Ngôi chùa cổ nhất Đài loan cũng mới xây thế kỉ 18 ở
Đài Bắc mang tên Long Sơn Tự. Kiến trúc đậm phong cách thờ tự Phúc Kiến, rất gần
với các chùa ở Hội an hay các chùa Bà miền Nam.
Đây là nơi nổi tiếng linh thiêng, không riêng với
dân Đài. Mình đến đúng giờ cầu kinh. Tây ta
quỳ chật từ chính điện ra hết sân trước sân sau, hòa giọng ngân nga, vang âm như
hát.
Bạn
Beo chỉ có thể ngồi thụ hưởng sự thanh thản an bình sau khi cầu tài, cầu lộc, cầu
tự... cho khắp lượt bạn bè anh em, vì nỗi không biết chữ nào để hát theo.
Có không ít các ông chủ lớn hàng tỉ phú Đài Loan, đi làm công quả trong chùa thế này.
Trung tâm phật giáo Đài Loan nằm ở Cao Hùng với chùa chính Phật Quang sơn
tự. Sự kết hợp không thể hài hòa hơn giữa truyền thống và hiện đại, giữa nhân tạo
và thiên nhiên. Cũng có đôi chút an ủi khi
liên tưởng tới chùa Bái đính Ninh Bình, một chín một mười, một chị một em.
Nơi thờ xá lợi răng Phật.
Công
nghệ 3D có thể biến suy tưởng thành hiện thực, thế giới Phật từ cõi vô hình ra
cõi hữu hình. Đừng thả bạc lẻ vào tay Phật, bớt đốt đùng đùng hàng bó đô la cúng Phật... thì công nghệ hiện đại nào rồi cũng vẫn thấy linh thiêng.
Dĩ nhiên ở đâu cũng có người nọ người kia, nhưng tỉ
lệ người xấu ở Đài loan có thể nói hàng đầu châu Á. Cực kì hiếm thấy người đủ
điểm trung bình cộng ngoài đường. Xấu vô đối. Đàn ông bỏm bẻm nhai trầu, hôi cũng vô đối.
Đài trăm phần trăm. Hai trung bình cộng trong tất cả những người đã thấy đã gặp. Ngoài, ốm nhách phẳng lì đen thui, đang chụp hình cưới.
Đồ ăn Đài, nhất là trái cây và hải sản, cực ngon và
giá cả khá mềm. GDP lên tới 33 ngàn Obàmá nhưng giá một cái xúc tu bạch tuộc khổng lồ trong hình (mập và dài tầm từ khuỷu tới hết ngón tay thị Beo),
nướng thơm lừng quệt thêm vệt tương ớt, chỉ trên dưới 50 ngàn ta. Mình toàn bỏ
bữa lẻn ra chợ chén những thứ chưa thấy có ở Việt nam.
Đài, như tất cả các quốc gia phát triển khác, có hệ
thống giao thông cực tốt và cực sạch sẽ. Ấy vậy nhưng, người Đài chạy xe máy và
xe hơi cũ mèm, cũ gấp chục lần Hà nội. Kẹt xe, cũng gấp chục lần Hà nội luôn.