài chính Vương
Đình Huệ. Chưa đâu, dàn chính phủ mới còn dăm bác Huệ nữa. Từ vụ xử xé rào lãi
xuất ngân hàng hẳn người ta đã thấy bản lĩnh quyết liệt tới bến của ông thống
đốc mới Nguyễn Văn Bình, điều mà cả đời chính khách của ông cựu thống đốc trước
đó làm không nổi. Việc trảm các dự án treo sắp tới đây, rồi sẽ thấy thêm bác
xây dựng Trịnh Đình Dũng nữa kia… Dĩ nhiên, 27 bác sẽ có cả  bác cầu cống La thì Thăng thiên làm có khi
giáng trần, nhưng chí ít, những chính khách không ngán ngại mấy ông chủ lắm
tiền đã xuất hiện. Trên dưới 50 tuổi, học hành đến nơi đến chốn vì không do ta 
Tây dạy, đi lên (hay trải qua) từ những vị trí thấp nhất, đó là những cơ
sở để hi vọng vào thế hệ chính khách bàn tay sạch đang và sẽ ra đời. Chỉ họ mới
có khả năng sử dụng tối đa quyền lực được trao, để điều hành xứ này theo đường
hướng, làm nên chuyện.


Quay về với mục đích chửi bậy
cái đã. Anh giai Petrolimex, quen thói ông kễnh, í a tôi là tôi bỏ thị trường. Chủ
tịch kiêm giám đốc  kiểu gì mà không biết
từng mặt hàng (vốn không nhiều) của mình lỗ lãi cụ thể bao nhiêu cho nên, hoàn
toàn có thể suy diễn Quỹ bình ổn giá xăng dầu của chính phủ đang rót vào… mặt
hàng bất động sản của P. Chưa tìm hiểu xem anh này ngồi ở P đã bao lâu, đệ ruột
của ai nhưng có thể  bạo mồm nói ngay,
tương lai anh í, cũng như mấy anh đang nắm 90% thị phần toàn quốc của nền kinh thế thị trường, là không mấy sáng sủa với
các ông Huệ mới, trong chính phủ.

TƯỚNG HƯỞNG, WIKILEAK VÀ CÁC ÔNG MỸ (kì 1)

Tốt nghiệp tiến sĩ luật,  tướng Hưởng có một thời gian rất dài được đào
tạo và chinh chiến ở ngoài nước trước khi về nắm cục Mỹ (gọi tắt thế cho dễ
nhớ) đầu những năm 90, thế kỉ trước.


Thế nên ông có mặt, dĩ nhiên phía
sau hậu trường, gần như xuyên suốt toàn bộ quá trình bình thường hóa quan hệ
Việt-Mỹ, từ thuyết phục  Mỹ bỏ cấm vận
Việt, thuyết phục …Việt kí kết WTO cho tới bây giờ, khi ông rời bộ Công an sang
giữ chức phái viên Thủ tướng.


Hơn 10 năm trở lại đây, tất
cả các quan chức ngành ngoại giao Mỹ (ngang cấp) khi vào Việt Nam đều đề đạt yêu
cầu được gặp riêng ông. Trong một số cuộc gặp như thế, các nhà báo được ông cho
phép tham dự nhưng không được đưa tin.


Wikileak tiết lộ 2 bức điện
đánh đi từ sứ quán Mỹ tại Hà Nội, báo cáo nội dung làm việc giữa Tướng Hưởng và
phái đoàn Mỹ về Bộ Ngoại giao. Beo sẽ đăng nguyên văn hai bức điện và ngay sau
đó là xả băng, cũng nguyên văn, toàn bộ cuộc đối thoại để thấy sự xảo trá đến
hài hước của ngành ngoại giao, và chắc chắn không riêng gì ngoại giao Mỹ.


Vì xả băng nguyên văn nên sẽ
rất dài, khó theo dõi. Beo sẽ nhấn chữ bold những phần ngược nhau nhất giữa nội
dung bức điện và cuộc trao đổi. Băng ghi âm này là của nhà báo Nguyễn Như Phong,
hiện là Tổng biên tập báo Năng lượng mới.


Bức điện thứ nhất, đánh đi
lúc 14h ngày 11/9/2008, 1 tiếng sau khi cuộc gặp kết thúc. Toàn văn như sau:


TÓM TẮT: Cuộc gặp ngày 11
tháng 9 giữa thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng và Đại Sứ thể hiện sự phấn khởi về
phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương. Thứ trưởng Hưởng đưa ra một cách
nhìn trái ngược về việc mở rộng khu lãnh sự TP Hồ Chí Minh, phủ nhận việc chính
phủ Việt Nam hạn chế hoạt động của các nhà ngoại giao, và phàn nàn về các buổi
gặp gỡ với người bất đồng chính kiến. Tướng Hưởng yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ
cần phải thông báo trước với Bộ trưởng và chính quyền địa phương về các cuộc
gặp “nhạy cảm”. Ngoài ra, Tướng Hưởng còn bày tỏ ý kiến về việc xâm chiến lãnh
thổ của Trung Quốc tại vùng biển phía Nam Trung Quốc, và không vui khi thiếu sự
hỗ trợ của Mỹ cho Việt Nam. Hưởng nói bộ trưởng Lê Hồng Anh sẽ thăm Hoa Kỳ vào
một ngày không xa. KẾT THÚC TÓM TẮT


----------------------------------


HO CHI MINH CITY CONSULAR
DISTRICT


VĂN PHÒNG LÃNH SỰ TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH


----------------------------------


 Đại Sứ yêu cầu Việt Nam gấp rút công nhận Hồ
Chí Minh là khu lãnh sự đầy đủ chức năng, đảm bảo với tướng Hưởng rằng nhân
viên lãnh sự sẽ không có mưu đồ đối lập
(hidden agenda) khi họ đi ra khỏi thành phố Hồ Chí Minh. Tướng Hưởng công nhận
các nhà ngoại giao Mỹ không phải là mối nguy hiểm, nhưng phía Nam Vietnam có
những vùng với “đặc tính riêng biệt” bao gồm những nơi tập trung dân tộc thiểu số,
đặc biệt là người Khmer. Việc mở rộng khu vực lãnh sự phải chú ý tới những “đặc
tính riêng biệt” này. Khi được hỏi, Hưởng phủ nhận việc Việt Nam ngăn cản công
tác của những nhà ngoại giao, và nhấn mạnh là các nhà ngoại giao Hoa Kỳ từ Hà
Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh có thể đi tới bất cứ đâu họ muốn. Tướng Hưởng nói
rằng đây là lẩn đầu tiên ông ta nghe tới vấn đề này.


 Đồng thời, tướng Hưởng nhắc tới việc Bộ trưởng
thường xuyên nhận được những lời phàn nàn của chính quyền địa phương về việc
các cuộc gặp giữa nhà ngoại giao Mỹ với người bản xứ. Lấy ví dụ như cuộc gặp
gần đây giữa nhân viên tại TP HCM với những người bất đồng chính trị. Tướng
Hưởng giải thích rằng những cuộc gặp gỡ như vậy sẽ không mang lại hiệu quả,
thúc đẩy những hoạt động phạm pháp, và thể hiện rằng Mỹ hỗ trợ cho những hoạt
động chống phá chính phủ. Tướng Hưởng nói rằng chính quyền cấp bộ trưởng (national level MPS officials) hiểu được
mong muốn của Hoa Kỳ được gặp những người như thế, nhưng cần phải tôn trọng
chính quyền địa phương. Hưởng yêu cầu phía Hoa Kỳ cần phải thông báo trước với
chính quyền địa phương về những cuộc gặp như thế, và đề nghị phía Mỹ phải có một công văn trực tiếp và chính thức
(direct and official line of communication) cho Bộ trưởng về những cuộc gặp với
những “nhân vật nhạy cảm”. Đại Sứ Mỹ giải thích rằng các nhà ngoại giao Mỹ trên
thế giới thường xuyên giao tiếp với tất cả thành phần trong xã hội. Hưởng ghi
nhận khi sự tin tưởng đang phát triển với Mỹ, Mỹ cần phải hiểu rằng vẫn còn một
nhóm người Việt nhạy cảm với vai trò của Hoa Kỳ. Hưởng hứa sẽ cùng Đại sứ giải
quyết về vấn đề này.


 -----------------------------------------


REGIONAL SECURITY AND THE
SOUTH CHINA SEA


AN TOÀN KHU VỰC VÀ PHÍA NAM
VÙNG BIỂN TRUNG QUỐC


-----------------------------------------


Hưởng bày tỏ rằng an toàn khu
vực, hòa bình và sự thịnh vượng sẽ không đạt được nếu không có sự hiện diện của
Hoa Kỳ. Ngoài ra, sự hiện diện của Hoa Kỳ góp phần bình ổn quan hệ khu vực.
Hưởng nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn tạo những mối quan hệ tốt với tất cả các
quốc gia, đặc biệt là các nước láng giềng. Thế nhưng, Việt Nam không thể chấp
nhận việc xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc ở vùng biển phía Nam Trung Quốc.
Bày tỏ sự hỗ trợ tuyệt đối của Bộ trưởng cho cuộc hội thoại về an ninh sắp tới
vào tháng mười, Hưởng mong muốn cuộc hội thoại sẽ đề cập sâu hơn về vấn đề này.
Đáp lại việc không hài lòng của Hưởng về
việc Hoa Kỳ không hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề vùng biển phía Nam Trung Quốc
,
Đại sứ khẳng định rằng US hỗ trợ quyền của các doanh nghiệp Mỹ  được làm ăn hợp pháp với Việt Nam.


 MICHALAK

* Bạn nào thạo tiếng Anh nếu thấy sai sót trong bản dịch, xin hiệu đính giùm vào hộp thư.

TÂM LINH

Dù có trong thành phần danh
dự được giới thiệu tên trên micro thì cũng không bao giờ mình dự các lễ lạt dâng
hoa thắp hương tượng ông Cụ, chỗ trước cửa ủy ban. Chẳng chính trị chính em gì
sất, đơn giản không muốn tế sống cả một đứa trẻ con còn quàng khăn đỏ trong bức tượng đó. Hương
hoa trước cái tượng ấy, quá bằng trù ẻo cho thế hệ trẻ xứ này chết sớm.


Câu đầu tiên mình nghe được từ
tất cả mọi người khi nói đến vụ  tỉnh QN
bỏ ra hơn 400 tỉ xây tượng đài bà mẹ Việt nam anh hùng là, khùng à. Tuyệt đối không bàn đến góc độ mỹ thuật của tượng đài
Việt, vì thể nào cũng bị bảo khùng à.
Chưa liên lạc được với người có trách nhiệm ở tỉnh để hỏi trực tiếp nên cũng
chưa bàn đến chuyện tiền nong vì, thói quen trong nghề lâu dạy cho mình tính
cảnh giác, đừng tin báo chí vội. Dẫu biết, thậm chí biết rất kĩ, tượng đài này
lấy nguyên mẫu có thật, nhưng nhìn phác thảo, xoay ngược xoay xuôi mãi, không
thấy tí xúc động nào. Từ từ để tìm nguyên nhân, sao mình gỗ đá thế.


Ví dụ về sự hoành tráng, vừa có thể dùng cho ngành du
lịch khai thác vừa có khả năng khơi gợi, thúc đẩy trí huệ có sẵn trong lòng
người.



Có bài học nào trong trường lớp mang tính giáo dục cụ
thể hơn, cao hơn so với khi đứng trước những bức tượng  như thế này. Bức cuối hình như mình đã up 1
lần trên blog. Khi ấy mình đã đứng chết lặng cả phút mới giơ được máy ảnh
lên chụp. Bà mẹ và đứa con, bên cạnh lá quốc kì gập lại theo cách lấy ra từ tấm
phủ quan tài. Hàng chữ rất nhỏ dưới ghế Chúng ta tôn kính  cả những sự hi sinh
này
.  Bức tượng bằng đồng chỉ to bằng
người thật, không tra được ở đâu xem khi thực hiện nó người ta tiêu tốn hết bao
tỉ, Việt nam đồng.




Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

CHẾT LÃNG NHÁCH

Trước sinh mạng một con người
mà đặt cái tựa thế, quá nhẫn tâm. Tuy nhiên, không thể nói khác được.


Có hai mặt của vấn đề.


Từ bé chí nhớn, dân mình
không được học cách tự vệ trừ khi tự học lấy. Không khó để bắt gặp trên phim
ảnh cảnh, một ông bố ôm ngực (nghĩa là dính dáng đến tim) gục xuống, cả đoàn vợ
con cháu chắt xúm vào lắc, lay cật lực thậm chí xốc ngược lên cõng chạy. Cả cái đoàn làm phim mấy chục người ấy không một ai biết đó là 
những cách giúp ông …chết nhanh hơn.


Mới nhất hôm nay, một người
đàn ông ở Cầu giấy Hà nội nhảy ra từ thang máy, bị mất điện và dừng lại  lưng
chừng giữa sàn và trần. Ông rơi lọt xuống hầm thang khi có tới 2 bảo vệ đang đứng
đó trợ giúp. 5/6 báo điện tử cùng đưa tin, thậm chí còn  quay cả hiện trường như thám tử. Beo đọc rất
kĩ, không một báo nào đưa ra những lời chỉ dẫn trong tình huống ấy nên làm thế
nào, rặt những lời nặng nề lên án chủ thang máy trong khi, cái thang không hỏng
 chỉ mất điện.


Giai xinh hỏi: mẹ ơi tại sao
lại hoan hô một bà lao xe máy vào 2 tên cướp. Hành động ấy phải gọi là ngu ngốc
chứ không thể khen dũng cảm khi quý của bị cướp hơn cả sinh mạng mình. Từ phổ
thông, cảnh sát đã đến trường dạy con, không nên chống lại bọn cướp. Việc duy
nhất cần làm là cố gắng nhận diện cướp càng nhiều càng tốt để giúp cảnh sát
nhanh chóng tìm ra nó.


Đến đây thì lại sang mặt kia
của vấn đề: Dân ta hầu như không được bảo vệ từ các lực lượng chức năng chuyên
nghiệp.


Qua  những nước văn minh, rất hiếm khi nhìn thấy bóng
dáng cảnh sát ngoài đường nhưng chỉ cần một va quẹt nhỏ, vài phút sau là năm
bảy xe cảnh sát hú còi ầm ĩ xịch đến vây quanh. Ta, ngược lại. Ngã ba ngã tư
lùm cây góc phố, chỗ nào cũng thấy cảnh sát, đông như bán hàng rong nhưng gặp
chuyện, loe ngoe vài mống.
Chết người còn có chú ghi ghi đo đo còn chưa
chết, hãy tự thân vận động nhào vô cướp lại
từ cướp. Hôm rồi đi miền Tây ngang Rạch giá,
Beo chứng kiến cảnh ba chiếc chiếu, hai lớn một nhỏ đắp đó. Mấy anh dân phòng
và cả thường dân chia nhau…điều khiển giao thông kiêm bảo vệ hiện trường, không một bóng  áo vàng.


Lại nữa, điện thoại cứu cấp
chia ra làm mấy số 113,115... người già trẻ nít làm sao nhớ. Beo từng gặp trường
hợp gọi 115, cà kê dê ngỗng hỏi bệnh gì biểu hiện ra sao. 10 phút sau lại thấy
gọi lại, để… kiểm tra xem có đúng số máy này gọi cấp cứu hay chọc phá chơi.
Thách mà không chửi bậy.


Sự sống bẩm sinh vốn cực kì
mong manh, không được học để tự vệ lại cũng  không được bảo vệ, những cái chết còn là lãng
nhách.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

BOM VỚI CHẢ ĐẠN

*** Chả biết ai khai  sáng minh triết ra cái khái niệm mặt bằng xã
hội. Mình làm báo thể thao tròm trèm 30 năm, tiệt không thể hiểu dựa vào tiêu
chí nào một ông bầu bóng đá ở HN bảo, bóng đá Việt  cao hơn mặt bằng xã hội (dù chỉ nửa bước theo
lời ông).


Thế rồi mới đây, trong hội
nghị tổng kết một mùa giải, cũng ông phạng thẳng cánh vào tổ chức lãnh đạo của
môn thể thao đi trước xã hội kia. Đồng loạt tất cả các báo gọi bài phát biểu
của ông là bom. Đi vắng, về nhìn thấy chữ bom chình ình ngay trên báo mình. Nóng
rát mặt nhưng không nỡ chửi lính, vì sự đã rồi.


Rất nhanh nhậy, một tờ báo tụ
họp thêm ba ông bầu vai vế ngất trời nữa vào một bàn tròn. Lần này mình bắt
trưởng ban đích thân đi nghe, hướng quan tâm vào điểm A điểm B…chừng hai tiếng
sau, nó alô, em về thôi chị, lính tép nghe là đủ.


Tầm ông bầu, lại vẫn chỉ
loanh quanh luẩn quẩn những điều thiên hạ nói từ năm bảy năm nay, chí ít trên
báo, bất kể ngày nào cũng có 1 bài nói giống hệt thế, bom đạn gì. Chỉ khi ông thảy
lên bàn TTK các giải pháp hợp luật hợp lí hợp tình, chỉ dạy cho VFF phương cách
thoát khỏi tình trạng hiện nay hoặc vẽ ra một lối đi (khả thi) lành mạnh cho
bóng đá  mai mốt, tình huống ấy, mới đáng
gọi là bom.


*** Định biên về anh Tô Tạch
nhưng bạn
này
viết hay hơn, phần chép về đây coi như là quan điểm của mình.


Này anh Tạch!


Anh Tạch này
đọc hoài thấy ớn.


Có câu ăn cây
nào rào cây ấy, anh làm ở Toyota, anh không rào mà anh chặt, giờ anh lại la
làng lên rằng cây không cho mình ăn trái.


Mình không biết
rõ sự tình có uẩn khúc gì không, nhưng nếu anh phát hiện ra rằng xe bị mắc lỗi
kỹ thuật thì thiếu gì cách anh đề xuất lên cấp trên để họ biết đường sửa chữa
khi nó còn chưa xuất xưởng. Hoặc khi xe đã đưa ra thị trường thì anh cũng nên
chung sức với lãnh đạo và người có trách nhiệm trong Toyota Việt Nam thu hồi xe
một cách nhẹ nhàng hơn để đỡ thiệt hại cho cái nơi mình làm việc. Đàng này anh
la om sòm lên như một anh hùng, rồi giờ anh lại la làng lên là sao họ kỷ luật
anh.


Giả thử Toyota cố tình lờ đi việc
này để đẩy thiệt hại về phía người tiêu dùng. Anh có gan làm anh hùng thì giờ
anh nghỉ quách đi cho rồi để làm anh hùng luôn, có sức chơi có sức chịu, cớ gì
anh nằng na nằng nẹo đòi họ tiếp tục trọng dụng anh? Ai cũng thừa biết là đó là
chuyện vô lý hết sức. Anh làm cho người ta lên bờ xuống ruộng, giờ lại đòi hỏi
người ta rủ lòng thương, đòi hỏi người ta xử sự với anh một cách cao thượng. Ở đời
giờ tìm đâu ra người cao thượng anh nhỉ. Sống thì phải biết cái quy luật đơn
giản đó chứ? 


Anh có thấy bên
Anh quốc không, khi người ta có gan đứng dậy tố cáo tập đoàn News Corp nghe
lén, người ta chấp nhận tất cả chứ chả như anh giờ cứ dằng dưa kiện tụng mỗi
cái việc hạ bậc lương. Nói thật, hạ lương là còn quá nhẹ. 

HAI MƯƠI NĂM



Khoảng cách giữa hai bức hình
là 20 năm. Tất cả, toàn bộ, tất tật, tuốt tuột sự thành đạt của mình trong cuộc
đời, duy nhất chỉ  ở đây. Kì diệu thật.
Loe ngoe tí xíu, giờ nguyên một đống.



Giai xinh về chơi làm cả nhà rộn
ràng. Sáng nay nói với mẹ  dự định lấy vợ
này nọ, y như người lớn.



Còn đây thì khỏi chờ đến 20
năm, có thể thấy ngay một bà Tám, từ bây giờ.



KIỆN NỮA HAY THÔI, NHỂ?

*** Kể chuyện  mấy biểu tình xĩ kiện bác tivi Hà lội trước,
hen.


Trước tiên, zõ khổ, bao nhiêu
bằng cấp thế mà viết cái đơn kiện chả ứng với bất cứ bộ luật nào. Phải zút về, phải
làm lại từ đầu. Luật bẩu không thể lấy thịt đè người. Từng người một biên riêng
za. Còn muốn hè nhau cho có bầy có đàn thì từng người phải làm zấy ủy quyền một
xĩ đại diện.


Thứ nữa, tòa yêu cầu phải
cung cấp bằng chứng. Ông bẩu ông đi biểu tình biểu lộ lòng yêu nước, thằng tivi
xúc phạm ông. Thế giấy phép biểu tình của ông đâu? Không có cái giấy ấy, thì chả
cần đến luật sư cũng thấy, thằng tivi đúng pà nó rồi, kiện giề? Phàm đã ra đến
tòa, thì lại ko thể chày bửa kiểu, xĩ đây không dùng luật Việt nhá, phải luật Pháp
luật Mỹ mới chuẩn nhá.


Theo Beo, các xĩ nên kiện lên
Hội cuốc liên mới xứng, chứ để  mấy đứa
em cháu tòa cấp quận nó coi bèo nhèo thế, zõ thảm hại.


*** Kiếm gì bỏ bụng đã rồi
biên chuyện chú Long Ruồi không phải trên phim mà trên paltalk Trym cuốc cuốc, chuyện
ai đi xúi biểu tình của entry Xúi giục
hay bị xúi giục
, hen.


 

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

BÀI VỠ LÒNG VỀ NHÂN QUYỀN

*** Bài ấy là quyền riêng tư.


Ví như,  nhà A kín cổng cao tường con cái du học hết, A
thích tồng ngồng cả ngày với chồng. Ví như, nhà B trước khi ăn cơm trẻ dứt
khoát phải mời người lớn, mời bằng đủ 6 người ông bà bố mẹ anh chị.


Cậu mợ nhà báo, chổng mông
chổng tĩ nhòm qua lỗ khóa. Tương lên báo: A sa đọa B cổ hủ, hân  hoan kêu gọi cả xã hội phải lên án kịch liệt.


Ấy là Beo bắt chước báo Tuổi
trẻ, nêu phiếm chỉ hay thêm dòng A B đã được đổi tên cho có mầu nghiệp vụ, trong
mấy bài  phóng xự điều cha về trò ăn nhậu của các đại gia mới đây.


Trong phạm vi mấy bài báo
này, không thể dùng từ điển từ thời cụ Nguyễn Văn Khôn hay từ điển của cả cái
viện Khoa học xã hội để tra xem, đại gia dạng hình ra sao. Họ là công chức nhà
nước, quan chức chính phủ, giám đốc doanh nghiệp công, chủ doanh nghiệp tư hay người
tự dưng trúng số lắm tiền nhiều của…?. Thói quen, sở thích của mỗi cá nhân, khi
anh mang ra chỗ đông người, anh phải chịu sự 
chi phối kiểm soát của các luật và lệ. Luật và lệ dĩ nhiên không áp dụng
chung cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là lệ. Nhà báo, chỉ được phép đưa lên
báo trong phần luật. Có mở rộng điều cha
thì cũng đến lệ là phải stop. “Đại gia và những kiều nhậu độc” đăng trên Tuổi
trẻ, gọi chính xác tên là  dạng chõ mồm vào
chốn riêng tư của người khác.


Nếu nhân danh đạo đức, thì
hành động chõ mồm cho thấy, đó là thứ
đạo đức không giả thì rởm. Còn nhân danh công luận, thì chõ mồm là hành vi xâm phạm thứ quyền tối thiểu, ăn ngủ đụ ị, của con
người.


*** Kinh tế đang xiêu viêu,
chẳng hiểu sao cứ mở báo ra là thấy đại gia. Một tầng lớp, đang đóng vai trò
chính trong việc tạo dựng vị thế Việt trên trường quốc tế và ổn định an sinh
cho hàng triệu triệu người, qua mô tả của báo chí, tư chất tư cách họ không
khác gì thằng ăn cắp. Thay vì  góp phần
tạo dựng (và xây dựng) hình ảnh một tầng lớp thượng lưu mới, báo chí lại lồng
lộn đối lập với họ. Dĩ nhiên, đối lập trực diện hèn không dám, phải núp bóng
hai chữ người nghèo.


Beo đồ rằng, không dưới 100
người ở đất nước này mơ ước  có bộ sưu
tập xe hơi như của Nguyễn Quốc Cường. Hẳn sẽ văn minh hơn rất nhiều nếu báo chí
khuyến khích 99 người còn lại phấn đấu có bộ xe như thế hơn thế thay vì suốt
ngày ghép Cường tội chơi ngông. Lên án việc phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu
khác hẳn với việc kéo cả xã hội quay lại thời ra đường phụ nữ đổ đồng quần lụa
đen dép lê nhựa.
Giấc mơ được giàu có không thể thành hiện thực
bằng việc cầu ước cho thằng giàu hơn mình phá sản.


Nghĩ cũng còn may, lối sắp
xếp thang bậc xã hội sĩ nông công thương chỉ còn tồn tại trên…báo. Đố tìm thấy
nàng hoa hậu nào giờ chỉ mơ lấy được…anh phóng viên Tuổi trẻ đấy!

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

OÉP LÚ

Cái tựa entry có 2 nghĩa, về
hai chuyện khác nhau.


Một số người, nhanh chân nhanh
cả trí, mua  gần hết tên miền giống hệt
tên các tỉ phú đôla Việt. Beo đọc đâu đó thấy một trong số họ phát biểu, tốn
kém giữ tên miền không đáng là bao khi chỉ cần bán lại được 1 trong số đó. Và
họ tin đến một lúc nào đó, các ngài tỉ phú sẽ thấy một cái oép mang tên mình
cần thiết biết bao.


Beo thì lại tin rằng, các ngài
tỉ phú không chậm chân chậm trí hơn họ để mất bản quyền một cái tên oép. Phạm
Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Đặng Thành Tâm… hàng trăm người có thể mang tên thế.
Nhưng, Vincom, Hoàng Anh-Gia lai, Tân tạo… chắc chắn chỉ có một và duy nhất (không
tin bạn cứ thử đặt tên công ty giống thế xem). Những cái tên sừng sững ấy trùm
phủ lên mọi cá nhân và đủ quyền năng xoá xổ vĩnh viễn trong thế giới mạng,
những ai mạo danh, âm mưu mạo danh các ông chủ của nó chỉ bằng ba chữ: không
phải tôi.


Quyền năng này, câu chuyện Oép
Lú thứ hai, có giống hệt.


Beo cũng lại tin rằng, việc
các cơ quan chức năng trả lời chưa tìm ra manh mối những ngừơi tạo các
trang Hùng  Zũng Xang Chọng…là nói dối. Chẳng
phải khi lượt truy cập lên đến cả chục triệu lượt, bác Bá Thanh Đà nẵng mới biết đến nguyenbathanh.com,
mà vì bây giờ nhà báo mới đến hỏi và bác ấy nổi khùng nên thiên hạ tưởng thế. Tướng Hưởng bảo với Beo, kiểu trò chơi
công nghệ
đặc biệt này, tự thân nó sẽ chết nếu người chủ mưu gài vào những ý
đồ xấu, nên không đáng để tâm. Còn nếu tiếp tục trò
chơi
nghiêm túc như hiện nay, thì hoan nghênh.


Hai chuyện khác nhau, dĩ
nhiên hai kết luận  cũng trái ngược.
Chuyện đầu rõ thật, chả cái dại nào giống dại nào. Chuyện sau, rõ thật….

XÚI GIỤC HAY BỊ XÚI GIỤC

Vất đống gạch này
đây, nó sẽ dẫn đến chuyện cái đơn kiện đài HTV của mấy chí thức biểu tình sĩ. tỉnh táo
đã, sẽ biên.


*** Cái này là của
đồng chí Việt tân gộc, từ Úc. Tên Lê Nguyên Hồng


Một vấn đề nóng mà dư luận
quan tâm chú ý, đó là “có hay không sự tham gia của nhân tố Việt Tân trong các
cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn” trong 11 lần người dân yêu nước tập
trung biểu tình tại Hà Nội vừa qua?


Về mặt khách quan, giới quan
sát rất dễ nhận thấy chủ trương hướng tới của người biểu tình tại Hà Nội có
những điều chỉnh rất nhịp nhàng. Từ các khẩu hiệu “nhấn” vào chủ đề “Hoàng Sa –
Trường Sa là của Việt Nam” trong cuộc biểu tình lúc đầu – Ngày 5/6/2011; những
chủ nhật biểu tình sau, các khẩu hiệu và cả biểu ngữ đã được bổ xung “đề tài”
như “đả đảo Việt Gian bán nước”, hay “dậy mà đi”. Đặc biệt là cuộc biểu tình
ngày 14/8/2011 đã có biểu ngữ nhắc lại “tinh thần cách mạng ngày 19/8/1945”…


 


Như vậy chỉ nhìn vào những
biểu ngữ mà đồng bào biểu tình cầm trên tay và những tiếng hô khẩu hiệu, tiếng
hát đồng thanh những bài hát của đoàn biểu tình, người ta đã đoán được rằng,
bên trong mối căm thù quân xâm lược còn có một mối căm thù khác, đó là căm thù
những kẻ bán nước, căm thù những kẻ làm hại nhân dân. Thậm chí bài Quốc ca Việt
Nam Cộng Hòa (chế lời) cũng được nhạc sĩ đường phố Tạ Trí Hải cùng một số người
khác hát vang ngay tại khuôn viên Bờ Hồ - Hà Nội.


Về lời phát biểu, có lẽ là
thụ động, phản hồi bài viết “Kẻ thù” của ông Tống Văn Công – Nguyên tổng biên
tập báo Lao Động, do tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân viết, trong bài  “Trao đổi với ông Tống Văn Công”,
đoạn: “Suốt hơn 11
cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua tại Hà Nội lẫn Sài Gòn, đều có Đảng
Viên Đảng Việt Tân tham gia như bao đồng bào khác. Anh chị em Đảng Viên Việt
Tân đã vận động nhiều người cùng đi biểu tình vào mỗi sáng chủ nhật và coi đó
là một nỗ lực quan trọng để góp phần dấy lên làn sóng yêu nước”. Đây là lời
khẳng định Việt Tân có tham gia hoạt động biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, từ
một đảng viên cao cấp của Việt Tân. 
 


*** Đoạn này copy trên blog vokhanhlinh. Và Beo sẽ trả lời vì sao  mà đồng chí Trym Cuốc Cuốc  Võ Khắc Long này ngồi tận Bỉ phỏng vấn được cả người bị
tóm trong xe bus.


Khi dư luận cảnh báo về Việt Tân đang lợi dụng các
cuộc biểu tình chống Trung Quốc, một số người biểu tình có số má ở Hà Nội nói
chắc như đinh đóng bùn rằng, họ biểu tình vì “lòng yêu nước”, không có Việt Tân
nào ở đây cả! Nhưng không hiểu sao, nhân vật Chim Quốc Quốc VNCH trên Diễn đàn
Chính trị Tranh luận Dân Chủ cứ đều đều tường thuật diễn biến trực tiếp hàng
chục cuộc biểu tình trên paltalk, phỏng vấn những người đang đi biểu tình, thậm
chí kể cả khi họ đã bị công an tóm lên xe bus đưa về trạm ở Từ Liêm!

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

KHU 5 NÊN CÓ THÀNH PHỐ MANG TÊN CỤ

Mình chưa đọc được một công
trình nào nghiên cứu thật sâu sắc và toàn diện, những thay đổi triệt để của xã
hội miền Bắc, sau cuộc cải cách ruộng đất. Một cuộc cách mạng đúng nghĩa đen, các
giá trị sống truyền lưu từ hàng trăm đời của người nông dân, chỉ vài năm của
cuộc cách mạng đó, đã bị đảo ngược xáo trộn toàn bộ. Di hại đến tận bây giờ
chưa thể cân bằng trở lại.


Những năm từ 75 đến 79, cuộc
cách mạng thứ hai với hai tác giả chính, Đỗ Mười ở miền Nam và Mười Hương ở
miền Bắc và đối tượng của nó là các nhà tư sản công-thương. Mục đích nhắm tới,
giống hệt cuộc cách mạng đầu.


Cải cách ruộng đất, chỉ nghe
qua lời kể lại. Cải tạo tư sản, chứng kiến tận mắt. Tan tác và xác xơ. Người
làm leo lên ngồi cùng bàn ông bà chủ.


Khu Năm bình yên trước sóng
gió, vì có Cụ che chắn.


Không kịp thắp nhang. Tận đáy
lòng xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Cụ, Võ Chí Công.


Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

HẮN

Hắn là dân quý tộc. Một sắc
dân cực hiếm, trong thế giới văn chương.


Ngoài đời, Hắn bụi bặm.  Từ khi quen Hắn cho tới gần năm trước đây, chưa bao giờ mình thấy Hắn có tiền,
đừng nói nhiều tiền. Trong mắt mình, Hắn còn lâu mới đủ tiêu chuẩn trung bình
đẹp. Hắn cũng không thiếu mọi trò nhố nhăng nhăng nhố bầy đàn, như mọi thần dân
xứ sáng tạo đặt tên là chất nghệ. Nói bậy, ngang mình. Nhưng, Hắn là một thằng
quý tộc. Thế nên, có những con đàn bà yêu Hắn gần như điên. Thứ tình yêu giờ
chỉ còn trong các tiểu thuyết thế kỷ 18. Đẩy không chỉ  Hắn, mà cả gia đình Hắn vào cơn khủng hoảng
sợ, hàng mấy tháng giời. Cho đến giờ này, dù đã khỏa lấp bằng những thằng đàn
ông khác, trong tưởng tượng hay đời thật, thì mình vẫn thấy bóng dáng Hắn lồng
lộng trong nghệ thuật của con đàn bà ấy. Rời Hắn, thi lẫn hứng đều hết và chết.


Lại có cả con đàn bà, thử một
lần cho biết, mình đoán chắc sợ nghiện Hắn, trốn luôn.


Con nào con nấy, tài hoa tót
vời.


Cuốn sách đầu tiên in riêng của
Hắn ở NXB Công an, chưa kịp ca cẩm, thì được lệnh, không được viết giới thiệu.
Lệnh này nghiêm. Liều như mình  im, đừng
nói báo khác dám. Khi ấy, mình bảo Hắn, dăm năm nữa, thời ông đến.


Câu ấy chân thành. Mình tin
mình là người hiểu-cảm được văn chương Hắn, đọc ra nghĩa cả những từ u ơ Hắn
viết. Chơi với Hắn như hai thằng đàn ông. Có một chiều âm u vần vũ, mình và Hắn
ngồi ở quán cóc vỉa hè đối diện sứ quán Mỹ. Nhìn sang bên kia đường, những
trạng thái tinh thần được biểu lộ muôn hình vạn trạng từ điểm xuất phát chung,
giấc mơ đổi đời, đi ra từ  khung cửa hẹp
của sứ quán. Dòng người lầm lụi trôi ngang. Mình thấy Hắn cô độc kinh khủng trên
con đường của Hắn. Văn chương, là thú chơi tàn nhẫn của hóa công, không phải
của người.


Hắn mới cho cuốn Ngồi bên lề
rất trái, tự in. Lác đác thấy ăn theo. Mượn sách Hắn vào mục đích rất thời sự và
rất rẻ như chống lại nền xuất bản trong nước. Khi đi quên mất không mang theo.
Để về nhà dọc xong sẽ viết và nhân thể, sẽ lí giải vì sao mình bảo, Hắn là một
thằng quý tộc.