Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

THỊ, GÃ VÀ HÀ –kì 8

“ chúng ta yêu nhau xong rồi...”
***
Sao e nặng lời với a; Sao e cạn tàu ráo máng với a...
Thị muốn chấm dứt. Gã, sau những tin nhắn ỉ ôi buồn bã không ăn thua,  tìm đến tận nhà Đanh Đá nhờ trợ giúp.
Đanh đá cằn nhằn Thị cả tuần sau đó khi Thị xuất hiện trước mặt Gã, mặt mộc không son phấn áo quần tuyềnh toàng như kẻ chợ.
Lần ấy, Đanh Đá gọi thầy bói coi bài tây đến đoán định tương lai của Thị và Gã.
- Xào bài 7 lần và thầm khấn cầu điều mong ước.
Gã nhìn chăm chăm vào mặt Thị, nói luôn ra miệng:
- Mong ước của tôi đây.
Và Thị phì cười, thua.
Hơn tháng sau.
Gã quên. Quên luôn chuyện Đanh Đá là người chứng.
Gã phone cho Đanh Đá, xỉ vả Thị đeo đuổi làm Gã trốn chối chết. “Để anh gọi điện chửi cho bà ấy một trận...”.
Đanh Đá, cứng người lại vì ngạc nhiên, đánh rơi điện thoại.
Cú rơi ngoạn mục, phím ghi âm cuộc gọi tự động bật.
***
- Anh không ăn được đồ ăn trên máy bay. Đang phải ăn mì ăn liền ở sân bay. Đói quá sáng chưa kịp ăn sáng...
Thị lật giở trang nhật kí của mình. Một sự trùng hợp kì lạ. Cùng chuyến bay trưa. Cùng ngày 25/5. Cùng một câu. Khác chăng là người nghe Gã nói và cách 1 năm sau.
Gã kịp gọi cho cả Hà và Đanh Đá vài cuộc trong lúc chờ bay ấy.
Gã cũng gọi cho Thị. Nhưng không phải để chửi như hùng hồn nói với Đanh Đá.
Gã ngọt ngào  mong muốn cùng Thị đi du lịch. Nói chưa đủ, Gã nhắn tin vớt vát Hay a cứ làm vida trước được ko e.
***
- Chị này, Gã cứ luẩn quẩn với mấy con đàn bà thế thì công ăn việc làm Gã thế nào? Rồi còn cháu nội cháu ngoại, còn thông gia... Gã không nghĩ khi những trò gái gú đổ bể ra đến tai họ à?
- Gã già rồi, em ạ.
- Ngược đời không, già thì làm không cần nghĩ nữa à?
- Già, mới phải săn. Chỉ có điều, Gã săn bẩn quá, tạp quá. Chị khinh Gã chính ở chỗ đó.
***
Sau hàng trăm cú nhấn delete những bức hình tình tứ của Thị và Gã, trước tấm cuối cùng, chụp trong một ngôi chùa ở Hưng Yên chiều hoang cuối đông, Thị lặng lẽ cười, Chúng ta yêu nhau xong rồi, anh ạ!
 (Còn tiếp)

NHÂN DÂN (DỊCH LẠI CHO ĐÚNG)

Cảm ơn BP Warren đã bổ túc kiến thức
Petőfi Sándor (1823-1849) là nhà thơ cách mạng nổi tiếng Hungary (và No.1 Thế giới).
Bài thơ trên ông viết năm 1846. Bối cảnh lúc đó Hungary vẫn đang bị đô hộ bởi đế chế Habsburg. Năm 1848 mới có cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Petőfi đứng về phía Nhân dân bị áp bức và đấu tranh cho quyền con người.
Trở lại bài thơ Nhân Dân (A NÉP) của Petőfi do Tố Hữu dịch (?) em muốn nói về 3 câu cuối:
1) Cho Tổ quốc ư ? Đâu có ?: đây là câu khẳng định, nhưng bài thơ gốc thì lại là câu hỏi: "Hogy védje a hazát?... valóban!..." dịch chính xác phải là: "Có phải họ đấu tranh cho Tổ Quốc không?"
2) Phải chăng
Không quyền lợi dân không có Nước
Câu này là câu hỏi, nhưng trong bài thơ thì lại là câu khảng định: "Haza csak ott van, hol jog is van," chính xác là: Tổ Quốc là nơi mà (Ta - từ ẩn) có Quyền.
3) Mà dân ta chẳng có quyền chi được: đây là câu thán.
Bài thơ là câu khảng định: S a népnek nincs joga. - và nhân dân không có quyền!
Cả bài thơ Petőfi dùng chữ QUYỀN (jog) chứ không phải là quyền lợi (érdek).