Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

copy từ talawas

Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân?


Tác giả: talawas blog


Chuyên mục: Thời sự / Spectrum


Nhà báo Hồ Thu Hồng, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Thể thao – Văn hóa, vừa đăng một bình luận ngắn trên Blog Beo của mình. Nguyên văn như sau:


“Vào trang mạng bauxite, lần đầu tiên ngó cái bảng ký tên phản đối việc khai thác bauxite tại Việt Nam . Trừ các vị đang ở nước ngoài chỉ có ý nghĩa đông tay vỗ nên kêu, đa số những người ký tên trong nước đều rất già và chiếm một con số kha khá là… văn nghệ sĩ. Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm( lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt.


Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân thì cứ việc nhưng nhân danh từ khoa học đến đạo đức để ký thì I can các you.”


Sau vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt, blogger Hồ Thu Hồng đưa ra những bài viết như: “Vì sao Luật sư Lê Công Định bị bắt“, “Luật sư Lê Công Định là chồng ai?“, “Người Mỹ đã giúp bỏ tù các luật sư ra sao?“…


Phản hồi


28/08/2009 lúc 11:06 sáng


Lời bình của nhà báo Hồ Thu Hồng về vụ kiến nghị Bô xít rất ngắn mà rất…”dữ”!
(Feminine, lại cặp kè nơi cửa nhà quan cao cấp thì dữ là phải).


Học tập bạn, tôi nhớ đến một bài thơ cũng rất ngắn, nhưng rất…hiền, của cố thi sĩ Tường Vân. Nhưng có mấy chữ tôi nhớ không chính xác, xin nhờ chị nhà báo có tầm sâu rộng “nhuận sắc” giúp.
Bài thơ ngắn như sau:


CON NGƯỜI !


Bảo ra đường
Ra đường
Bảo nằm trên giường
Nằm trên giường
Bảo sủa
Sủa
Bảo im
Im
Và cứ thế triền miên
Một đời con… NGƯỜI?


Đa tạ.

Con gái mẹ

Chả có mẹ con nhà nào trên đời thân nhau bằng mẹ con mình, có dịp là ríu chặt lấy nhau, giống nhau như đúc, từ cái nốt  ruồi  trên mắt cho đến vết đau ở vai.



Mẹ thả con cứ 2 tháng hè là đi lang thang từ năm học lớp 5, đông tây đủ nước mà mẹ chẳng lo con gặp chút khó khăn nào, vì mẹ tin con sẽ tự mình  giải quyết được hết, giống như mẹ. Chỉ nhớ con, lần nào cũng vậy, con đi cả tuần vẫn không dám vào dọn phòng, những đêm đầu mẹ lang thang trong nhà, từ chỗ con ngồi chơi đàn đến chai dầu gội đầu con vứt lăn lóc. Hình này con chụp ở Canada hè năm học lớp 6, chuyến đi ấy con đã đến thác Niaraga 2 lần.



Đây là ngôi nhà con ở bên News Zealand. 15 tuổi mình con lịch kịch di chuyển chỗ ở. Thương thế không biết. Những tháng ngày sống chung gia đình bản xứ cho con trải nghiệm thấm thía một điều: không đâu bằng nhà mình. Mẹ đã đền cho con một chuyến đi chơi chỉ có 2 mẹ con tận giờ vẫn có bao thứ để nhớ lại và 1 tuần ở trong  căn phòng thượng hạng của khách sạn sang nhất NZ.



Con là đứa dịu dàng, quá dịu dàng nhưng hiếm khi thay đổi quyết định. Bàn bạc chuyện gia đình, bao giờ bố cũng muốn nghe ý kiến con... cuối cùng để quyết định ...giống như con. Con và anh hợp nhau. Nhìn anh lụi hụi khiêng  vác 7 cái vali qua  dãy cầu thang ngoắt nghéo dọn nhà cho con, mẹ thấy mình là người đầy đủ nhất cuộc đời này. Lần thứ tư rời Mỹ là  lần đầu tiên mẹ có ý nghĩ không muốn trở về nhà.



Gái mẹ 18 tuổi, mẹ và con đều muốn một sinh nhật đáng nhớ chỉ ba mẹ con nhưng rồi chiều Bim, mình có một buổi tối giống chia tay vui  nhiều hơn là sinh nhật. Mẹ đưa tấm hình con và Bim chụp sau đêm đi xem  vở kịch hậu hiện đại Người mặt xanh ở Las Vegas, thế chỗ hình sinh nhật, là vì thế.