for he is our God
and we are the people of his pasture
and the sheep of his hand
that today you would hearken to his voice
Beo từng khó chịu Ở ĐÂY về lợi ích nhóm. Cứ mỗi lần thấy quan nha cùng với đội quân tăng âm loa loa về lợi ích nhóm chỉ muốn chửi bậy. Bài của bác Quang A đọc rất đã, copy về làm tư liệu.
Sao lại chống nhóm lợi ích?
Chống cuộc sống ư? Có sự lạ đời ở Việt Nam là, hễ có một vị lãnh đạo to nào đó,
hay một người có uy tín nào đó, phát ra một thông điệp gì đó với một khái niệm
“mới” thì truyền thông ào ào “ăn theo”, giới trí thức không chịu động não để
phân tích và ủng hộ hay phản bác với lý lẽ, nên nghiễm nhiên cái khái niệm
“mới” ấy được phổ biến rộng rãi dẫu bản thân nó có thể hết sức méo mó thậm chí
sai hoàn toàn. Sự áp đặt khái niệm, tư duy vẫn còn quá nặng nề trong đời sống
chính trị, kinh tế và xã hội.
Khái niệm
“xã hội hóa” nêu trong các chính sách của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam là
khái niệm như vậy. Nó ngược lại hoàn toàn với quan niệm Marxist về “xã hội hóa”
mà những người cộng sản đã dùng trước kia, chẳng là sự “sáng tạo” nào cả mà chỉ
gây lẫn lộn và nhiều tác hại cho sự phát triển đất nước.
Nhóm lợi ích cũng vậy.
Mỗi người
đều có lợi ích của mình và các lợi ích đó chi phối hoạt động của họ. Lợi ích
không chỉ là lợi ích kinh tế. Những người có chung một tập hợp lợi ích nhất
định tạo thành một nhóm, gọi là nhóm lợi ích. Đấy là cách hiểu thông thường. Và
theo cách hiểu ấy, nhóm lợi ích không gắn với giá trị (tốt-xấu, đạo đức-phi đạo
đức).
Đảng cộng
sản Việt Nam là một nhóm lợi ích lớn ở Việt Nam hiện nay. Tập thể những người
dân khiếu kiện về đất đai tạo thành một nhóm lợi ích. Giới lao động dệt may,
chẳng hạn, cũng tạo thành một nhóm lợi ích. Những người bảo vệ Vườn Quốc gia
Cát Tiên là một nhóm lợi ích. Đó chỉ là vài thí dụ.
Các nhóm lợi ích thường thúc đẩy hay vận động chính sách vì lợi ích của chính
nhóm mình. Đó là điều bình thường và chẳng có gì đáng trách cả, thậm chí phải
tạo điều kiện để cho các nhóm lợi ích tồn tại, phát triển, tạo môi trường cho
chúng thể hiện, tranh luận, phê phán và qua đó thúc đẩy các lợi ích chung phục
vụ cho sự phát triển đất nước.
Xã hội
không thể tồn tại mà không có vô vàn các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích và hoạt
động của chúng có thể chồng lấn lên nhau. Chúng có thể hợp tác với nhau và xung
đột với nhau. Xã hội tồn tại, phát triển hay suy đồi chính là do sự tương tác
của các nhóm lợi ích đó. Bóp nghẹt sự hoạt động của chúng đồng nghĩa với sự gây
méo mó các nhóm lợi ích, với sự suy đồi xã hội. Hoạt động lành mạnh của các
nhóm lợi ích, một phần quan trọng của hoạt động xã hội dân sự, thúc đẩy sự phát
triển xã hội.
Trong vài
năm qua “nhóm lợi ích” ở Việt Nam được ngầm hiểu là các nhóm lợi ích chuyên làm
việc xấu, phi đạo đức, là các nhóm tìm mọi cách để kiếm đặc lợi bất chấp lợi
ích của các nhóm khác, bất chấp lợi ích công cộng. Thí dụ nhóm các chủ doanh
nghiệp câu kết với chính quyền để trục lợi trong kiếm các hợp đồng của nhà nước
hay trong việc tước đoạt đất đai của người dân nhưng lại nhân danh vì “sự phát
triển kinh tế xã hội”. Các nhóm đưa người thân cận của mình vào chính quyền để
thâu tóm quyền lực, để tham nhũng.
Lẽ ra
phải gọi đích danh chúng và trừng trị chúng theo pháp luật hiện hành. Lẽ ra
phải gọi chúng là bọn tham nhũng, là các băng nhóm, băng đảng, bọn mafia, là
nhóm trục lợi, hay nhẹ hơn là “nhóm đặc lợi” thì người ta lại gọi bừa là nhóm
lợi ích. Cách hiểu này gắn với giá trị, mà cụ thể là xấu, là phi đạo đức và vô
tình hay cố ý đánh đồng chúng với các nhóm lợi ích lành mạnh, hay thậm chí để
loại hẳn các nhóm lợi ích tốt. Hãy trả lại khái niệm nhóm lợi ích ý nghĩa thực
(không gắn với giá trị) của nó và gọi đúng tên sự vật, hiện tượng.
Đánh tráo
khái niệm, “sáng tạo” ra các khái niệm chẳng giống ai, tạo ra sự tù mù trong
ngôn ngữ không chỉ không giữ được “sự trong sáng của tiếng Việt” mà còn phá
hoại sự trong sáng của tiếng Việt, gây cản trở cho sự phát triển của đất nước
nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tại sao
lại có hiện tượng lẫn lộn đáng tiếc như vậy? Chỉ nêu vài nguyên nhân chính:
Đó là thói
độc quyền tư duy, thói gia trưởng còn sót lại từ thời xa xưa và được đẩy lên
đỉnh điểm trong thời bao cấp vẫn đang và sẽ còn ảnh hưởng lớn nếu không kiên
quyết phá bỏ.
Đó là sự
dối trá, sự không sòng phẳng, sự không dám chỉ đích danh cái xấu để che giấu sự
bất chính trong hoạt động của một số nhóm đặc lợi, nhất là các nhóm có quyền
lực.
Đó cũng
có thể là sự ngộ nhận, hay sự nhầm lẫn về khái niệm. Song sự ngộ nhận và nhầm
lẫn sẽ nhanh chóng được sửa nếu có sự phản bác, tranh luận, phân tích một cách
công khai và xây dựng. Nhưng muốn vậy cần có tự do ngôn luận, tự do báo chí,
cần tôn trọng ý kiến của thiểu số và của mỗi cá nhân. Đáng tiếc chúng ta không
có môi trường như vậy.
Đấu tranh
để dẹp bỏ các nguyên nhân trên là một cuộc đấu tranh liên tục, lâu dài và cần
sự tham gia của tất cả mọi người.
Nguyễn Quang
A
Không biết bao lần bị bản tin dự báo thời tiết ngày hôm qua lừa, ấy vậy vẫn đóng bộ dày cui đến làng nghề giò chả cổ truyền Ước lễ, trong
một sáng vừa nóng vừa nồm, sờ đâu cũng rin rít âm ẩm.
Trước thuộc địa phận Quốc oai, Hà tây, giờ Ước lễ
nghiễm nhiên là Hà nội, suýt tí nữa có khi thành trung tâm thủ đô.
Một thôn làng điển hình của nông thôn miền Bắc, được
định phận bởi cái cổng làng cực đẹp.
Mình mê mẩn với những cái cổng nhà. Cái sang trọng cầu
kì trong thẩm mỹ của người quê, yêu không thể tưởng.
Thôn toàn người già, người trẻ đi làm ăn xa gần hết.
Yên bình đến mức cửa nẻo để toang hoang, vào chụp hình chán chê từ tấm giại
ngoài hè đến ban thờ lộng lẫy hoành phi
câu đối sơn son thếp vàng, mới có một chú nhóc từ đâu chạy về thập thò bẽn lẽn
giả nhời các vị khách không mời. Đừng có mơ vào
Ước lễ là sực nức hương mắm vị muối. Cả thôn giờ chỉ còn duy nhất 1 nhà
làm giò chả. Người làng mang bí quyết gia truyền đi khắp nước và phát đạt bằng
nghề cổ. Làng giàu lên từ chính những đại gia tha phương này.
Nhà trẻ thôn, hoành tráng chưa.
Đài tưởng niệm liệt sĩ nơi cuối thôn.
Đường nội thôn tinh tươm xi măng, nồng nồng mùi phân
trâu bò. Con đường cổ hiếm hoi còn sót lại, gạch lát là vạ của trai khác xứ nộp mỗi khi muốn rinh một cô gái làng.
Mình đã lang thang ăn vạ nằm vật phải đến hàng
trăm thôn làng suốt Nam-Trung-Bắc của
người Kinh bắc, Kinh nam, Khơ me, Mông, Thái...Ước lễ là nơi hiếm hoi có cả nhà
thờ và chùa trong thôn.
Mình
đã comment trên FB của Hà Cao: có
hàng trăm chi tiết tương tự thế này trong cuốn sách, nhiều cái còn lộ liễu và ấu
trĩ hơn nữa kìa.
Entry dưới đây copy từ Hà Cao và Hà Cao copy từ
zai xinh Bao
Anh Thai
Một người bạn tôi trích trên FB đoạn này: "Giữa
trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân
ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói:
“Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không
ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô
một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng
phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với
dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của
ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo
quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực
tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải
là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn
biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực
lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người
trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có
ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi
Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời
điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn
vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác
giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử
đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái
giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích
thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm
ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi
ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và
Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các
chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan,
người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị
tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm
trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm
mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều
máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo
của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn
toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện
Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của
ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta
không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí
tự quyết của họ.
***
90 triệu dân, từ nứt mắt tới cận kề đài hóa thân Hoàn
vũ, sẽ xơi hết 180 nghìn tỷ hàng hóa trong gần chục ngày Tết âm.
Ai giỏi tóan chia hộ phát, ăn Tết khủng thế mà cứ
gào lên kinh tế khó khăn suy thoái, là thế lào?
Bằng chứng đây:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/180000-ty-dong-hang-hoa-phuc-vu-tet-quy-ty-674775.htm.
***
Link đây http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/100928/tieng-ha-noi-se-bien-mat-vi-nguoi-giup-viec-.html
Chưa bàn đến chuyện xúc phạm nhân phẩm người khác bằng
cách miệt thị giọng địa phương, riêng nhận xét thế này đích thị đây là con mẹ
đang nhà quê hóa dân HN cấp tiến sĩ: Một người Hà Nội với giọng nói chuẩn về âm điệu, âm lượng vừa
đủ, phát âm tròn vành, rõ tiếng, thanh, ngọt mà trong, nghe như rót mật vào tai.
Nhân danh ½ dòng máu dân Hà lội,
Beo phán thế này: giọng HN không hề tròn vành rõ tiếng bởi không phân biệt các
phụ âm ch-tr, s-x...và không hẳn rót mật vào tai, ngược lại đằng khác, khí chua ngoa (xét về ngữ âm) vì hầu hết có giọng
kim, rất hiếm gặp người giọng thổ, đặc biệt giới nữ.
Viết đến đây mới nhớ ra, suốt từ
54 tới giờ duy nhất (không có nhì) quan đầu tỉnh Thủ đô Trần Duy Hưng nói giọng
HN chuẩn. Nguyên thập kỉ đổ lại đây đậm đà bản sắc Hoa thanh giái. Nhắc cho nhớ, dân Đông anh không phải giọng HN đâu đấy, vì ngọng níu
ngọng nô. Chuẩn HN chỉ xoay quanh bán kính chừng 5 cây số nếu lấy Hồ Gươm làm
tâm điểm.
<!--[if gte mso 10]>
table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;font-family:"sans-serif";
}
-->
Có bạn nhắn tin, chuyện Quang Thông dơ dáy thế mi viết
làm chi. Yên tâm, Beo kể chuyện Quang Thông nhưng không chỉ nói về một loài
lươn trạch. Có điều bạn nói đúng, quá nhiều thứ hay ho đang diễn ra, chuyện QT
để mai, nếu u ám, biên tiếp.
Vừa đọc xong cuốn của HĐ. Gạch đầu dòng ra đây mấy
điều ghi nhớ, viết cửn thựn sau.
1. Gần một nửa cuốn sách, tức hai phần Miền nam giải
phóng và kỉ nguyên Lê Duẩn hoàn toàn có thể in trong nước vì hầu hết tập hợp lại
các tư liệu đã xuất bản. Những tư liệu lấy từ hải ngoại cũng có thể hợp pháp
hóa ngon.
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta
chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà
báo (lại không chứng kiến trực tiếp) để cung
cấp thông tin. Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và
phong phú đến độ muốn làm mới, nhuận sắc nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác
giả. Nói đơn giản, phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo
chạy vòng vòng quanh sự kiện, nhãn tiền
cái gì tả kể cái nấy. Trong trường hợp cụ thể, HĐ lại phải thông qua vài nấc lớp
trung gian. Sự thiếu hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ tư liệu tràng giang dàn trải,
không biết đọc sách in ra sao chứ sách online, rất khó tóm lược được ý chính của
sự kiện.
Trong những cây bút sử (đang viết) hiện nay, mình rất
thích Tạ Chí Đại Trường ở sự khoái hoạt, ung dung tự tại và hai ông (một không
chuyên) ở sự cực đoan triệt để là Trương Nhân Tuấn và Bùi Thiết. Chữ cực đoan ở
đây phải hiểu theo nghĩa tích cực trong khoa học.
2. May hơn khôn. Nếu không bị rắc rối về bản quyền, hai
phần sau có lẽ đã thành một cuốn hồi kí
Võ Văn Kiệt riêng.
Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử,
nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch
sử. Vậy nhưng mình phải cố gắng lắm lắm mới đọc hết được phần này bởi trong
khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc tự thấy được phần
nào lịch sử trong đó.
Trùm phủ lên cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay tam nhân
Mười- Anh- Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh.
Đặt trong bối cảnh tiểu sử Võ Văn Kiệt thì được nhưng khi đưa vào cuốn sách
này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.
3. Lịch sử cách mạng Việt nam chỉ có một nhà lí luận
duy nhất là cụ Trường Chinh.
Nếu ví đổi mới như một ngôi nhà thì Cụ là người đặt
nền móng, kiến trúc sư là ông Trần Xuân Bách- tuy nhiên ông Bách chưa
kịp hoàn thành bản vẽ nên những đời thợ
xây sau đó, phải vừa xây vừa thiết kế và ngôi nhà nó ra hình dạng như bây giờ. Không phủ nhận công
lao của các thợ xây này, nhưng nói gì
thì nói, họ chỉ là những người xử lí tình
huống giỏi.
Vai trò của Trần Xuân Bách đối với đổi mới mà chỉ nhấn vào mỗi vụ đa nguyên là phiến diện.
4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ
rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện. Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh
không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền
Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.
Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái, có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp. Thay vào đó, cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.
Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa
thấp.
Trong lịch sử của mình, đảng cộng sản có 3 cuộc cách
mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải
tạo tư sản. Tính bền vững của thành công ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước.
5. Hai phần sau cuốn sách chắc chắn rất hợp khẩu vị
của cư dân mạng hiện nay. Nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc.
6. Mình phát hiện mấy cái nick trên vài diễn đàn có
tiếng nhiều chất xám, hóa ra chưa từng mua
sách mạng. Và, cái này mới kinh, công khai hồn nhiên chỉ nhau cách ăn cắp.
Quang Thông-Tổng biên tập báo Thanh niên. Thanh thiên thế cho bạch nhật.
Từ câu chuyện cụ thể của bạn Beo trước.
Phước bẩy mươi đời cho zai Zum lẫn cả sở Văn thể du Sàigòn, bạn Beo không cố đấm ăn xôi thua đủ gì nữa chứ Beo kiện (củ khoai) thì cũng mệt với Beo. Chả đùa.
Trong tất cả các cuộc họp kiểm điểm thị Beo để dẫn tới quyết định cách cái chức Beo rũ bỏ từ trước đó, chả có cuộc nào liên quan đến vấn đề tài chính, toàn xoay quanh lốc lếch.
Việc thanh tra báo, chính Beo là người đưa ra đề nghị, với mục đích...xin tiền từ ngân sách, trong cuộc họp với chừng sáu bẩy ban ngành tài chính, nội chính, tuyên giáo...tại UB, do phó CT Hứa Ngọc Thuận chủ trì. Bản kết luận thanh tra sau đó được sở này trưng ra để việc kết tội thị Beo nhạt hẳn lí do lốc lếch, he he, bản báo cũng như thị Beo chưa hề được giải trình và đương nhiên chưa chấp nhận. Thậm chí ngay cả khi kết luận rồi còn tiếp tục được khiếu nại. Ấy là luật định thế.
Đang biên
Em ngồi trong song sắt, Anh ngồi ngoài song sắt; Kính anh che kín mặt Râu cũng che kín mặt Mần cách mạng tởm thật!!! |
Đầu cuốn cái khăn trắng Đùi diện quần đùi đỏ Em đứng cùng con chó Hô địt mẹ chúng nó!!! |
Bà muốn sắm thanh kiếm nhựa, cưỡi con tàu giấy, cầu cho thầy Khựa nó đánh nó. Đứa nào không cầu cùng bà, đứa đó ăn máu lồn bà!!!! |
Hehe quả này thì vãi đái, bình không nổi!!! |
Sữa cách mạng. |
A nô, a nô, em nà phóng viên, em lói thật em nà phóng viên, em yêu nghề, hông hẳn em xuống đường để biểu tềnh chống Tầu khựa, mà nà em yêu nghề!!! |
đời cách mệnh từ khi tôi đã hiểu, dấn thân vô là ipad hàng ngày... |
Tin bác Lữ Ngọc Cư, chủ tịch
Đắc lắc bị mất chức không có gì mới. Chỉ xót khi không thấy ai có một nhời về
những gì bác ấy đã làm cho Đắc lắc, trong suốt thời gian ngụ cư tại đây.
(Mình in nghiêng chữ ngụ cư có hàm ý, khỏi giải thích bởi ai
sống xứ này đương nhiên phải hiểu. Bác dân Bình Định).
Bỏ qua đoạn đời quan trọng,
lừng lẫy nhất bác tham gia chỉ đạo dẹp tan tổ chức phản động funro, chỉ dẫn chứng một
việc mà mình tỏ tường thời bác làm quan đầu tỉnh.
Cùng điều kiện thổ nhưỡng,
trong khi càphê Brazil
cho năng xuất từ 8 đến 15 tấn/ha, thì càphê
Tây nguyên 2-4 tấn. Bí kíp năng xuất
của brazil nằm ở công nghệ của người Israel (việc chênh lệch con số từ 8 đến 15
tấn phụ thuộc vào gói chất xám Israel mà
người Brazil mua).
Bác Cư mê công nghệ này lắm
và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp làm càphê trên địa bàn tỉnh tiếp
cận.
Hẳn nhiên sẽ có bạn ngạc nhiên, lãnh đạo tâm thần à mà không ủng hộ?
Đời sống có những thắc mắc đúng không thể tả được và những câu giải đáp, không thể nào tin nổi. Nhưng thực tế lại đã và đang vận hành đúng theo những điều không thể tin nổi chứ không theo logic của những thắc mắc kia.
Con người ngoài đời thường
rất chất phác, theo nghĩa nguyên thủy nhất của từ này, lại có những suy nghĩ vượt
xa những toan tính tiểu nông. Cái dở nhất
của bác là muốn biến suy nghĩ ấy
thành hiện thực.
Thế, bảo có xót không.
Bức hình này có ý nghĩa đặc
biệt. Nó chụp đúng vào thời khắc bác vừa nghe xong cú điện thoại thông báo
quyết định của Trung ương: không dùng bác nữa. Ở góc độ nào đó cũng có thể nói,
mình là người đầu tiên nghe chuyện trước khi ra công khai hơn một tháng sau.
đính chính: Bác Cư người Quảng Ngãi
Sát
trại rắn Đồng tâm-Mỹ tho có một ngôi chùa cổ, lâu
nay chỉ mê mải với Vĩnh Tràng mà không biết đến. Tên
đầy đủ là chùa Linh thứu sắc tứ, dân gọi tắt Sắc
tứ.
Tương
truyền ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ bằng tre
lá do bọn trẻ trâu lập nên, vậy có tên Mục
Đồng. Năm 1722, một nhà sư từ miền Trung vào tên
Nguyễn Phước Chánh, pháp hiệu Nguyệt Hiện đến trụ
trì. Sư ông, sau khi xem xét thế đất cho rằng chùa
được dựng trên long mạch, ắt có đế vương
đến ngự bèn đổi tên chùa là Long Tuyền Tự, tức là
Chùa Suối Rồng.
Sau
khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại tại đoạn
Sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (1785), ông đã
bỏ thuyền lên bờ chạy trốn. Bị truy đuổi, ông chạy
vào Long Tuyền Tự, chui vào trong chiếc chuông đồng
lánh nạn. Linh hiển thay, nhện đột nhiên giăng phủ đầy
chuông.
Năm
1802, sau khi dẹp được nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi
lấy hiệu Gia Long. Năm 1811, vua Gia Long ra sắc chỉ đặt
lại tên chùa là Long Nguyên Tự tức Chùa Bãi Rồng.
Năm 1841, Vua Thiệu Trị cho đổi tên thành Linh Thứu
Tự, chữ Linh Thứu là tên một hòn núi mà Đức Phật
thường thuyết pháp khi xưa bên Ấn độ và bạn Beo đã bò lên tận
đỉnh.
Sắc
tứ hiện do ni trụ trì. Chiếc chuông đồng sau một thời
gian dài bị đánh cắp đã được chuộc lại. Không
biết có phải do cái tên nhạy cảm Gia Long hay không mà
Sắc tứ không được đầu tư hoành tráng mỹ miều bằng
Vĩnh tràng- một ngôi chùa khác cũng thuộc địa phận Mỹ
tho cách đó chừng non chục cây, dù so ra bề dày huyền
thuyết Sắc tứ có phần hơn hẳn.
máy
quỷ quái ko up được hình, từ từ kể tiếp
Định CHỈ CHỌC cho
Quang Thông để làm tin nóng sốt trên Thanh niên, chợt nghĩ rõ rỗi hơi, bạn ý
được huấn thị phải làm tốt công đoạn được phân công trong dây chuyền tấn công một vài đồng nghiệp dám thần tượng đồng chí Ích xờ kĩ càng thía,
cần gì một con thất nghiệp như Beo làm tai mắt hộ.
Bài bản với đồng chí Nhung
này, chả khác milimét nào với bạn Beo. Và còn hai bạn nữa, cho đến kì cuốc hội
2013 bỏ phiếu tín nhiệm xong, dây chuyền
mới ngừng.
Nghiệm xem, Beo có đúng ko
nhé.
(Phải
nói ngoài lề một câu, các ban bệ nhà ta đọc blog Beo
thông qua các bản in ra giấy của cấp dưới).
Tháng
10/2012. Phó ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỉ mang
một xấp bài viết, kèm theo chỉ thị từ Hà nội, lần
này phải cách chức khai trừ Đảng Beo bằng được.
Ông
Hứa Ngọc Thuận-Phó chủ tịch UB và zai Zum (Nguyễn Thành
Rum- giám đốc sở chủ quản) đã thuyết phục
Beo bằng tình cảm, xóa blog, để qua kiểm điểm TW 4 rồi tính. Sở TT-TT (bằng văn bản) yêu
cầu xóa chừng gần hai chục bài viết có nội dung bảo
vệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một vài thành viên
chính phủ khác như Nguyễn Thiện Nhân, Đinh La Thăng...
Lại
nói ngoài lề, có lẽ việc luôn luôn đi ngược ý kiến
số đông của Beo khiến cho những đồn đoán Beo viết
theo chỉ thị từ phe phái nào đó thêm phần trọng lượng.
Ko thuộc chủ đề entry này nên gác lại sau đã.
Liên
tục, cấp tập các cuộc họp kiểm điểm kể cả ngoài
giờ hành chính (18h) tại hai sở để ép buộc xóa blog Beo. Beo thừa
biết rằng, đó chỉ là các bước thủ tục để hợp
thức hóa chỉ thị từ Hà nội. Bởi tại tất cả các
cuộc họp này, không một ai chứng minh được Beo tiết
lộ bí mật quốc gia hay chống Đảng, chống chính phủ
trên blog (quân lề chái, rân trủ đọc tới đây chắc
cười như nghé). Lộ liễu nhất là ngày 13/11 sở TT-TT
khẳng định bằng văn bản (Beo được phép có) những
nhận định trên kia là từ các trang mạng khác không phải
của mình, cụ thể là trang...he he hi hi ha ha, Quan làm báo.
Trong
quyết định cách chức Beo, sở chủ quản lại viện dẫn
ra một văn bản khác, Beo ko được biết-dĩ nhiên, cũng
sở TT-TT kí trước đó tới 13 ngày, 30/10, nội dung trái ngược hoàn toàn: Quan
làm báo muôn năm.
Tuy
đã chính thức gửi giấy báo nghỉ việc nhưng lịch hẹn
với khách hàng từ trước, chú em mới lên chưa biết ất
giáp mô tê gì, Beo vẫn tiếp tục đi miền Trung, hỗ trợ
báo thu hồi công nợ và kiếm tí tiền cho năm 2013. Khổ
thân zai Zum. Có lẽ tưởng Beo ra Hà nội chạy chọt thẽ
thọt hay nếu Beo ở nhà mà không chịu nhân quyết định nên cuống quýt cùng trong ngày 4/12, vừa kí vừa tổ
chức thông báo quyết định cách chức tới tòa soạn người không còn cả chức lẫn không còn là quân của mình.
Zai này còn lệnh thất nhân ác đức khác ()tòa soạn phải
đăng quyết định lên mặt báo Thể thao vào ngày
hôm sau.
Theo
băng ghi âm, trước sự phản ứng dữ dội của tất cả tòa soạn có mặt hôm mùng 4, đại diện
Sở đã phải thanh minh rằng: lệnh từ cấp trên ép
xuống buộc phải thi hành.
Trong
entry Chơi không đẹp, Beo bảo blogger Trương Duy Nhất thế
này: Bạn chửi người ta tắt bếp thì cũng phải đủ
trách nhiệm và can đảm đối đầu với những cú phản
đòn.
Vì
sao Beo dám dạy đời người khác thế, câu trả lời rất
gọn, Beo đủ tư cách. Đơn cử như những vụ xoay quanh
blog Beo này.
Việc
đe dọa xóa blog hay cách chức, không phải cho đến
năm 2012 mới đặt ra cho Beo và nó đến không chỉ từ
những người thừa hành cấp thấp.
Năm
2009, khi Beo quăng ra entry bom tấn sự thật (một phần rất
nhỏ) về thần tượng của netizen lúc bấy giờ Oshin Huy
Đức, Trương Tấn Sang-khi ấy là thường trực ban bí
thư- bên lề hội nghị TW, đã ra lệnh cho bí thư thành
ủy, phải cách chức ngay.
Đủ,
không thiếu khâu giải trình kiểm điểm lên bờ xuống
ruộng nào. Không thể bẻ lại các chứng cứ trưng ra để
ghép Beo tội vu khống bịa đặt, Ban bệ xuống nước,
tốt nhất đóng blog lại, chí ít viết nhẹ sự thật
đi, không có ân hạn lần nữa.
Nhẹ
sự thật làm sao còn là Beo.
2012
thực tế là lần đe dọa cách chức thứ tư. Beo kể ra
đây vì nó tương tự như lần đầu, chỉ thị được
phát ra từ Trương Tấn Sang.
Vô
tình trùng hợp, chính Beo đã thông báo nghỉ việc, từ
trước đó 2 tháng, với cơ quan chủ quản.
đang
biên
Zai Zum hôm nay phát ngôn
trên trang 2 báo Thanh niên. Vừa bịa đặt chuyện Thị Beo vi phạm quản lí hành
chính vừa phạm cơ bản về luật lao động. Có mấy dòng thế mà đã 2 cái sai to đoành đủ biết trình còi ra sao.
Chính vì phát ngôn này nên
Thị Beo ham hãm cái sự sung sướng là đăng
toàn văn bản thông báo chấm dứt sinh hoạt Đảng, xem các zai còn bi bô gì
tiếp, táng lại luôn một thể cho gọn.
Cái xấu, cái đê tiện là đối
phó dễ nhất. Chửi vài câu xả xì chét, quên ngay sau 5 phút.
Điều Beo sợ nhất chính là
người tử tế, người tốt. Lúc nào trong lòng mình cũng canh cánh như đang mang nợ,
món nợ mà suốt cuộc đời này không có khả năng trả.
Chị kưng. Nổi quá lun hihi...vậy cho khỏe chị ạ, mấy
năm nay cực quá, tới lúc nhàn hạ bản thân đi. Rảnh sms em một phát là có mặt
nha chị. Cô gái Đồ Long
Chia buồn với chị. Thực lòng mà nói tôi rất kính nể
chị. Bác sĩ Hồ Hải
Anh gọi điện chia sẻ với em. Anh
Dương Đức Quảng.
Chị ơi đừng buồn chị nhé. Chị của em vẫn mạnh mẽ lắm.
Chị ạ trời hại mới sợ người hại không sợ. chúng em luôn ở bên chị. Tuyết Nhung tòa soạn
Toàn thể anh em luôn bên chị. Tân
phó tổng Thể thao Hà Huy Tường
Tình hình thế này bọn em càng thương chị bao nhiêu
càng uất ức bấy nhiêu. Ngọc Quỳnh tòa soạn
Chị đừng buồn nghe. Biết đâu lại mở ra một chương mới
trong cuộc đời. Nam Khang tòa soạn
Chị ơi hôm qua em không làm gì được. nhưng cũng ko
biết nói sao với chị. Sáng nay đọc blog thấy chị vẫn như xưa là mừng rồi. Giám đốc chi nhánh NBN
Em chỉ mong chị được bình yên. Hà Cao
Cô Hồng ơi, cháu đọc tin về cô trên Ba Sàm, không rõ
thực hư ra sao. Dù sao cháu mong cô mọi sự an lành. Lê
Quỳnh
Em thương chị lắm. từ 53 số và
địa chỉ
Em yêu chị lắm. từ 14 số và
địa chỉ
***
<!--[if !mso]>Nhược
điểm lớn nhất của Beo hay đang tâm hắt cả chậu nước
lạnh vào nguyên đám đang sướng tưng tưng. Bù lại, Beo
có ưu điểm hóa giải những buồn bã xung quanh cực
nhanh.
Đi
tỉnh về, xe cộ dần cho tã tời, chưa kịp lắp ráp
xương cốt vào đúng chỗ, một đám tòa soạn ùa tới
khóc như ri. Con gái, thiếu điều ẵm ngửa Beo ra vừa
bón bún đậu mắm tôm, vừa khóc tu tu thành tiếng. Con
trai, bình thường hầm hố bụi bặm, đang tong tỏng nước
mắt thế mà cũng tranh thủ ôm. Mấy thằng lợi dụng
ghì thật chặt những hai lần.
Chao
ôi là tin nhắn với meo, ngập hết cả 2 điện thoại lẫn
4 địa chỉ mạng. Nhân đây cũng nhắn luôn, trừ phi lưu
tên, những lời tỏ tình bằng số với Beo là qua cầu
gió bay vì thị không bao giờ nhớ nổi số ai với ai đâu
đấy.
Cũng
chưa kịp đọc, nghe chúng nó tả lại, mình đoán cơ số
chắc cỡ khủng hoảng, hân hoan trước cùng thông tin,
thị Beo bị cách chức, đã khai trừ khỏi đảng và chuẩn
bị xộ khám.
Trả
lời chung cho cả tình iu và tình thù vầy nghe.
Thị
Beo đã chính thức ngỏ lời với zai Zum lẫn zai tổ
chức sẽ nghỉ chức tước, từ hồi tháng tám năm nay
lận. Từ đó tới giờ nhắc lại lời tỏ tình
này 2 lần, thậm chí đích thân đi kiếm tìm gạ gẫm
người thế mạng, thúc giục cấp tập Sở để đẩy một
chú em từ phóng viên quèn phát một lên phó tổng... . Và
thị Beo cũng đã rậm rạp được một bến đỗ mới
nhàn hạ hơn. Tiền bạc có Lão í cung phụng, Giai xinh
Gái đẹp đã đi làm, Út ít học siêu giỏi không tốn
một cắc tiền học, nên chỉ lấy vui và thoải mái làm
trọng. Bến mới đáp ứng được 90% điều này. He he,
10% còn lại là thu nhập cũng không đến nỗi nào báo hiệu sẽ lại bị bóc lột.
Lần
cuối từ bỏ chức tước bằng văn bản, ra hạn ngày giờ
hẳn hòi. Văn bản này, đúng với sì tai của Thị Beo,
rất ngạo mạn với tựa đề THÔNG BÁO THÔI VIỆC, chẳng
thèm xin sỏ gì sất. Còn tự làm sao sở Văn Thể Du lại
cuống quýt ra một văn bản cách chức người đã thôi
việc, tức không còn là quân của sở lẫn không còn cả
chức từ trước đó, đã thế vừa kí vừa công bố
quyết định trước tòa soạn nội nhật trong đúng một
ngày, nhằm ngày thị Beo không có mặt ở thành phố, đã
thế zai Zum lệnh tiếp đăng cái quyết định cách
chức...lên báo, tòa soạn phản ứng dữ quá phải rút
lại, kể từ từ câu viu.
Hấp
dẫn hơn, không chỉ câu được viu mà chắc chắn sẽ
nâng thị Beo lên hàng hót gơ, đó là bản thông báo Beo
chấm dứt sinh hoạt Đảng. Thị Beo sẽ toạc móng heo
chuyện cung đình trong cái thông báo có kết thúc, bảo
đảm chưa từng ai dám viết.
Mệt
quá, ngủ cái đã.