Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Bầu bán – bài cuối cùng của 2009

Blog hữu ích nhất là của bác Hữu Vinh. Thám tử ngoài đời hay thám tử báo chí bác í đều làm xuất sắc. Bận quá nhao vào nhà bác í là có sẵn đồ ăn thức uống, hợp khẩu thì chén không hợp thì biến. Chỉ mỗi bất tiện add Ba Sàm mãi không được thành thử cứ phải đánh võng qua nhà Huy Bom, làm tăng PW cho cái thằng rất chi là đố kỵ với mình.


Blog hay nhất vưỡn thuộc thằng Huy Bom, cay không chịu được. Vợ đẻ mà bút lực không suy suyển, nó viết rộng đề tài, duyên, sâu và quan trọng nhất là viết văn minh. Trong hàng nhà báo viết xã hội, một năm rồi vẫn chưa thấy mầm non nào tiếm ngôi nó. Trồi lên hai tên ( cũ )là Trang và Thiều bên vờ nờ nờ, Trang nhặt vấn đề giỏi nhưng thể hiện thô, lão Thiều không thể bỏ được màu  hoa cải bên sông, có khi lão í viết  chuyện mới toe nhưng do sến rện thế, nên  tưởng cũ.


Blog đẹp nhất là Cô gái đồ long. Đẹp cả hai góc độ hình thức và nội dung. Từ ngày thoát ra khỏi tờ cướp giết hiếp, nàng vững vàng trên chiếu nhất của làng báo văn hóa nghệ thuật. Giá mà Tuổi trẻ hay Thanh niên( hê hê hê) rước được nàng về dinh cho nó đỡ cũ mòn cũ mỏi thế, nhỉ?


Blog phóng khoáng nhất của lão An Hoàng trung tướng. Không có bất cứ ngôn từ nào bị mặc định là tục ở đây. Mấy bài về Alla Pugachova hay về chúa thánh đọc rất sảng khoái, cười đau hết mạng sườn.


Blog thất vọng nhất là của…rất phân vân. Đông A, hay vặc nhau chuyện vặt với người cmt, năm nay chim hoa cá gái(tây) cũng hơi bị nhiều, hàm lượng chất xám tụt hẳn hay Bố cu Hưng, đang tả xung hữu đột thế tự dưng  đổ đốn cũng gái cá hoa chim(miệt vườn). Nội dung tương đương, hình thức Bố cu có xấu zai hơn Đông A tẹo…Mà thôi để tên cả hai không lại bảo Beo háo sắc.


Blog đáng tiếc nhất Người buôn gió. Bạn này mà đi làm báo thì Huy Bom Đồ Long sanh mặt nhưng sau sự cố( vô duyên không thể tả được) bỏ blog. Tên Người buôn gió cũng hay nữa.


Blog xạo nhất Beo. Còn loạt bài về lão Vịnh, mới được cái mào đầu rồi vất đó, dù biết mười mươi PW sẽ đông như kiến vì dăm vài chi tiết  tướng Nam Khánh  không biên ra. Bài về anh Trần Mai Hạnh lấy lại từ blog cũ cũng phải cắt cúp chút đỉnh khi ra công khai, chủ yếu vì thương Kim Anh chứ chẳng ngán con tiều nào, làm mãi vẫn chưa xong. Bài về ông Năm Huy và những chuyện cho tới giờ chưa thấy ai nói về vụ Năm Cam, ông này  hồi còn lon quý mình nên chưa biết sửa kiểu gì để vừa trung thực vừa không mếch lòng. Bài về vụ  mụ Hương Hồ định gả chồng( đại gia Việt not Hàn) cho Beo bất thành…Sang năm biên không xong thì tiếp tục giữ danh hiệu này đi tranh cử ở đại hội Đảng toàn quốc.


Blog đẹp gái thứ nhì. Giải này hơi đông, nhắm mắt nhặt thử Boo Boo, Mari Sến, Moonlight, Hậu Khảo cổ, Hồ Lan Hương, Cô gái đồ long…Đồ Long Khảo cổ hiếm vòng 1, Hương Hồ thừa vòng 2, Boo thiếu vòng 3. Còn lại Sến và Moon. Nhưng hai đứa này, từ ngày phát lộ tính yêu chồng, lốc liếc chán phèo. Ngoài hoa hậu( ai cũng phải biết), năm nay các ngôi á coi như trống vắng. Vậy đi.


 


 

Những sự kiện khủng năm 2009

1.Việt nam mua vũ khí hạng nặng của Nga.


Thứ nhất, việc mua vũ khí này thay đổi hẳn cục diện biển Việt Trung. Thứ hai, thay đổi rất lớn trong quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Thứ ba, rúng động Asean.


Bonus: Bác Tàu phá gần chết vụ mua bán này. Ôi, tớ yêu  Putin quá đi mất!


2. Thiên tai ở miền trung.


So với tất cả các nước  trong khu vực bị đồng thiên tai thì Việt nam là nước giảm thiểu thiệt hại người và của tốt nhất.


3. ODA đạt mức kỷ lục.


Vấn đề ở đây không phải là 8 tỷ đôla, mà là sự tin tưởng vào khả năng phát triển ổn định và năng lực điều hành nền  kinh tế của Việt nam của các tổ chức tín dụng thế giới, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa chấm dứt.


4. POP xin lỗi nhân dân Việt.


Trong sứ điệp gửi giáo hội nhân khai mạc năm Thánh, POP viết thế này:”Năm thánh là  một thời điểm thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại đối với anh em đồng bào, và xin tha thứ”.


Khi mà cả thế giới thần phục quốc gia bé  bằng một tổ dân phố này thì việc POP xin lỗi là cực kỳ hiếm. Lời xin lỗi này nằm trong các điều kiện để đặt quan hệ ngoại giao VI-VA.


Bonus: Có lẽ Vatican đánh giá  cừu Việt cuồng tín nhất khu vực nên mới xuống nước đến thế?


5. Vụ án Lật đổ chính quyền có tổ chức của LCĐịnh, NTTrung….


Chuyện chống đối nhà nước thì không có gì mới, nhưng đây là lần đầu tiên hình thành một tổ chức viết hiến pháp phân chia chức tước sẵn, nếu lật có đổ. Đây cũng là lần đầu tiên tên các nhân vật nước ngoài not Việt kìu hỗ trợ cho lật đổ được nêu đích danh. 4 trí thức( xém nữa thì 5) tây học đầu hàng nhanh quá khiến tớ mất cơ hội câu PW, chán!


 

Những phát ngôn súc động nhất chong năm

1. Ngoài ý kiến chung thì tôi có thêm một ý tôi hoan nghênh ông Obama vì ông tuyên bố đóng cửa nhà tù Guantanamo mà nhưng mà tôi nói ông Obama ơi vấn đề này khó lắm đấy tôi chúc ông phải nỗ lực phải thực hiện cho bằng được cái này, tôi nói mà tôi nhìn ông tôi thấy ông ấy chăm chú lắm cũng lắng nghe,  như thế mình vừa động viên vừa đi phân hóa cái nội bộ của ổng.


2. Việt nam Cuba như trời đất sinh ra, một anh phía đông một anh phía tây, chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt nam ngủ, Việt nam gác thì Cuba nghỉ.


Do Cu Việt cùng ngủ  nên xảy ra vụ 11/9. Hai vị trí trên đều của bác Philo


3. Có những vụ giải quyết khiếu kiện, thanh tra có lần họ mang đến cho tôi cả trăm ngàn đôla... tôi nói rằng tôi không chấp nhận thái độ như vậy, nếu anh tiếp tục “nhì nhằng” thì tôi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó nhiều người đã phải mang tiền về…


Thắc mắc  làm sao bác chánh thanh tra to nhất nước  không biết quy định về quản lý ngoại hối? Vác tưng ấy đôla tiền mặt trong người là vi phạm pháp luật rành rành ngay trước mắt( chưa bàn đến việc hối lộ), thế mà bác ấy bỏ qua cho vác về xong lại vác chuyện lên báo khoe khoản đạo đức cách mệnh, là sao?.Thắc mắc cái đo đỏ thứ hai, trong số nhiều người mang tiền về ấy sau đấy có ai bị thanh tra không, hả bác Truyền?
4. Vụ đăng lại tin của báo Tàu trên Báo điện tử Đảng Cộng sản, ông Tổng biên tập giải thích trên báo Tuổi trẻ: “Chúng tôi coi đây là một tai nạn nghề nghiệp, vì cậu đánh máy lúc bấy giờ đã quá giờ, cậu ấy đánh xong và đang định hỏi thì lại quên mấy cái chữ biên tập… cái chữ “ngang ngược” viết ở ngoài, thì cậu đánh máy nhận rồi nhưng không đưa vào, nên tự nhiên làm sai lệch thông tin”.


Giống như vụ cậu designer dùng hình quân đội Tàu photoshop lại làm pano ngày thành lập quân đội ấy,  sự súc động ở đây thuộc  về những người cố tình khuyếch trương sự vụ vặt để nêu cao tinh thần chống Tàu trên cả nhiệt tình của mình. Tọa sơn Tàu quan ruồi muỗi chích  nhau. Gậy ông toàn nện trúng lưng ông.


( Một số bình chọn, dấu chấm phẩy trong câu là của người viết)


 


 

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Dân chủ để cho ai ( tiếp)

Theo định nghĩa nguyên thủy nhất, dân chủ là chủ quyền quốc gia thuộc về toàn thể nhân dân. Chiểu theo định nghĩa này vào sử Việt, dân chủ  chính hiệu là hàng ngoại nhập. Và sản phẩm đầu tiên của nó là cuộc cải cách ruộng đất, nhập chính ngạch qua cửa khẩu Trung cộng.


Cải cách ruộng đất đã đập tan toàn bộ giá trị đạo quân thần, một trong những tư tưởng quan trọng bậc nhất của hàng ngàn năm phong kiến đúc rút nên.( Cụ Minh râu khôn cực, thay cái đạo quân thần ấy bằng thần tượng sống cha già dân tộc, khi mới thập thò tri thiên mệnh). Cải cách ruộng đất cũng đập tan toàn bộ nền tảng giá trị gia đình, tôn ti trật tự làng xã của nông thôn Việt, mà của này thì  thuần Việt.


Dân chủ, như vậy, ngay từ lúc nhập khẩu đã bị sáng tạo ( theo đúng truyền thống tớ đã dẫn giải từ bài trước)cho méo xèo xẹo và một vài thế hệ sau đó, nhẹ thì ác cảm nặng thì hằn học với…dân chủ, đồng nhất dân chủ với con chửi bố vợ giết chồng, lộn sòng ông - thằng trong các thang bậc xã hội.


Từ  thời đổi mới tới nay thì dân chủ lại méo theo hướng khác. Có hai chường phái( dùng chữ này cho nó sang), nội địa và hải ngoại.


Nội địa, người ta tập trung vào quyền tự do ngôn luận( tiếp tục dùng chữ hán việt cho nó chí thức) đến mức cảm tưởng như dân chủ chỉ là được nói xả ga. Thời cụ Hoàng Minh Chính hay thời Tấm biển chỉ đường lộn ngược của bác Hà Sĩ Phu còn bình tĩnh tý để lý luận khai sáng bàn dân thiên hạ, càng về sau phong chào rân trủ càng như  hàng tôm hàng cá, chửi bỏ mịa đánh cho chết thằng nào …nói ngược mình và tiếp tục méo, sang hình thức phản not biện. Ví như mấy vị Bôxít. Người ta khai thác ầm ầm thu tiền vào đến nơi, mấy vị vẫn co ro thủ đô phản. Nhạt quá thì quay ra bai bai nhau vì  mấy ngàn đô bác Yêm bên Pháp quốc gửi về hay thề từ nay chỉ chơi  gái tờ lờ wờ, tận bên Đức quốc.


Điểm chung nhất của phái nội địa là  hay ngửa tay xin tiền Tây mà tiền là tiên là phật nhưng cũng là bạc not silver, hệ quả chưa bao giờ hai bác rân trủ bắt tay kết đoàn được với nhau quá một năm. Chữ nghĩa đầy đầu tiền đông như quân Nguyên như các chú Định, Trung, Thức… cũng không thoát được điểm chung nhất này.


Phái hải ngoại để  viết bài khác.


Túm quần lại, các nhà đấu chanh rân trủ tại sao cô đơn thế, vì các vị dùng dân chủ như một phương tiện kiếm tiền( trước mắt) và quyền (tương lai) cho cá nhân các vị. Các vị cũng muốn làm mẹ già dân tộc, cho nó song đôi, thấy bà cố luôn.


Nhưng, chúng tớ, chỉ dại một lần thôi!

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

cổ tích

Sài Gòn chiều, hiếm hoi là một ngày nhạt nắng, gió mềm mại len lỏi trên phố dài xao xác lá. Dù dòng người vẫn chảy ầm ì ngòai kia, nhưng nơi đây, dường như ly café cũng bâng khuâng không muốn buông giọt… Thời gian .. ánh mắt bạn từng giọt, ngọt và đắng, đọng lại trong tôi…


Tự hỏi, giữa chúng ta là gì?


Uh, tôi tưởng tượng khi tôi ngập ngừng nói với bạn như thế, ánh mắt bạn nhìn tôi, vô cùng trìu mến nhưng ko dấu nổi chút giễu cợt nhẹ nhàng: này, hãy cứ làm Cám đi, đừng cố làm Tấm, vì có là Tấm thì bạn cũng chẳng tử tế hơn chút nào đâu!


Hừ, Ai bảo Tấm là tử tế? – Người ta bảo [mặc định] như thế. Vì Tấm dịu dàng, ngoan ngõan, hiếu thảo…


Thế Cám thì sao? Thì ghê gớm, đanh đá, tham lam, lười biếng… Cũng người ta bảo [mặc định] cho Cám như thế.


Kể ra thì bất cứ đứa trẻ đều từng ít nhất một/ vài lần trong đời đã ghê gớm, đanh đá, tham lam, lười biếng… như Cám [người lớn thì thường xuyên hơn] Nhưng đã có ai một lần trong đời khóc lóc cầu xin mà được Bụt như Tấm?


Tấm không thể là Tấm nếu thiếu Bụt. Còn Cám ư, Cám là Cám, vô tư, không cần phải có Bụt!


***


ĐỪNG KHEN EM LÀ TẤM



Anh bảo em hiền như cô Tấm
Khiến lòng em đau lắm anh ơi
Xin anh bình thản mà suy ngẫm
Cô Tấm ngày xưa ác quá trời.

Không ác mà sao nấu nước sôi
Rắp tâm lừa Cám nhảy vào nồi
Rồi đem xác ấy đi làm mắm
Lại vờ hiếu thảo biếu dì xơi.

Tấm ác còn thêm ở chỗ này
Trả thù khi đã có trong tay :
Một ngôi Hoàng Hậu quyền uy thế
hạnh phúc giầu sang có đủ đầy.

Giá Tấm cứ là chim vàng anh
hay cứ náu mình trong quả thị
Cho đời tiếng hát với hương thơm
Em nghĩ thế lại hơn, anh nhỉ?

Em học hành chả được là bao
Chả hiểu người xưa ý thế nào
lại kết chuyện này bi thảm thế
Kiếp sau rồi Tấm sẽ ra sao?

Em chỉ là cô gái quê mùa
Sớm chiều vui với nắng cùng mưa
Xin anh đừng gọi em là Tấm
Kẻo xót lòng em, anh biết chưa?


 


* Bài này copy trên blog mụ trùm khảo cổ. Ngày đi học mụ ấy là một trong 2 nường xinh nhất khoa sử, thanh thoát nhẹ nhõm, y như văn mụ ấy. Bài thơ dưới là của ông Minh Tâm, hình như là bạn mụ.


Chép thì chép thế thôi chứ mình là mình dứt khoát khoái Tấm. Ác thế mà dân gian ưu ái nhá, Bụt yêu nhá, zời ơi còn lại được làm hoàng hậu đến hai kiếp nữa chứ.

Dân chủ để cho ai?


Trong cuộc phỏng vấn một tiến sĩ sử học người Mông Cổ, ông ấy đã rất ngạc nhiên mà rằng người Mông cổ chỉ đánh đến đảo Hải Nam rồi rút vì tưởng  hết đất liền, chửa đánh đến  Việt ta bao giờ. Dĩ nhiên, bài báo phủ nhận khúc lịch sử quân đội lên tới 50 vạn tinh binh này không bao giờ xuất hiện,  tớ sợ cụ Thánh Trần cho ra bã.


Nhưng không vì  thế mà có thể  phủ nhận, sử Việt từ thuở nửa người nửa thủy quái Lạc Long quân - Âu cơ đến  Nghìn Cân- Lông Khỏe  bây giờ, toàn đả nhau với những thằng vừa to vừa khỏe. Nghĩ cũng lạ, hình dung  dặt dẹo phồng tóp thế mà thắng tuốt những thằng to khỏe kia, càng về sau thắng càng  nhanh như đĩ tụt quần.


Khi phải đối mặt với những kẻ giỏi hơn mạnh hơn hẳn nhiên Việt bị đồng hóa. Tiếp thu cái gì, cái gì gạt bỏ, tớ đồ rằng người Việt mình khá là tùy tiện ngẫu hứng. Tiếp thu cái gì thì ôm khư khư hàng thế kỷ vẫn duy nhất đúng. Sau nữa, cái tiếp thu có khi chưa đến đầu đến đũa đã lên cơn sáng tạo. Sau rốt, dồn đống  sáng tạo ấy lại vào bãi  lý do khách quan


Dẫn chứng, nhiều quá, mà cái nào cũng tiêu biểu cả. Thôi thì lấy cái cận nhất cho dễ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cú big bang xáng tạo Marx của Việt ta. Hôm trước noel, có một dúm các nhà Marx học tụ tập trong  hội thảo( nhớ không chính xác) đại khái là chủ nghĩa Marx với thực tiễn hiện nay. Tớ không care cái hội nghị này nhưng  lại nhớ câu của ông Philosophy phải trung thành với chủ nghĩa Marx, đồng thời phải nhận thức đúng đắn và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước mình. Câu này không phải ranh ngôn của Philo như thường thấy vì ông nào cũng nhai như kẹo cao su mọi lúc mọi nơi. Chả biết dựa vào đâu, cũng tại hội nghị này ông í bảo các nước châu Mỹ latinh và châu Phi đang học Việt ta tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, thế có khổ thân tôi không cơ chứ.


Những chuyện lằng nhằng trên đây liên quan gì đến dân chủ?


( mai viết tiếp nếu  không bận quá)


Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Thèm muốn

At Christmas I no more desire a rose…câu này của ông Sếc-bia mà nó vận đúng vào tối nô en hôm qua, lần đầu tiên chếnh choáng sau khi uống rượu.


Nó không yêu chồng và chồng nó cũng thế. Nó đi làm nuôi hai con và chồng. Chồng đòi 4 ngàn đô để kiếm việc  tự nuôi được thân thì đồng ý ký đơn ly dị. Lần 2 chồng đòi gấp đôi. Rút kinh nghiệm lần 1, ký rồi mới đưa tiền, và  gần 3 năm nay chưa ngã ngũ tiền trước hay ký trước, và nó vẫn đi làm nuôi hai con và chồng.


Mình, nếu chấm trên bản đồ mỗi thành viên gia đình cách nhau trên dưới chục giờ bay, trong cái đêm tự dưng cảm giác  muốn gần một ai đó.


Hai chị em ngồi phệt trên bãi cỏ  trước dinh Thống nhất, mỗi đứa khư khư một hộp khoai tây chiên KFC và chai votka Nga. Hình như toàn thể các loại teen choai  nhóc chíp  tụ tập ở đây, đông như nêm, đi đứng ngồi và nhìn ngó người khác đứng đi ngồi. Vô vị.


Rượu vơi quá nửa chai. Cặp nhóc ngay bên cạnh dúi dụi hôn nhau. Nó lầu bầu tranh thủ hôn đi  mai mốt mồm chỉ còn chửi thôi con. Giọng nó màu rượu. Lạ, đường phố ầm ào  trượt hết ngoài tai  nên não óc  trong veo. Định thần xem mình muốn gì mà nghĩ mãi không ra, tu nốt những giọt rượu cuối cùng mới phát hiện, thèm một chai nước suối lạnh.


Nó uống hết trước mình từ lâu, giật giọng  ủa xe mình để đâu rồi chị? Giật thót tỉnh người nhưng cũng nghĩ một lúc mới nhớ ra giờ này cấm xe hơi chắc  mình ra đây bằng taxi. Chuông đổ dồn, nó làm dấu thánh. Hai chị em thập thõm đi về phía nhà thờ Đức bà, tay ôm hộp khoai tây chiên còn nguyên và chai rượu rỗng không tìm thấy chỗ vất. Đôi giày làm mình đau, ước ngồi sau lưng  phi công, chở về tận cửa, ấm áp.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Cái gọi là dân chủ

Tựa đề này copy status trên blog cũ của Nguyễn Tiến Trung. Trung copy từ báo An ninh thế giới. Cho tới giờ cứ mỗi lần nghĩ đến câu này lại không khỏi phì cười vì sự thâm của Trung


***


 Con đường dân chủ văn hóa, đa nguyên tư tưởng chỉ có ngòi bút là vũ khí. Nó tụng ca thanh tẩy và cho rằng thanh tẩy bao giờ cũng nhân văn hơn phủ định, đạp đổ. Người hoạt động dân chủ kiểu này vô nhiễm trước quyền lực và quyền lợi, họ thân thiện hóa những đối lập và tránh được đối đầu không cần thiết. ( Trương Thái Du).


Lý thuyết thì là vậy. Nhưng những người hoạt động dân chủ kiểu Trương trên, với những gì tôi biết, không hiện hữu, trên toàn cõi Việt nam. Bởi, nếu họ hiện hữu, chắc chắn sẽ không rơi vào cảnh cô độc, không đồng vọng từ đồng bào như dăm người sắp bị mang ra tòa tới đây. Và bởi, nếu họ hiện hữu, chắc chắn các cơ quan hành pháp sẽ chùn tay, chí ít trước ý chí của họ.


***


Nếu thu xếp được lịch  và còn…phòng trống, thì phiên tòa xử 4 nhà dân chủ sẽ diễn ra trước Tết, cáo trạng  tối thiểu 12 năm tối đa tử hình nhưng, như tôi đã viết từ mấy tháng trước, tất cả sẽ  tùy thái độ tại toà của từng bị cáo bởi, bản án này mang nhiều tính răn đe hơn là trừng phạt.  Ngoan như Định, giả nai như Trung hay le lói chờ minh chủ như Thức, liệu tiếp tục như đã hay sẽ đổi thay, trời mới biết. Thật khó, thời hiện đại mà vô nhiễm trước quyền lực và quyền lợi, kẻ xuất chúng ấy hoặc chết từ lâu lắm hoặc còn lâu lắm mới sinh ra, chú Trương hả?


***


Việt nam đang trên con đường dân chủ hóa hay Việt nam không có dân chủ, nội hàm ( với dân ta) đều chứa cái gọi là dân chủ.


 


Lần này mà không up được bài lên nữa, ông bỏ  hcếđ chơi blog nữa.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Sự thật bên tàu bay

* Báo viết thế này : http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2009/12/212245/ 


Sự thật thế này : Thời tiết tại Nga âm 20 độ ngoài trời, toàn bộ toilet trên chuyên cơ của Thủ tướng không  xử dụng được do hệ thống nước bị đóng băng. Sau nửa tiếng xử lý tại chỗ, chuyên cơ ấy đã bay qua Đan mạch ngon lành và nếu Hội nghị chống biến đổi khí hậu cãi nhau như mổ bò kia không kéo dài thời gian hơn dự kiến, thì 3 PM Việt nam hôm nay, bầu đoàn sẽ trở về, dĩ nhiên vẫn trên cùng chiếc máy bay duy nhất.


 


** Báo viết thế này : Vụ Giám đốc JPA Lương Hoài Nam , lật báo nào ra cũng có nên khỏi dẫn link


Sự thật thế này: - Làm giám đốc ngần ấy năm nhưng  Lương Hoài Nam vô can trong  khoản lỗ khổng lồ xấp xỉ 500 tỷ của JPA. Tội to nhất là của hai  phó vì giao dịch  fuel hedging,  giám đốc…không biết nghiệp vụ.


- Nhắc đến khoản lương của ban giám đốc JPA, các báo né tên, Lương nhận bao lương, dù biết.


- Truy tìm xem đơn vị chủ quản nào yêu cầu cơ quan xuất nhập cảnh cấm xuất Lương Hoài Nam theo hướng, đơn vị ấy đang vi phạm luật pháp với người vô can.


 Dăm bạn gạ tớ sáng giờ, phun ra chuyện này để thành hot blogger, nhưng tớ bảo rồi, ngần ấy năm tớ đã thấy sự vô vị của tiếng tăm, blog chỉ là chỗ bông phèng xả stress, nên dứt khoát không khai hai đồng chí trong đống rơm.


- Sự thật chót: Dăm bạn phóng viên chuyên theo dõi mảng hàng không khẳng định, Lương Hoài Nam chơi rất đẹp với nhà báo.

Đủ Để Tự Hào

Khuân từ nhà 5 xu về


Ba mươi năm là một khoảng thời gian khá dài, ít ra là đủ dài để người ta thấy giải một bài toán khó đến như thế nào. Và ý nghĩa của việc giải bài toán ấy lớn thế nào cũng người giải được nó phải ở đẳng cấp nào. Hay nói cách khác, nếu anh Châu không xử lý được mệnh đề cơ bản của chương trình Langland thì rất có thể thế giới cần thêm 30 năm nữa để có ai đó khác làm được việc này.


Ba mươi năm cũng là quãng thời gian mà Ngô Bảo Châu bước chân vào tiểu học cho đến lúc được báo Time bình chọn vào Top Ten Scientific Discoveries 2009.


Châu là lứa học sinh miền bắc đầu tiên, và có lẽ cũng là lứa đầu tiên của Việt Nam sau 1975, đi du học ở một nước tư bản.


Kỳ tích mà Châu vừa đạt được, rất có thể, và nên hy vọng, sẽ là tín hiệu cho những “thành tích chất xám” tiếp theo từ du học sinh Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.


Lịch Sử đã giao cho một dân tộc nhỏ bé, ở một nước non trẻ, bên bờ Thái Bình Dương, những nhiệm vụ hết sức mệt mỏi là đánh thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ và đánh cả bành trướng Trung Quốc.


Có vẻ như nay Lịch Sử đã giao cho cái dân tộc nhỏ bé ấy những nhiệm vụ khác, đỡ mệt hơn. Và Châu là người đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ này theo một cách có lẽ là hơi cô độc.


Ba mươi năm là quãng thời gian để Châu bước chân vào tiểu học đến lúc làm thế giới toán học thở phào với việc cho cô gái lỡ thì nhà Langland qua sông.


Ba mươi năm là quãng thời gian để xã hội Việt Nam nhận ra gánh nặng mà Lịch Sử đã thô bạo đặt lên vai cả dân tộc.


Ba mươi năm ấy đủ để chúng ta nhận ra rằng mình đã và xài chùa của nhân loại rất nhiều tri thức mà chưa đóng góp được gì cho cái kho tàng kiến thức ấy. Tất cả những gì chúng ta đang sử dụng hằng ngày, từ chữ viết, ngữ pháp, nốt nhạc đến hệ điều hành Windows và máy nghe nhạc iPod, đều chứa rất rất ít hàm lượng chất xám do chúng ta đóng góp.


Sau ba mươi năm, kể từ nhiệm vụ cuối cùng mà Lịch Sử giao cho chúng ta ở biên giới phía bắc, nay với công trình của anh Châu, cuối cùng chúng ta đã bắt đầu đóng góp được tri thức của mình cho nhân loại.


Sau ba mươi năm tự hào bằng những nhiệm vụ mệt mỏi và đẫm máu, nay chúng ta đã có thể tự hào bẵng những thứ nhẹ nhõm hơn như nhiệm vụ mà Châu vừa hoàn thành. Mặc dù hầu hết chúng ta chả hiểu quái gì về cái công trình của anh Châu (mà hầu hết mấy tỷ người trên hành tinh này cũng quái hiểu), thế mới đủ để tự hào chứ, hehehe.


 

Si gem

Chợt phát hiện, 8 lần can dự Sea Games rồi mà đọng lại chỉ còn duy cặp mắt ông Weigang với lời  nói thầm với mình ngay trước khi trận chung kết 95 với Thái ở Chiangmai diễn ra Can not win, thứ đến con rùa đá đội bia khổng lồ ở bảo tàng quốc gia Brunei, có trước 4 thế kỷ và  lớn gấp vài chục lần rùa Văn Miếu, hết.


 



Còn đây là ấn tượng lớn nhất của sigêm này

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Tàu ngầm và ông Thayer

Thay vì bao năm  vẫn chăn chở trồng cây gì nuôi con gì, rụp cái cụ Nghìn cân quyết cho Nga làm nhà máy điện hột nhưn Ninh Thuận 7 tỷ tiền Obama Nga chi trước  ta trả sau, cộng với cái tàu ngầm vào loại hiện đại nhất hạng kílô, chưa kể Nga Việt đôi bạn cùng tiến trong việc khai thác dầu biển đông và khí Siberia. Gần chục chú tỷ phú xuất thân dân xuất khẩu lao động Đông Âu lại tiếp tục phất như diều, lần này không phải gặp gió, mà là gặp bão. Putin mặt ngầu điển hình KGB, thấy bảo cười như…Liên Xô.



6 black hole như rứa sẽ trấn ở cát vàng cát dài bắt đầu từ năm sau. Thấy anh giai này mà lởn vởn ở quần đảo Cuba là Olala báo động ngay. Dọa Khựa bằng của này hơi bị oai.


 


Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu Việt Nam của Học viện Quốc phòng Úc châu, viết ital vì là chữ của bạn Bờ bờ cờ, lại tiếp tục bình bàn sai be bét về chuyện tàu ngầm, như mọi khi. Có lần tớ đọc một bản nhận định gì đó của Học viện này do ông í chấp bút, dài lắm mười mấy trang, nhưng đọc hết veo từ đầu chí cuối vì hấp dẫn không thể tả được, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và kịch bản Trong nhà ngoài phố của Thế Ngữ cộng lại, cũng chẳng gây cười bằng.


Thông thường, chuyên gia nước nào đó học của học viện quốc phòng, ngoài việc  am hiểu hầm bà lằng xáng cấu nước đó, còn phải có nguồn thông tin do tình báo cung cấp cho, bao la bát ngát. Ông Thayer cái vế thứ hai  yếu quá hay  bị bất hợp tác (theo ý riêng tớ) nên nhiều nhận định của ông ấy sai ngay từ lúc đang nói như vụ tàu ngầm trên kia, hoặc chả cần đợi lâu mới thấy sai. Có lần tớ mang nghi vấn, ông Thayer đánh lạc hướng đánh đòn gió dư luận chứ nhẽ đâu ..., hỏi mấy bác bộ đội ngầm. Các bác trả lời ông ấy chỉ có thế, chỉ có thế tất cả.


Lịch sử chiến tranh, thật hết cả vẻ vang khi chiến thắng đối phương rất ...thayer như vậy.

mới và nóng


Saigon, nàng, tối qua, đúng 1 tháng nữa đầy 2 tuổi.




Vinh, chàng và nàng ở Đền Bến Củi. Tớ tưởng chàng không thấy hóa ra tớ mới mù.



lào, sân Chao Anu Vong. Mọi chú thích đều là màu xám, Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2009

Cười chút chơi

Gần 300 nhóc du sinh bày tỏ thái độ trong một cái diễn đàn trên facebook phản đối Dự thảo quản lý du sinh. Viết nghiêm túc về một cái rất không nghiêm túc quả là  mấy nhóc dỗi hơi. Trích ra đây mấy dòng vui vui để thư giãn.


Cái dự thảo này nghe giống hệt dự thảo "phụ nữ ngực nhỏ không được ra đường tham gia giao thông" =)), quan điểm ấu trĩ thế mà cũng mang ra làm dự thảo được thì cũng phục mấy ông


 


đọc xong mới thấy cần phải đưa bộ máy cán bộ với lãnh đạo của việt nam đi du học hết =)) =)) bị bao cấp hóa 1 cách trầm trọng=))=)) cười hok nhịn đc=))


 


 rõ ràng dự luật này sẽ được áp dụng trên cơ sở...tự nguyện của sv du học theo diện tự túc


 


không lôi kéo được người ta về thì lôi cổ về, đúng là quá thiển cận


 

Thơ từ đâu ra?


Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ


Khúc hát thơ ngây một thời thiếu nữ


Lấy câu thơ của Olga Bergoln mở đầu như bài tập làm văn cấp II cho nó thư giãn, bởi chuyện dưới đây liên quan đến một nhà thơ Vịt Kìu định quên luôn, ngứa tai nhân chuyện các Vịt Kìu hè nhau hội đồng cuốn sách của NXB Lao động, bóc bánh trưng một Kìu trước.

Hai cuốn sách  đầu tiên xuất bản trước 75 ở miền Nam mà tớ đọc là Cuốn theo chiều gióThơ Du Tử Lê. Không phải tình đầu làm sao quên mà cho tới lúc đang ngồi viết entry này đây, tớ vẫn cho rằng đó là những cuốn sách hay nhất trong lịch sử văn học(kể cả dịch) Việt Nam . Đặc biệt thơ của nhà bác Du Tử Lê, nó khiến tớ thay đổi hẳn cách cảm nhận về thơ, dù lúc đó mới chỉ là con chíp hôi, thuộc gần hết từ Kiều tới Tố Hữu.


Kể xa xa thế để nói chuyện gần gần hơn. Quãng 2007, con bạn tớ,  một quan bà NXB Văn nghệ, sung sướng thông báo in được thơ ông Du Tử Lê rồi, ông ấy đến tận NXB trên phố Yên Đổ ngày xưa Lý Chính Thắng ngày nay, thương thảo. Chữ nghĩa ủy quyền to đoành tao cầm rồi. Quan xuất bản sung 1 tớ sướng 10, lần này tao viết giới thiệu sách nghe. Mở ngoặc, sách của chính quan bà chưa bao giờ con bạn này viết cho một chữ.


Sách in ra, chưa kịp nhìn mặt mũi, một bác, nguyên cựu binh Cộng hòa mới đau, tố. TTVH là tờ duy nhất và đó cũng là bài báo duy nhất(của Phạm Xuân Nguyên- nghĩ rằng danh lão ấy oai) bảo vệ cuốn sách. Hai con quan bà mặt mũi tả tơi vì bị kiểm điểm nhưng trong lòng vẫn ngầm sướng và chẳng vì thế mà bớt sung. Tớ  khốn khổ hơn nó vì tớ báo trung ương, nhiều hơn nó tới mấy tầng cơ quan chủ quản.


Thế thôi thì chỉ là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng một cái tát trời giáng, cả hai con nhục không để đâu cho hết khi một bác nay đã là cựu trưởng ban, gặp đâu cũng riễu chuyện: ông Du Tử Lê phủi sạch khi về đến Mỹ, phát biểu với báo giới bên í rằng thì là mà Việt cộng tự ý in, ông ấy có khiến có cầu đâu.


Những nhân cách ấy đẻ ra thơ chứ thơ  từ đâu ra nữa, mà phải hỏi!


 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Quyền được cười quyền được ngu

Link đây http://www.viet-studies.info/DuThao_QuanLyCongDan.pdf, file pdf nên lười  trích dẫn mà thật ra, khỏi trích dẫn vì toàn thể không trừ chữ nào trong bản dự thảo Quy chế quản lý công dân Vn đang đào tạo ở nước ngoài này đều là nhiệm vụ bất khả thi với cơ quan quản lý, đều vi phạm luật pháp rất nhiều nước sở tại có du sinh( nhất là mấy nước tư bổn giãy chết), đều hài vãi lúa với du sinh và phụ huynh.


Chỉnh sửa câu chữ thêm chút hài nữa, rồi sẽ ban hành nguyên văn cho mà xem.


Entry trước có bạn hỏi Quyền được ngu nghĩa là sao, nghĩa là ngu thế chứ ngu nữa cũng đâu ai làm gì được.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Quyền được ngu

* Về chuyện xử lý mỡ bẩn, bì lợn thối... Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đào Văn Bình: "Trung Quốc có một số trẻ chết do ăn sữa nên xử tử hình được. Còn các vi phạm vừa qua, chưa ai chết nên khó xử lý hình sự".

 

* Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:” Quốc hội cần vào cuộc giám sát vấn đề lương, thưởng của các tổng Cty, tập đoàn”

 


* Về ý kiến UBND tỉnh Hà Giang 5 lần không chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng, Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Giang “chất vấn” lại đại biểu  Lê Văn Cuông.


Theo đó, ông Cuông đã trích từ 2 bài báo đã đăng những thông tin liên quan đến vụ việc.


Cái này là mắng yêu bạn 24h, không thuộc entry trên

Chạy đua cùng thời gian – Giải pháp trị nám và chống não hóa từ bên trong.


(24h) - Đến một ngày, bạn bỗng giật mình khi phát hiện thấy những đường "chân chim", …

Khi truy tố khác khởi tố

Khởi tố vụ án, tức là quá trình điều tra công khai bắt đầu. Từ đó cho đến khi kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát làm lệnh truy tố, thì việc chuyển đổi tội danh không phải là chuyện hi hữu. Đặc biệt trong các vụ án hình sự, tỷ lệ thay đổi tội danh không dưới 10% hàng năm. Thay đổi tội danh, theo chiều hướng tăng nặng hay giảm nhẹ, đều cho thấy vụ án có những tình tiết mới phát hiện.


Viết những điều trên không ít người sẽ bịt mũi cười vì nó sơ đẳng quá. Hâyda, thế nhưng vẫn có những chú luật sư ranh tiếng luôn luôn ngạc nhiên về điều đó. Có chú lại còn thấy ra cơ quan điều tra… lúng túng nên phải thay đổi.


Dẫn chứng, chú luật sư trả lời trên bờ bờ cờ về vụ  sắp xử mấy chú âm mưu thành lập nội các  ngũ hành mới. Tăng nặng tội danh, nghĩa là tình tiết mới phát hiện quý như vàng với cơ quan điều tra vì nó khẳng định, việc khởi tố không chỉ đúng mà còn chính xác. Lúc đầu những tưởng  các chú  viết lách chửi bới chế độ bình thường thôi, sau hóa ra các chú đồng thanh kết liên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên. Cả chứng lẫn cung đủ để thêm dăm năm. Quan trên liên hợp cuốc trông xuống người ta khắp các châu trông vào...Lúng túng, có mà lúng túng vào mắt ấy, khi thay đổi tội danh trong trường hợp cụ thể này.


Chú luật sư này còn chắc như bắp rằng việc thay đổi tội danh dẫn đến hành động nhận tội trên truyền hình của nội các ngũ hành trở thành vô nghĩa. Bằng đại học luật nhà em tinh học ban đêm kiêm trốn đúng 20% số giờ khỏi bị đuổi, mà nhà em còn biết bất cứ một hành vi nào hỗ trợ cơ quan điều tra, nhất là  khai thêm chả đợi xét hỏi, thì đều được bơn bớt thời gian đếm kiến. Thiệt tình rõ  tội cho thân chủ nào định gửi gắm tý hy vọng tự do vào mồm thầy cãi dư lày.


***


Trong cuộc tọa đàm cách đây dăm ngày của bác Nghìn cân với luật sư đoàn, nhà em phản biện nhất câu bác ấy bẩu, đại khái  vấn đề biển đảo đấu tranh thì đấu thế thôi chứ giờ ra tòa án  quốc tế tịnh không luật sư nào của ta đủ năng lực cãi lại họ. Vi líc thăng hạng dồi, nước thu nhập trung bình dồi,  xông ra đến giữa biển nhớn dồi, chỉ còn chờ các nhà luật thành sư thôi


 


 

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Zai xinh cãi mẹ




Bao giờ  doanh nhân thành đạt không tiêu tiền mẹ, nhở?


                    Hôm qua mới bị mẹ chê là trình độ văn hóa thụt lùi, mặc dù hơi ấm ức nhưng đành chịu tại tớ hơi chậm trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, và nhân văn, thành ra ngậm ngùi đi ngủ. Sáng nay thức dây trí khôn tuôn trào suy nghĩ được nhiều lí lẽ chứng minh là mẹ sai.

            Mẹ không nói rõ thụt lùi là so với cột mốc nào, nếu so với tớ nửa năm về trước thì mẹ sai tại vì tớ hiện nay đã tập tành viết blog tiếng Việt và tổ chức cuộc sống mỗi ngày tốt hơn.


            Thụt lùi về trình độ học vấn cũng sai. Nói không phải khoe chứ tớ vẫn giữ kết quả học trên B ở tất cả các lớp, và top 5 trong các lớp tài chính.


            Thụt lùi về cách nhìn nhận xã hội thì cũng sai nốt. Bằng chứng là tớ tự hào về các thành quả xây dựng đất nước nhiều hơn là xoi mói những sai sót hiển nhiên có trong giai đoạn phát triển ở bất kì quốc gia nào trên thế giới.


            Thụt lùi so với sự phát triển chung của các bạn cùng trang lứa, cái này tớ nhiệt liệt phản đối. Nếu mẹ lấy trình độ văn hóa của đại bộ phận blogger trẻ đang khoe mình trên mạng làm cột mốc thì tớ xin chịu thua. Còn so với các doanh nhân trẻ đang thành đạt thì hãy đợi vài năm nữa khi tớ hoàn thành việc học và bắt đầu sự nghiệp thì mới có thể kết luân được.


            Thụt lùi so với mẹ lúc trước. Cái này chưa chắc. Lúc trước công nhận giáo dục có nặng hơn bây giờ nhưng vì thế có thể cho mẹ 1 lượng kiến thức khổng lồ về văn hóa, phong tục tập quán, và xã hội Việt Nam. Thế nhưng hạn chế về địa lí, về công nghệ, và trang thiết bị đã hạn hẹp giới trẻ thời ấy tiếp xúc với văn hóa thế giới. Trong khi bây giờ internet với hơn 182 triệu websites, 500 triệu thành viên hoạt động thường xuyên ở các mạng blog, hay xã hội ảo, và youtube với gần 120 triệu clips được tải lên bởi thành viện trên toàn cầu, thì việc tìm hiểu văn hóa các nước dễ và còn nhanh hơn là chạy ra hiệu sách. Vì thế lớp trẻ thời ấy giàu tính dân tộc bao nhiêu, thì lớp trẻ ngày nay đa dạng về kiến thức thế giới bấy nhiêu.


            Thụt lùi là tại vì môi trường xung quanh không tiến lên. Cái này thì chỉ có dân đen mới sợ gần mực chứ tớ lúc nào cũng phấn đấu và khẳng định mình chính là ngọn đèn sáng.



 Nằm dài hết cái giường mà chả biết đến bao giờ mẹ mới nhờ được "ngọn đèn sáng" của mẹ


 


 


 



 



 


 


 



 


 

Viết trong lúc buồn

Trong một phiên toà  quê cách đây chưa lâu tôi dự với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nôm na tôi đại diện cho 23 ngàn mét vuông đất, của ông già thừa kế.


Bên nguyên là vợ chồng chú Út và 7 con đẻ kèm theo từng ấy dâu rể. Bên bị là 8 gia đình còn lại, nhà đông nhất là cô thứ Ba với 15 con đẻ  14 kèm theo và nhà vắng nhất,  mình tôi. Tôi đi toà như đi hội vì hiếm hoi mới có dịp ngắm nghía cả họ nhà nội. Hơn thế, tôi cầm trong tay cái giấy tặng lại toàn bộ thừa kế cho các anh chị em của ông già nên  nghiễm nhiên,  như bà hoàng trong mắt cả bị lẫn nguyên, trước khi phiên toà diễn ra.


Phòng xử chật chội bụi bặm tối u u, Tòa mặt non choẹt củ ấu càvạt lệch về một bên. Thủ tục  kiểm tra tên tuổi chứng minh thư này nọ mới đến người thứ tư thì ông dượng đông con đứng phắt dậy rành mặt quá mà hỏi chi vậy, xử tới luôn cho lẹ. Ông toà tỉnh bơ hỏi tiếp nhưng cũng chỉ thêm 2 nữa đến lượt nguyên đơn ùđ má,  xử lẹ cho rồi. Rồi nghen, coi như tui hỏi đủ nghen, có gì mấy người chịu nghen…


Sau câu đó của ông càvạt lệch thì thực tình tôi không thể tóm tắt chuyện gì đang diễn ra vì tất cả cùng nói, bảo đảm không ai nghe mà có muốn nghe cũng không thể vì volume càng về sau càng lớn. Giỏi cái là cậu thư ký toà vẫn ghi chép cặm cụi, cậu là bà con sao đó, gọi tôi bằng dì.


Phiên tòa tạm nghỉ vào lúc gần 12h trưa. Toàn thể nguyên bị đàn ông hầm hầm dẫn nhau ra… quán nhậu. Tôi cầm đầu số đàn bà -kỳ lạ là im thin thít-  vào nhà hàng nổi. Giờ nghĩ lại mới thấy thương, già trẻ gì len lét khi thấy tôi im lặng. Con gái đầu của nguyên đơn rón rén hỏi ý chị Hai sao?


Phiên tòa chiều, đám nhậu chưa rã nên toàn đàn bà. Tòa hỏi lại đúng câu tôi được hỏi hồi trưa giờ ý cô Hai sao?. Tôi nghe được cả tiếng thở của bà cô ngồi cạnh. Chia đều. Giải tán tòa. Vẻ hỉ hả của người làm nông dễ thấy dễ miêu tả.


Trên đường về Saigòn đi ngang quán, đám nhậu vẫn đang bá vai nhau hát ai đứng như bóng dừa… Lái xe thông báo phần của ông già tôi mất gần ngàn mét mặt tiền quốc lộ và ở đồng Lẻ bạn. Sao chú biết? Trưa em  nhậu với thằng thư ký toà…


**


Vợ chồng cô bằng tuổi, lấy nhau lúc 16 trong một tình huống rất …lãng mạn. Lễ cưới  gái nhà bên, chưa tới giờ tốt đám rước dâu tới sớm ôm mâm quả đứng chờ đầu cổng. Trời đổ mưa dày hạt. Dạt vào nhà cô trú. Thế là ngả vạ làm mất giá gái trinh tôi. Cỗ cưới chuyển sang nhà cô nguyên mâm bát sau cuộc thương lượng rất nhanh của người lớn. Gái nhà bên  mất chồng chẳng lấy thế làm buồn mà cô được chồng trong cơn mưa cũng không vui vẻ  gì hơn.


Nhà chồng anh em lít nhít. Ông nội chồng  chưa đến 60 hừng hực xuân. Giữ gia phong, ông cho cô mỗi tháng 500 ngàn theo người ta ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội biểu tình đòi đất, đất gì đất ở đâu ai cướp để đòi cô bảo đâu biết gì đâu?


Ai thuê mướn gì thì làm, lâu lâu có người tới cho năm, ba chục, ngồi dưới mấy tấm biển ngọêch ngoạc cho họ chụp hình… cô vật vạ tám tháng ở Mai Xuân Thưởng rồi tự động quay về, không về quê mà về  Saigon, làm giúp việc cho nhà em tôi.


***


Diễn viên chính  không bao giờ tự biết mình đang là đào kép Tư Bền trên cái sân khấu hài chuyện thật quê nội tôi. Tôi hay  mơ giá mà  vô tâm được đến thế, đời mình hẳn sẽ nhẹ nhõm hơn biết bao nhiêu…

For my son

You and me against the World
Sometimes it feels like…You and me against the World
When all the others turn their backs and walk away,
you can count on me to stay.
  
Remember when the Circus came to Town...
and you were frightened by the clown,
wasn't it nice to be around someone that you knew?
Someone who was big and strong and looking out for you and me
Against the World
  
Sometimes it feels like you and me against the World
and for all the times we cried,
I always felt that God was on our side
  
And when one of us is gone, 
and one of us is left to carry on
Then remembering will have to do 
Our Memories alone will get us through
Think about the days of me and you, 
You and Me against the World

Trí thức thật thì nghĩ thế này

(Copy từ nhà bác Trương Nhân Tuấn)


Từ khi VN mở cửa từ đầu thập niên 90 đến nay là VN đi theo mô hình phát triển của Tàu, tình trạng thân Tàu trong lãnh đạo VN đã lên cao quá mức báo động. Sau khi VN đồng ý cho Tàu khai thác bô xít trên Tây Nguyên, cho công nhân Tàu rầm rộ lên ở trên đây để khai thác,  việc lệ thuộc Tàu không còn là nguy cơ mà đã trở thành sự thật. Trong khi chủ quyền biển đảo của VN bị đe dọa. Nếu mọi người VN không lên tiếng từ nhiều năm qua (mà tôi là một phần tử) thì có lẽ lãnh đạo VN đã nhượng rất nhiều cho Tàu để được yên thân rồi!


Ngày hôm nay có dấu hiệu cho thấy có một số người trong nhóm lãnh đạo VN chủ trương đối đầu với Tàu để giữ biển, đảo. Dấu hiệu đó là việc thành lập dự luật dân quân tự vệ cũng như tổ chức hội thảo quốc tế về biển Đông. Trước sự việc như thế những người chống đảng CSVN sẽ có thái độ nào ? Trước tiên có thể lạc quan là khi VN tách rời khỏi Tàu, đi theo một mô hình hay một quĩ đạo khác, hy vọng dân chủ hóa VN sẽ cao hơn là tình trạng thân Tàu như hiện nay.


Theo tôi thái độ khôn ngoan là phải ủng hộ dự luật này. Nói là ủng hộ “dự luật”, nhưng thực ra là ủng hộ (một cách kín đáo) thái độ VN dám đối đầu với Tàu (để tách ra khỏi hấp lực của Tàu).


Tôi là người có nghiên cứu lịch sử VN, tôi nhận thấy rằng, trong lịch sử VN đã có rất nhiều lần bị Tàu chiếm đất nhưng chỉ có hai lần là VN thành công giữ được đất của mình. Hai trường hợp đó là đất Quảng Nguyên (Cao Bằng) và đất Tụ Long (Hà Giang). Điểm chung của hai việc thành công này là quân đội VN lúc đó mạnh và có quyết tâm. (Dĩ nhiên, không có gì bảo đảm việc hôm nay VN mua thêm vũ khí của Nga hay động viên toàn dân giữ nước sẽ làm chùn tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Nhưng ít ra vẫn hơn thái độ thụ động xuôi tay để cho Tàu lấn lướt như hơn 20 năm nay).


Nếu mình chống dự luật này, như TS Cù Huy Hà Vũ, trước hết thử hỏi là chống được hay không và những người chống có lợi được gì (và dân tộc VN có lợi gì?) ?


Vài thí dụ:


Vụ khai thác bô xít, biết bao nhiêu người chống, quốc hội thông qua thì cũng thông qua.


Vụ điện hạt nhân, bao nhiêu chuyên gia (kinh nghiệm) lên tiếng khuyên nhủ, quốc hội vẫn thông qua.


Vụ dự luật “dân quân tự vệ” cũng thế.


Nếu biết mình không cản được việc thông qua của QH, như trường hợp khai thác bô xít hay dự án điện hạt nhân, tại sao mình không đề nghị một hình thức khai thác khác, thế nào để VN có lợi nhứt ?


Vụ Bô Xít, nhiều thức giả lên tiếng chống, nhưng quốc hội vẫn đã thông qua, Tàu đã cho nhân công rầm rộ sang khai thác. Tại sao nhóm này không điều chỉnh mục tiêu để việc làm của mình cụ thể hơn, có lợi ích (cho dân và đất nước) hơn là việc chống một cách thụ động như hôm nay ?


Vụ điện hạt nhân cũng thế, dường như tôi là người có chủ trương khác với mọi người. Là vì tôi biết chắc quốc hội sẽ thông qua dự án. Theo tôi, cách chống thông minh là làm thế nào việc thực hiện dự án được hoàn hảo nhứt, ít tốn kém, việc xây dựng đúng tiêu chuẩn, đào tạo nhân sự đúng mức… tức thế nào để dân VN có lợi nhứt.  


 


 


 

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Cảm xúc nhục thể

* Trong cái chung cư cũ hết mức có thể, không nhếch nhác may quá, không thang máy dĩ nhiên, hai con ngựa zời xinh đẹp mở  shop 10m2  lầu ba  bán quần áo.


Mẹ con Boo mua gần chục cái rất ưng ý, cười cợt dăm câu ba điều. Xách túi đồ đi xuống nơi cầu thang tối, một nỗi thương cảm quặn lên tới ngực.


Nguyệt xinh thứ nhì ( sau gái mình) trong nhóm Ngựa zời. Mặt trong veo, ăn chậm nói nhẹ, sách tướng kim cổ nào cũng sẽ phán nó sướng. Nhìn nó lơ ngơ đi giữa mấy cọc quần áo, bối rối  tính tiền, cái ý nghĩ chúc mừng nó tập Mắt giấy lọt mắt Giải hội nhà văn, tắt ngấm. Năm nay, Mắt giấy là tập thơ duy nhất mình đọc và đọc hết từ đầu tới cuối nhưng tâm trạng này mà bàn về thi ca, sao thấy nhạt thếch thác.



Mắt giấykhe dọc xẻ lạc đó, trông yêu chưa!


** Đọc bài ông Vương Trí Nhàn chửi cụ Tô Hoài, cảm xúc lần này chuyển ra sau lưng, lạnh lên tới gáy. Người tài quá, mà lại cũng khinh người rẻ của, ma giáo quá; Lão Tô Hoài là loại Hà Nội móc cống, xích lô, chứ đâu có chất quí tộc như dân Hà Nội thực thụ; Tô Hoài không thật yêu một con người nào, một kiểu tính cách nào. Các loại nhân vật chỉ để vẽ phác, và đều nham nhở…Mình quen ông Nhàn rất lâu và biết ông tương đối đủ để không ngạc nhiên khi thấy  ông nhìn Tô Hoài sát rạt như vậy, chỉ tự nhiên liên tưởng sự việc này tới những tĩnh vật  biến dạng trong tranh của Dali.


*** Đến hôm nay vẫn chưa hết bình bàn luận về người đàn ông ôm hồn cốt vợ ngủ.  Cả dân tộc này ôm cái xác( không chỉ cốt như ông Vân kia) giữa lòng ngủ  nửa thế kỷ nay, chả thấy ráo xư tiến xĩ xương cốt nào thấy lạ, thấy ra bệnh ái tử thi, thấy ra trái với thuần phong mỹ tục người chết thì phải được mồ yên chứ không chỉ mả đẹp, hay chí ít, thấy mất vệ sinh…


Cái chót này là cảm xúc nhục nhã, không phải nhục thể.

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Facebook và không phây phiếc gì sất

* Khiếp quá, bà con cứ gọi là loạn cả lên về chuyện đóng cổng chặn cửa này nọ mạng xã hội này, mà lại toàn dựa vào nguồn tin dấu tên mới tội nghiệp chứ. Bác RFA đanh thép lên án, chú BBC bình tĩnh hơn tẹo  nửa nọ nửa kia cho nó ra màu khách quan, blog chú cựu rể tướng râu kẽm Cao Kỳ trên VOA thì móc mỉa…


Tớ là tớ khẳng định cái rụp tiệt không có cấm đoán gì. Một bác dứt to bên bộ bốn tê bảo có cái lệnh cấm ấy thì anh làm con em. Bác ấy còn dặn với, cứ để kệ cho nó đồn đại dăm lần thế tự giải quyết chuyện uy tín truyền thông. Cái ý này thì bác trùm an ninh nói với tớ từ tuần trước còn tớ có làm bu của lão năm mí bộ bốn tê hay không thì chỉ nội tháng 12 này là biết liền.


Không nỡ để các đồng nghiệp lề trái mắc lỡm, tớ đã còm cửn thựn cho BBC và blog Trịnh Hội, chỉ tiếc là còm muộn, khi sự đã rồi.


Chưa hỏi  bác FPT khoảng thời gian ước lượng khắc phục xong sự cố. Nếu tối nay tám được với bác ý sẽ bốt lên hầu bà con làm bằng chứng.


** Bác Lục Dó sắp sang Vatican , bà con nào quan tâm đến chuyện Chúa Phật thì đón nghe phát biểu của POP nhé. Lần trước POP nói xong  Tổng Kiệt cáo bệnh từ quan, lần này tớ sợ cáo bệnh nhiều ngang cúm lợn. Bác nào xài được tiếng Ý thì tìm đọc trong bản tin Vatican . Chết cả cười!


Riêng tớ thì không care chuyện POP gập mình  sozy Cừu Việt vì tớ đang mong chờ đợi những ranh ngôn phát ra từ Lục Dó, kiểu như Việt Cu là hai thằng canh cổng hay hóa phân  hai đảng voi và lừa, tận bên Mỹ.


***Tin hay nhất trong ngày là viện trợ ODA năm sau lên tới trên 8 tỷ Mỹ đồng. Chính sách tinh ranh của Việt nam với Khựa  đã có hiệu quả cụ thể qua con số trên chứ không chỉ là xộ khám dăm tướng sĩ tượng làm gương chống tham nhũng hay năng lực  điều hành kinh tế tốt nhất nhì vùng trũng bóng đá này. Ngẫm ra, cả thế giới sợ Khựa, trừ  bloggers Việt, lúc nào cũng đằng đằng sát khí chính phủ phải đánh bỏ mịa nó đi cho chúng tớ tọa sơn quan.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Nhìn khác về tướng Nguyễn Chí Vịnh(2)


Kỳ 2: pháp lệnh tình báo và nghị định 96/cp


Pháp lệnh tình báo, văn bản luật cao nhất mà Ủy ban thường vụ quốc hội được quyền ký, chỉ mang tính chung nhất do bác Khỏe ký ngày 14/12/96. 9 tháng sau, nghị định 96/cp hiện thực hóa pháp lệnh ấy ra đời, do bác Sáu Dê ký.


Toàn bộ nguồn cơn bắt đầu từ cái 96 ấy mà ra. Diễn giải đơn giản nhất là thế này.


Trước 96/cp, quân đội chỉ làm thuần những cái thuộc về quân đội thôi. Ví như bác Phạm Xuân Ẩn, chui vào hàng ngũ đối phương săn tin đánh nhau rồi phân tích tổng hợp sẽ sứt đầu mẻ trán hay chỉ chửi đổng như bà mất gà, gần giống như nhà báo săn ông ôm xương vợ ngủ 7 năm. Sau đó nhà báo tranh phản biện luận ra bệnh ái tử thi, cơ quan chức năng sẽ kết luận ái tử thi là làm tình hay là ngủ khò khò với xác chết.


Điểm cơ bản nhất của 96/cp  là cho phép chui cả vào hàng ngũ ta để săn tin, đặc biệt những thông tin liên quan đến cán bộ trung cao cấp. Vấn đề ở chỗ, toàn bộ phần việc mà 96/cp cho phép quân đội làm thì lại dẫm nguyên chân cả bàn lên an ninh công an. Lạy hồn, may mà hai cơ quan này đoàn kết nhất trí chứ nếu không, hàng  tá trường hợp như chị Xương Thịt bên tình bên tù bên nào nặng hơn, đã xẩy ra.


Thời điểm  năm 96, internet, blog…chưa phổ cập như tiến sĩ bây giờ nên việc thu thập các nguồn tin, đặc biệt tin về các bác to to, được xem như hàng quý hiếm. Các bác mốt hai mốt lại chưa có nhiều kinh nghiệm lẫn mối trong địa bàn mới được giao này để phối kiểm nguồn tin như các bác hai nhăm, thế nên không tránh khỏi những hệ lụy, cho cả chủ lẫn khách thể.


Dĩ nhiên, chính trường nếu chỉ đơn giản thế thì nửa dân số Cừu đã ứng cử làm quan rồi. Và cũng dĩ nhiên, làm gì có quyền năng tuyệt đối ở xứ Cừu, kể cả Chúa.



Kỳ sau: Vào chính chuyện


 

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Beo đi tự tử đây











 

 

ôi em đi tự tử cùng Beo
V.u Nguyen:

hong ho: cả dân tộc này nên chết đi
hong ho: vì không kiếm đâu chỗ để độn thổ
V.u Nguyen: sao ổng đi nhiều thế nhỉ
V.u Nguyen: vừa động viên, vừa phân hóa
V.u Nguyen:

 tự nhiên xem xong đỏ hết cả mặt chị ạ

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Ai ôm xác?

Tác giả: Phan Thị Vàng Anh


LTS: Xung quanh chuyện một người đàn ông ôm xác vợ suốt 7 năm liền đang được tranh luận nhiều chiều. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng ý kiến của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh để mọi người cùng tranh luận tiếp. Sau đây là nội dung bài viết:


VNN, 27. 11. 09, Kim Dung có bài " Ôm xác vợ 7 năm liền: Một hiện tượng bệnh lý", trong đó tác giả cho rằng trường hợp ông Vân là bệnh lý và có thể có liên hệ với chứng Necrophilia - Tình Dục với Tử thi - và yêu cầu đưa ông và con ông đi chữa trị.







 


Bạn Kim Dung,


Tôi thắc mắc làm sao từ trường hợp của ông Vân mà bạn có thể quy về chứng Necrophilia nhỉ?


Bạn biết người đàn ông này làm gì với bức tượng trong có đựng cốt vợ mà dám đưa đoạn tài liệu "Tình Dục Tử Thi" lên để người đọc tham khảo và dễ dàng liên hệ với việc của ông?


Bạn có tìm được tài liệu nào về việc làm tình với một bộ cốt không?


Và bạn lấy đâu bằng chứng để nói việc "ôm" đồng nghĩa với "làm tình"?


Bạn hiểu biết thế, vậy Tổng thống Peron ướp xác vợ là bà Evita rồi kè kè mang theo, chải tóc mỗi ngày thì có thuộc loại này không?


Và những dạng ướp xác khác?


*


Mỗi người có cách riêng để yêu người đã chết.


Chúng ta thuộc cách thông thường, là nhớ thương nghi ngút rồi càng ngày càng... vơi.


Ông Vân và con ông thuộc dạng khác chúng ta.


Nhưng ở đời không phải cứ "khác" là bệnh lý.


Và nếu có là bệnh lý thì cũng phải do những người có thẩm quyền về y tế kết luận, chứ không phải để bạn phán xét một cách hồ đồ trên mặt báo đông người đọc như thế.


Trong vụ này, chúng ta có thể nói về việc vệ sinh môi trường, về quy định mai táng ...


Nhưng còn về tình cảm của người khác, dù ta không chấp nhận được cách "yêu" của người ta, cũng nên coi như một trong vô vàn cách sống, miễn không phạm luật.


Ta có thể chê cười, có thể lánh xa, có thể sợ hãi, nhưng đừng nhân danh cái "bình thường" để làm nhục người khác, khi thấy người ta khác thường.


*


Nhớ trong kết thúc bài viết, tác giả Kim Dung nói chắc nịch: "Ngày nay, trong thế giới hội nhập này, mọi vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, thậm chí bệnh tật của một cá thể người, không còn là việc của riêng ai."


Tự khoác lên mình một nhiệm vụ "đại đồng" như thế, Kim Dung cho phép mình "đóng cả ba vai chèo": từ chuyên gia y tế, tới nhà đạo đức, tới chính trị viên. Với thế kiềng ba chân vững vàng, tác giả tha hồ xúc phạm người khác, mà không hiểu rằng mình đã đi ngược lại bản chất của cái "thế giới hội nhập" mình đang viện dẫn. Lý tưởng ra, đó là thế giới của thông cảm và giải pháp. Còn thế giới của cách ly, điều trị, "phải bình thường" tôi tưởng phải được đem chôn lâu rồi chứ, sao Kim Dung lại moi lên mà ôm ấp thế này?


*


Vẫn biết báo chí nên có nhiều chiều, nhưng trong trường hợp này, tôi vẫn băn khoăn sao Vietnamnet lại đưa đoạn Tình dục với Tử thi trong bài của Kim Dung lên như thế.


Con người nói chung là định kiến, và ở nông thôn, định kiến lại càng nặng.


Báo của các bạn đông người đọc, và tôi không biết, con trai ông Vân tuần tới đi học sẽ bị bạn bè ở làng quê đối xử ra sao.


Chẳng lẽ lại mong cả làng đó không ai đọc VNN?


 

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Nhìn khác về tướng Nguyễn Chí Vịnh

 Bản này copy từ blog cũ có biên tập gồm  sửa chữa toàn bộ câu cú từ ngữ, cắt bỏ hai đoạn về song cụ Võ hợp bích vì liên quan đến điểm G, cắt bỏ một số đoạn thuần tả tình tả cảnh vì dài quá.


***


1. Chuyện vặt kể trước


Có một chi tiết tiểu sử tướng Vịnh mà hầu hết các bài viết sử dụng để tấn công, ông bị đuổi khỏi trường Đại học kỹ thuật quân sự.


Sự thật, trẻ con hơn rất nhiều chứ không đen đúa đến thế và sự thật, có một thời rất đáng ngợi ca cho quân pháp bất vị thân của quân đội.


Nguyễn Chí Vịnh chỉ là một trong 28 chú con tướng từ đại đến thiếu đợt ấy bị kỷ luật can tội, đói bẻ khoá kho quân nhu kiếm cái bỏ bụng. Con đại tướng: giật quân hàm dưới cờ; con thiếu tướng: chăn bò Ba Vì hai năm. Con nhà tông, các chú  nay đều thành đạt cả vì không ai tiếp tục chọn bẻ khóa làm nghề. Người theo binh nghiệp thì lên đến  tướng tá như chúVịnh, người thành đại gia tiền đông như quân Nguyên, người mài quần thành kỹ sư vật lý nguyên tử và  một người rất thân tớ, cũng thành siêu đại gia sở hữu lũ vịt giời sau ba lần lên xe bông. Hắn chưa có ý dừng lại vì thầy bói chắc chắn, hắn sẽ có thằng ku chống gậy. Tiếng tây tiếng u nói như cái máy khâu tiếng Việt hắn ngọng từ vợ.


Dùng kỷ luật quân sự với quý tử, tới sát thời đổi mới tớ còn gặp một trường hợp nữa. Cụ quan  đầu Đảng thời chiến, lấy nhà tù làm trường học cho con và thế là thằng bạn tớ chăn kiến 8 tháng trong Chí hòa vì tội đàn đúm với người Việt gốc bông những năm 79. Đường xa thiên lý, cụ bỏ chính trường về làm văn chương trinh thám, không thấy cuốn nào cụ viết chuyện con mình kể cả bóng gió.


Thuở học trò nghịch kinh thiên phá động địa, ấy là tư chất của người thông minh năng động, tiềm ẩn nhiều khả năng sáng tạo và khả năng thủ lĩnh sau này. Lấy một lỗi lầm tuổi trẻ đem phủ trùm suốt chiều dài đời người thì không chỉ là định kiến mà còn là ác tâm.


 

 
Kỳ sau: Pháp lệnh Tình báo và Nghị định 96/CP

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Người Việt

Đả đảo cộng sản, ùđ má Việt cộng, cộng sản cút về nước…mình đã phì cười khi nghe những lời la chói lói của chừng gần trăm người, biểu tình trước toà thị chính San Fran. Một anh zai, quên hạ cái loa pin cầm tay ủa sao lại cười. Hai mẹ con mình cười nữa. Chú lái xe tinh nghịch đánh xe vòng đi vòng lại mấy lượt vì mỗi lần thấy xe vào là đám đông lại gào la. Mình can thôi chú toàn ông già bà cả


Phía trong tòa nhà, Mỹ Cộng Kiều tất bật đóng xếp kê bày. Chỉ tay ra cửa, chú cảnh sát cao 2 mét phân trần, được phản đối, không được ngăn cản những người vào tham dự nhưng họ không hiểu. Không hiểu luật hay không hiểu tiếng Anh. 2 mét cười rõ xinh, cả hai




Intercontinental sang trọng cách 3 mil, hơn chục kiều giàu có thành đạt nhất Bay area ngồi bàn chuyện đổ của về cộng. Hai mẹ con mình ở chung tầng với đoàn to vật vã. Các hoạt động chiều sâu của chương trình meet VN đều diễn ra ở đây.


Mình nhận ra một nhóm các bác biểu tình chiều cuốn cờ…vào xem cộng hát. Hễ giơ máy ảnh là các bác thụp ngay xuống. Định chìa tấm hình bác đả đảo hồi sáng giỡn bác, chợt thấy thương thương, thôi để bác bình thản nghe liền anh liền chị í ới lẹo nhau giữa toà thị chính mênh mông những tranh tượng ông tây bà đầm trần như nhộng. Mình thì bội thực món di sản thế giới này rồi nên rủ zai xinh lượn Japan town ăn sashimi. Hỏi ấn tượng nhất trong ngày của con là gì? Tầng mình ở toàn mùi mì ăn liền, mẹ ạ!

Người cũ

Hóm hỉnh, rất tình, khí lùn và xấu giai, bắt mình chụp bằng được cái củ hành sau ót, đây là nhân vật lừng danh một thuở mối tình với chị Dương Thu Hương, bác sĩ Bùi Duy Tâm.



Chuyện đại khái thế này. Trước khi bị bắt( không nhớ chính xác năm mấy), thiên hạ đồn đại ông và chị Hương cặp kè nhau. Ngày ấy Việt ngoại có giá lắm chả rẻ như bây giờ. Có người còn kể như đinh đóng cột  đã nhìn thấy tấm hình bốn cái chân trần quéo nhau, do công an giả làm người lái đò trên hồ Quảng bá (Hà Tây cũ) chụp, khi hai người đi chơi thuyền tại đây. Mình nghe tên ông lần đầu là trong bức thư sau khi ra tù, chị Hương viết chửi ông như hát hay. Tôi oéđ thèm yêu ông bao giờ nhé, ông là thằng chân gỗ, thằng công an chìm hèn hạ…


Dễ cũng hai chục năm có lẻ. Giờ ông sống trong căn nhà nhỏ cũ kỹ ngoại vi San Francisco lủng củng những đồ mỹ nghệ rẻ tiền từ Việt Nam với đại gia đình. Mình ghé tai hỏi bác còn nhớ chị Hương không. Vẫn mê lắm. Hì hì, hình như bác cố tình đánh lận từ nhớ của mình.


 


 


 

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

blog giai xinh

siêu phàm


Những chuyện siêu phàm:


Nước Việt Nam là một nước nhỏ mà có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm thuộc hàng khủng thế giới từ Đông sang Tây là chuyện xưa như Trái Đất, ai cũng biết nên miễn bàn.


Án binh một thời gian dài do chấn thương chiến tranh, kinh tế Việt Nam vùng dậy như một con hổ Châu Á với mức tăng trưởng đứng thứ nhì khu vực, sau Trung Quốc, là chuyện hiển nhiên đúng, không gì ngạc nhiên.


Cá nhân với trình độ học vấn chưa hết cấp 2 có khả năng tậu được xe hơi triệu đô làm cho những doanh nhân thế giới phải ganh tỵ thì nhiều như kiến, kể không hết.


Chuyện làm tớ phải ngưỡng mộ là sau chục năm đánh nhau bể đầu, Cộng Trừ với Nhân Chia lại đứng trong cùng một phép tính để tìm lại sự công bằng.


Chỉ hy vọng sau khi cân bằng kết quả, Cộng Trừ với Nhân Chia tiếp tục phát huy tình đoàn kết, chứ vẫn cái kiểu Nhân Chia trước, Cộng Trừ sau thì còn phải đổ máu.


Lo bàn chuyện thiên hạ quên mất chuyện nhà, mẹ tớ mới là kinh. Mặc dù được chồng hỗ trợ thế nhưng vẫn một mình nuôi 2 con ăn học nước ngoài mới là siêu phàm thật sự.


***


Mang nhầm USB, thế nào vớ được một lô bài trên blog cũ. Sẽ Beo hóa mấy bài dâng hiến cho thiên hạ giải trí, ví như Nguyễn Chí Vịnh tướng lào thế nhẩy? hay Vào tù với Trần Mai Hạnh, vưn vưn...


Tối kia cãi nhau với ku cảnh sát siêu đẹp zai chẵn nửa tiếng, thắng oanh liệt dù bị lạnh xoăn lông đầu. Zai xinh viết tiếng Việt không cần biên tập nữa rồi, khoe tý. Vẫn còn lá đỏ, cảm giác như về nhà, thích thật.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Tình đại gia

Sau khi cẩn thận và chậm rãi bôi nước bông lên sau tai và cổ tay, i như bậc mệnh phụ phu xe trong  cái phim gì sex kinh người của Lý An, ra khỏi nhà tắm và một cảnh tượng kinh hoàng lãng mạn đập ngay vào mặt.


Lão chồng, quần đùi áo số, nửa bệt nửa chồm hổm cách TV 40 inch một mét, giương mục kỉnh, dẩu mặt về phía màn hình và …hát karaoke.


Với giọng nam cao cỡ Pavadốtti vang rền nền nảy, lão í hát Hướng về Hà Nội. Trên màn hình là cặp zai gái đang lang thang bãi  biển thi thoảng lại tung tung miếng voan đỏ dài không biết để làm gì. Bố hát bài này tặng mẹ. Lòng anh luôn thắm thiết yêu em đôi bờ đâu cách xa. Ối zời dễ đến nửa thế kỷ có lẻ mới nghe lại bài này. Cảm động thê thiết tớ giằng micro tặng lại lão mấy bài. Thế là Suối mơ đan cài Let it be, Tháng tư về  trộn lẫn La plus bell pour allez dancer… non tiếng sau thì  giúp việc nhảy vào cô Hai cho tui ca với. Bao lâu nay mới phát hiện bà này hát sìlô pha Nam ai mùi không tả được gác lặn dề phia cơn gió lùa...


Cả nhà tớ thích hát karaoke. Zai tớ 10 lần như một, cứ hát là phải cởi fermeture quần nhằm lấy hơi từ huyệt đan điền. Lão í viễn, nên hoặc dí sát màn hình còn không thì Buồn ơi thế nhân là thế Sao người yêu vẫn mãi say sưa. Giỏi là lão luyến láy ngân nga sưa y như . Em gái tớ tức bà nội Nàng, nguyên là family idol, mấy tháng nay  bị phế ngôi bởi Nàng đã bắt đầu biết  ba ương coong vì coong ống mẹ. Nói chung là phải  dựa vào âm điệu để đoán Nàng hát  gì ngoại trừ tớ và giúp việc nhà nàng, có khả năng hiểu được chút chút âm nhạc Nàng.


Cuộc chiến giành micro khác là của em zai tớ với ku con 6 tuổi và bao giờ cũng rơi vào một trong hai kết thúc không có hậu,  hoặc micro rơi vào tay người thứ ba( lại là Nàng) hoặc đẫm nước mắt nghỉ chơi nhau. Dù mỗi nhà đều sắm một dàn máy nhưng cái trò kara này phải đông vui  mới okê. Sinh nhật của  già trẻ nhớn bé, giỗ ông bà cố nội ngoại hay chỉ  nhân ngày thứ bảy phởn chí là đại gia tớ lại karaoke thế nên, chiến tranh giữa các cặp bà cháu bố con cứ liên miên diễn ra không có dấu hiệu ngưng nghỉ mệt.


Nghe lão chồng ư ử lòng anh luôn thắm thiết yêu em nghĩ bụng, hơi sến tí nhưng cũng bõ công, ngần ấy năm nâng khăn sửa ví cho lão rồi, ít à!

Điện hột nhưn

Nghe các đại biểu cuốc hội bàn về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bình Thuận  mà xém khùng. Bác đề nghị nên xây thử một cái(chắc để xem xem nó vuông tròn méo mó thế nào hơn là lo nó Chernobyn), còn bác hay phát biểu khí thế nhất mọi kỳ họp lại đề nghị nên để cho dân kiểm tra việc xây cất. Hihihi hohoho hahaha hehehe. Hay là các bác ấy thấy mô hình nhà máy tròn tròn lại tưởng  nó giống xây cái lò gạch, các già làng trưởng bản phải ra tay đếm gạch đo tường cho nó bảo đảm an toàn mai hậu phòng ngừa tham nhũng đút túi luôn? Hay là các bạn nhà báo chơi các bác ấy như Tuổi trẻ chơi bài phỏng vấn bác Đào Duy Quát? Chịu. Hiểu được chết liền.


Trong tất cả các loại bàn bình về điện hạt nhân, ý kiến hay nhất, giá trị nhất thuộc về blogger Trương Nhân Tuấn. Nhà nước VN chủ trương điẹn hạt nhân của VN là “chia khóa trao tay – clé en main”, tức ngoại nhân cung cấp từ a đến z, từ cái đinh ốc cho đến chuyên gia điều hành và bảo trì. Đây là một hình thức thuộc địa kinh tế kiểu mới, nhưng do sự tự nguyện của VN.


Bác này chắc không phải  dân cuốc hội, nếu không đã gọi là  điện hột nhưn.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Thầy Hưng Quốc viết trên VOA

Sống và viết như những người lưu vong


Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá.

Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại.

Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.

Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới cầm bút, thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong.

Nếu ví nền văn học hay văn nghệ hải ngoại nói chung với một trận bóng đá, thì đó là một trận bóng thường chỉ có các hậu vệ và thật nhiều thủ môn, ở đó chiến thắng được tính bằng những lần bắt bóng chứ không phải bằng những lần làm bàn. Một trận đấu kì dị. Quái gở. Và tuyệt vọng.

Mối quan hệ với quê gốc như thế làm cho quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất mới định cư trở thành vô cùng gian truân: chúng ta bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa tình cảm và lý trí, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão.

Hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề. Với sinh hoạt văn học trong nước, chúng ta là những người đứng bên lề. Dù tài hoa đến mấy, vẫn là những người bên lề. Với sinh hoạt văn học ở quốc gia chúng ta đang sống, chúng ta cũng lại là những người đứng bên lề, một thứ nhà văn sắc tộc khiêm tốn và buồn thảm, đứng bên lề những sinh hoạt chính mạch của thiên hạ.

Do đó, có thể nói, không có ai cô đơn cho bằng nhà văn lưu vong. Cách đây mấy năm, một số người cầm bút ở hải ngoại hô hào phá bỏ những ghetto trong sinh hoạt văn học. Ừ, thì phá bỏ. Nhưng chưa ai đặt câu hỏi: phá bỏ những ghetto-việt-nam ở hải ngoại rồi thì giới cầm bút sẽ đi đâu, sẽ nhập vào đâu?

Nhập vào văn học thế giới ư? Ai mà chả muốn. Nhưng đó là một con đường hết sức cheo leo. Một là, để sử dụng một ngoại ngữ như một ngôn ngữ văn học (chứ không phải một ngôn ngữ giao tiếp) không phải là một điều dễ. Hai là, sau hàng rào ngôn ngữ là hàng rào văn hoá. Bất cứ cộng đồng ngôn ngữ nào cũng hà tiện khả năng đồng cảm và bộ nhớ của nó đối với những người ngoại tộc, bởi vậy, ở đó, kiếm được độc giả đã khó, kiếm được những độc giả tri âm lại càng cực khó.

Đi vào một sinh hoạt văn học không phải của dân tộc mình, người ta, nếu không phải là một đỉnh cao thì rất dễ có khả năng sẽ không là gì cả ngoài cái việc được đăng tải và được xuất bản.
 
Mà đỉnh cao bao giờ cũng là những ngoại lệ. Số lượng những nhà văn sử dụng song ngữ thành công trên thế giới chỉ là hoạ hoằn, dù con số thử nghiệm có thể lên đến hàng chục ngàn, thậm chí, hàng trăm ngàn.

Còn lại, tuyệt đại đa số, dù muốn hay không, cũng làm tù nhân chung thân của tiếng mẹ đẻ của mình, cũng chỉ quanh quẩn trong sân chơi nho nhỏ của cộng đồng mình, và đứng bên lề những hội hè, đình đám văn nghệ quốc tế.

Sống và viết lách bên lề, những cây bút lưu vong tìm vui trong cái cộng đồng nhỏ bé, càng ngày càng nhỏ bé của mình. Đã nhỏ bé, lại còn lạnh lẽo nữa. Ở hải ngoại, đăng một bài viết trên báo hay in một cuốn sách, nhiều lúc ngỡ chừng như nói vào ống điện thoại chưa nối đường dây. Lặng ngắt. Không nghe gì cả, kể cả một lời chê, một tiếng chửi, cũng không có. Hoàn toàn lặng ngắt.

Viết văn, ngày xưa, là một danh phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. Ở hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận.

Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực.


 


 

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tia sáng

Tia sáng là tạp chí  hiếm hoi được coi là sân chơi của giới trí thức tuy nhiên, tớ  lại không mấy đánh giá cao tờ này.


Trước tiên là hàm lượng thông tin mới của Tia sáng rất ít. Về điểm này thua xa, thậm chí cực xa talawas cũ (trước tháng 3 năm nay), không tiếc công cặm cụi vượt tường lửa để sáng ra bao nhiêu là kiến thức quý trong nhiều lĩnh vực xã hội nhân văn. Thứ hai là các bài phản biện, hình như được coi là đặc sản của Tia sáng, lại rất già (cũ). Già(cũ) trong các quan niệm và già(cũ) trong chỗ đứng quan sát của người viết. Chỗ đứng quan sát là tớ dùng đúng nghĩa đen bởi khi anh viết phản biện một vấn đề nào đó thuộc bất cứ lĩnh vực nào, khoa học chính xác hay khoa học chính trị, thì hoặc anh  ở phía đối lập hoặc anh đứng cao hơn vấn đề được phản biện. Đằng này các bác lại đứng  y một chỗ bao năm, chưa nói là đôi khi thấy các bác a dua chống đối hơn là phản biện. Điểm thứ hai này Tia sáng lại cũng thua xa Saigon tiếp thị và Việtnamnet hiện nay.


Trước tớ đặt dài hạn Tia sáng, sau này chán đọc on-off. Điều hay nhất tớ  kiểm chứng được khi web Tia sáng đóng cửa là rảo quanh xem phản ứng của thiên hạ ảo và người trong cuộc. Người trong cuộc hổng ai dám hó hé, biết mười mươi nguyên nhân lý do vẫn đây đẩy chã chã còn thiên hạ ảo, chắc luôn là không ai đọc Tia sáng trước khi nó tắt sáng.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

I am here to stay

Everyday I sit and ask myself
How could you leave us?
Something whispers in my ear and says
That you are not alone
For we are here with you
Though you're far away
we are here to stay

But you are not alone
For we are here with you
Though we're far apart
You're always in my heart
But you are not alone

Just the other night
I thought I heard you cry
Asking me to come
And hold you in my arms
I can hear your prayers
Your burdens I will bear
But first I need your hand
Then forever can begin

You are not alone
For we are here with you
Though you're far away
I am here to stay
For you are not alone
For we are here with you
Though we're far apart
You're always in my heart

For you are not alone
For we are here with you
Though you're far away
I am here to stay

For you are not alone
For I am here with you
Though we're far apart
You're always in my heart

For you are not alone...

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Nói lại bảo...

*


...là lắm chuyện, nhưng không nói không chịu được.


Sáng họp giao ban. Những thời điểm bận mù mắt thế này họp hành đã là bực lắm rồi, thế mà còn bị nhắc nhở không biết giữ gìn sự chong xáng của tiếng Việt.


Chuyện này tớ có kinh nghiệm từ hồi nẳm lận. Khi ấy  thầy cứ thao thao lấy tấm gương thủ tướng gái, sân bay, lái xe... làm mẫu hình ngôn ngữ. Cãi. Lý luận thế này, sự giao thoa giữa các ngôn ngữ chỉ làm vốn từ tiếng Việt giàu có chứ không có khả năng làm mất bản sắc, vốn từ giàu có sẽ thúc đẩy tư duy nhanh hơn so với nghĩ đi làm nói chậm rề rề của người Việt bốn ngàn năm. Dừng ở đấy thì có khi Ok, nhưng ngày ấy láo, lấy ví dụ Cụ chứng minh. Bài thi, cả lớp 9, riêng tớ 9 lộn.


Giờ khôn rồi, không kiến cò gì hết, nhưng mà tức anh ách. Chứ các nhà chong xáng học, quý vị có thể thay thế cái xô bằng cái thùng đựng nước nhỏ( 1 chấp 4 ) còn cái bô thì thay bằng gì?  Tuổi tin thay thế tuổi vị thành niên( 1 chấp 0 vì thuần Việt phải nguyên câu mới diễn đạt hết ý teen), còn @ các vị đọc thế nào? Mà đừng có phủ đầu tớ @ là từ khu biệt đấy, theo thống kê của ai đó thì hiện xứ Cừu có khoảng 20 triệu mạng ngày ngày @...


Tớ rất ngưỡng mộ ba người bởi tớ xếp họ là các nhà cách tân về từ giỏi nhất mà tớ đã đọc được. Một là nhà thơ  Đặng Đình Hưng (bố của người chơi piano chuyên nghiệp Đặng Thái Sơn) nạp ngữ nghĩa mới cho vốn từ cũ, xã hội chấp nhận và dùng theo cụ không ít. Người thứ hai là nhà văn Nguyễn Viện, vô âm  nhưng vẫn  thẩm ý được theo những cung bậc mà bác í chủ động dẫn dắt,  tuy những từ vô âm này mới chỉ giới hạn trong tác phẩm chưa bước ra được đời sống nhưng tớ chưa thấy ai làm theo nổi và người thứ ba là  blogger An hoang trung tuong. Bác này làm biến âm nhưng vẫn giữ nguyên được nghĩa thế nên, ngôn ngữ của bác í dứt chi là phóng khoáng, các comments bắt chước sì tai bác đều dừng ở cấp… tục tĩu.


Đời sống thú vị nhất là muôn hình vạn trạng. Mỗi khi nghe được một từ mới, mình bùn cừi, fái chí lắm lắm. Nói cho vuông, thà mang danh nghèo não để được nghía người mẫu là chân dài gầm cao , còn hơn ngồi xơi gà tập kích mà acay cậu nhỏ quá tuổi lao động, đành gọi người mẫu bằng… người mẫu.


**


Lâu mới ghé nhà bác Ba Sàm, thấy bác ấy hô cực nóng khi bắt được cái tin của báo Úc lật lại vụ tiền nhựa và Lương Ngọc Anh. Hơi buồn cười vì cái tin này cũ nhè chỉ thay tên ông Thúy( khi ấy)thành chú Lương kia( bây giờ). Lương là tổng giám đốc  Công ty Công nghệ và Phát triển của Hà Nội (CFTD) nhưng bảo đây là  nơi cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật cao cho các dịch vụ quân sự và an ninh của Việt Nam thì rõ ra là báo Úc chả hiểu gì về quy trình và nguyên tắc cung cấp này ở VN. Phàm đã xếp vào loại trang thiết bị kỹ thuật cao cho quân sự thì không bao giờ mua trực tiếp, ngược lại như vũ khí thì không bao giờ mua gián tiếp. Chú Lương này cũng dăm ba lần dự thầu ủy thác bên quân sự nhưng…thua và giờ công ty của chú ấy đang đầu tư mạnh vào du lịch thì phải.


***


Cũng lâu lắm mới đọc Tuổi trẻ, vớ ngay phải cái tít sai lè lè về luật Sau giám sát, Quốc hội không xử lý được ai? tuy nội dung trong bài thì không phải ý vậy. Click ngay sang Tiền phong tìm hiểu các phương pháp chữa bá bệnh kinh hoàng, đủ hỉ nộ ái ố, mà lại lành.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Thư giãn



Ngày còn chẻ, nàng tuân lời đông đảo các đạo diễn cả nhà lắm, bảo làm xấu là nàng action ngay. Bây giờ cứ giơ ống kính là nàng điệu rơi điệu rụng thế này đây.





Khi xưa, nàng yêu chuộng các y phục dân tộc do bà cố và bà nội nàng thiết kế. Bây giờ, hương đồng gió nội quả có bay đi ít nhiều.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Hoàng đế chết nốt hay chuyện hai tây một ta

Hai Tây ở đây là Nhà nghiên cứu giáo dục Thomas Vallely và Giáo sư toán Neal Koblisz, ta là ông Phạm Toàn với bài viết Nhà vua chết rồi hoàng đế vạn tuế.


Vallely và Koblisz là hai người Mỹ vào Việt nam từ rất sớm sau khi cuộc chiến kết thúc, và là những người nhiệt tình nhất trong việc thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt –Mỹ những năm 90 thế kỷ trước. Gần đây, ông  Vallely( đồng tác giả với Ben Wilkinson) đã viết một bản phúc trình giản lược về sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục đại học tại Việt nam nhằm cung cấp cho Nhóm chuyên trách hợp tác giáo dục  đào tạo Việt nam – Hoa Kỳ ( Nhóm này được thành lập từ tháng 6/2008, phía Việt nam do thứ truởng bộ GDĐT Đặng Vũ Luận làm nhóm trưởng. Báo VNN dịch là Ủy ban đặc nhiệm song phương về giáo dục đại học). Sau đó ông Koblisz viết một bài phản biện  bản phúc trình trên. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai bản viết là việc lý giải căn nguyên của  khủng hoảng, từ quá khứ lịch sử cho tới thể chế quản lý hiện hành của giáo dục đại học Việt nam.


Ví dụ, ông Vallely đổ lỗi cho người Pháp trong việc đầu tư rất ít cho giáo dục đại học Việt nam so với các chế độ thuộc địa khác. Ông Koblisz cho rằng phải kể thêm trách nhiệm của người Mỹ. Ông Vallely đổ lỗi việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm  trong lĩnh vực chuyên môn do tính hiệu quả của chương trình đào tạo kém thì ông Koblisz lại cho rằng, đây là do khu vực tư phát triển chậm chưa thể tiếp nhận hết…


Từ hai góc độ lý giải căn nguyên khác nhau  tất nhiên sẽ dẫn đến hai phương án giải quyết khủng hoảng như lửa với nước. Ví như ông Vallely đề xuất nên thành lập trường quốc tế theo mô hình Mỹ ngay tại Vn, ông Koblisz ngược lại, cho rằng những trường như thế chỉ độc quyền cho một nhóm thượng lưu không thúc đẩy được chất lượng giáo dục nước sở tại…


Đây là hai bản viết rất dài nhưng dễ đọc và thú vị dù thông tin và phương pháp xử lý thông tin, trong cả hai bản, không có  gì mới mẻ. Thú vị hơn cả là có thể nhìn, có thể đọc được động cơ  của hai ông mà không lo bị cho là hàm hồ võ đoán.


Dù nghiêng hẳn về Vallely, nhưng tôi lại thích kết  luận giàu tính ôn hòa của ông Koblisz  khi ông mượn suy nghĩ từ giáo sư Hoàng Tụy. Kết luận này cũng là tinh thần chi phối toàn bộ quan điểm của ông về đường hướng cải cách giáo dục Việt nam. Người Việt Nam, thích những sự thay đổi vừa phải và giải quyết những bất đồng một cách êm thấm, sao cho không dẫn đến những sự đàn áp hay làm nhục đối phương. Nếu như cái nhìn này về cách thực hiện cải cách ở Việt Nam vẫn còn chính xác thì rất có thể nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao ở Việt Nam mà vẫn không đoạn tuyệt với hệ thống xã hội chủ nghĩa, không sỉ nhục những người được đào tạo tại Liên Xô các nước khối Đông Âu cũ, và không giao phó tương lai của Việt Nam cho những người được gọi là "chuyên gia" Mỹ”.


***

Giờ thì bàn đến ông ta.


Với danh xưng nhà nghiên cứu giáo dục như VNN giới thiệu, tôi  hy vọng đọc được từ ông Phạm Toàn những ý kiến xác đáng và sắc bén, góp tiếng nói của người trong chăn bảo vệ các luận điểm của ông Vallely. Nhưng không, “Vấn đề quan trọng bậc nhất không phải là tranh cãi xem ông GS Koblitz và bản Báo cáo Harvard cái nào đúng cái nào sai. Vấn đề quan trọng nhất là cái tai của người lắng nghe những lời phê phán.”


Tai Vallely của ông Phạm Toàn thích thú với những phê phán thể chế điều hành của chính quyền hơn cả, thích đến độ trích luôn  ví dụ Intel. Chết nỗi đây lại là chỗ dở nhất trong bản của Vallely vì ông Koblisz chứng minh ngược lại một cách khá thuyết phục bằng  phát ngôn của chính Intel. Tuy nhiên tai Koblisz của ông mới thực sự có vấn đề.


Thay vì tóm lược lại những luận điểm của Koblisz để bình luận hay phê phán, ông lại nhặt nhạnh những đoạn  rất thiên về tình cảm của vị Giáo sư Mỹ dành cho Việt nam để mỉa mai bằng một câu  trong chăn mới biết chăn có rận. Ông hỏi Koblisz giữa chân lý và lý lịch, nên chọn cái nào và ngay sau đó, ông tự trả lời bằng cách lôi forum sinh viên Koblisz ra để phản biện lại những lập luận của Koblisz.


“Chúng tôi ở trong chăn đã lâu, xin có một lời khuyên giản dị với GS như sau: Nước chúng tôi có quá nhiều người tốt bụng rồi, xin ông GS không cần giúp đỡ thêm về mặt này nữa.”


Thôi thì cứ hiểu người tốt bụng theo đúng nghĩa thuần Việt đi, một người làm giáo dục mà lại không cần thêm lòng tốt nữa thì không chỉ có nhà vua chết rồi mà hoàng đế cũng chết nốt, để  chấy rận trong chăn chui lên chễm chệ làm người thôi.