Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

MUỐN LÀM NGƯỜI HAY LÀM CHÓ HẢ THẰNG KIA –hết hết

2. “Con mong muốn được nghe cô phân tích rõ hơn khi các báo chí trong nước chưa có kết luận của tòa án đã vội vàng khẳng định các bị can trong vụ án là "phạm tội", "có tội" ạ”.
Nước Việt mến yêu của chúng ta, cũng có bồi thẩm đòan (Beo viết tắt là bồi đàn để phân biệt) ngon lành cành đào vạn lần Mỹ: nguyên hệ thống truyền thông.
Bồi đàn là thành tố quan trọng bậc nhất cho nguyên tắc suy đóan chắc chắn toi, vì đây là những người thực thi pháp luật ở dạng nguyên sơ của lòai lừa: luật của bầy đàn.
Quy trình  nảy nòi ra Bồi đàn như sau:
- Lọai Bồi đàn iu tú. Nội bộ óanh nhau hay cạnh tranh làm ăn, thuê Bồi đàn diệt đối thủ. Có thể trả bằng tiền hoặc bằng tài liệu mật nội bộ (đổi lại Bồi đàn lấy tiếng, từ  tiếng rốt cuộc cũng quy thành tiền bán báo). Bồi đàn iu tú chuyên lọai án tham nhũng và sai phạm kinh doanh nếu là  tư nhân. Thời điểm rộ án nhất gần các kì đại hội bầu bán. Số lượng Bồi đàn phụ thuộc vào: chức vụ bị can lớn hay nhỏ, phe phái bị can mạnh hay yếu. Một số bị can trong đống rơm khôn ngoan, nuôi sẵn cho mình vài Bồi đàn cánh hẩu, chưa khởi tố đã tuyên vô tội. Cao tay hơn thì tuyên guilty cho đối thủ.
Câu hỏi của bạn Nguyễn Huy Tín ở trên, chủ yếu rơi vào trường hợp này.
- Lọai Bồi đàn thứ hai, là quái thai đặc biệt vì  sinh ra từ tinh trùng và trứng của nhiều lòai kết hợp, chúng dân phong gọi kền kền rỉa xác chết. Từ ngày báo điện tử dụng thông, tính lương thưởng phóng viên bằng hit, tức số lượng người nhấp chuột vào bài viết, thì kền kền này sinh sôi nhanh như ruồi gặp shit. Lấy các vụ Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện, BS Cát Tường…làm ví dụ.
Nếu như lọai Bồi đàn iu tú còn chút ít tác dụng phụ (giúp diệt lũ sâu mọt tham nhũng), tạm sử dụng trong giai đọan thực thi luật nham nhở như hiện nay thì lọai Bồi đàn quái thai, không chỉ bất chấp pháp luật mà chấp luôn tất cả mọi lọai luân thường đạo lý đạo đức hay lương tâm, chỉ tôn trọng duy nhất lương tháng.
Câu hỏi đặt ra ở đây: vì sao hai lọai Bồi đàn này lộng hành đến như vậy?
Đừng vội xỉ vả các cơ quan quản lý trực tiếp báo chí bởi họ vẫn thường xuyên, chí ít là hàng tuần, đều có nhắc nhở từ miệng tới văn bản uốn nắn những lệch lạc. Họ làm đủ, thậm chí thừa chức năng phận sự là đằng khác.
Họ có quyền, nhưng không có lực.
Lực thật, trước tiên từ cơ quan công an.
Viết ra rất tréo ngoe và buồn cười, nhưng phải tả cho đủ cả cái bánh mì. Giá mà ngành công an làm cú selfie, tổng kết xem ngành mình tự phát hiện ra án tham nhũng là bao nhiêu %, trong khi ngành ngành nhà nhà làm kinh tế đều có các cục các phòng chức năng, chuyên môn phủ từ đầu đến chân, theo dõi sát ràn rạt.
Beo bảo đảm, kết quả chấn động địa cầu.
Con số % ấy càng cao, Bồi đàn iu tú càng bị thu hẹp.
Và khi cơ quan công an, thực thi nghiêm túc những bài bản trong mấy cái trường ở Hà Đông Thủ Đức dạy, chả cầu hơn, là không được phép mời gọi báo chí đến bá vai bá cổ nghi can, từ lúc bị bắt tới hỏi cung tới tạm giam tới ngồi táo bón trong toilet…Beo lại bảo đảm, Bồi đàn quái thai hết đất sống.
(Bạn nào luật sư vào làm chứng: các bạn gặp thân chủ khó gấp tỷ lần báo chí)
Nói cách khác, nguyên tắc suy đóan vô tội, muốn có giá trị thực tế, thì trước tiên cơ quan điều tra phải làm đủ (nhấn mạnh) chức phận của mình. Bán cái hay mượn tay báo chí cho việc điều tra, thì chuyện nó nhân  danh công luận, qua mặt tất, kết án tới bến luôn, âu cũng lẽ thường.
Beo cho rằng, đây là nguyên nhân chính khiến  rất nhiều người bị oan nhưng không kiện ngược lại báo chí.
Trước câu hỏi: muốn làm người hay làm chó hả thằng kia của Bồi đàn, họ hiểu rằng, họ không được bảo vệ bởi cả một hệ thống thực thi luật pháp lấy báo chí là đại diện.
Nên, đã nhẫn nhục  trả lời…

MUỐN LÀM NGƯỜI HAY LÀM CHÓ HẢ THẰNG KIA –hết

1. Hóa ra nhiều bạn quan tâm hơn Beo tưởng đến Bồi thẩm đòan (BTĐ)- một thành phần không thể thiếu của các phiên tòa Mỹ.
BTĐ là thành tố quan trọng bậc nhất cho nguyên tắc suy đóan vô tội vì đây là những người thực thi pháp luật ở dạng nguyên sơ của con người: luật của lương tâm và đạo đức của những người bình thường.
*** Quy trình lựa chọn BTĐ như sau:
- Tòa phát giấy gọi một công dân bất kì. Việc tham gia  BTĐ là nghĩa vụ của người Mỹ, như nghĩa vụ quân sự ở ta, nên không được phép từ chối. Các công ty, công sở có người được gọi làm BTĐ bắt buộc phải cho nghỉ  việc và vẫn phải trả lương những ngày họ tham gia tòa.
- Tòa thẩm tra lần 1, kiểm tra tình trạng sức khỏe (có bị tâm thần hay ko) và nhân thân (đã từng bị tiền án hay chưa). Vướng 1 trong 2 điều trên thì bị lọai.
- Luật sư 2 bên bị và nguyên thẩm tra lần 2, xem những người này có bị tác động gì về vụ án hay không (liên quan thân nhân, ảnh hưởng bởi truyền thông…).
-Tòa chọn ra đủ số lượng BTĐ cho phiên xử.
*** Số lượng BTĐ tùy thuộc vào từng lọai án. Rất thú vị là con số chẵn. Lý giải điều này có nghĩa: nguyên tắc suy đóan vô tội được bảo vệ tới phút chót, việc buộc tội sẽ khó khăn hơn trước tỉ lệ 5-5 của BTĐ. (khi tỉ lệ 5-5 thì được tuyên vô tội).
Cụ thể như sau:
1. BTĐ lớn, từ 12 đến 23 người, dùng cho các vụ hình sự tòa tối cao nhận định ở tầm rất quan trọng. (híc, rất quan trọng của Mỹ nghĩa là ăn cắp từ 5 ngàn Obama trở lên hay phạm các lọai tội dự khung hình phạt trên 6 tháng tù. Mỹ chỉ có án tù ngồi nằm đi đứng, không có án tù treo).
Tại sao lại có số lẻ 23? Lọai án nặng, phải trên 12 người nói có tội hay vô tội, tòa mới tuyên.
Việc chọn  BTĐ cho lọai án nặng này còn nhiều luật khác chi phối. Riêng án dân sự, không có  BTĐ lớn.
2. BTĐ bình thường, 6 -12 người. Số lượng này do bị cáo và nguyên đơn tự thỏa thuận với nhau.
3. BTĐ nhỏ, 3-6 người. Tội vặt. Ăn cắp mèo, chó hàng xóm rồi thịt chén được iu ái xếp vào lọai tội này.
Tương tự lý do có số lẻ như lọai án nặng, tòa cần trên 2 người nhận định có hay không có tội.
2.


còn phải đi nấu cơm, lát viết nốt