Những lần qua Mỹ, duy nhất ý thích dừng lại ngắm nghía các nhóm người Việt biểu tình là bị zai xinh gái đẹp của mình từ chối quyết liệt. Lần lên Los Angeles, mình thèm ra coi đám biểu tình chống báo Người Việt lắm, còn định vào chào Vũ Quý Hạo Nhiên, dứt khoát zai xinh gái đẹp không chịu dừng xe. Rồi lần ở San Francisco, lần ở San José, lần ở Texas nữa… tiếc nhất là lần không chụp được tấm hình Lý Tống tuyệt thực đến ngày thứ 18 rồi mà vẫn đi đứng hiên ngang ở mé tòa thị chính San José. Đã thế, zai xinh gái đẹp còn dạy dỗ mình đủ điều về chuyện biểu tình, biểu lộ chính kiến này nọ. Cởi bỏ hận thù. Nói thì dễ. Ví như mình đây, năm zai mình học lớp 6, trong cầu thang của trường Nguyễn Du, zai mình phi lên zai khác phi xuống, cú big bang ấy khiến zai ngược chiều gãy 2 răng cửa và zai mình rách mí mắt. Cứ nhìn cái sẹo zai mình bằng 2 con kiến nằm ngang là mình lại xót ruột, cay cú tới tận giờ . Dẫn chứng dài dòng thế để suy ra, những người ra đi sau 75, nỗi đau đớn, mất mát của họ còn dài đằng đẵng lắm. Người Mỹ đã làm gì cho họ? Trong chuyến bay về Việt Nam đúng mùng 1 Tết vừa rồi, mình ngồi cạnh một anh( bí đại từ nhân xưng trong trường hợp này). Thoạt tiên mình rất sợ định yêu cầu tiếp viên đổi chỗ nhưng rồi sự tò mò đã thắng. Đen đủi gầy, cặp mắt quá gần nhau và tối, vận bộ đồ jean cũ trên cổ đeo một tấm biển viết tay: Tôi không biết tiếng Anh, địa chỉ tại VN…Anh ta ở Khánh hòa. Không hề rời chỗ suốt hành trình mười mấy tiếng đồng hồ, thi thoảng có vẻ mỏi anh ta ngồi xổm lên trên ghế. Mình gọi hộ đồ ăn không một lời cảm ơn, bắt chuyện nhấm nhẳn trả lời gióng một. Transit tại Đài Loan, anh lấm lét nhìn trộm và đi theo mình chắc sợ lạc. Chuyện chả có gì đáng kể, chả có một chi tiết văn học nào nếu như 20 phút trước lúc hạ cánh, anh ta không rời chỗ tới xếp hàng trước cửa toilet hòa vào dòng Việt kiều …thay quần áo mới. Trong chiếc chemise caro đỏ, anh quê kệch hơn. Một cái khuy cổ toòng teng trên sợi chỉ đơm ẩu. Mình khó chịu lắm, ngứa ngáy chỉ muốn thò tay giật nó ra. Và anh, biến dạng hẳn thần thái khi bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tay xách nách mang mình vẫn cố quan sát anh giữa vòng trong vòng ngoài người thân. Mình chẳng định rút ra bài học gì trong đoạn ghi chép này. Có chăng là trong hàng chục lần bay đi bay về, ca anh Khánh hoà này hi hữu thì mình nhớ vậy thôi. Mình không tin là anh ta, khi quay về Mỹ, không có một lúc nào đó tủi thân hay lo lắng về cái sự sĩ diện hão của mình ở quê nhà. Người Mỹ đã làm tổn thương tinh thần họ. Phận con sâu cái kiến có thể không cảm nhận được sự bị tổn thương nhưng những trí thức học cao hiểu rộng, học chính xứ Mỹ hiểu chính người Mỹ, mà không thấy đang bị Mỹ lừa, thì lạ thật. Thế nên entry trước mình tìm lời giải ở chỗ, các chú luật sư chỉ dùng sức mạnh Mỹ và tưởng có thể làm chỗ chống lưng. Lạy zời cho mình không phải là AQ của cụ Lỗ *** Kem đánh răng: Tuởng nội địa của các chú luật sư mới hấp dẫn PW. Nhưng có thằng Sàigòn thao thức năm canh nó lởn vởn, nên mình đành để mộng hồn quanh vậy.
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2009
Người Mỹ...(tiếp theo và còn lâu mới hết)
ngày nhà báo đổi nghề
Từ cái năm sinh ra đến giờ, chưa bao giờ nó cho mình cảm giác đây là ngày của mình. Dăm năm chứ mấy,thế mà biến thể của nó đã xa...nghề báo hàng trăm dặm.
Năm nay quân nhà mình, chúng nó đoạt giải ảnh báo chí, một bức ảnh nồng nặc mùi chính trị và phi thể thao, phi chính trị bất thành Hội giải thưởng. Chán chẳng buồn ra dự lễ trao giải nhưng cũng tự an ủi, đây là cú PR cực kỳ, vì thách ai dám để tấm ảnh ấy xuống dưới, thách ai dám thu nó nhỏ hơn giải nhất đấy.
Dù gì thì giải thưởng này còn liên quan đến nghề. Chứ thi đá bóng, thi hát karaoke, thi cả nấu ăn... không lẽ phải mượn thế để vinh danh nghề. Lính mình lộc ngộc dân thể thao chuyên nghiệp chuyển nghề cả chục thằng, thế mà vẫn phải liên danh với báo Pháp luật mới đủ năm thằng chạy trên sân. Mình ra bông phèng mấy trận vòng loại vì thương chúng nó, chung kết dứt điểm ở nhà bầy tỏ thái độ.
Cuối ngày, hoa lớn hoa bé bị đám con gái nhào vào rút sạch sẽ, trơ lại cái khung, chị lao công già lẩn mẩn lựa ra từng loại. Hình như khung sắt bán đồng nát. Mấy cái giỏ làm bằng cành khô đẹp quá, tính nhấc lấy một cái mang về treo lan, dùng dằng lại thôi. Không lẽ giành của chị ấy. Nơ đủ màu, lúc đính với hoa trông dịu thế, chất đống nhìn sặc sỡ vô duyên.
Năm nào cũng thế, sang năm chả hy vọng khác hơn.
Ông chủ của SJC Lê Hùng Dũng bảo, bí quyết thành công của anh là không làm giống người khác. May là bí truyền này ông nói sớm, nên mình tin là không phải ông chống chế khi chúc mừng mình vào ngày...24. Giá mà có 364 ông Lê Hùng Dũng, để mình giữ cảm giác đang làm nghề, thay vì làm ca sĩ hay cầu thủ, quanh năm.