Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

SỐNG Ở ĐỜI...


Copy từ fb Ha Thanh
Năm bốn mươi tuổi, bà chia tay chồng. Một mình nuôi hai đứa con, học hành không, nghề nghiệp không, vốn liếng cũng không nốt, bà chọn đi làm giúp việc nhà cho người nước ngoài. Được cái bà chịu khó, lại làm việc rất nhanh , rất kỹ nên chủ nhà quí lắm. Trong số những người đồng hương hay lui tới của chủ nhà, có ông. Ông khi đó ngoài 50, sang VN xây một nhà máy sản xuất thuỷ tinh màu. Chẳng hiểu duyên số thế nào, ông say mê bà, theo về gặp gia đình, xin phép được tới lui....
Cả gia đình dòng họ bà đều không hiểu ông mê gì ở người đàn bà da đen, mũi tẹt, mặt gẫy, răng hô, lại thêm ăn nói cộc cằn này. Ông thương bà thật lòng, ra tay giúp đỡ cũng rất hào hiệp. Trên mảnh đất gia đình cho, ông xây cho bà một căn nhà ba tầng xinh xắn, mua sắm toàn bộ vật dụng, lo cho hai đứa con bà ăn học, lại cho bà tiền mở một quán ăn. Với cả đại gia đình đông đúc của bà, ai ông cũng thân thiết. Con gái bà sinh con, ông thương thằng bé lắm.Tuần nào ông cũng từ Gia Lâm về bế ẵm nó. Con gái bà khi đó mới 18, chẳng tha thiết gì con, nên giao cho mẹ . Ông nuôi thằng bé như con. Phải nhìn thấy nét mặt, ánh mắt trìu mến của ông khi trò chuyện với thằng bé, mới thấy, ông cháu ruột cũng chỉ thế là cùng. Bác bà ở tận miền Nam, đau ốm, ma chay gì ông cũng có mặt. Gia đình bà, ai đến hay rời Hà Nội, dù trưa hè hay đêm đông, ông đều tự tay đưa đón ngoài sân bay. Gần hai mươi năm, ông là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Lòng người khó lường. Xưa sang VN, vì không thể đứng tên làm giám đốc, ông thuê một cô gái Việt làm thay. Giấy trắng mực đen mang tư cách pháp nhân, cô ta giở mặt cướp trọn nhà máy. Hàng trăm công nhân, dân làng nơi đó làm chứng cho ông, báo chí cũng tốn giấy mực nhiều về việc ông chủ Hàn Quốc bị cô giúp việc lừa, nhưng vụ việc mãi vẫn chưa xong. Nhà máy không hoạt động, ông muốn về Hàn Quốc cũng không được, đành ở lại VN, sống cầm chừng với số tiền gia đình ông chu cấp. Và lúc này, trong mắt bà, ông là một ông già vô dụng...
Bà trở mặt chửi bới, hắt hủi ông. Bà sa vào cờ bạc, chẳng mấy mà cái nhà phải bán để trả nợ. Rồi bà đem theo thằng cháu, bỏ vào miền Nam. Được cái, gia đình bà vẫn đối xử tình nghĩa với ông như xưa, nên ông vẫn qua lại. Mỗi lần gia đình bà ở miền Nam có việc, ông vẫn cùng mọi người vào thăm. Ông vẫn giúp bà, không nhiều như xưa, nhưng cũng đủ để có cuộc sống ổn định.
Hôm trước, con trai bà báo tin vào thăm mẹ. Ông ân cần dặn thằng bé chờ ông về HN. Cho thằng bé mấy trăm đi đường uống nước, ông còn gửi nó một bọc đồ cho cháu ngoại của bà. Giở bọc đồ ra, là một bộ sách giáo khoa lớp ba cùng đầy đủ đồ dùng học tập cho thằng bé. Cả nhà bà lặng người, mắt ai cũng chợt rưng rưng...

THỊ, GÃ VÀ HÀ- kì 15

“ Tâm nó có cái cứt…”
***
Chưa buồn nghe hết ngọn ngành, Vong niên đã xóe lên cười ngặt nghẽo. Vong niên bốp vào mặt Thị.
- Hà là cái con miền Nam giọng trọ trẹ nhao ra hú hí với nó ấy hả. Tổ sư, thằng này nó lên lịch cũng giỏi, sao không đụng mặt con chân dài tới nách nhỉ?
- Lại vẫn chưa hết, vẫn còn đứa nào nữa hả chị ?
- Riêng những con tao biết, kể đến sáng mai. Mày may đấy, chứ nó lột quần mày ra được, nó còn đi khoe vung lên nữa ấy chứ, tao lạ gì thằng này.
Chị ơi, chị không biết em đã từng cứ mỗi lần từ chối Gã là một lần em ân hận đến đau đớn vì thương Gã. Thị nhìn chăm chăm xuống ngón chân mình dấu đi nước mắt chực tuôn ra. Thị muốn úp mặt vào ngực Vong niên mà dãi bày biết chừng nào.
Vong niên không để ý, tuồn tuột kể:
- Mày có biết nó nói về cái con trọ trẹ ấy thế nào không. Nó bảo con Hà ấy đùi ráp như da cóc, nó đéo lên đỉnh nổi. Tao chửi cho, tiên sư mày già rồi, tuột xích giữa đường rồi đổ vạ cho con đàn bà.
- Thôi đủ rồi chị ơi.
- Đủ là đủ thế nào, mặt mũi mày u tối thế kia để tao tăng liều xem mày có sáng mắt ra không. Tiên sư, con nào cũng tối mắt vì cái mẽ ngòai mà đéo nhìn ra bản chất lưu manh của nó. Thế mày đã biết cái con nó phá trinh xong quay ngoắt nói lừa nó không? Thế mày có biết….
- Em biết tất chị ạ.
- Biết mà còn đâm đầu vào yêu với đương
- Ngay từ lần đầu tiên gặp Gã, em cảm nhận Gã là kẻ cô độc, Gã sống nội tâm và gần như không chia sẻ được với ai…
- Tâm nó có cái cứt …
Thị ngắt ngang lời Vong niên:
- … không phùng thời, vợ con chẳng ra làm sao, nhà cửa đến già vẫn phải đi ở thuê…
- Mày đúng là con cả ngu bẩm sinh lẫn ngu do đào tạo. Tâm thằng ấy ngoài tính toán cho mấy con nạ dòng vây quanh không đụng nhau hay mõi tiền thân chủ, thì không còn cái cứt gì hết trong đầu, rõ chửa?
- Mà này chị, chính em một lần đã đụng cái em trường túc bất chi lao mà chị nói đấy.

(còn tiếp)

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

MÁY TÍNH BẢNG VÀ CÀ RĂNG CĂNG TAI- HẾT

***
Beo  trích dẫn comment của một bạn facebook là có lí do: ý kiến của bạn này  khá đại diện cho suy nghĩ của số đông (tức những phản ứng Beo đọc được trên báo chí chính thức và các trang cá nhân).
Và, Beo không dùng entry này để "phản biện" như đã hứa cũng là có lí do: 3 trên 5 điều bạn viết ra nó chứng tỏ, bạn không phân biệt được đâu là chương trình (phần mềm) giải trí miễn phí và đâu là chương trình giáo khoa của hệ giáo dục, trên cái máy tính bảng.
điều thứ 4, trình độ giáo viên, nó thuộc về những giải pháp cụ thể khi thực hiện phổ cập. Vấn đề này về cơ bản là dễ giải quyết nhất trong muôn vàn  khó khăn nảy sinh nếu thực thi đại trà máy tính bảng ở xứ ta, cái xứ mà Beo đặt là cà răng căng tai bởi, nó chẳng giống với bất cứ đâu để mà làm phép so sánh tương đồng.
Diều 5 cuối cùng, sự an toàn của các cháu khi sử dụng các giá trị vật chất cao, nó ở tầm n lần đại vĩ mô, tức là sự ổn định, an ninh và trật tự xã hội. Vụ này phải mời tứ trụ triều đình phản biện, chứ tầm Beo, với ko tới.
***
Mỹ không có một bộ sách giáo khoa  cấp tiểu học chung cho toàn quốc mà tuỳ thuộc vào từng bang, thậm chí từng vùng, từng trường.
Pearson (Anh) là công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng số hoá sách giáo khoa nhất cho các trường trên toàn nước Mỹ. Quy trình cực đơn giản, các trường ôm bộ sách giấy đến đặt hàng, và Pearson chuyển bộ sách ấy thành ngôn- ngữ- số. 
Về "thuật ngữ" ngôn- ngữ- số, xin đừng hiểu thuần tuý là type văn bản giấy sang máy tính bảng. Và như vậy, Pearson không chỉ thuần có những chuyên gia IT mà song song còn phải nuôi những nhà giáo dục, tầm nhà záo nhân zân ta.
(Bạn nào cần biết thêm thì inbox Beo giải thích riêng).
Pearson phải đảm nhận toàn bộ kinh phí huấn luyện việc sử dụng phần mềm ấy cho giáo viên.
Chiểu theo quy trình này mà áp vào VN, Beo không rõ  công ty phần mềm nào có thể làm được như Pearson.
Theo quan điểm của Beo, số hóa thế nào bộ sách giáo khoa giấy hiện nay, là điều cần quan tâm hàng đầu, điều tiên quyết để quyết định phổ cập hay không máy tính bảng. Toàn bộ những điều còn lại, giá cả máy, cận thị, lợi ích nhóm... chỉ là phụ và không thể không giải quyết được.
Triết lý giáo dục phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị.
Cái dòng đao to búa lớn vừa trên, nó nằm cả trong những bài học con con đầu đời của bộ sách giáo khoa con em chúng ta đang học.
Thế nên, khi tư duy những người lớn, cụ thể ở đây những người chủ trương đề án, chưa thoát ra khỏi cái vòng kim cô ấy, thì số hoá cho con trẻ mà làm chi.



Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

THỊ, GÃ VÀ HÀ- KÌ 14

" bố xin lỗi mẹ..."
***
Thị không có ý định thú nhận với chồng. Một nỗi lo lắng mơ hồ, cho Gã.
Gã, ma xui quỷ khiến, đã mang Thị ra khoe với vợ Chiếu nhất, như một chiến tích tình trường. Và vợ Chiếu nhất đem toàn bộ câu chuyện mách với chồng Thị. Không thêm thắt như thói đàn bà, nhưng diễn dịch theo hướng đầy bất lợi cho Gã.
Chồng Thị chủ động xin lỗi trước:
- Bố xin lỗi đã để mẹ cô đơn. Với bố trước sau như một, không gì suy suyển được tình của bố  giành cho mẹ. Mẹ cư xử với bố thế nào, mẹ vẫn là người đàn bà duy nhất của bố.
Trước sự bao dung của chồng, Thị không bất ngờ và cũng không oà khóc như trong các trang tiểu thuyết. Lặng lẽ áp mặt vào ngực chồng, Thị cảm nhận rất rõ sự trống trải trong tim mình. Người đàn ông đang ôm chặt lấy Thị này, đã thuộc về quá khứ. 
Rất khó để bới tìm những khiếm khuyết của chồng Thị, không chỉ với con mắt người đời mà với chính Thị, kẻ trong chăn. Thị chưa bao giờ hỏi chồng, vì đâu mà Thị đáng được yêu thương đến thế.
Và lần đầu tiên Thị hỏi, mặt vẫn áp chặt vào ngực chồng.
- Mẹ là tinh thần, là văn hoá của bố. Rất dễ để tìm người đồng điệu về nhiều phương diện, trừ sự đồng điệu về tinh thần. Hiếm lắm.
Hai tay đỡ mặt Thị ra khỏi ngực, chồng Thị nhìn Thị bằng ánh mắt nửa dịu dàng nửa xót thương:
- Mẹ như đứa trẻ con rất  sinh động. Người ta không bao giờ chán được trẻ con, nghe chưa ! 
Thị vẫn không thể khóc.
- Cái gì đã qua thì để cho qua. Mẹ gầy quá, bố đưa mẹ đi ăn gì nhé.
***
Từ khi gặp Gã, đôi khi Thị cố gắng lý giải sự vô lý của  mình và không lần nào gỡ khỏi mớ bòng bong. Thị chối bỏ hiện hữu, thứ hiện hữu cầm nắm được, thứ hiện hữu cả ngàn người đàn bà khác chỉ có trong mơ, để đổi lấy cái gì, chính Thị cũng không biết rõ. 
đanh đá, trả lời gọn hơ:
- Chị sướng quá hoá rồ!
- Uh, có thể  bản năng chị là con rồ. 
Gã, chỉ là kẻ tình cờ đi ngang qua đời Thị, đúng vào lúc cơn rồ dại bẩm sinh tiềm tàng phát tiết.
Gã, không có lỗi cho những đau đớn của Thị. Nói như đanh đá, ngu thì ráng mà chịu.
***
Thị vẫn mơ thấy Gã,  toàn thấy Gã đánh mình. Những giấc mơ thưa dần không đến hàng đêm nữa. Gã hết quyền lực với Thị. Thực sự hết.
Gã, cũng đã thuộc về quá khứ.
Quá khứ chồng, Thị còn nguyên vẹn một điểm tựa vững chãi, như một người bạn vong niên đầy ngập  tử tế.
Quá khứ Gã, Thị có thêm một kẻ thù mà Thị thuộc phía thảm bại ngay khi cuộc chiến chưa diễn ra.

(còn tiếp)





MÁY TÍNH BẢNG VÀ CÀ RĂNG CĂNG TAI - tiếp nữa

Beo tạm dừng một kì để  post bài viết theo Beo khá thú vị của một bạn FB,Nguyễn Anh Đức nhằm mục đích sẽ " phản biện " lại bạn ấy.
Cháu (tuy còn trẻ người non dạ) cũng xin góp thêm mấy ý cho cuộc trao đổi này, và cũng khẳng định luôn là những ý kiến bên dưới sẽ trái ý cô Beo Hồng nhưng vẫn xin mạn phép đưa ra trao đổi ạ. Dưới đây là bài đăng trên tường nhà cháu nên việc nhân xưng đều dành chung chứ không chỉ cụ thể ai, có nghĩa việc dẫn lại tại bài đăng của cô đây cũng không nhằm vào cô chủ nhà đâu ạ, . Dưới đây là phần dẫn:

"Về "đề án máy tính bảng" đang còn được xin ý kiến. Do còn đang xin ý kiến nên mới có vài góp ý để góp phần chặn lại khả năng đề án được chấp thuận (bởi cả phụ huynh và các ban ngành). Và cũng bởi chưa được xem nội dung đề án nên không nói đến tính khả thi của đề án ở đây. Chỉ có vài điều như sau:
- Thứ nhất (quan trọng nhất): Người lớn hãy thôi ích kỷ để nghĩ rằng cái gì có lợi cho mình thì cũng có lợi cho trẻ. Các cháu đã được mấy năm sống trên cõi này? đã tiếp thu được bao nhiêu kiến thức để mà phải trang bị máy tính bảng để các cháu tiếp thu thêm? Câu trả lời xin tạm xem ở những câu chuyện (có thể là giả nhưng nói việc thật) cười ra nước mắt về văn tả cảnh, tả người, tả con vật,...của trẻ (đặc biệt là trẻ thành phố).
- Thứ hai: Các vị muốn đặt nền móng đề gây giống một thế hệ cận thị, viễn thị, loạn thị để tiến hành hội nhập phát triển kinh tế trong thời hiện đại và sẽ còn hiện đại hơn hiện nay sao? Ở nhà các cháu xem tivi, nghịch máy tính, chơi điện thoại thông minh (của bố mẹ), và vô vàn thiết bị điện tử khác. Đến trường cũng lại "phải" - mặc dù các cháu rất thích - cắm cúi với cái máy tính bảng nữa. Thử hình dung xem các cháu phải hứng chịu lượng phóng xạ lớn cỡ nào khi chỉ có đi ngủ là ít (chỉ là ít chứ không hẳn thoát được) chịu ảnh hưởng của điện từ? Trong khi cả thế giới đang cố gắng ngăn chặn tác động tiêu cực của các thiết bị điện tử đối với sức khỏe của con người thì các vị muốn đầu độc con cháu chúng ta bằng cách đó mà chỉ nhằm phục vụ cái sự vị kỷ của chính các vị đã nêu thứ nhất.
- Thứ ba: Các vị muốn đặt nền móng để gây giống một thế hệ chỉ biết tới tri thức qua thế giới ảo (hoặc phần lớn tiếp thu qua thế giới ảo) để rồi khi ra ngoài đời thực, các cháu vẫn phải nhìn với một ánh mắt ngỡ ngàng, một sự ngạc nhiên khó tả? Hay các vị chỉ đơn thuần muốn các cháu "được bất ngờ"? với thế giới thực? Tôi không phủ nhận với sự phát triển hiện nay, những hình ảnh trên thế giới ảo rất giống thật. Nhưng đừng đánh lận trắng đen như thế. Ảo là ảo chứ không thể là thật. thay vì đầu tư cho các cháu tiếp thu cái ảo, hãy tổ chức cho các cháu đi xem cái thật ở ngoài đời để phục vụ nhu cầu tiếp thu của các cháu. Dã ngoại đâu phải là vấn đề khó khăn hơn đề án này?
- Thứ tư: Có mấy người trong số các vị trực tiếp hướng dẫn các cháu sử dụng máy tính bảng để học tập? Có hiểu được khó khăn của công việc thực tế không? Có đủ trình độ không trong khi một cài sự cố nhỏ thì đa số các vị cũng cần nhờ đến anh bạn thạo công nghệ gánh giùm? Cớ sao bắt các thầy cô phải thông thạo nhiều đến vậy? Các vị lấy ví dụ hiệu quả ở những quốc gia xa xôi nào đó đã nghĩ xem họ đã phải chuẩn bị nhân lực, trí lực đến giai đoạn nào mới áp dụng được như vậy để đạt hiệu quả mà các vị bê nguyên hiệu quả đó về xã hội nghèo nàn, lạc hậu, thiếu tri thức như ở Việt Nam chưa?
- Và thứ năm (tạm đến đây): Các vị bảo làm như vậy để các cháu được học mọi lúc, mọi nơi. Dừng một chút để xem lại ý thứ nhất, thứ hai và thứ ba ở trên. Thêm nữa là các vị có tính đến sự an toàn cho các cháu khi mang theo một khối tài sản lớn như vậy khi đi học, đi về nhà...? Hay các vị tiếp tục muốn là những bậc phụ huynh mẫu mực, hàng ngày đưa đón con tới trường? Để được làm giảm đi tính tự lập của các cháu, để được góp thêm phần vào tắc đường?....

MÁY TÍNH BẢNG VÀ CÀ RĂNG CĂNG TAI-tiếp

(Các số liệu Beo dùng trong bài lấy từ tài liệu nghiên cứu của 1 trong 5 công ty giải pháp lớn nhất thế giới McKensey).
***
Máy tính bảng chỉ là công cụ trong cuộc cách mạng giáo dục của thời đại công nghệ thông tin. Điểm chính của cuộc cách mạng này là khả năng học tập mọi lúc mọi nơi. Mọi lúc mọi nơi không đơn giản là về thời gian hay không gian đia lý loanh quanh nước Việt ta hay bản cà răng căng tai ta, mà là khả năng truy cập kiến thức ở bất kì nơi và thời điểm nào trên toàn cầu. 
Khả năng nói lưu loát ở tuổi nhà trẻ (bang New Mexico) tăng gấp 3 lần trong 3 năm  sau khi sử dụng MTB để giáo viên có thể điều chỉnh bài học thích hợp cho từng trẻ mà  cách dạy cũ không thể thực hiện được. Nhất là loại trường chứa những năm ba chục cháu trong một lớp.
áp vào thực tế Việt nam, máy tính bảng còn có một tác dụng đặc biệt cách mạng nữa: tạo lập sự công bằng, hết cảnh phân biệt vùng sâu vùng xa, xoá khối trường chuyên trường điểm.
Dự đoán 2020, tổng thị trường giáo dục trực tuyến cả phần cứng và phần mềm là 70 tỷ USD, châu á-Thái bình dương sẽ phát triển mạnh nhất với kinh phí mỗi năm tăng 54% (từ 2011 đến 2020).
Các phần mềm giáo dục được tải tăng 239% trong 3 năm 2009-2011, trong khi games chỉ tăng 145%.
***
Máy giời, cũng do con người phát minh ra và điều khiển nó. Và đây chính là vấn đề khi đưa máy tính bảng vào Vn.
Sở GD TP HCM đã làm ngược toàn bộ quy trình so với các nước tân tiến đang thể nghiệm.
Xin lưu ý Beo dùng chữ đang thể nghiệm chứ ko phải đang thực hiện, vì Beo chưa tìm được tài liệu nào nói âu-Mỹ đã đưa MTB vào sử dụng đại trà, chính thức trong trường phổ thông cấp bé nhất.
Thứ nhất,  người ta sẽ cài đặt gì lên cái máy tính ấy cho trẻ con học ?.
Với xứ tân tiến, sa vào cuộc tranh luận cái máy hay phần mềm có trước, là cuộc tranh luận con gà và quả trứng. Tuy nhiên, với xứ Việt, bắt buộc  phải trả lời được câu hỏi trên của Beo. Bởi nếu như cái máy tính chẳng qua thay bộ sách giáo khoa và những cuốn tập  hiện dùng, thì việc dùng máy tính là vô nghĩa và cực kì lãng phí ko cần thiết.
Thế nên lý ra, Sở phải quảng bá chương trình dạy và học trên máy tính bảng của mình sẽ tận dụng được tối đa những công năng tiện ích của cái máy  ra sao, sẽ thay đổi tận gốc thế nào việc học của trẻ và thuyết phục phụ huynh, không chỉ con cháu họ mà chính họ cũng sẽ được hưởng lợi thế nào từ sự thay đổi đó...
Thứ nhì, phải công bố rộng rãi dăm vài cuộc điều nghiên mang tầm vóc luận án tiến sĩ về mọi mặt xã hội, kể cả phản ứng trái chiều của xã hội, trong việc dạy và học trên máy tính bảng. Và thông thường, bọn bán máy  nó phải bỏ tiền ra làm điều này vì suy cho cùng, đây chính là hoạt động marketing ở cấp độ cao.
đằng này, Sở chỉ báo cho xã hội biết  mấy chục ngàn cái máy cần được tiêu thụ cho đề án thuộc sở. Như một cuộc đánh úp bất ngờ với đối thủ có số lần mạnh hơn bằng đúng số máy bán ra.
còn tiếp

MÁY TÍNH BẢNG VÀ CÀ RĂNG CĂNG TAI

***
Nói ngay và luôn, mình đặc biệt ủng hộ việc phổ cập máy tính bảng cho trẻ con tiểu học. Bởi, đây sẽ thực sự là cuộc cách mạng về giáo dục cho nền giáo dục 60 năm nay (tính từ 1954) toàn những phát kiến cải lùi.
Về phía người truyền đạt kiến thức, bắt buộc phải thay đổi toàn bộ thói quen ( rộng hơn là thay đổi tư duy dạy ) áp đặt kiến thức ( của mình ) lên người khác, cho dù người khác ở đây chỉ là những bé nhóc 6-9 tuổi. Kiến thức, giờ có máy tính bảng hỗ trợ, cái cần truyền đạt chỉ còn phương pháp học ( rộng hơn là phương pháp tư duy ).
Bạn dạy nó rừng vàng biển bạc, sau 30 giây nó sẽ bấm ngay ra hình ảnh động rừng đã cháy và rừng đã chết, yêu cầu giải thích.
Bạn so sánh cho nó, tư bản giãy chếtthiên đường xã hội chủ nghĩa theo quan- điểm- bộ- giáo- dục, thì nó có ngay giáo cụ trực quan bảo vệ quan- điểm- của- nó, và giáo viên buộc phải giải thích. 
Hai ví dụ trên, Beo muốn nói rằng, máy tính bảng sẽ từng bước giảm thiểu được sự dối trá, vốn trở thành một thứ triết lý giáo dục của Việt nam, cho dù là khách quan chứ không phải chủ động áp dụng. Việc giảm thiểu này, rất cần phải áp dụng ngay từ lớp 1.
Chưa nói tới sự dối trá trong hàng trăm hoạt động khác của nhà trường như thi cử, hạnh kiểm, xếp hạng giỏi dốt...riêng việc triệt tiêu được dối trá trong kiến thức, bạn đã thấy máy tính bảng thực sự là cuộc cách mạng chưa, chỉ bằng 2 ví dụ trên của Beo.
Bạn có thể dẫn ra mặt trái của máy tính bảng, hạn chế nó khi ấy  là một trong những công việc chính của nhà giáo đấy. Nó thuộc phạm trù phương pháp tư duy.
***
Phản bác lại việc phổ cập máy tính bảng cho trẻ bằng việc moi móc ra nhóm lợi ích cung cấp máy đứng đằng sau đề án, các bạn nhà báo giáo dục, rõ là cầm tinh con giả vờ.
Việc biên soạn, in ấn và phát hành sách giáo khoa cổ điển xưa nay, không có nhóm lợi ích đứng đằng sau á? Mơ à?
Lưu ý, chữ nhóm lợi ích Beo dùng theo nghĩa phổ thông báo chí hiện dùng, tức là nó hàm nghĩa tham nhũng.
***
Công dụng, lợi ích của máy tính bảng, khỏi nói. Bởi đến những điều đó còn chờ Beo nói mới biết nữa thì nên về lại cà răng căng tai mà sống.
Nhưng Beo thật, đọc mấy bài phản biện trên báo to báo nhớn ở nhà, Beo thấy các bạn vẫn chưa thoát ra khỏi  bản, cà răng căng tai.
còn tiếp



Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

ZẢ NHỜI LÃO ANH THỌ MUỐI

1. Chép lại câu đã hỏi Lão: anh đã bao giờ tới một Trung tâm nuôi trẻ con nhà nước nào chưa? . 
Lão bảo: chưa.
Em trả lời thế này: Một năm nữa, thôi, bất cứ thời điểm nào  anh và em cùng ở Việt nam, tháng sau tuần sau cũng được, chúng ta sẽ đến thăm những đứa trẻ Bồ đề và chứng thực sự đổi đời của chúng khi vào các trung tâm nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thiên-đường-của-các-con-tôi, trăm hay ko bằng một thấy, Lão anh nhé.
Em hứa danh dự sẽ biên viết bằng hết trên blog này những gì  nhìn thấy vào ngày hôm đó.
Giờ hỏi tiếp.
2. Trước đây Lão đã vào Bồ đề (hay vào bất cứ địa điểm thiện nguyện nuôi trẻ bơ vơ) mấy lần? 
3. đố Lão  tìm thấy bất cứ câu chữ nào em bảo phóng viên báo Phụ nữ viết sai sự thật ?
Tuy nhiên, còn có một sự thật khác thế này Lão ạ.
Về chuyện tiền:
- Khi đặt bút lên án nhà chùa, Lão anh đã có phút nào ngồi nhẩm tính  để nuôi gần 200 đứa trẻ, cho dù cơm chay sữa khát, thì một ngày cần bao nhiêu tiền ko, nhân lên một tháng, một năm thì hết bao nhiêu.
- Trong FL facebook em, có đầy đủ các bạn trong các nhóm thiện nguyện Ao ấm biên cương, Vì ta cần nhau, Chung tay và các bạn hay lặng lẽ làm một mình như Hà Phạm, Thu Không... Hy vọng  em share link sang FB, các bạn ấy sẽ like khi em nói thế này:  Tiền  không chảy như sông như biển vào con trẻ bơ vơ  đâu anh.  Lòng trắc ẩn thì vô biên nhưng tiền lại rất hữu hạn, Lão anh ạ.
- Thứ nữa, trừ hiện vật còn hiện kim  vào cửa Phật hầu hết không phân định đâu cúng chùa đâu nuôi trẻ, lên án nhà chùa lạm tiền em e ngại có quá nhời?
Nhân đây cũng thách luôn các vị chức năng xác định được bằng chứng đúng luật, không phải bằng chứng suy diễn, nhà chùa lạm tiền của con trẻ đấy.
Về chuyện tình người:
Quan điểm của em thế này:
- Cái cô bảo mẫu bị bắt vì bán trẻ kia, em không quan tâm đến chuyện cô ấy lấy tiền làm gì lấy bao nhiêu, em chỉ cầu mong cho cô ấy bán hết được tất cả các cháu.
Người bỏ càng nhiều tiền mua trẻ, khả năng rất cao là số phận bé ấy sẽ càng may mắn bấy nhiêu, Lão anh có phản đối thiển ý này của em.
- Một vài ý khác về tình người, về nhà chùa em thấy anh Nguyen Quang (London) viết rất hay và đã copy về trên blog này, Lão anh coi thêm.
4. Có một comment trên FB anh thế này: Trần Dình Tuấn Giá trị phóng sự của Mụ Tờ, theo tôi đánh giá rất quan trọng. Buộc xã hội phải minh bạch và luật hóa việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo công ước quốc tế. Không thể nhân danh, từ bi, bác ái, thiện nguyện...mà chăm sóc trẻ em bừa bãi như vậy được!
Thôi thì em đành dùng hành động thay lời muốn nói: em tam bộ nhất bái cắn rơm cắn cỏ giập đầu tế lạy để bày tỏ lòng ngưỡng mộ vô biên của em với sự lãng mạn cách mạng của nhà bác này.
Em hết ạ.

ZẢ NHỜI LÃO ANH THỌ MUỐI

Thư công khai gửi Mụ em Beo Hồng
Hà Nội, mùa thu xanh thắm!
Thân gửi em Beo!
Trong note ở (1) mụ em viết mục 2 anh hoàn toàn ghét.
Cái sự thật mụ em đưa ra mới vẫn chỉ là Sự chỉ nhìn 1 mặt trên 1 bàn tay.
Sự thật nữa là Từ bấy nay chúng ta rặt nghe nói dối, rặt thích nhìn sự dối trá để cho Sự dối trá được che đậy mà Mụ Tờ là cô gái đã xé toạc cái lá khoai (ở bển, là lá nho) che chắn: Một sự thật sau cái lá ấy.
Trẻ em ở đây đang khát sữa?
Anh đồ rằng từ lâu chúng vẫn khát sữa!
Thưa với mụ em rằng, tự hỏi cái lòng tin vốn mong manh của con người ta ở đâu, nếu cứ ngu tín để cho 1 ngàn chai sữa ( tiền giá trị như sữa và sữa thật) không được cho trẻ bú và nó,dòng sữa nhân ái của những trái tim đã tới đâu đó...để cho bao hệ luỵ mà các phóng viên đã viết. 
Trẻ em ở Bồ Đề đang khát sữa? Đấy chỉ là kết quả một chốc một lát cho những lòng tin mong manh thôi còn Sữa vẫn chảy tới những cái miệng mọng như cánh hồng kia nếu như chúng được quan tâm và chuyển lập tức tới những Nơi đúng với vị trí của nó mà luật pháp quy định.
Từ rất lâu rồi khi hưởng những thành quả của cách mạng cho chính những bàn tay của binh sĩ các anh làm ra bằng 1 năm thất nghiệp ê chề, đói rã họng, tới mẩu thuốc hút cũng phải gom lại từ những mẩu thuốc mà thiên hạ vứt đi trên đường phố, anh đã ý thức rất rõ rằng: Việc chăm sóc các bà mẹ anh hùng ko nơi nương tựa trước hết Phải là nhà nước, chứ không phải sự trông chờ từ các tấm lòng hảo tâm của các nhà doanh nghiệp xủng xoảng tiền bạc...để có đám tười tranh nhau làm 1 chái nhà 20 triệu và chọn "bảo kê" cho một bà mẹ già héo nhất sắp vào cõi thiên thu...
Những đứa trẻ phải được đưa tới nơi phải tới, ngay và luôn: Trung tâm bảo trợ và nuôi dưỡng trẻ mồ côi hay bị ruồng bỏ và hãy rót tiền to nhỏ vào đó có kiểm soát!
Anh không muốn tất cả những người lương thiện luôn luôn bị lừa dối để tiền chảy vào túi riêng của những kẻ chỉ có cái áo của thầy tu, đi xe xịn, ăn thịt chó và tay cầm máy ảnh Nikon đời mới nhất, vài cục ngàn Us.d, khi những con dòi còn đang bò lổm ngổm trên những cánh tay xanh mủ của những đứa trẻ bất hạnh.
Sự thật??!!!!
Có những sự thật mới chỉ là 1 nửa của sự thật bởi sự tuy duy hiện thực thời khắc nông cạn!
Và, bởi góc chiếu chỉ nửa Sự thật ấy, xã hội ta mới có những hiện tượng quái thai chả giống nơi nao trên cái địa cầu bé xít này!
Anh hy vọng, mụ em đã thật lòngkhi viết những dòng đã viết, chứ ko phải như suy đoán tư biện nhìn sự vật qua lỗ kim, rằng có ân oán giang hồ gì chăng? Và nếu vậy, mụ em vẫn rất đẹp vẹn nguyên trong anh, một gã đàn ông bình thường, song luôn yêu cái đẹp!

còn tiếp

QUÁI THAI

*** Mình tuy trên thông thiên văn dưới tường địa lý mỗi thứ biết một tý nhưng, thật thà khai báo, chả biết gì về lịch sử.  Cũng có khi, như cái vụ ngày chính xác sinh nhật hai chị Chưng, hỏi tá lâm binh ko ai nói giống ai bởi người theo âm lịch người theo công lịch. Bắt dây nóng hỏi Bỉban Thđô, họ bảo nghe đâu 20/8, còn âm dương nỏ biết. Thề, cái nhà anh  zả nhời ko biết cư trú bản nào ở Hà nội, nhưng đúng là anh ý bảo nỏ (not No) biết.
Vụ này mình đã toát cho mụ Hậu Khảo Cổ một trận can tội trửi sớm quá làm mình mất dịp chứng kiến cảnh lãng cmn mạn Ngị Hách cắt bánh thổi nến tặng quả ảnh ép lát tíc hết xấp xỉ chục tỷ đã được OK giải ngân, cho hai chị.
*** Tại sao mình ko ưng cái bụng vụ trẻ con chùa Bồ đề Hà Nội. Cực đơn giản, vì cả công an lẫn nhà báo lẫn chính quyền, dell ai thực sự nghĩ đến phận số những đứa trẻ bất hạnh ấy trước khi hành động cả. Tuyền nghĩ đến thành-quả-mỹ-miều công vụ của mình.
Sự thật. Nổ súng đầu tiên là công an (nhà báo ăn theo sau).
Không biết những thằng (thằng nghe) ngần ấy thời gian rình mò, giả dạng, giả danh để phá án Bồ đề có con có cái không, có tim giống người không, mà nó thản nhiên nhìn đứa bé thập tử nhất sinh không tìm cách đưa đi cứu cấp, mà nó cứ giữ nguyên hiện trạng để hoàn thành nhiệm vụ của nó.
Không biết con (con nghe) nhà báo trước khi đặt bút viết loạt bài phóng sự hân hoan, có lường định gần 200 con người bé bỏng ấy sẽ đi đâu về đâu sau khi nó tranh công đầu trong việc đánh sập Bồ đề. 
Xời, dĩ nhiên nó sẽ zả nhời đấy là việc của chính quyền, ko phải trách nhiệm vụ và bổn phận sự của nó.
đúng là ngửa ngược mặt  nhổ nước bọt.
Và đừng nói mình ngoa ngôn. Rất ít khi ra HN mà mình không ghé Bồ đề. Sai gòn cũng có 2 chùa nuôi trẻ bơ vơ, phân gái trai riêng theo ni và sư, ở Nhà bè và Gò vấp. Cả 3 nơi này cơ bản chẳng khác gì nhau. Nhà chùa, chí ít còn có mái che nắng mưa ngày hai bữa cơm chay cho trẻ. Giờ Bồ đề chúng đốt nốt, trẻ sẽ đi đâu về đâu, nhất là khi mùa đông xứ Bắc đang đến.
(tình hình cập nhật  cho đến giờ : mối quan hệ tay ba vụ kíu trẻ Bồ đề côngan-nhàbáo-chínhquyền quay qua chửi nhau như thường lệ của các vụ phóng sự phanh phui và các cháu thì hết sữa uống ).
*** (lười viết tiếp, mượn nhời nhà lão Hoa Thanh quế vì share ý tưởng nhớn )
Chiều nay, buồn buồn rủ ông bạn già đi bia lạc tâm sự. Sau một hồi ngồi im nhìn dòng người qua lại trên phố, hắn quay lại vỗ nhẹ vai mình bảo, này, thực ra đôi, ba lần lịch sử đã tự đặt ra con đường đi cho dân tộc mình rồi đấy; chỉ có điều ta không chọn mà lại cứ thích “đi tìm đường cứu nước”, thế mới đau. Sau phút trầm ngâm hắn tiếp: bây giờ người ta không “đi”, cũng không “chọn” mà người ta chỉ loay huay lo làm sân bay trực thăng trên nóc nhà (Bỉ ban HCM ) thôi ông ạ, đau, đau thật




Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

CON HỎI MẸ TRẢ LỜI

Giai Xinh: Chính trị, hình thức này hay hình thức khác, luật pháp thừa nhận hay đút lót lén lút, nói cho cùng  thì đâu mà chẳng dùng tiền để mua chức mua quyền hả mẹ.
Beo: Khác rất xa con ạ. Khi xã hội văn minh đến độ luật pháp thừa nhận việc anh phải dùng tiền để thuyết phục mọi người, anh có khả năng lãnh đạo họ, thì chính trị  đã tiến đến bước, trở thành thứ  giải-trí-cao-cấp.
Tiên quyết, cá nhân đó (hay rộng hơn là một đảng phái đó ) phải có  hoài bão, ước vọng lớn là  thay đổi, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn hiện tại. Và họ dùng tiền (của họ) như một phương tiện để trình bày năng lực thật của mình trước cộng đồng, thuyết phục cộng đồng đồng ý cho họ biến hoài bão ước mơ thành hiện thực.
Chính trị xã hội mình đang ở cấp rất thấp: chức quyền như món hàng kinh doanh. Họ bỏ tiền mua quyền lực thì tiên quyết sau khi có chức ớc, họ phải tính chuyện thu về lợi nhuận. Vậy nên, xã hội phát triển theo quán tính tự phát là chủ yếu thay vì có một cái đầu thông tuệ (và cả lãng mãn nữa) dẫn dắt.
Bằng chứng cho nhận định xã hội phát triển theo quán tính tự phát là các  quyết sách của chính phủ đưa ra, hầu hết-nhấn mạnh là hầu hết, đều mang tính cấp thời, vá víu. 
Thấp hơn nữa, chạy theo chiều lòng dư luận.
Một nhóm dân bọc trẻ con vào bao nilon vượt suối đi học. Báo chí, nhân danh công luận, ầm ào lên án. Ong bộ trưởng  ra lệnh xây cây cầu cấp tốc. Cơ man các ban bệ cấp dưới, các thể loại kĩ sư tiến sĩ cầu cống công trình nhắm mắt thi hành.
Tại sao lại nói nhắm mắt thi hành. Là bởi trong kì hạn cấp tốc ấy, chỉ có một cách duy nhất thi công bất cần khảo sát địa chất lẫn thiết kế. Nói tục tý nó giống như vừa tè vừa tụt quần.
Nhãn tiền, 2 tháng sau, sắc dân ấy lại chui bọc qua suối. Và rồi con chờ nhé. Báo chí lại lên án. Ong bộ trưởng lại trảm thằng sở, thằng sở lại trảm thằng xây.
Ví dụ nhỏ nhưng cực kì tiêu biểu về cách hành xử lúng túng, về tầm nhìn thấp và thiếu chính kiến của chính quyền hiện tại với sự vận động xã hội chung.
Mẹ nhớ WC Mexico 86. Cả nước Argentina phản đối đến mức thoá mạ HLV Bilardo. Ong ấy im lặng chịu đựng và dứt khoát không thay đổi.
Năm ấy, cup vàng về Argentina và mẹ nghĩ rằng, Bilardo không chỉ khai sinh ra một triết-lí cho môn thể thao vua mà ông ấy còn là biểu tượng cho tư chất một nhà chính trị hiện đại.
Khi người ta tiếm quyền bằng tiền thì dĩ nhiên, đòi hỏi tư chất (chưa nói tới năng lực trình độ ) là điều xa xỉ.
Và khi người ta tiếm quyền bằng tiền bất chấp tư chất năng lực trình độ, thì ông cũng như thằng, trên bảo dưới không nghe, là những điều đương nhiên phải đến. 
Ut ít: Mẹ ơi có phải đạo Hồi nó dã man bạo lực hơn các đạo khác không mẹ. Con thấy vụ giết nhà báo MỸ khủng khiếp quá.
Không phải con ạ. Có thời gian mẹ sẽ nói kĩ cho con về một trong ba đạo giáo lớn nhất thế giới này. Nhánh cực đoan (tập trung ở Trung đông) thì họ cũng chỉ có những quy định  nghiệt ngã (nếu nhìn nhận bằng văn hoá Au-Mỹ) nhằm giữ con người thánh thiện và trong sạch (nếu đánh giá bằng thang bậc văn hoá của chính họ ).
Sự dã man bạo lực là của những con người cụ thể, làm chính trị núp sau lưng đạo giáo mà thôi.
Hình mang tính minh hoạ không có nghĩa chỉ minh hoạ.




Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

RẤT LÂU ĐỌC THƠ MỚI KHÓC

bộ đồ warm up màu đỏ
như- đường-gân-chạy-ngang-tròng-mắt

suốt đêm qua
ruột nóng, bà nằm
đợi trời sáng – đi làm
đợi bước chân – chồng về

tiệm ăn ở cuối đường cụt bà làm mười hai tiếng một ngày
sáu ngày một tuần
suốt năm không ngày nghỉ lễ, bệnh, vacation…
tiền tip chủ lấy trọn

tờ giá thú từ ngày sang Mỹ mất hẳn hiệu lực
người chồng say mê tiếng động ở quán bia ôm, ánh sáng ở sòng bạc
muốn tìm chồng bà phải đến đó
trên người
bộ đồ warm up màu đỏ như đường gân chạy ngang tròng mắt
hạn hán

thằng con
đi hoang từ tuổi mười bốn
họa hoằn ghé về
mắt quét quanh nhà như mặt chổi
tậu gì mới? tivi, máy hát, đồng hồ…
tim bà dội thình thịch
thương cùng khổ đè nặng
thằng con mặt lạnh như mặt chổi

đêm về
màu áo đỏ nhuộm kín tròng mắt

đứa con gái
không chồng đã hai con
lười học, lười đi làm, lười việc nhà, lười tắm rửa bế con
siêng shopping, ăn nhà hàng, coi phim bộ, hát karaoke

người đàn bà Việt Nam
ở Mỹ sáu năm
(như chưa từng ở)
không thể nói trọn một câu tiếng Anh
chỉ yes/no hoặc bẻn lẻn cười trừ
cùng người bán hàng ở tiệm Goodwill và chợ Lucky phía sau lưng nhà

một chiều cuối đông
tai nạn: Nguyễn Thị Sáu sinh tại Việt Nam, bốn mươi mốt tuổi
lục trong túi xách ,
xấp food stamp năm mươi tám đồng. tấm ảnh chụp cùng chồng và hai con đêm giáng sinh đầu tiên ở Mỹ, bốn nụ cười bỡ ngỡ đứng lấn tựa vào nhau. giấy biên nhận một trăm đô gửi về cho ba ở Việt Nam tuần trước. sợi dây buộc tóc, thỏi son Revlon màu đỏ dưa hấu còn nguyên trong hộp, tờ napkin nhàu khô nước mắt

giấu sâu, sâu…
tận đáy áo lót ngực
bảy tờ giấy một trăm đô
xếp gọn từng góc
sợ chồng? sợ con? sợ trộm cướp? sợ nhà nước?
bảy tờ giấy một trăm đô
nhân viên cấp cứu tìm thấy

chiều cuối đông
trời đục lờ căm lạnh
Nguyễn Thị Sáu nằm xuôi tay, gói trọn thân xác tẩm mùi nhà hàng Tàu
bộ đồ warm up màu đỏ
cùng đôi mắt
có đường gân màu đỏ bắc ngang tròng mắt
trợn trừng,
trừng

By Lê Thị Thấm Vân (1992)

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

“gái”

copy từ Anh Hat

mấy bữa rồi, chuyện bài “báo” nói về “gái miền tây” gây xôn xao. rồi lại đến chuyện phạt vạ, tạm ngưng phát hành cái e-lá-cải mang một cái tên xôm trò, vừa trẻ trung vừa có mùi hiểu biết.
bà con bực dọc, chê trách mắng chửi cũng đủ điều. cái anh ngồi lề đường hóng chuyện bá tánh như mình làm sao không ngẫm ngợi cho được. thêm được cái rảnh rỗi, mình loay hoay quay về chỗ “nông nỗi” sâu xa của vứn đề...
**
một dạo, lâu rồi, cứ vô trang oép của một tờ báo có chữ “giáo dục” trên tiêu đề là mình được chiêu đãi ngay một màn huỳnh tráng, hình ảnh đầy đủ về các cháu gái học sinh xinh đẹp của từng trường trên khắp các... nẽo đường quê hương thân yêu. :)

kiếp trước mình có làm thầy giáo, có dạy những em học sinh lứa tuổi ấy, gái có, trai có. cho nên mình tất nhiên có một ý niệm, một cách nhìn và thái độ đối với các em học sinh gái. lúc ấy mình còn rất trẻ, nhưng các thầy dạy mình ở trường sư phạm, các đồng nghiệp, gia đình và xã hội nói chung đã giúp mình hình thành một cách nhìn các em ấy không qua cái nhan sắc, cái thân xác, cái phía “đàn bà” của các em. vì, trường học không phải là nơi thu thập gái, không phải là “nhà chứa” gái, bất kể vóc dáng, “nhan sắc” của cháu học sinh. khi chính học đường bị những con cú vọ “phản học đường” đưa mắt xoi mói của chúng nhìn vào, và cái nhìn mất dạy ấy công nhiên được đưa lên báo chí, hết ngày này sang ngày khác, đừng ngạc nhiên nếu nó tác động đến cách nghĩ, hành vi của một số người.
một tờ báo “chính thống” ở VN không thể thoát ra ngoài tầm “ra đa” của bộ này, bộ nọ, rồi còn ban bệ của TW nữa. cho nên. mình không thể nghĩ và đổ tội cho một cái bạn kí giả mất nết, vô giáo dục nào đó đã biến các trường học thành một cái gì đó từa tựa như những cửa hàng cung ứng các món “ôm”. cách quyết định, cách “định hướng” cho những bài “báo” khốn kiếp kia tất cũng được “chỉ đạo”, một thứ động từ vẫn phòi ra lia lịa ở ngay cửa miệng của báo chí.
bên ngoài học đường thì cũng rền vang chuyện chân dài, chuyện mông, chuyện ngực. hết vòng này cho đến vòng khác trên thân thể người nữ tìm cách bủa vây lấy đầu óc người đọc. trẻ và có thể không còn trẻ (không phân biệt giới tính).
thử đọc đoạn viết này về một người nữ làm nghề viết văn:
“Đàn ông Việt thích nhất Ngọc Trinh và sợ nhất Trang Hạ. Đàn bà thông minh như một người đàn ông và xấu như một người đàn ông thì còn gì nữa mà phải bàn? "Thà quay tay với Ngọc Trinh còn hơn làm tình với Trang Hạ" là câu nói trên bàn nhậu, của những người đàn ông tự cho là mình dư sức lựa chọn được... cả hai người đàn bà này vào tay họ.”
một “nguyên thủ” sang thăm Huê Kì đã hớn hở khoe khoang phụ nữ Việt Nam đẹp để kiếm khách... du lịch. đó không phải là một kiểu nghĩ bất ngờ hay biệt lệ. cái tâm thức "dẫn gái" là có thật ở một số người.
*
vấn đề cơ bản vẫn quay về với giáo dục. ở đây là giáo dục giới tính. rất dễ dàng để người ta liên hệ (thu hẹp) ngay giáo dục giới tính với giáo dục về tính dục (sex). Nhưng, giới tính còn bao gồm rất nhiều đến các vấn đề xã hội có liên quan đến giới (gender), qua đó nhận thức, ý thức và hành vi liên quan đến giới cần được dạy dỗ ngay từ nhà trẻ. tôn trọng và tự trọng về giới tính và các khác biệt giới tính cho cả các giới (không chỉ “nam” và “nữ”) sẽ là một trang bị tốt cho một xã hội có nề nếp, hài hoà và … văn minh.
khi người ta chăm chăm nhìn vào nhan sắc, vào ngực, vào mông, vào đùi của một người nữ -- và tệ hại hơn nữa khi hành vi này mặc nhiên trở thành một thái độ xã hội được chấp nhận, nếu không nói là một thứ thước đo mặc định về nữ giới -- thì chuyện một đứa nào đó bắt đầu nói về cả một tập thể nữ giới ở một vùng rộng lớn của đất nước với chữ “ngon” không còn là một điều bất ngờ. nếu đứa viết những dòng chữ ấy là ở lứa tuổi 7x, 8x, 9x gì đó thì “tiên nhân” của nó chính là những đứa đã từng viết và cho xuất bản những bài “báo” lùng sục đi tìm “người đẹp” ở các trường học. đã cài vào đầu những cháu nhỏ, trai và gái, những quan niệm rất đáng bị phê phán và nghiêm cấm về giới. (a, mình không muốn sa đà vào chuyện “thi hoa hậu” ở đây...)
cái dúm làm “báo” “tri thức trẻ”(sic) không phải là một đám quái vật từ trên trời rơi xuống. chúng nó được nuôi, dạy, được “dẫn dắt” ngay trong môi trường sống của chúng nó.
thì cũng là chuyện “gieo, trồng” :)

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

chúng tôi đã bất ngờ

Đó là cái bình nước inox mới tinh, có vòi vặn và ly để uống, đựng trà đá pha bằng trà ngon, nước khoáng và đá sạch, đặt ngay gốc cây trứơc cổng công ty tôi. Hằng ngày cái bình luôn được châm nước mới để phục vụ bà con, thực ra cái bình này thay thế cho cái bình nhựa bảo ôn đã bị mưa nắng làm hư sau hai năm phục vụ.
Có rất nhiều người uống trà đá miễn phí của chúng tôi, có người cảm ơn có người không, đa số là người có việc phải mưu sinh ngoài đường, những người mua phế liệu, bán vé số, xe ôm hay ba gác... mấy bữa nay nắng nóng, hầu như người uống liên tục nên cái bình mau vơi nước
Chiều nay, trong khoảng khắc chiếc bình vơi nước, hai gã thanh niên đi xe máy nhanh tay cuỗm chiếc bình bỏ chạy, trong ánh mắt ngỡ ngàng của chú bảo vệ và mấy anh xe ôm gần đó
Chúng tôi đã rất bất ngờ, ngày mai chúng tôi sẽ mua bình khác để phục vụ bà con, dù sao, thứ chúng không thể cướp được, chính là tấm lòng của chúng tôi

(copy từ Đàm Hà Phú)

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

THỊ, GÃ VÀ HÀ- kì 13

“ tít mù vòng quanh...”
***
Đanh Đá, không thể nhẫn nhịn nổi quá hai ngày, đã cho Hà và Diễm biết nhau. Và, không cú nhấp chuyển nào, Đanh đá quên CC cho Gã.
Bại lộ.
Với Hà, Gã nhắn tin năn nỉ lạy lục thấy thương luôn. Và Gã giải thích, Diễm là nhân vật do Đanh đá dàn dựng đạo diễn để phá hoại tình cảm của Gã và Hà.
Với Diễm, Gã giải thích, Hà là nhân vật do Đanh đá dàn dựng và đạo diễn để phá hoại hạnh phúc gia đình của Gã và Diễm. Và  Gã già mồm hơn: Sau lưng Đanh đá là Thị. Chính Thị mới là kẻ chủ mưu. 
Diễm nhắn tin thóa mạ Thị, sặc lối hành xử của Gã.
Lần này, thì Thị không xóa tin nhắn. Thị lọc lựa những điều Gã nói về Thị với Diễm: Thị si mê Gã, lồng lộn tìm kiếm Gã không được, tìm cách phá.
Đúng 49 ngày sau tin nhắn cuối cùng đòi gặp Thị ba mặt một lời để chứng minh, không có bất cứ người tình tên Hà nào ở Sàigòn, Thị nhận được tin nhắn của Gã.
Một cái tin CC từ Diễm.
Vợ có nt gì cho nó kg nó nt lại nội dung vợ nt chửi nó cởi đồ ra như con heo
Có phải thế kg
Vợ đừng nt gì nhé nếu nt tiếp nó sẽ kg hay vợ nhé
Thị đọc cái nội dung tin nhắn kia nó ra nghĩa thế này: một nửa để thanh minh bằng cách nhét vào mồm vợ-yêu câu lỡ chửi của Gã, nửa còn lại, vì sợ chồng Thị nên Gã phải thanh minh.
Thị phá lên cười, nhắn trả lời.
Sự hèn hạ của anh thuộc hạng vô đối
Liệu pháp tinh thần giải tỏa những u uất cho Thị, hóa ra lại chính là những tin nhắn của Diễm. Lâu, Thị mới lại có cảm giác nhẹ nhõm thanh thản đến thế. Thị thậm chí còn nhắn lại, Chửi tiếp cho vui, Diễm. Thị không châm chọc, thật lòng, Thị thấy vui.
Không có gì giết chết tình yêu một cách tuyệt đối, bằng sự khinh bỉ. Cứ sau mỗi tin nhắn của Diễm, Thị nhấp máy : Tôi khinh anh quá. 
Với Thị, đó là câu miệt thị nặng nề nhất Thị có thể nghĩ ra và, lần đầu tiên trong đời Thị sử dụng nó, cho một người đàn ông.
Ngồi buồn, Thị lại mở tin nhắn của Diễm đọc đi đọc lại và thi thoảng cười thành tiếng như ma làm. Mớ ngôn từ không thể  tục tĩu hạ đẳng hơn. Tít mù vòng quanh, Gã trở về đúng cái máng xưa của Gã khi gắn nốt phần đời còn lại với người đàn bà như thế. Cuộc đời đã ra tay, thay Thị phá Gã một cách hoàn hảo.
***
Chồng Đanh đá bảo. Kiếp trước, chắc Thị mang nợ Gã. Cũng may nợ ít, nên Hà xuất hiện để gánh tiếp. Kẻ lụy tình như Thị mà kéo dài thêm một thời gian nữa, rồi sâu đậm rồi buông thả xác thân...chẳng biết Thị sẽ đi về đâu.
Thị bảo, cứ ai lấy đi của Thị một thì trời thương, thể nào cũng giả lại Thị hai ba.

(còn tiếp)