Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

NHÂN VẬT CỦA NĂM 2015-kì 2

1. “GIẢI MÔ MỘT BẢN GIẢI TRÌNH (tiếp)

2. Bản giải trình này cho thấy những điều sau
1. Những yếu huyệt  của cơ chế đang vận hành xã hội chúng ta.
Tôi diễn nôm: Đảng (ở đây chỉ cơ quan tối cao Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị) đề ra chủ trương- Thủ tướng (ở đây chỉ bộ máy chính phủ) tổ chức thực hiện chủ trương đó- Quốc hội, vừa giám sát các bước thực hiện của Thủ tướng vừa quyết định Thủ tướng ĐƯỢC PHÉP hay KHÔNG ĐƯỢC PHÉP làm  gì trong việc tổ chức thực hiện.
Trong  bức tranh màu âm u của kinh tế-xã hội Việt hiện nay, cần phải chỉ rõ, trong  ba vị trên, ai là tác giả chính.
*** Nếu Đảng đúng, Thủ tướng sai, thì trách nhiệm của Quốc hội đến đâu khi để những sai lầm đó  tồn tại suốt hai nhiệm kì?. Gần 500 con người, mỗi năm 2 tháng ngồi ròng rã trên nghị trường, quyết  tất cả các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia...các vị đã làm những gì trong suốt 8 năm để “hạn chế” những sai lầm của Thủ tướng nếu, Thủ tướng sai.
Về kinh tế, kinh phí từng khoản hàng năm do chính các vị duyệt. Mua xe công xây tượng đài nghìn nghìn tỷ đều nằm dưới nút bấm của từng vị. Các vị luôn luôn cân nhắc rất thấu đáo theo phong cách đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành trước các công trình lớn cho hậu thế theo đề xuất của Thủ tướng, với lập luận tôi bảo đảm, chưa từng có trong giáo trình ở quốc gia nào: mỗi người dân phải cõng 1234...đồng nợ vay. Sân bay Long thành là ví dụ, có tiền cũng không làm được cho ra tấm ra món.
Về xã hội, nếu các vị im lặng trước lời tố cáo Thủ tướng âm mưu làm cách mạng màu bằng việc, thúc đẩy QH ra sắc luật biểu tình, thì hẳn nhiên các vị đồng lõa với tư duy này. Tư duy, chứ không phải sự vụ cụ thể. Tư duy thế, các vị mới trì hoãn suốt 4 năm nay.
Các vị có 2 cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh  chủ chốt mà nhân dân không thể không suy luận, nó không nhắm vào việc quản trị đất nước. Bằng chứng là, tình hình đất nước ngày càng xấu hơn về mọi mặt. Vậy nó nhắm vào cái gì, có lẽ hiếm ai dám nói thẳng- trừ tôi: là động tác chuẩn bị chiếm những cái ghế ở Ba đình, vào trung tuần tháng 1 tới đây.
Tôi thành thật xin lỗi một số vị Đại biểu quốc hội ngây thơ trong trắng trong công cuộc bỏ phiếu thần thánh kia nhưng có lẽ, ngây thơ trong trắng là thuộc tính của những bà mẹ nằm chõng tre cho con bú, chỗ của các vị ko phải trong tòa nhà trời tròn đất vuông hoành tráng.
*** Tôi theo dõi tất cả các bản thông báo kết luận của các kì họp TW, hai khóa  10 và 11, chưa bao giờ tôi thấy Đảng nhận sai lầm trong chỉ đạo vĩ mô, ở bất cứ lĩnh vực nào. Như vậy đồng nghĩa, các chủ trương Đảng đưa ra đều đúng, sai lầm (nhắc lại là nếu có) thuộc khâu thực hiện. Gần một thập kỉ liên tiếp thực hiện sai, chuẩn bị nhân sự nhiệm kì sau mới "tố cáo" cá nhân một ông Thủ tướng, cho phép tôi đặt dấu  hỏi size kịch khung  về tính liêm chính của những lời tố cáo.
Hàng năm, mỗi đảng viên, ở bất cứ vị trí nào đều có một bản kiểm điểm theo mẫu chung hết sức chi tiết, chặt chẽ sát sao. Bản kiểm điểm này có phần góp ý của chi bộ.
Nhân dân đòi hỏi và có quyền được biết, “chi bộ” của ông Ba Dũng đã góp những ý gì cho ông trước việc ông ra nhiều quyết định sai lầm, ở đây lại là sai lầm lớn đến mức, gây hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế xã hội cả một quốc gia.
Nhẽ đâu, “chi bộ” của ông ấy vô can?
*** Đảng luôn luôn đúng, bất chấp mọi hậu quả và hệ quả của các quyết sách. Nói gì cũng không qua được “chân lý” 85 năm ấy, nên tôi sẽ ko đặt tiếp giả thuyết: Nếu Đảng Sai, Thủ tướng (buộc) phải sai theo.
Với ba phần hoa thị note ra ở trên, tôi rất phân vân trong việc lựa chọn để trả lời  câu hỏi: Cơ quan nào sẽ đồng chịu trách nhiệm  khi một cá nhân mắc sai lầm và, cơ quan nào sẽ kiềm chế, giảm thiểu những cá nhân như thế trong bộ máy lãnh đạo, nguyên một quốc gia? Câu trả lời này đồng nghĩa với, nơi đó chính là yếu huyệt (*) sai lầm của hệ thống. 
Dĩ nhiên, thông minh kiệt xuất quả cảm vô song như tôi, chắc chắn  sẽ chỉ ra được, tác giả bức tranh xã hội xám xịt hiện nay LÀ AI.
2. 

(chưa biên xong)
(*) yếu huyệt là huyệt quan trọng chứ ko phải huyệt...yếu ớt, nha bà con.