Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

CHẾT (CƯỜI) SẶC GẠCH



Mình không biết từ đâu và từ bao giờ có cái từ hết sức khó lí giải là chết (cười) sặc gạch, có điều phải dùng đến cụm từ ấy may ra mới diễn đạt được những chuyện ngớ ngẩn đến hài hước (hoặc hài hước đến ngớ ngẩn) đang diễn ra ở bên nhà.
*** Thiên hạ thiếu thông tin hay chỉ có thông tin từ báo chí chính thống nên việc ông Thánh Ba ra Ba đình nhộn nhạo lên sất cả. 2 khóa đại hội Đảng gần đây, Thánh đều được Ban  vời ra nhưng bị Liên đoàn xổ toẹt, không đủ quá bán ủng hộ. Nay để cân bằng quyền lực giữa Ítxờ và Étxờ, Thánh ra Thủ đô làm thay việc lẽ ra là của Hồ Cẩm Lú nếu Lú đủ oai quyền. Thánh có hiển linh hay không, đọc entry ku Phọt phẹt khắc hiểu chân tơ kẽ tóc.
Á thánh, trên thực tế được quyết định trước cả Thánh và đây là lớp nhân sự kế cận của khóa 2016. Chả hiểu thiên hạ có để ý đến chi tiết này không: Á thánh toàn người từ chính phủ sang.
Sặc gạch chưa!
*** Mình đi làm 3 năm ở Sở Văn thể du Sì gòn mà không thuộc hết nổi tên các phó giám sở này, đến độ một nường phó giám xuống họp với tòa soạn suýt bị  chính mình đuổi  ra ngoài.
Việc Nghệ an một lính cõng 3 xếp chả có gì là lạ. Nhan nhản tỉnh thành, cơ quan nhà nước có trường hợp ấy, thậm chí cõng nặng hơn. Không tin kiểm chứng thử ở phòng tổ chức sở  trên.
Ấy thế, lại đang chuẩn bị ban hành văn bản kéo dài tuổi hưu cho quan chức. Và mình thành thật khuyên các bạn nhà báo đừng góp ý bình bàn chi cho mất công, vì việc ấy thật ra đã được quyết từ cuối năm ngoái rồi. Thiết thực chăng nên nhờ giáo sư Ngô Bảo Châu lập hộ cái phương trình, tính xem tới năm nào nhà nước mình hết dân toàn quan.
Sặc gạch chưa!
*** Quy trình ban hành một văn bản tầm chính phủ, nếu xét trên các quy định hiện hành, là cực kì chặt chẽ và…nhiêu khê.
Ví dụ như nghị định tiêm thuốc độc thay vì bắn tử tù.
Đội quân pháp chế Bộ CA soạn thảo, đội quân Bộ T Pháp thẩm định, đội quân Bộ Y tế có ý kiến, rồi đội quân cuốc hội, đội quân VPhòng CPhủ…cuối cùng mới đến Thủ tướng kí ban hành.
Trong hàng loạt đội quân (đã đội quân còn hàng loạt) trên, không một ai biết các nước  sản xuất được loại siêu độc dược ghi cụ thể trong cái nghị định kia, hiện đều đã bỏ án tử hình và không một hãng dược có tiếng nào trên thế giới chịu kí hợp đồng bán chế phẩm để giết người, kể cả người đáng chết.
Hậu quả là giờ lục tục ngâm kíu tự sản tự tiêu...diệt.
Nếu chịu đọc các nghị định mới trên Công báo, không khó để thấy ngay lập tức những chi tiết sặc gạch tương tự.
Và đó chính là cơ sở vững chắc để mình tin rằng, nội nhật năm nay sẽ có nghị định quy định nhằm tiết kiệm cho ngân sách quốc gia, công chức đi ị xong cấm rửa tay bằng xà bông.
Thế mới chuẩn sặc gạch!

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

chém với ba thánh


Phot_Phet: Chào bác em. Chào mừng bác em ra với Tam Đình nhậm chức Tổng quản nội vụ phủ.

Ba Thánh: Thật tâm tao cũng chả ham hố đâu, nhưng đại thần Cơ mật viện điều thì phải đi thôi. Chả biết có nên cơm cháo.

Phot_Phet: Chưa gì bác em đã xoắn. Cứ đúng nhiệm vụ, chức trách mà làm. Sau lưng bác em là bần nông chốc mép. Họ kỳ vọng ở bác em nhiều.

Ba Thánh: Chả có gì đáng để kỳ vọng đâu. Một con ốc vít như tao không thể bịt được lỗ thủng hệ thống của đoàn tàu Xuống Hố Cả Nút. Chúng đấm đá nhau và tao bỗng chốc biến mẹ thành khiên lẫn giáo.

Phot_Phet: Nghĩa là?

Ba Thánh: Vừa đỡ, vừa đâm. Chấm hết!

Phot_Phet: Em lại tưởng bác em là cái xẻng cơ chứ. Chả phải bác em tuyên ngôn là hốt tất còn gì. Bác em mà mần được thế thì quá là...Hốt Tất Liệt. Cũng có thể khai nên công nghiệp để đời nhưng cũng có thể liệt toàn bộ các cơ quan đoàn thể hế hế.

Ba Thánh: Đấy mày xem, mới đánh tí giặc mồm thôi mà đã nhốn nháo vả tao đôm đốp.

Phot_Phet: Bác em đếch gì phải đánh giặc mồm, cứ thượng phương bảo kiếm mà chém chả phải oách mấy lị chính danh hơn sao?

Ba Thánh: Đã đâu với đâu đâu. Gươm thì trao rồi nhưng quân tướng đã có đứa nào. Tao sợ nhất lũ ô hợp nhặt nhạnh, cắt bổ đó. Quân không tinh thì tướng cũng...bằng lồn.

Phot_Phet: Úi dồi ôi, bác em bậy thế. Hóa ra chưa binh bố, trận mạc gì ạ?

Ba Thánh: Chưa, còn phải chờ. Nên tao phải đánh giặc mồm là thế. Mày có ý gì hay không?

Phot_Phet: Theo em thì lập ra cái nội vụ phủ này cho bác cũng chả để làm đéo gì. Thay vì thế tăng quyền hạn và cơ chế kiểm soát cho bô lão Diên Hồng hội nhẽ hay ho và pháp trị hơn nhiều. Vửa chính danh lại mang tính đại diện.

Ba Thánh: Tao cũng nghĩ thế. Cân bằng và kiểm soát quyền lực không gì tốt hơn là giao cho Diên Hồng hội. Mỗi tội bọn ấy ngu và lười quá, lại kém chuyên môn và hay a dua. Chả biết đếch gì ngoài vỗ tay và ngủ gật.

Phot_Phet: Thế bác em có chương trình hành động cụ tỉ gì chưa?

Ba Thánh: Cứ chiểu theo chức trách, nhiệm vụ mà làm thôi. Nhưng tao ngại thằng cụ mày, Cả Chọng í. Mần mạnh quá thì cụ cho là phá, mần nhẹ thì đéo ai kinh. Nhẽ mần vừa vừa. Còn như thế nào là vừa vừa thì tao cũng chịu. Đánh chuột mà không được làm vỡ bình, mẹ, khó ngang lên giời.

Phot_Phet: Em đồ không khéo bác em còn bị mượn tay giết gà ấy chứ.

Ba Thánh: Thì tao lạ đếch. Nhưng phận sự thì cứ phải làm thôi. Chứ tao thật, để giết được hết lũ gà ngóe đó thì phải mất vài rừng gươm đao, chưa kể đến việc mất hết cán bộ lấy ai làm việc.

Phot_Phet: Bác em tin là quân tử vung gươm thì tiểu nhân đầu rơi, máu đổ?

Ba Thánh: Cũng chả mấy tin. Không cần thận đầu tao còn bay trước.

Phot_Phet: Nguy nhỉ?

Ba Thánh: Tại cụ mày cả đấy. Đánh đéo được nên lấy tao lấp lỗ châu mai. Toàn những nơi hòn tên mũi đạn mà không sắm tao bộ khiên đỡ mà toàn trang bị sấm truyền với nghị quyết thì ăn thua mẹ gì. Đánh trận chứ có phải chuyện cúng bái mới hóa vàng đâu mà ngồi đó khấn rồi đốt.

Phot_Phet: Chả qua cụ em cũng chả có cách gì, lực bất tòng tâm nên hay dựa tâm linh, bắt quyết.

Ba Thánh: Mày nên nhớ, lũ gà ngóe kia chúng thành tinh hết rồi, ngồi đó mà bắt ma. Vớ va vớ vỉn!

Phot_Phet: Bác em mà cao tay ấn thì An-nam hồng phúc muôn đời, nhẽ phải khắc bia dựng tượng.

Ba Thánh: Có phải tượng bia nào cũng tử tế cả đâu. Chỉ mong làm được việc gì đó để con cháu chúng mày có miếng mà đút vào mồm. Chứ tình trạng như này thì đến cứt cũng không có mà cắn. Rồi lại kéo nhau Xuống Hố Cả Nút.

Phot_Phet: Thế nhẽ hay hơn, bác em nhể?

Ba Thánh: Nên tao cũng cố chơi nốt ván cờ tàn. Cố gắng không để bị chiếu tướng, bắt vua.

Phot_Phet: Theo em thì cứ để cho chiếu tướng, bắt vua. Thua đi rồi đánh ván mới. Đỡ mất thời gian và nặng đầu. Cờ thế rồi thì đằng đếch nào chả thua mà bác em phải giữ.

Ba Thánh: Mày đúng loại phản động. Đừng dạy tao việc đánh cờ, đó có vẻ là môn thể thao mà giới quan trường chơi giỏi nhất.

Phot_Phet: Các bác cứ mải đánh cờ thế thì bần nông bọn em nhẽ chốc mép muôn đời?

Ba Thánh: Đời là ván cờ thôi. Tiếc là bần nông chúng mày lại luôn cầm...quân đen. Thế thôi nhé, đến giờ tao chém gió hội nghị rồi.

Phot_Phet: Bác em ngược đi. Em cũng lặn sắm tết đây.
COPY TỪ PHOTPHET.INFO






Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

CHUYỆN ĐỜI LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN


Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt khi mình đã sang Mỹ nên không biết sự thể. Nếu ai theo dõi thường blog này sẽ thấy mình vốn thích cách làm dân chủ trong nước của Quân, thứ nữa Quân viết lách những vấn đề chính trị, có thể đồng quan điểm hay không, nhưng vượt lên trên những người khác ở chỗ khá…lãng mạn.
Không có cuộc cách mạng nào thành công nếu thiếu đi sự lãng mạn ấy.
Với trình ai-ti của mình và tác giả bài viết dưới đây, đến tận hôm nay mới moi ra được bài này. Post lên như một cách chia sẻ muộn với Hiền và gia đình.
Hôm qua mình dành cả buổi chiều lang thang ở công viên Thống Nhất để chụp ảnh cho gia đình này, nhân kỷ niệm 16 năm ngày cưới của cặp vợ chồng trong ảnh. Buổi tối cả 5 bố con mẹ con nhà mình lại kéo nhau đến nhà họ đánh chén, 11 giờ đêm mới về đến nhà.
Tháng 7 năm 1997, mình dự đám cưới anh chị trọn vẹn từ đầu đến cuối. Trước ngày rước dâu, mình về Hà Tĩnh chơi với chị mấy ngày. Sau đó mình theo xe rước dâu về Yên Thành - Nghệ An, dự lễ cưới tại nhà thờ, ăn tiệc xong rồi về. Mình lớn lên giữa ba bề là xóm đạo, quen thuộc với dân đạo từ nhỏ, nhưng đó là lần đầu tiên mình được dự một đám cưới của người xứ đạo. Đắm chìm trong không khí rất đỗi trang trọng, thiêng liêng của lễ cưới ở nhà thờ xong, mình và mấy người bạn khác của chị cùng thốt lên, có được một đám cưới thế này mà bỏ nhau thì tiếc quá! Đó cũng là đám cưới xứ đạo duy nhất cho đến giờ mà mình được dự.
Cưới xong thì chị bỏ biên chế của một trường THPT danh tiếng nhất Hà Tĩnh hồi đó để theo chồng ra Hà Nội, thuê nhà để ở, làm hợp đồng phập phù ở một số nơi. Tài sản đáng giá nhất của chị lúc đó là chiếc xe đạp Nhật. Mấy tháng sau, nửa đêm thì chị gọi cửa, đi một mình, cùng chiếc xe đạp Nhật. Chị bảo, chị sẽ không sống với anh nữa. Mình bảo, được thôi, nhưng bây giờ vào ngủ đã. Rồi mình ngủ lăn quay. Nhưng chị thì thao thức. Điều này rất nhiều năm sau mình mới biết. Biết cũng là do chị nói. Chị nhắc lại chuyện này rồi cười chảy nước mắt vì sự vô tư (hay vô tâm) của mình. Thật ra chị cũng đã từng nhận xét về đặc điểm này của mình với sự hài lòng. Chị bảo, ưu điểm của mình là không hay hỏi han lằng nhằng khi bạn bè buồn, nhưng lại rất có khả năng lắng nghe khi người ta có nhu cầu thổ lộ. Chị bảo, như thế là rất hay, vì lúc chị buồn nhất là khi chị không có nhu cầu nói chuyện, mà chỉ cần ở bên cạnh một ai đó là thấy đủ ấm áp (ý bảo bên cạnh mình ấy mà, he he he).
Đợt khủng hoảng này được kết thúc nhanh chóng bởi sự kiện chiếc xe đạp Nhật bị mất. Hai chị em đang ngủ trưa, cửa chốt bên trong nhưng chẳng hiểu thế nào mà kẻ trộm vẫn mở được, vào dắt xe đi. Anh sang đón chị về thì chị về. Mất xe đạp rồi, biết lấy gì làm phương tiện đi lại nếu vẫn bỏ nhà ra đi!
Mình thật sự chẳng biết những năm đầu hôn nhân anh chị có thực sự hạnh phúc không, nhưng chắc là có, nhưng không biết là nếu có thì đến mức nào! Gần như ngày nào mình và chị cũng gặp nhau, cùng nhau đi chơi, đi ăn uống linh tinh, nhưng mình chẳng mấy khi hỏi chuyện về cuộc sống gia đình chị, vì thật sự là mình không bận tâm. Chắc lúc đó mình nghĩ cuộc sống gia đình chẳng có gì để nói. Đương nhiên là phải hạnh phúc. Vì nếu lấy nhau mà không hạnh phúc thì sao ai cũng lập gia đình? He he he, sao hồi đó mình thiểu năng đến dễ sợ?
Hồi đó bọn mình rất hay đi đánh bóng bàn. Thường là đến một tụ điểm nào đó thuê bàn theo tiếng rồi hai chị em đánh với nhau. Chị đã từng học đánh bóng bàn trong Hà Tĩnh, nhưng trình độ nói chung là phọt phẹt. Vì thế những người biết đánh chẳng ai đánh với chị cả, vì họ không đỡ được quả giao bóng của chị (những người không biết đánh bóng bàn thường giao bóng rất xoáy, thế mới buồn cười), còn những người đánh giỏi thì họ lại có nhu cầu chơi với những người ngang cơ. Mình không biết đánh bóng bàn, nhưng lại trở thành bạn bóng bất đắc dĩ của chị. Hồi đó mình còn độc thân nên một vài anh quen biết ở bàn bóng cũng nhiệt tình dạy mình đánh bóng bàn. Nhưng mục đích ra bàn bóng của mình là đánh với chị nên rốt cục trình bóng bàn của mình cũng chẳng hơn chị chút nào!
Một lý do khiến chị và mình gắn bó là cơ quan mình khá gần viện C. Chị chữa vô sinh ở đó. Lúc đó chị không có xe máy nên khi đi anh chở chị đi, khi về thì chị gọi mình đưa chị về.
Nhưng anh thì rất ghét mình. Anh bảo với chị, đi chơi với chồng thì kêu mệt, kêu đau đầu, nhưng đi chơi với em H. thì mặt mũi hớn hở, không mệt, không đau đầu. Về sau anh có nhắc lại giai đoạn này với ông xã mình. Anh bảo, hồi ấy anh ngạc nhiên quá, sao một người trông vẻ ngoài có vẻ tầm thường như mình lại có sức cuốn hút vợ anh lớn thế! Nhưng về sau anh thấy có lý, vì nội lực của mình rất mạnh (chắc câu này nói ra là để xoa dịu mình). Nhưng điều khiến anh và mình như mặt trăng mặt trời là về quan điểm chính trị. Mình rất ghét nước Mỹ. Còn anh sùng bái nước Mỹ. Cứ nói đến chính trị là hai anh em cãi nhau nổ lửa. Có lần cãi nhau, anh chỉ tay vào mặt mình đuổi mình ra khỏi nhà. Chị cũng có mặt ở nhà, nhưng cũng không làm anh nguôi giận. Chị nhìn mình ra khỏi nhà chị bằng ánh mắt bất lực. Còn mình thì thấy thương chị, vì chị là người phải gắn bó suốt đời với gã đàn ông đáng ghét ấy.
Nhưng chẳng vì việc ấy mà mối quan hệ của chị với mình sứt mẻ. Mình và chị vẫn găp nhau hàng ngày. Những ngày đầu, có vẻ như chị muốn thanh minh, muốn giải thích điều gì đó, nhưng mình phẩy tay, ra điều không muốn nói tới. Mình đang ghét anh, mình sẵn sàng xổ ra những tràng nhận xét tồi tệ về anh, nhưng làm vậy chỉ khiến chị đau lòng chứ ích gì! Tuy nhiên, mất hơn một tháng mình không đến nhà chị. Về sau mình có đến nhưng chỉ đến khi anh không ở nhà. Có lần mình đang ở nhà chị thì anh về, anh chủ động chào mình, mình chào lại. Chị liếc nhìn hai người, có vẻ rất căng thẳng. May quá, chẳng có gì! Về sau mình lên nhà chị thường xuyên hơn. Còn anh thì khoảng một vài năm sau đó bỗng nhiên chủ động nhắc lại chuyện cũ và xin lỗi mình. Anh bảo, rất may là em H. đã không để bụng. Mình cười, không nói gì, chỉ thầm nghĩ, có để bụng nhưng mà không nói ra.
Vài ba năm gần đây anh hay nhắc lại sự kiện này mỗi khi muốn giới thiệu mình với bạn bè của anh. Hôm qua cũng vậy, gặp luật sư Nguyễn Văn Đài ở công viên Thống Nhất, anh giới thiệu mình là người "bất đồng chính kiến" với anh nhưng trong cuộc sống hai người, hai gia đình vẫn là bạn bè thân thiết. Mình đính chính, được nâng lên làm người "bất đồng chính kiến" với anh Quân thì sang trọng quá, vì chỉ có anh Quân mới có chính kiến, còn em thì không. Em chỉ có quan điểm trong một số vấn đề cụ thể mà thôi. He he he. Thật tâm mà nói, kể cả khi mình ghét anh nhất, mình vẫn rất trọng anh, vì anh sống cực kỳ thành thật. Về sau thì mình ngưỡng mộ anh, vì rất nhiều lý do, mặc dù đến giờ mình vẫn rất ghét Mỹ.
Lại nói về anh chị. Cưới nhau được 7 năm thì anh chị mới có bé Nhi. Hạnh phúc lớn lao quá, đến nỗi khi bé Nhi được một tuổi mình bảo với chị, bây giờ em mới tin bé Nhi thực sự hiện diện trong cuộc đời của anh chị. Khi bé Nhi được một tuổi, anh chị bắt tay ngay vào việc chạy chữa để có bé tiếp theo. Nhưng mãi đến năm bé Nhi 7 tuổi anh chị mới có bé Thái Hà. Còn bé Việt Hà lại là món quà bất ngờ mà Chúa tặng cho anh chị (theo cách nói của anh).
Tất cả những bạn bè chung của mình và chị đều công nhận anh chị là một cặp hoàn hảo, cả về hình thức lẫn nội tâm. Anh là một người nổi loạn, nhưng chị rất văn minh, và rất sâu sắc. Chị chính là người có ảnh hưởng rất lớn tới sự hoàn thiện con người anh. Mình lấy làm lạ khi nhiều bạn bè chung của bọn mình và người ở cơ quan chị không đánh giá cao lắm năng lực của chị. Có thể do chị an phận, không bon chen, lại quá biết điều, nói đúng hơn là quá biết nghĩ cho người khác. Mình thì thấy chị là một người cực kỳ thông minh về mặt cảm xúc. Chị làm được điều mà rất ít người làm được: luôn đứng ở cả hai phía khi nhìn nhận một sự việc.  Chị bảo, anh là người sống vì sự đam mê, mà anh đã đam mê thì không ai có thể cản được. Bạn bè anh thượng vàng hạ cám, nhưng ai cũng đều được chị tôn trọng. Ngày xưa mình đã từng rất bực mình vì thái độ mà mình gọi là "ba phải" của chị. Nhưng về sau thì mình ghen tị với chị, vì chị đã ngộ từ rất sớm. Tưởng như mình sắc sảo hơn chị, kỳ thực là mình khờ hơn chị rất nhiều. Mình thật sự tự hào vì được làm người bạn thân nhất của chị trong suốt hơn hai mươi năm qua. 
Một số người bạn cũ khi hỏi han về chị có vẻ lo cho chị, ái ngại cho chị, khi chị là vợ của anh. Nhưng mình, có lẽ cái chất vô tư/ vô tâm của 16 năm trước vẫn còn, mình lại thấy chẳng vấn đề gì, thậm chí mình thấy anh chị rất hạnh phúc. Thật ra mình cũng biết, không phải lúc nào tâm chị cũng an. Chẳng hạn lần quyết định sinh bé Việt Hà, chị rất cân nhắc khi mà khả năng bị bắt của anh rất lớn. Mình là người cổ vũ nhiệt tình nhất việc đón chào bé. Trước vẻ hồ hởi, tự tin vào điều tốt đẹp của mình, chị phì cười. Có lẽ lúc đó chị nghĩ, có một cô em điếc không sợ súng như mình, kể cũng hay!

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

CÁI LÍ CỦA TRIẾT CÀ PHÊ- tiếp và hết


*** Khát vọng quyền lực và tiền bạc là hai lĩnh vực siêu nhạy cảm và tuyệt đối cấm bày tỏ, ngay trong phạm vi gia đình cũng kiêng kị, chưa nói bày tỏ ra trước đám đông.
Nhìn cách khác, người Việt thường dị ứng với sự nói thẳng nói thật khi gán cho nó rất nhiều tính từ xấu và, đặc biệt thích làm nô  lệ. Chỉ có ý thức của người nô lệ mới thường trực sự căm thù các ông chủ của quyền lực và tiền bạc đến thế.
Với các phát ngôn của mình, Đặng Lê Nguyên Vũ không  hề vĩ cuồng vì đơn giản, khả năng và điều kiện để trở thành ông Vua cà phê  thế giới là hoàn toàn trong tầm tay một người Việt nam. Vũ, cũng như bất kì ai có cùng mơ ước, chỉ thiếu một thứ: bệ đỡ từ chính đồng bào mình.
Bạn nào hay đi chợ  ở Mỹ có thể kiểm nghiệm điều này: trên các kệ sản phẩm từ châu Á, nếu hôm nay có thêm một loại trà made in china mới thì  yên tâm, loại trà cũ đồng hương nó vẫn ê hề. Hàng Việt ngược lại. Vinacafé, nước mắm Chin su xuất hiện thì mất dạng G7, Phú quốc mà bạn quen dùng.
Phong cách kinh doanh thì thế còn công luận, thật khó để tìm một bài báo cổ vũ vỗ tay vào cho ông chủ Trung nguyên trừ phi chính Trung nguyên trả tiền để được đăng, chưa  dám mơ ai đó tôn vinh Vũ như một thần tượng, để rất đông một lớp người trẻ uể oải mỏi mòn kia bắt chước học hỏi theo. Chân tình thiện chí lắm  cũng chỉ nhẹ nhàng chỉ giáo Vũ nên nói ít đi. Nói ít đi,  làm sao còn là Vũ. Nó tương tự như khuyên Phạm Nhật Vượng nói nhiều lên hay Đoàn Nguyên Đức phải phát ngôn thật lịch lãm văn hoa vậy.
Rất thừa nhưng không thể không nhắc, còn một thứ  mang sức công phá và hủy diệt ngang bom nguyên tử khát vọng lớn của các ông chủ Việt: cơ chế chính sách và con người cụ thể thực hiện cơ chế  chính sách ấy.
*** Tuy nhiên, những trở ngại khách quan như trên không phải là nguyên nhân chính dẫn đến những điều lí ra bình thường trở nên vĩ cuồng bởi, Beo tin rằng  Starbucks thuở xuất phát ban đầu cũng gặp phải những điều tương tự.
Ưu thế vốn lớn, chiến lược marketing giỏi...chỉ là yếu tố phụ trợ,  điều khiến Starbucks vượt lên thống lĩnh toàn cầu chính là thứ nước lã có mùi cà phê kia. 
Nó là sự sáng tạo, là phát minh chiều chuộng được vị giác cả thế giới, từ Âu sang Phi sang Á. 
Ngay cái quán nhỏ Beo kể trong entry trước, việc sáng tạo cũng được đặt lên hàng đầu. Quy trình rang xay thế gần như cho ta uống cà phê sống và thật thú vị, quán kín mít tịnh không  mùi cà phê. Cái mùi đậm tính triết học ấy chỉ ngào ngạt khi bạn đưa sát li vào miệng.
Quay lại với cà phê Việt. Bạn có thể làm một thí nghiệm thế này, dễ thực hiện vô cùng.
Pha 2 li G7 và Vinacafe cùng loại 3 trong 1, bỏ thêm chút bột sữa vào li vina và chút bột cà phê vào li G7. Giờ hãy uống thử và đố bạn phân biệt, đâu G7 đâu vina.
Sáng tạo mới chỉ dừng ở việc gia giảm tí sữa tí đường ranh cháy cạnh rang cháy đen thì còn lâu mới mong uy hiếp được Starbucks, ngay cả trên quê hương mình.
*** Starbucks còn một sức mạnh tiềm ẩn nữa khi vào Việt nam.
Khi bạn phải vắt chân lên cổ cho kịp giờ quẹt thẻ từ qua cửa nơi làm việc mỗi sáng, khi ông phó thủ tướng  đuổi được hết 30% công chức hiện nay ra ngoài biên chế...thì khi ấy, bạn buộc phải chọn hoặc làm li starbucks cho nhanh uống xong quăng luôn cốc vào thùng rác hoặc, vượt cho cố 30 giây đèn đỏ để rồi đến ngồi đồng 3 tiếng ngóng đợi từng giọt cà phê rơi, trong  quán của những người sành điệu.
Starbucks không dành cho thế hệ ngồi đếm ăn từng bữa và dĩ nhiên, cũng không dành cho trọc phú  khoe giàu bằng những  món cho vào mồm. 
Người ta dùng Starbucks khi đã đạt đến sự đủ. Tức ngay cả ăn ngon cũng không thành vấn đề chiếm quá nhiều suy nghĩ (như hiện nay) nữa.
Mang cái lí của giai đoạn thòm thèm ra chứng minh sẽ tất thắng giai đoạn đủ, e rằng ngược.
Nói Starbucks mang theo một lối sống khi vào Việt nam, cũng là vì vậy.








CÁI LÍ CỦA TRIẾT CÀ PHÊ


Lạ nghe, không sót ai không cho rằng starbucks là biểu tượng cho cà phê, cho phong cách uống, cho tất thảy những gì thuộc về cà phê Mỹ, trong cơn sóng luận chiến về cà phê, khơi nên bởi câu nói, nay thành danh ngôn, của ông chủ Trung nguyên: Starbucks chỉ là nước lã pha mùi cà phê.
Trước khi nghênh ngang bàn những thứ vĩ đại như văn hóa hay  triết lí cà phê, Beo kể chuyện uống cà phê Mẽo trước.
Mang Starbucks so sánh với Trung nguyên là điều cực kì khôi hài vì, Starbucks chỉ là một loại nước giải khát, giống như Coca Cola hay Bò húc vậy.
Phải so sánh với thứ cà phê nhâm nhi (tạm đặt) này mới tương đồng.

Thingking cup là một từ tiếng Anh nguyên sơ nó có nghĩa, ông nhà văn nhà thơ đang bị tịt ngòi tự dưng bật ra sáng tạo mới. Câu này trùng khớp tuyệt đối với (một trong nhiều) slogan của Trung nguyên: khơi nguồn sáng tạo.

Tiệm cà  phê này tương tự như cà phê Nhân HN, tức người ta không vào đây uống cho đã khát hay nuốt trôi thật nhanh bữa sáng, mà ngồi cả tiếng đồng hồ vừa ngẫm nghĩ cái sự đời hay chém sạch sành sanh gió bão, vừa thưởng thức thứ đồ uống trên cả cầu kì, nếu nghe đủ quy trình chế biến.
Cà phê  hạt được nhập về từ 15 quốc gia trồng cà phê nổi tiếng - trừ quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì thế giới :( Mỗi lọai sẽ được rang xay theo cách riêng. Ví dụ loại từ Rwanda mà Beo uống trên hình, hạt nhập về được để trong trạng thái tĩnh 36 tiếng, sau đó được “rang” trong máy quay li tâm chậm ở nhiệt độ 24độ trong…7  ngày. Pha bằng máy, và double brew, tức pha hai lần hay tái pha, trước khi rót ra cho khách.
Tất cả quy trình này là mày mò sáng tạo riêng của chủ quán - nguyên nhân viên của Starbucks. (bàn về hai chữ sáng tạo này sau).
Mùi cà phê không ngát sộc vào mũi như Starbucks hay Trung nguyên, mà nó ngấm tận…chân răng, phảng phất đắng ngọt trong miệng. Tuyệt đối không có vị chua hay ngầy ngậy béo thường thấy trong các loại cà phê Việt và, tuyệt đối khác lạ với tất cả các loại cà phê những nơi khác.
Ngày thường quán cũng hiếm khi có chỗ trống, thứ bảy chủ nhật thường xuyên phải…xếp hàng từ ngoài đường chờ. Vậy nhưng, ông chủ  quán chưa có ý định nhân bản và lại càng không có ý định …đăng quảng cáo trên báo.
Ngắm trời xanh ngăn ngắt, tuyết lấp lánh rơi như muôn ngàn hạt kim sa, nhâm nhi li Rwanda nhấp nháp cái bánh ngọt trong  quán nhỏ ấm áp, hỏi có đẳng cấp xã hội nào hưởng thụ cao hơn thế nữa.
Còn tiếp



Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

PHÂN TÍCH KINH TẾ …TRÊN GIỜI



nguồn đây: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/01/khong-co-tien-khong-the-phat-trien-khoa-hoc/

Lan man  đọc  bài phân tích về mối quan hệ của hiệu quả khoa học và thu nhập hàng tháng, thấy sai bét nhè.
Thứ nhất, theo bạn này lập luận  lương các nhà khoa học ở Mỹ gấp 20 lần Việt Nam  hiệu quả khoa học sẽ gấp 20 lần. Thế thì lấy ví dụ 1 người bồi bàn làm trong McDonald với mức lương tối thiểu của chính phủ bang California quy định là 8USD/ h,  ngày làm 10 tiếng, tuần làm 5 ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật, thì 1 tháng họ kiếm được 1600USD. So với lương bồi bàn ở VN là 2 triệu 500 VND, so ra 1 người bồi bàn ở Mỹ khỏe gấp 13 lần 1 người bồi bàn VN. Người Việt mình tuy thấp bé nhẹ cân nhưng 2 thằng cũng đủ vật ngã 1 chú Mỹ trắng rồi, đâu cần tới 13 thằng.
Thứ hai, theo như số liệu của tác giả  lương của nhà khoa học Mỹ là $3000/tháng tức  $36,000/năm, nếu so sánh theo số liệu của trang web này (http://blogs.payscale.com/content/2011/02/average-us-wage.html) thì thấp hơn thầy giáo dạy trung học 16.5% ($43,100), trong khi lương của nhà khoa học của Việt Nam theo bạn là $150 (tức là 3 triệu 300 ngàn), ngang với giáo viên trung học của VN (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120723/can-sua-ngay-luong-giao-vien.aspx). Thế thì nhà khoa học ở VN vẫn sướng hơn đấy chứ.
Ngoài ra các số liệu về các ấn phẩm khoa học của các nước lân cận, chắc gì là của các nhà khoa học nước họ. Mình biết rất nhiều bạn Việt Nam sang các nước lân cận học tập nghiên cứu (cấp tiến sĩ) theo tiền tài trợ của chính phủ sở tại,  đổi lại các công trình nghiên cứu của họ thuộc sở hữu của tổ chức tài trợ. Như vậy, 1 phần không nhỏ trong các con số của các nước láng giềng kia là đóng góp của người Việt Nam. Vì thế, dùng số lượng bài viết trên tạp chí khoa học để so sánh là hết sức khập khiễng.
Còn thế giới phẳng hay không thì iPhone bán ở đâu giá cũng như nhau thôi. Đơn giản  chi phí sản xuất của iPhone sẽ không đổi, nên Apple không thể vì người Việt Nam thu nhập thấp mà làm từ thiện bán rẻ để chịu lỗ được. Mà định nghĩa thế giới phẳng của bạn cũng có vấn đề. Thế giới phẵng là các nước gần với nhau hơn, thì tính cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn, từ đó dẫn tới tính chuyên môn hóa của từng quốc gia. Mình mạnh nông nghiệp thì tập trung làm nông nghiệp, mạnh về cung cấp dịch vụ thì tập trung cung cấp dịch vụ v.v… Mình có thế mạnh gì thì phải phát huy thế mạnh đó để cạnh tranh, và giảm thiểu các hoạt động yếu kém. Đây là hiệu ứng của toàn cầu hóa.  Chứ không phải thế giới phẳng là giá bán của các món hàng bằng nhau.
Còn  về thu nhập của các nhà khoa học mình cho không phải được phản ánh từ số lượng các bài viết, mà phải từ số lượng các bằng sáng chế. Các nhà khoa học ở Mỹ hay các nước phát triển khác thu nhập cao không phải vì chi phí chính phủ cho các hoạt động khoa học cao, mà từ tiền tài trợ của các tập đoàn lớn cho các công trình nghiên cứu của họ. Các công ty điện tử, hóa chất, dược, quốc phòng v.v… chi trả hàng trăm triệu USD mỗi năm cho các nhà nghiên cứu để phát minh, sáng chế ra hàng trăm ngàn sản phẩm . Mà với họ, chỉ cần 1 sản phẩm thành công là có thể thu lợi nhuận gấp trăm lần. Ví dụ như chiếc iPhone.
Nước ta chưa thể làm vậy được. Bởi nền kinh tế của Việt Nam vẫn ở phân khúc dưới của chuỗi giá trị (value chain). Tức  đa phần là lắp ráp thủ công, lao động giá rẻ. So sánh với các nước phát triển  họ đang nằm ở phía trên, tức  nghiên cứu, sáng chế, thiết kế sản phẩm. Phải hiểu rõ thực trạng và các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thì sẽ thấy việc tập trung đầu tư để nghiên cứu, phát minh bây giờ là chưa thiết thực. Vì nền kinh tế chưa thể áp dụng, phát huy để sinh lời cho các phát minh cho đến khi chúng ta lên được phân khúc trên của dây chuyền giá trị.
 Và như bạn nêu ra, hiện nay thế giới phẳng, thì các nước sẽ phát huy thế mạnh của nước ấy, không còn phát triển đồng bộ như ngày xưa. Thế mạnh của Việt Nam hiện nay là nông nghiệp, mà khoa học kỹ thuật vẫn còn yếu, vì thế trong môi trường toàn cầu hóa, việc hạn chế phân bổ ngân sách vào các hoạt động không sinh lời là hết sức quan trọng
Cuối cùng, một lý do khác khiến khoa học kỹ thuật của Việt Nam chậm phát triển không phải vì thu nhập  hay không có khả năng nghiên cứu. Người Việt có thừa năng lượng, trí tuệ để có thể cho ra đời các sản phẩm đột phá, thế nhưng chúng ta thiếu đi khả năng tập trung, quản lý và hướng nguồn năng lượng và trí tuệ đó vào các mục đích sinh lời, tạo ra giá trị xã hội. Chúng ta đang để các nguồn năng lượng ấy rải rác khắp nơi, chảy vào không đúng chỗ.

Ví dụ như, nghiên cứu Vật Lý thiên văn mà đi phân tích kinh tế xã hội. 

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

TRÍ TUỆ VIỆT






Công ty nước ngoài nọ tuyển nhân sự, có 3 người Việt Nam, Lào và Thái Lan đến dự tuyển. Sau khi qua các phần thi về chuyên môn cả ba đều đạt ...đến lúc bàn về vấn đề tế nhị nhất là chuyện lương bổng. Cha trưởng phòng nhân sự hỏi thằng Lào trước:
- Anh đề nghị mức lương của mình là bao nhiêu?
Bằng cấp loại giỏi nhưng nhà nghèo lại đang cần việc làm để mưu sinh, thằng Lào đề nghị mức lương mà nó cho rằng chắc chắn 2 thằng kia sẽ không thể chấp nhận được:
- Em chỉ xin 500 USD mỗi tháng thôi.
Đến lượt thằng Thái. Du học ở Mẽo về, bằng cấp treo kín người khỏi mặc quần áo...Vì vậy, mức lương phải tương ứng với khả năng:
- Tôi đề nghị 1.000 USD mỗi tháng.
Đến lượt thằng VN vào phòng, không đợi hỏi phang luôn:
- Bác cứ cho em 1.500 USD.
Cha trưởng phòng nhân sự mắt lồi ra:
- Anh kinh nghiệm không, bằng cấp không, Tiếng Anh thì "phọt phẹt", nghĩ sao mà đòi mức lương cao nhất trong 3 người?
- Dạ, em tính thế này: Nếu được hưởng mức lương 1.500 USD, em chỉ lấy 500 thôi, 500 gửi anh "uống nước", còn 500 em sẽ thuê thằng Lào nó làm.
COPY TRÊN MẠNG

hết chuyện BÊN THẮNG CUỘC


1. Trước tiên phải đưa ra một quan niệm chung nhất thế này: sách viết ra là cho người khác đọc, thế nên bất kể viết thể loại nào cũng phải bảo đảm bố cục mạch lạc khúc triết.
BTC thiếu hẳn một cái đầu biên tập tỉnh táo giúp Huy Đức làm điều trên, và cả giúp HĐ bớt “tham”, đổ toàn bộ "vốn liếng" chỉ vào một cuốn sách.
Trong tất cả các phần, việc sắp xếp dày đặc các sự kiện không theo một trình tự không gian nào (BTC chỉ xếp theo thời gian) khiến người đọc ngán, từ ngán dẫn tới chán, nhất là với những độc giả từng tiếp xúc trực tiếp, đã biết các sự kiện trong sách.
Trong phần 1, tác giả đã rất ý thức vẽ ra bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn nhiều biến động bậc nhất của xã hội Việt nam hiện đại, giai đoạn giao thời giữa chiến tranh và hòa bình. Và thành công nếu người đọc chịu tương tác một cách hết sức thiện chí với tác giả, tức là tự tổ chức lại các sự kiện để tự hiểu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng rất ý thức điểm xuyết những số phận cụ thể cho bức tranh. Đương nhiên, không thể không có “nhân vật”. Nhưng, như Beo từng viết trong entry kể chuyện bên lề cuốn BTC, đây sẽ chính là điều “cam go” nhất của Huy Đức khi về nước: đối diện với những nhân vật sống của mình.
Phần 2, HĐ đã không điều khiển được sự lan man trong những bí- mật- ai- cũng- biết về  chính trường thời đổi mới vào mục đích lí giải cho những bế tắc của Việt nam hiện tại. Chính vì vậy nó hạ thấp cả sách lẫn tác giả, ngang tầm bloggers “chém gió” đầy rẫy trên internet.
2. Góc đứng  quan sát sự kiện hay việc chọn sự kiện để  viết ra thực chất đã là  một cách bày tỏ quan điểm riêng. Dù với tư cách nhà viết sử hay nhà báo, việc đòi hỏi (mọi) tác giả không thiên kiến là vô lối. Nhìn nhận lịch sử, công tâm đồng nghĩa với vô tư, chữ vô tư Beo dùng ở đây tức không cần…nghĩ.
Ví dụ cụ thể. Sự kiện thu vàng của người vượt biên.
Từ góc nhìn của Beo thì đây là chủ trương đúng và nhân đạo. Hàng triệu người bỏ xứ ra đi, gửi số phận hàng vạn dặm cho những con thuyền câu mực mong manh thường chỉ dám ra xa bờ vài ba hải lí. Còn gì tốt hơn ở thời điểm ấy là đóng cho họ những con tàu chắc chắn.
Beo còn biết và biết rất rõ chuyện một trung tá công an (chắc to ngang trung tướng bây giờ) đã  bị kết án tù 7 năm vì tội ăn chặn số vàng của người vượt biên. Vị  trung tá hiện vẫn ở Sài gòn này hoàn toàn có thể là nhân vật chứng minh về tính đúng đắn cũng như sự trong sạch của chính quyền ngày ấy.
HĐ lại kể một câu chuyện khác hẳn, như trong BTC, cũng cùng về sự  kiện thu vàng.
Có thể dẫn ra hàng trăm ví dụ tương tự.
Người viết giữ quyền đưa ra nhìn nhận đánh giá sự kiện và người đọc giữ quyền bình luận nhìn nhận đánh giá của người viết. Văn minh hay hủ lậu thì việc hai quyền "đập chan chát" nhau, âu là chuyện thường.
Có thất bại nào lớn hơn việc  viết  ra không ai bàn tới và có cái gì nhạt nhẽo hơn một cuốn sách vô tư. Và như vậy, xét cả 2 phía, BTC là một cuốn sách thành công.
3. Vì sao HĐ lại “cam go” khi phải đối diện với những nhân vật sống của mình?
Dự định viết sử về một nhân vật đang sống có hai điều tối quan trọng cần phải trang bị trước. Thứ nhất, không như khi mô tả sự kiện, mô tả nhân vật có phạm vi quan sát gần và hẹp nên buộc phải sát thực, sát thực  tối đa trong khả năng có thể. Thứ hai, biết 10 chỉ viết ra  5 và phải phát ra (bằng được) tín hiệu để nhân vật (ngầm) biết nửa đang còn lưu trữ. Thủ thuật này vừa để phòng thân trước pháp luật vừa buộc được nhân vật "ngậm bồ hòn làm ngọt". Đây là quan hệ tay đôi tác giả-nhân vật, người đọc chỉ  liên can khi người viết càng giỏi thì thuyết phục càng đông họ đứng về "phe" mình.
Từ  phản ứng của một sĩ quan  quân đội cộng hòa và Lưu Đình Triều trên công luận cho thấy, cả nguồn tư liệu lẫn sự trung thực, HĐ  đều thiếu. Hai nhân vật trong BTC này là copy từ sách, báo đã phát hành, đã thế lại cắt gọt đoạn copy một cách hết sức ác ý.
4. Không triều chính nào làm đẹp bằng cách vá víu lại tấm long bào  cũ rồi khoác nó lên mình.
Mang quá khứ ra làm tấm gương hy vọng đời nay soi chiếu là tham vọng ấu trĩ.
Gắn quá nhiều sứ mệnh vào một cuốn sách, thực chất vẫn  đang ở dạng bản thảo thô, là hành động ngớ ngẩn.
Khi hy vọng phải bám vào những ấu trĩ, ngớ ngẩn để tồn tại thì không biết nên dùng từ  thảm hại hay đáng thương để nói về đời sống tinh thần của một lớp người, gọi là trí thức.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

HÀ NỘI ĐÃ CÓ VUA ? tiếp & hết


Giờ mới phát hiện ENTRY QUÊN ĐỂ NGUỒN,  xin lỗi chủ nhân Đoàn Ngọc Thu.

Có lẽ đây là NGƯỜI DỰ BÁO sớm nhất nhân sự chóp bu Việt nam 2015: The Vietnamese delegation -- 10 Communist party members including secretary general Nguyen Xuan Phuc -- also met with the Vatican's powerful number two, Cardinal Tarcisio Bertone. (Phái đoàn Việt gồm 10 thành viên đảng cộng sản bao gồm Tổng bí thư Nguyễn Xuân Phúc- cũng đã có cuộc gặp với nhân vật quyền lực số 2 của Vatican, C.T. Bertone).
Sự nhầm lẫn vô tình của hãng tin AFP và việc copy (luôn luôn) có chủ ý của Thị Beo, giải thích phần nào cho việc thiên hạ ghép thành 1 động cơ cho 2 sự kiện: Bá Vương biệt Đà ra Thủ đô gần như đồng thời với việc công bố kết luận thanh tra, mới chỉ sờ đến 1 phần 40 (40/1600 làm tròn số) cơ sở-vụ việc, liên quan đến đất đai của Đà nẵng. Chỉ có điều, lửa cháy đằng đông  báo cháy đằng tây, 900 chém gió viên hoặc chưa nhận được tiền bồi dưỡng hoặc đọc vị văn bản không ra, nên im lìm mặc cho bút tặc tha hồ suy diễn.
Đang biên

TỔ QUỐC CỦA CON



Chúc mừng con, nhân ngày con mang một cái tên mới.
Con nói, ông bà bố mẹ là Tổ quốc của con.
Ừ, mẹ cũng thích định nghĩa giản đơn cụ thể như thế. 
Tổ quốc sẽ luôn bên con, cho dù  lúc khốn khó bần hàn hay khi hạnh phúc giàu sang.
Công dân của xứ sở nào, con vẫn chỉ  là thằng Giai xinh của mẹ.
Mẹ yêu con.

HÀ NỘI ĐÃ CÓ VUA ? - tiếp


Có lẽ, hơn lúc nào hết cụ Bá Đà Nẵng đang cảm nhận được sự tai hại như thế nào bởi lối chém gió vô tội vạ của cụ.
Cụ đã thấy cái cách mà đám BBC, RFA hay đám rận tri thức nửa mùa bâu vào chưa cụ? 
Hốt ai mà không cần nói nhiều hử cụ? Cụ tính hốt cái đám mà cụ đã dùng đủ tiểu xảo để nó bơm xèng cho Nẵng trong suốt bao nhiêu năm qua á? Cứ dính đến BĐS và tài chánh ngân hàng là cụ hốt tất á? Thế cụ tiếp tục có ý định đưa dân cụ về với thời thiên đường trâu trước, cày sau à?
Mà cụ thật, đụng ai không đụng, cụ lại đi tuyên chiến với đám đó mần chi hử cụ?
Công tội phân minh, tại sao khi xã hội chơi đẹp ghi nhận công lao của cụ, thì cụ lại không đủ bản lĩnh đứng lên dõng dạc nhận cái khuyết của mình xem nào?
Bản kết luận thanh tra dài 34 trang chứ cóc phải 9 trang như đám kền kền và lũ tri thức rởm đang vần vò. Và cũng chỉ vì có thiện cảm với cụ, hay nói chính xác hơn là vì đại cục, đám Thanh tra nó đã múa câu gọt chữ tránh cho cụ mấy chữ, cụ chẳng biết hay cụ cố tình không biết mà còn lớ lờ lơ chỉ đạo đám đàn em mồm loa mép giải!!!
Kể cũng tội anh X và cũng nực cười cho đám tri thức rởm thiên hạ. Một thằng nó đã đủ bãn lĩnh ngồi im rung đùi kệ mẹ khi từ cụ Tổng Nú đến cụ 4 Sang thi nhau nổ đùng đoàng đá đểu, thì hà cớ chi mắc mớ chi đến độ nó phải đi tay đôi kiểu đờn bà uýnh ghen với cụ Bá?
Nhẻ?
Copy của DG.

XƯỚNG VĂN CỦA OBAMA


*** Cho dù từ hàng ghế của mình có thể chém nát gió luôn về lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng ngẫm đi ngẫm lại viết gì cũng vô duyên, bởi hai lí do. Phụ, tính về mật độ đưa tin thì chỉ cần đọc 1 tờ tiếng Việt, đã nhiều bằng ba kênh truyền hình CNN, ABC, FOX news và 2 tờ báo giấy WA post, NY times bên này cộng lại. Người Mỹ khá thiệt thòi khi không biết tại sao tóc bà Obama sáng chải úp vào tối lại chỉa ra hay tại sao vẫn vận cái váy của thằng thiết kế Tàu từ cách đây 4 năm, nhiều bằng người Việt nam.
Lí do chính, từ …đám hoàng tử công chúa ở Broadway mà ra.
Khi phải nín thở để tận hưởng  những âm thanh mỏng manh từ dàn nhạc và tiếc từng cái chớp mắt lấy đi những khoảnh khắc của sân khấu, đó là lúc bạn cảm nhận một cách thực thể nhất điều mà nghệ thuật đỉnh cao mang lại: nó- khiến cho con người cảm thấy mình tử tế, cao thượng hơn.
Nó- cũng khiến cái lễ nhậm chức Obama trở thành món nghệ thuật đường phố, nhạt hẳn hào hứng tả kể như dự định.
*** Nhặt 3 điểm ấn tượng nhất.
Kỉ luật cộng đồng của dân Mỹ trên cả tuyệt vời, thứ đỏ con mắt bên phải toét con mắt bên trái cũng không thể tìm thấy ở xứ ta. Đo bằng mắt thường, Capitol không lớn hơn quảng trường trước lăng Hồ Chí Minh. Mỗi báo đưa một con số, cộng rồi chia trung bình quãng  trên 600 ngàn người, răm rắp đâu vào đấy. Hỉ nộ ái ố rất thật, không-cần-phải diễn, âu dân tộc này hạnh phúc là vì vậy. Mình nhìn thấy rất nhiều người chảy nước mắt khi tổng thống của họ nói.
Giọng Obama rất hay, ngọt ngào ấm áp như phát ra từ ngực nhưng vang và mạnh.
Mình luôn luôn coi các bài xướng văn trong các dịp lễ lạt như món trang sức của chính trị gia. Xuất thân quý tộc vọng kim cương xuất thân bần tiện ưa mỹ kí. Người làm sao của bào hao làm vậy. Ví như giờ, tự dưng Hèn đại nhân hay Hồ Cẩm Lú mà diễn lên một câu văn minh thế này hành trình của chúng ta chưa kết thúc cho tới khi nào những người đồng tính ái chưa được đối xử công bằng trước pháp luật, bởi nếu tất cả chúng ta thực sự được sinh ra bình đẳng, thì tình yêu chúng ta dành cho nhau cũng phải bình đẳng như thế. (Trích Obama), có khi cả nước mình nó xúm lại chửi cho thối óc, vì như thế lộ tẩy không ăn cắp thì cũng đi mượn. Cứ là phải định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ đạo tư bản chủ nghĩa là bá đạo hay đồng chí ích-xờ làm việc en-nờ cần phải dét-xờ…mới là thứ hàng thiệt chính hãng.
Ấn tượng để dành viết cuối cùng: tất cả cảnh sát trên Đồi Capitol hôm qua toàn đồ lởm, thuê từ Hollywood qua. Chứ nó đào đâu ra mà lắm thằng đẹp giai đến khủng hoảng thần kinh, đến tuyệt vọng tinh thần, đến mụ mẫm tâm trí thế, làm nghề cảnh sát cơ chứ.
*** Khoe thêm, không chỉ vở Người đẹp ngủ mà mình còn coi được cả Hồ Thiên nga, với giá vé chợ đen mua giờ chót bèo bọt, 70d cho một chỗ ngồi siêu thượng lưu, cao và xa nhất tính từ sân khấu. Đã 2 lần coi Người đẹp ngủ và Hồ Thiên nga 3 lần, mỗi lần mỗi khác, khác hẳn. Broadway ơi là Broadway.

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Một sự thật khác về trận hải chiến Hoàng Sa 39 năm trước


Lê Văn Thự
(Trích báo Thời Luận – Los Angeles – 3/2004)
Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.
Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.
Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.
Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.
Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.
Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được ?
Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.
Ông Dân viết :Ạ “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 119 tháng 1, 1974.
Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.
Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.
Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !
Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân.
Và sau đây là những gì xẩy ra trong trận chiến mà tôi đã chứng kiến.
Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải lý về phía đông. Như qúi vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một lòng chảo, mà muốn vào bên trong lòng chảo đó phải theo hai lộ trình mà chúng tôi thường gọi là cái “pass”. Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia ở giữa bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.
Bản đồ này tỷ lệ xích quá nhỏ nên các đảo chỉ bằng lóng tay hay chỉ là những dấu chấm. Quần đảo Hoàng Sa không chỉ có bấy nhiêu đảo trong bản đồ mà còn một số đảo khác nữa nằm rải rác ở phía đông bắc. Những đảo trong bản đồ là những đảo tận cùng phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Nhìn vào bản đồ, qúi vị thấy các đảo rời nhau, có khoảng trống ở giữa, nhưng tầu bè không chạy qua được vì đá ngầm và san hô ở dưới mặt nước, chỉ ra vào lòng chảo bằng hai cái “pass” tôi nói ở trên.
Quần đảo Hoàng Sa có đảo lài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao, toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ thì có đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô thì biển rất sâu. Đáy biển cũng có đá nên neo tầu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không thể lập căn cứ hải quân được vì không có chỗ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.
Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi thường gọi là “đảo khí tượng” vì có đài khí tượng do người Pháp thiết lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho đến ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra. Người Pháp xây một hồ chứa nước bên trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa để dùng cho cả năm.
Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một Trung đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Về sau vì nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở trên đảo Hoàng Sa vì chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục chiến hay Địa Phương quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh các đảo mà kiểm soát.
Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, qúi độc giả có thể theo dõi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây.
Tôi cũng xin thưa trước là những gì xẩy ra tôi không nhớ chính xác giờ giấc, chỉ phòng chừng. Nhưng những sự kiện thì xác thực. Ngày giờ và sự kiện xẩy ra đều có ghi trong “Nhật ký hải hành” và “Nhật ký chiến hạm” nhưng nay không có để tham khảo.
Ngày 15 tháng 1, 1974 tàu tôi – HQ-16 – được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá Bộ binh thuộc Quân đoàn I (mà nay tôi không còn nhớ tên).
Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1, 1974 và đến Hoàng Sa sáng ngày 16 tháng 1, 1974. Khi đến nơi, Địa phương quân trên đảo thấy tàu đã lái xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tầu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hoà. Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ.
Khi nhìn lên đảo Quang Hoà thì thấy có một dẫy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi thì nơi đây hỏi lại tôi là có biết người nào trên đó không ? Tôi trả lời chỉ thấy bốn, năm người di chuyển tới lui nơi dẫy nhà đang xây cất chứ không thể biết là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất thì chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung cộng, vì cách đảo Quang Hoà chừng 20 hải lý về phía đông bắc có căn cứ của Trung cộng, cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa.
HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ Binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
· Trưa ngày 16 tháng 1, 1974 : Một chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong vùng.
· Tối ngày 17 tháng 1, 1974 : Bộ Tư lệnh Hải quân gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ 16.
· Sáng ngày 18 tháng 1, 1974 : HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc (khoá 5) ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc chiến.
HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy.
HQ-16 do tôi (Trung tá Lê Văn Thự) (khoá 10) chỉ huy.
HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy.
HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc.
Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên trong lòng chảo để đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán người nhái lên đảo thì một tàu Trung cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến gần đến đảo (xin xem hình 1).
Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tầu. Nhưng cả hai tàu cũng cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung cộng và làm rác bè nổi của tàu Trung cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn.
Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những gì xẩy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo Quang Hoà và chiều ngày 18 tháng 1, 1974.
HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lý rồi người nhái thả xuồng cao su có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được vì đá ngầm và san hô. Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng thì gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy người ở trên bờ không và các anh đã lên được bờ chưa ? Họ trả lời là đang lội nước ngang ống chân, còn chừng vài chục thước nữa mới tới bờ. Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ.
Vài phút sau thì nghe báo cáo là một thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ xin rút lui vì không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đã trở về lại HQ-16.
Chiều ngày 18 tháng 1, 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hoà. Sau khi Đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ Đại tá Ngạc nữa.
Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn. Vì thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau.
Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đã có trước.
Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi : Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1, 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).
Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức mình. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ còn lại một, thì bọn chúng (ba chiếc tàu Trung cộng) xúm lại, mình không thể nào chống nổi.
Đêm hôm đó (18 tháng 1, 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung cộng. Tôi cũng nói với Thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức mình, ai làm phần việc của mình cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong thắng và sống còn. Nhất là các ổ súng và toán phòng tai phải lo chuẩn bị trước, xem xét lại súng ống, đạn dược phải mang từ hầm đạn lên để sẵn ở các ụ súng. Ống nước cứu hỏa phải trải sẵn ra. Máy bôm nước phải sẵn sàng.
Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.
Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái (xin xem hình 2). Nếu hướng mũi tàu về phía tầu Trung cộng thì chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung cộng.
Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung cộng đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài lòng chảo thì tôi cũng chưa biết tính sao vì tàu Trung cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu chúng ra ngoài biển thì khó bắn trúng hơn vì nó nhỏ và chạy nhanh, còn tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung cộng vì to con nhưng nặng nề, chậm chạp nên dễ lãnh đạn hơn. Nhưng nay thì cả ba tàu địch bị vây trong lòng chảo vì hai cái “pass” đã bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.
Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem hình 2), HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lý, và hai tầu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung cộng từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lệnh lần chót : Các ổ súng phải luôn luôn theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.
HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ (có muốn di động cũng không được vì chật hẹp) còn ba tàu Trung cộng di chuyển loanh quanh sát vòng cung lòng chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.
Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung cộng vì khai hỏa trước và xử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung cộng bị tấn công bất ngờ vì ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có gì xẩy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ.
Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục tiêu. Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xẩy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài phúa sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông Dân thì lại viết là hầm máy tả !).
Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin b gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tầu quay trở ra theo cái “pass” để rời lòng chảo.
Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10o) và chỉ còn một máy nên vận chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm.
Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật nên tôi ra lệnh : Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.
Trong khi tôi đang lái thì Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi : “Vì sao Hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát ? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.
Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với Trung út Ất : “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.
Trung úy Ất nói với tôi : “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xim Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”.
Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất, tôi vẫn còn xúc động đến chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm : Nếu tôi cứ ủi vào đảo khí tượng thì cũng không thể nào ủi sát vào bờ được vì gần bờ đá ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng không thể nào lên đảo được. Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass”, đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo Hoàng Sa canh chừng tàu Trung cộng truy kích theo.
Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn.
Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19 tháng 1, 1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm. Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lý. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhõm vì chắc tàu Trung cộng cũng bị thương tích cả người lẫn tàu nên không truy kích tàu tôi.
Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật chìm bất cứ lúc nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự thì làm cho nhanh chứ khi tàu lật thì không có thì giờ mà mò mẫm.
Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng.
Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí Xuân trút hơi thở cuối cùng vì vết thương quá nặng mà không được săn sóc đúng mức.
Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ huy và cho tôi biết đã làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói : “Bây giờ chỉ còn cách bơm xả nước ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu ra biển thì tôi rất ngại mà cũng không biết chắc là khi xả xong thì tình trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn vì phải biết trọng tâm con tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm.
Học môn lý thuyết thuyền bè trong trường Hải quân nhưng ra trường lâu ngày và gặp lúc hữu sự, lại không còn nhớ cách tính trọng tâm con tàu nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên tình trạng như vậy mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có gì xẩy ra.
Sáng 20 tháng 1, 1974 khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải phải xin tàu dòng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng.
Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu cho tàu nổi lên rồi tìm cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không ?). Sau đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.
Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn dược từ Quân Đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn còn nằm lại trên tàu. Viên đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn vẫn còn tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 có thể chìm tại chỗ !
Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.
Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được lệnh về Sài Gòn làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài Gòn ai tò mò muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ thấy được dấu tích còn để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.
Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài gòn được lên xem tàu. Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không ? Tôi trả lời là tôi không thấy.
Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm Trưởng khối thì phải), phái một thiếu úy hay trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi : “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung cộng ?”.
Tôi trả lời vị sĩ quan đó : “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói thù phải báo trước cho tôi biết”.
Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân nên Bộ Tư Lệnh Hải quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân : HQ-16 và HQ-10 mất tích.
Lúc HQ-16 về Sài Gòn, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Võ Sum, Trưởng khối Truyền tin Hải quân, đã dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử HQ-16 còn hay mất. Tôi không nghe nói kết qủa của việc dùng con lắc này.
Sau khi trình bầy chi tiết những gì xẩy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này :
1.- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.
Lúc trước, Sở Phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.
2.- Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra tôi không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ.
Gần đây, đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia 4 chiến hạm thành hai phân đoàn :
· Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nỗ lực chính.
· Phân đoạn II gồm HQ-16 và HQ-10 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nỗ lực phụ.
Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy phân đoàn I là sai nguyên tắc chỉ huy, vì Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy thì Hạm trưởng HQ-4 (Trung tá Vũ Hữu San) chỉ huuy luôn cả Đại tá Ngạc sao ? Đại tá Ngạc là người chỉ huy trận chiến thì phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng. Suốt trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm gì tôi không được biết. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.
Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là nỗ lực phụ. Phân đoàn I (gồm HQ-16 và HQ-10) là nỗ lực chính mới đúng vì Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung cộng trong lòng chảo trong khi Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì qúa lo sợ Trung cộng nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. Tôi không trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc.
Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.
3.- Muốn thanh toán quân Trung cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều chừng 1 tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực nước uống và vật dụng.
4.- Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống đầy đủ. Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại thì số quân nhân đưa lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa bộ binh hay Thủy quân Lục chiến giữ đảo và phải có kế hoạch tiếp tế.
5.- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.
6.- Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung cộng tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung cộng phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời chỉnh của Trung cộng hay của HQ-5, HQ-4 ?
7.- Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bầy những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết qủa tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều choo trôi xuôi luôn.
Bài viết của tôi đến đây xem như đã trình bầy xong trận chiến Hoàng Sa, nhưng cũng xin nối tiếp thêm về bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc.
Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-16, HQ-5, HQ-4 và HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lý hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự thật.
Ông viết : “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hoả tiễn loại hải – hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi !
Sau đó cũng chẳng thấy ông nói chiến hạm Trung cộng này làm gì. Ngoài ra, ông còn lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng. Vì quá lo sợ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa ! Ông Ngạc viết : “Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 thì hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu…”. Sự thực, sáng ngày 20 tháng 11, 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một mình tôi lên trình diện Tư Lệnh Phó Hải Quân trong Phòng hội của Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và ta trong trận chiến.
Ông Ngạc viết : “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ thì chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, Chỉ huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào phòng Hạm trưởng để dự cuộc thuyết trình về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5, HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để trình bầy chi tiết về chiến hạm của mình v.v…”.
Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.
Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa.
Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5.
Trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” của ông Trần Bình Nam, có câu : “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên đã dè dặt đôi lời trước khi viết rằng vân vân…”. Cái gì sau lưng đó, nay được ông Trần Bình Nam nói ra : Đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” và được ông Trần Bình Nam trích ra trong bài viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung cộng để chống lại Nga sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần Bình Nam kết luận có lẽ có sự thoả thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam cộng hòa.
Ông Trần Bình Nam viết : “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels và vân vân…”.
Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc. Như trước ngày trận chiến xẩy ra, quân Trung cộng đã chịu rời đảo mà họ đã chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo (Trung cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Hòa. Còn quân từ các chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung cộng như Ạ đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa nhưng bị bắn phải rút ra – lời người viết).
Những điều ông Trần Bình Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có gì chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thoả thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa. Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy Trung cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể vì họ ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm Hoàng Sa vì sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng thì sẽ thành lớn chuyện khó xử. Ngoài ra họ còn sợ dư luận thế giới nữa.
Ông Trần Bình Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung cộng đã nhanh chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 còn sống sót. Tôi không chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung cộng đã chiếm được đảo Hoàng Sa rồi thì sá gì mấy chục mạng người mà không trao trả. Giữ để làm gì ? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.
Có sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để hai bên rảnh tay chống lại Nga sô nhưng không chắc có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Có thể một trong những lý do Trung cộng chiếm Hoàng Sa là để thăm dò mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ cà Trung cộng sau khi đã ngầm bắt tay nhau. Trung cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiến hạm để thăm dò vừa Hoa Kỳ vừa Việt Nam cộng hòa.
Nếu Việt Nam cộng hòa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui thì họ không còn gì mong đợi hơn nữa. Còn nếu VNCH tận lực bảo vệ và đánh thắng thì họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái độ trong lần này. Còn giả thử nếu có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa thì con dân nước Việt chúng ta có đánh hay không ?
Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố : “phải đánh”. Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai…
copy  cua Nguyen Thanh Son