Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

LỖI MÙA


Nó đậu ngay bùng binh. Bó cuối
cùng trên giỏ xe cuối ngày xuống đã thẫm, nó bán có nửa giá bình thường, 20
ngàn.


Mua như một thói quen, chẳng
hy vọng nở từ lớp áo ngoài sen đã xỉn bởi một ngày chói chang nắng theo nó lang
thang khắp phố.


Và sáng nay….


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

 Sinh nhật cùng mẹ của tình yêu nhỏ, nhưng
đang công du ở Thượng hải


Cũng sinh nhật cùng mẹ của tình yêu nhỏ,
lại cũng công du, ở  Hà nội, hai năm sau.


Và sáng nay, ước một sự giải
thoát…


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

CHẾT BỞI TRUNG QUỐC

 Vừa xơi món này xong hồi
trưa. Có thời gian sẽ biên cẩn thận.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

CƯỚP


Có nhỏ bạn thân, một dạo tui học Aerobic rủ nó đi. Tới
lớp được hai buổi thì nó chê môn này ủy mị quá bèn bỏ qua học Taekwondo. Tui
bực mình hỏi học võ mần chi, nó bảo: “Học võ để có gì bị ăn hiếp thì quýnh lợi,
hoặc gặp ăn cướp ăn t
rộm tao quýnh thấy mẹ!”. Rồi nó kiên trì học tới
đai đỏ 3 gạch gì đó. Một lần hai đứa đi chơi, nó chở tui bằng xe gắn máy. Tới
gần chợ Dân Sinh thì bỗng nghe cái phựt ngang mặt, rồi hai thằng phóng vụt
nhanh; đứa ngồi sau còn lúc lẳng sợi dây chuyền trên tay. Tui bám chặt vô eo nó
la to: “Ê, đuổi theo mau lên!”. “Hử..u ử...um…..mmm”. Vừa ậm ừ xong thấy tốc độ
xe tự dưng chậm lại rì rì. Tui bèn bảo: “Sao mày chạy chậm vậy, không đuổi theo
hử!”. Nó rụt cổ: “Thôi bỏ đi, lỡ nó quýnh hay đâm chết sao!”. “Hic…vại mà tưởng
mày có võ!”. Đó là lần cuối cùng tui thấy nó đeo dây chuyền.
Lại có người bạn, Trần Tiến Dũng – báo Tuổi Trẻ. Mới hơn mười ngày trước, sáng
16-11 trên đường đến cơ quan Dũng tình cờ chứng kiến 2 thanh niên đi gắn máy
giật điện thoại của một cô gái đang đậu xe bên đường. Dũng âm thầm đuổi bám
theo, tông vào xe bọn này và bắt giao cho công an P. Bến Nghé (Q.1). Nhưng hay
hơn nữa, anh đã kịp thời chụp hình lại. Trần Tiến Dũng sau đó được tòa soạn
tuyên dương tinh thần dũng cảm bắt cướp. Tui nghe tin, gọi hỏi: “Sao chuyện hay
như zại mà không thấy báo đăng?”. Dũng bảo, thôi… lên báo rùm beng chi, lỡ đồng
bọn tụi nó kéo tới rình trước tòa soạn thì sao. Rồi còn dặn: “Đừng có post hình
tui lên FB à nha!”. Mà thật ra đây không phải là lần đầu Dũng bắt cướp, có lần
tui còn phải đứng canh xe và giữ dép cho ảnh chạy theo thằng giựt đồ kia nữa.
Trần Tiến Dũng người ốm nhom, cũng chả có miếng võ nào lận lưng.
Chưa bao giờ đời sống bất ổn về nhiều mặt như vậy.
Đọc Tuổi Trẻ, thấy có 4 ý kiến bạn đọc được đăng tải:
1. Gắn thêm đèn đường
2. Khôi phục lực lượng SBC
3. Đề nghị thành lập đội tuần tra 141
4. Cẩn thận: không đi xe xịn, không mặc đồ sexy, không mang ví, giỏ xách treo
lủng lẳng, không đeo nữ trang (kể cả đồ giả), không đi một mình trên các đoạn
đường vắng, không mang tiền mặt quá nhiều trong người…
Bỏ nguyên cả buổi đọc comment dưới các bài báo về “Băng cướp chặt tay",
chưa bao giờ thấy dư luận phẫn nộ đến thế. Có rất nhiều người đòi xử giống như
luật Hồi giáo vậy: chặt tay những kẻ bị kết án trộm cướp. Người sáng kiến nữa
thì đòi dùng máy xén giấy hạng nặng xén đứt không thương tiếc mỗi tên một cánh
tay. Kinh dị hơn, có người còn yêu cầu tháo khớp tay chân bọn cướp rồi cho vào
nồi lẩu vứt chó ăn.
Haizà…Và, có một comment dưới bài báo Người Lao Động, tui thấy cũng đáng quan
tâm: “Khu vực gần cầu Cá Trê -đoạn từ đường Trần Não quận 2 nối dài đến đường
dẫn vào hầm Thủ Thiêm, có tấm bảng cảnh báo của công an phường An Lợi Đông quận
2 là "Khu vực thường xảy ra cướp giật". Tại sao công an phường biết
mà không lên kế hoạch trấn áp tội phạm mà lại cảnh báo như thế. Phải chăng công
an phường An Lợi Đông không có chức năng bắt cướp!?”


Copy từ CÔ GÁI ĐỒ LONG


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thơ của Bùi Dzũ


Có những ngày
Xách
cái dù đi tới đi lui
Tìm một người rơi trên trời
xuống đất
Hoặc chui từ dưới lên cũng gật
Đem
về nắm tay

Đem về bịt
mắt
Cười hố hố nụ lòng thành thật
Chẳng cần
ai nói giỏi tiếng người

Có những ngày
Xách cái
dù mưa héo mưa tươi
Ướt gót chân cũng kệ
Đi che
con thuyền giấy
Gấp thả lúc nửa tỉnh nửa say
Cha
mi cái thuyền giấy
Trôi toàn nơi tầm bậy
Nhà người
ta kín cổng cao tường

Có những ngày
Bày đặt
bập bẹ tiếng thương
Trong căn phòng chẳng ai
nghe
Ngoài cái điện thoại nhấp nháy đỏ
Rồi giật
mình
Cha mi cái chuông gió
Gọi hồn dâng trong tiếng
thở dài

Có những ngày
Úp mặt trong cõi đúng
sai
Bàn tay lấm tấm những vụn mơ cũ
Nhủ lòng bao
lần để biết rằng no đủ
Rồi buông mình
Cha mi
cái dù
Xách cả đời đi tới đi lui...

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

NÊN CHĂNG CẤM GOOGLE DỊCH Ở VIỆT NAM?

NGUYÊN VĂN thế này


In one of the night’s more
curious turns, immediately following the closing statements of the opening
ceremony, over half the audience abruptly decamped from the convention hall for
other destinations just as the opening film, Hot Sand, began playing.
Following this episode and the knuckle-bitingly bad translation of the
premiere’s English subtitles (for those who stuck around), many international
attendees at the after-party could be heard expressing bemused delight in the
rough–and-tumble vibe of the show, or noting that HANIFF has a ways to go before
it reaches the professional standard of a major international festival.


 


Vietnamnet dịch thế
này


Trong một bước chuyển kỳ lạ
của chương trình, ngay khi những bài diễn văn vừa kết thúc phần lễ, hơn một nửa
khán giả lộn xộn bỏ ra ngoài hội trường để đi chỗ khác khi bộ phim mở màn, “Cát
nóng”, vừa mới bắt đầu. Tiếp sau phần này và cách dịch tồi ở phần phụ đề tiếng
Anh của lễ khai mạc (khiến người ta phải) cắn móng tay, nhiều khách quốc tế sau
đêm tiệc đã phải bày tỏ sự vui thích đáng kinh ngạc trong không khí lộn xộn
chói tai của chương trình, hoặc lưu ý rằng HANIFF có cách riêng để bước tới trước
khi nó đạt được chuẩn mực chuyên nghiệp của một liên hoan quốc tế lớn.


 


Phần này Beo dịch
nhằm giải đáp thắc mắc cho riêng lính
của mình


Tiếp theo thật kì lạ, hơn nửa
số khán giả đã “chuồn” khỏi hội trường khi phần lễ khai mạc vừa kết thúc và bộ
phim mở màn liên hoan Cát nóng bắt đầu chiếu. Những người chịu khó nán lại lại phải
“bó tay” trước  các phụ đề tiếng Anh tồi
tệ của phim. Rất nhiều khách mời quốc tế than phiền về sự ẩu tả cũng như không
khí khô khan của buổi lễ. HANIFF còn cả 1 chặng đường dài hoàn thiện mình để
bằng với chuẩn chuyên nghiệp của một Liên hoan tầm quốc tế.


<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

MẸ DẠY CON TRAI

Copy trên mạng chứ không phải miềng dạy Giai xinh


 


1.- Kẻ thù lớn nhất của
con là vợ con.


2.- Ngu dốt lớn nhất của
đời con là không hiểu được nó.


3.- Thất bại lớn nhất của
đời con là không bỏ được nó.


4.- Bi ai lớn nhất của
đời con là phải sống với nó.


5.- Sai lầm lớn nhất của
đời con là quyết định lấy nó.


6.- Tội lỗi lớn nhất của
đời con là nghe lời nó.


7.- Ðáng thương lớn nhất
của đời con là bị nó sai khiến.


8.- Ðáng khâm phục lớn
nhất của đời con là con vẫn chịu


được nó.


9.- Tài sản lớn nhất của
đời con là những thứ nó đang


giữ.


10.- Khiếm khuyết lớn
nhất của đời con là con không lấy


được hai vợ.


Nghe xong, cậu con trai òa
khóc. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi :
- Sao con khóc ?


- Con thương bố con quá


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

10+ CHO MC VÀ MÓN ĐẶC SẢN VIỆT

Tối qua đi làm về trễ, mở TV
đúng lúc đoàn làm phim của đạo diễn Lê Hoàng lên sân khấu ra mắt phim chiếu
khai mạc LH phim cuốc tế Hà nội.


Xem các clip tương tự tại các
liên hoan lớn, mình thường thấy ông đạo diễn nói năm câu ba điều về thông điệp
bộ phim mà ông ấy mong muốn khán giả cảm nhận, cảm ơn đoàn làm phim, thi thoảng
cảm ơn thêm BTC liên hoan. Hết.


Có thời gian sưu tầm những
phát biểu này mà in thành một cuốn, mình đồ rằng có thể làm thành sách giáo
khoa hay cẩm nang về điện ảnh. Cực hay.


Quay lại Hà nội đêm qua.


Vừa ăn cơm vừa nghe Mémé than
thở vừa coi TV nên không biết mình có bỏ sót ý nào không, đại để Lê Hoàng giải
thích vì sao phải đeo kính râm vào ban đêm, một điều mà trong giới dư thừa sự
lập dị như nghệ sĩ, chẳng  mấy ai để  tâm đến nữa. Ý thứ hai, có vẻ quan trọng vì được
Lê Hoàng lặp lại tới hai lần, bộ phim được quay bằng camera truyền hình đời cũ
cách nay 5/7 năm. Nghe cứ như lời thanh
minh ngầm
rằng thì là mà vì, nếu phim tôi có dở không phải tại tôi kém.


Bạn MC tiếng Anh chỉ dịch lần
thanh minh thứ hai, và dịch cũng rất
khéo, vừa giữ được thể diện cuốc da vừa không sợ bị phê tiếng Anh của… Lại Văn
Sâm.


Tuy thiếu cái mềm mại của  MC chuyên nghiệp, nhưng chỉ bằng mấy câu dịch
cho Lê Hoàng, mình dứt khoát chấm bạn này mười điểm, mà mười cộng chứ không
phải mười thường.


Tự dưng liên tưởng đến chuyện
chả ăn nhập gì đến văn nghệ văn gừng, ấy là chuyện trộm chó ở Nghệ An hai năm trở
lại đây.


Nuôi chó làm cảnh chơi, lác
đác dân giàu thành phố chứ phàm nông
thôn, bao đời nay, chó chỉ để canh giữ nhà.


Nay, cả dân lẫn chính quyền Nghệ
an lên cơn sốt… canh giữ chó. Dù trăm ngàn bất tiện nảy sinh nhưng dân vẫn đồng
lòng dựng barie  tất cả các con đường vào
làng từ 10h tối. Bao vây đốt xe, đánh đến chết, kẻ trộm chó vẫn không sợ, thậm
chí ăn thua đủ lại bằng dao và mã tấu. Cả hai phía đều đã có người chết. Những
cái chết không thể thương tâm hơn.


(Có một cách, chưa thấy làm,
ấy là xử những quán bán thịt chó. Nhẹ
thì dựng  băngron biểu ngữ quanh quán, dạng
như Nhịn thịt chó là yêu nước, Đập con
muỗi
đứa nào ăn chó của bà …nặng đô hơn 
vây thành quán chó tù. Kiên nhẫn 10/15 ngày quán sập tiệm, may ra diệt
được tận gốc nạn trộm chó.)


Hai chuyện, một nơi thảm đỏ
xa hoa bậc nhất phố thị một nơi làng quê u tối rị mọ, chung nhất nhau món đặc sản rất Việt, tạm đặt tên:  ăn lông ở lỗ thời @.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC

Tổng
hợp các sáng kiến của bà con mạng phản đối Tàu Khựa
in bản đồ chiếm hết biển Đông vào hộ chiếu.


Mặt
sau của tờ thị thực rời ghi rõ to: Hoàng sa Trường sa là của
Việt nam, bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. (đông đề xuất
nhất)


Đóng
một con mộc có cùng nội dung vào luôn hộ chiếu để
dân Tàu mang thông điệp ấy đi 4 phương trời.


Đóng
con mộc có hình nồl bò đè lên hình lữơi bò.


In
hình bản đồ trên vào giấy chùi đít. (đề xuất của
một bạn đương kim TBT tờ báo mạng)


Mình
nghiêng hẳn về hai sáng kiến sau. Dĩ độc trị độc,
dùng mèo chứ không cần
đến hổ báo để bắt chuột.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

TỘI NGHIỆP CHO BÁO TUỔI TRẺ (tiếp)

Không có bất cứ văn bản hướng
dẫn thi hành các văn bản luật nào của chính phủ thiếu ý: Giao cho bộ TTTT tổ
chức thực hiện việc tuyên truyền cho quảng đại quần chúng nhân dân.


Bộ TTTT gần như cũng không lần
nào quên nhiệm vụ nhờ vả báo chí giúp dùm.


Có bao nhiêu đầu báo, tham
gia vào việc tuyên truyền bắt buộc người dân  phải làm thủ tục  sang tên  khi mua bán xe 
trong nghị định 34, để rồi ba năm sau, khi nghị định 71 cập nhật mức
phạt và công an ra tay phạt, lại nhất 
loạt hô hoán, ngồi trên giời làm luật hay, hồn nhiên như cô tiên Tuổi
trẻ còn viết: nước đến chân mới nhảy
thì chắc chắn là muộn rồi.


Đẳng cấp một tờ báo thể hiện
ở những đề tài định hướng, khuyến khích cộng đồng sống văn minh hơn trong xã
hội đô thị hóa. Phê phán lăng nhăng hay ăn tục nói phét so sánh
Tây-Ta, lưu manh cũng dư làm được báo. Bài báo Beo dẫn là một dẫn chứng.


Nói Tuổi trẻ giờ đáng tiếc,
hay đáng tội nghiệp, là vì vậy.


chửa hết đang biên


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

TỘI NGHIỆP CHO BÁO TUỔI TRẺ

Hôm nay mới đọc thấy Tuổi trẻ  TƯƠNG CÁI NÀY lên. Vặt vãnh quá không định viết nhưng thấy một dòng hết sức tự
tin Xin viết về cách quản lý sang tên đổi chủ xe hơi bên Mỹ để liệu ta có tham khảo được gì không chợt nghĩ , không
khéo có người tham khảo thật thì bỏ mịa cái đất nước này, vậy nên lại tham
chiến.
Những chữ in nghiêng  là trích dẫn trong bài báo.
Beo ba lần mua xe bên Mỹ, hai ở bang Cali, một ở Massachusetts
và chuẩn bị mua lần thứ tư ở Minnesota. Kê cái này ra nhằm chứng minh, những thủ tục xe chính chủ bên Tây Beo viết sau đây, không phải đọc  vu vơ hay nghe hơi nồi chõ đâu đó để rồi nỏ mồm dạy khôn Tuổi trẻ.
Giống chính chủ bên ta, mua xe mới thì chủ gara lo giấy tờ cho toàn bộ, nộp mỗi cái bằng lái. Biển ngẫu nhiên
(random) miễn phí còn muốn cải lương chi bảo số đẹp, xùy thêm mỗi năm 70 đô.
Tùy theo mỗi bang, số tiền này xê xích chút đỉnh. Cũng như tuổi được phép lấy bằng lái, mỗi bang một quy định, lòng vòng  từ 17 đến 19.
Tuổi trẻ dạy thế này: giấy đăng ký xe có một vài dòng để trống
dành cho người mua. Chủ cũ điền tên người chủ mới, địa chỉ, giá tiền và số
kilômet đã đi.
Ký xoẹt một phát, thế là người mua lên xe phóng về nhà. Việc kí cọt vào cái giấy này nó chỉ là sự
xác minh, chủ xe không còn trách nhiệm (hình sự) với cái xe và nó gọi là giấy
chuyển quyền trách nhiệm (liability).
Chuyển quyền sở hữu bên Tây, he he, léo biết chú tác giả ở cái bang khỉ ho cò gáy nào chứ kinh nghiệm Beo, thủ
tục sang tên một cái xe cũ trần ai khoai củ. Chú từng ở Mỹ chắc võ vẽ tiếng Anh, tham khảo thêm Ở ĐÂY nghen. Riêng cái giấy kiểm tra nồng độ ô nhiễm thôi thấy đã vãi linh hồn.
Thủ tục cơ bản nó thế này: vác cái giấy mà chú tác giả tưởng là quyền sở hữu kia, cộng với cái  tờ hồng hồng quyền sở hữu (title of ownership), cộng với  đống giấy vãi linh hồn,  ra DMV xếp hàng dăm tiếng, quãng 2 tuần sau nhận lại tờ hồng hồng chính chủ mới. Muốn nhanh, ra dịch vụ ủy thác của bộ Giao thông (phàm Tây phải sang trọng, nên cấm gọi là cò), 20 phút và 30 đô, xong. Thuế, đương nhiên kiểu gì cũng phải đóng.
Điều quan trọng là khi bán xe xong, chủ cũ tháo luôn cái biển số, mang
về nộp cho DMV. Biển số là của cái xe chứ của người léo đâu mà tháo ra nộp. Chỉ những biển số tự chọn, thằng mua nó không thích  xài tiếp thì mới làm thủ tục  đổi biển random.
Chị nghỉ mệt cái đã rồi biên tiếp xem thủ tục chính chủ bên ta có thật là quá
rườm rà không nhé.


THƯ GỬI 144 VỊ TRÍ THỨC


Beo copy về đây như một sự đồng cảm nghĩ với tác giả về tinh thần bức thư này


Bần Cố Nông với
sự giúp đỡ của một số blogger khác thành tâm gửi thư đến 144 vị trí thức đã ký
tên vào "Thư gửi Chủ tịch nước về vụ Nguyễn Phương Uyên". Kính mong
nhận được sự hỗ trợ của các blogger và cộng đồng mạng để chúng ta cùng nhau làm
những việc thực sự có ích cho đất nước. Dưới đây là nội dung bức thư gửi cho
144 vị trí thức. Nếu quý vị đồng tình hoặc có ý kiến khác, xin vui lòng liên
lạc qua email:
banconong2012@gmail.com, hoặc gửi thông tin qua blog banconong.blogspot.com.


Trân trọng cảm
ơn


Bần Cố Nông


 

THƯ GỬI 144 VỊ
TRÍ THỨC


 


                            
  Kính gửi:
144 trí thức đã ký tên vào Thư gửi Chủ tịch nước về vụ việc của
sinh viên Nguyễn Phương Uyên.



  Chúng tôi
thấy rằng:



 - Trí thức là người làm khoa học mà khoa
học thì yêu cầu sự chính xác. Việc 144 trí thức dựa vào “thông tin trên mạng”
, cùng các dạng thông tin mập mờ kiểu
“nghe nói, có lẽ, hình như , được biết (không dẫn nguồn) ...”  mà không hề
kiểm chứng 
để ký Thư gửi Chủ tịch nước là hành vi
phản bội lại khoa học.


- Hành vi vi
phạm pháp luật của sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã có đầy đủ các dấu hiệu của
tội phạm. Do đó, thư gửi Chủ tịch nước về trường hợp này là sự hồ đồ không thể
có ở trí thức. Nội dung thư và những lời bào chữa của các vị sau đó chứa đựng
những thông tin mâu thuẫn, chắp vá, ngụy biện và vô trách nhiệm
, đặc biệt là thiếu hiểu biết hoặc cố
tình bỏ qua yếu tố luật pháp.


- Quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc có truyền thống lịch sử lâu đời
, xuất phát từ đăc
điểm địa lý liền kề đất liền và biển đảo với nhau, có lúc thăng, lúc trầm, khi hữu hảo,
lúc xung đột, tranh chấp chủ quyền ở một số khu vực đường biên lãnh thổ là khó
tránh khỏi (điều này xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, không riêng gì Việt Nam
– Trung Quốc). Việc bảo vệ chủ quyền đồng thời giữ gìn mối quan hệ giữa hai
nước láng giềng Việt Nam – Trung Quốc 
là đại sự của đất nước, sự quan tâm của
bất kỳ ai về vấn đề này đều là tinh thần yêu nước đáng quý. Tuy nhiên, những
năm gần đây một số trí thức nêu cao ngọn cờ “yếu tố Trung Quốc”, dẫn dắt xã hội
sang thái cực “chống Trung Quốc” 
cực đoan là tầm nhìn hạn hẹp, chưa “biết người,
biết ta”, thể hiện tính cá nhân. Động cơ không trong sáng của một số trí thức
đã và đang làm vẩn đục tinh thần yêu nước của người dân, hệ quả là thật giả lẫn
lộn, tốt xấu đan xen, gây chia rẽ trong nhân dân và 
tạo ra nguy cơ rối loạn đất nước.


- Vai trò của
trí thức rất quan trọng nhưng cũng rất đơn giản như Hồ Chí Minh đã nói: 
“Một người học xong đại học có thể gọi là có trí thức. Song y
không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm
nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y
có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức
hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức
đó áp dụng vào thực tế”
, Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy rằng “…có đôi người trí thức vì thế mà kiêu ngạo, lên mặt. Chứng kiêu
ngạo lên mặt rất có hại cho họ. Nó ngăn trở họ tiến bộ”
. Bức thư của các vị không thuộc về chuyên
môn áp dụng vào thực tế nhưng lại mượn danh trí thức, đó là dấu hiệu của sự
kiêu ngạo, kiêu ngạo về tri thức của mình. Trí thức cũng là con người, có đúng
có sai, đúng thì khiêm tốn, sai thì dũng cảm nhận, đơn giản vậy thôi.


 


 Hiền
tài là nguyên khí quốc gia


Thưa quý vị,
nếu nhìn vào hành động của quý vị thì có thể thấy “nguyên khí” của quốc gia đã
bị hao tổn như thế nào. Có người gọi là “hồ đồ, lau cha, lau chau”, người nói
là “trí thức bầy đàn”…


Trên tinh thần
đoàn kết, học hỏi, Chúng
tôi kiến nghị quý vị:


- Dừng ngay bất
kỳ hành động nào có thể dẫn đến sự chia rẽ đất nước.


- Cống hiến
nhiều hơn nữa cho đất nước bằng chuyên môn, năng lực trí tuệ của mình, để trở
thành một người trí thức hoàn toàn.


- Những ý
kiến phản biện, nếu có, hãy phát biểu trên tinh thần xây dựng và cần được gửi đến
đúng địa chỉ tiếp nhận phản biện, không tung lên mạng để trở thành “món quà”
cho những kẻ xấu lợi dụng để diễn giải xuyên tạc, biến những ý kiến góp ý với
động cơ trong sáng của quý vị trở thành những nội dung chống phá chính quyền,
chia rẽ Nhà nước với Nhân dân.


Nếu có gì sai
sót 
trong những kiến
nghị nêu trên 
xin quý vị rộng lòng bỏ quá cho. Tất cả cũng đều vì một nước Việt Nam
của chúng ta độc lập, ổn định, giàu mạnh và toàn vẹn lãnh thổ.


Trân trọng

Việt nam thứ
năm, ngày 15 tháng mười một năm 2012


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

TỪ CHUYỆN KHÓA MÔI…

 Đi chợ dư xu lẻ, mình hay
quài tay  lấy vài tờ tạp chí xếp trên kệ sát
nơi quầy tính tiền. Bày ở đấy, giá bán đấy dĩ nhiên là  lá cải rồi, anh nọ bỏ vợ cô kia cướp chồng,
rồi ti ai xấu mông ai đẹp, chữ ít hình nhiều 5 phút xơi xong một tờ.


Dĩ nhiên,  đọc lỗ mỗ mà kết luận  thẳng băng hẳn phi khoa học nhưng, với tất cả
những  gì đã đọc, mình chưa bao giờ thấy các
báo ấy giật scandal từ các
đương kim siêu mẫu. Có chăng chỉ từ các cô đã hết
thời hay nghỉ nghề từ khuya.


Vác thắc mắc đi hỏi một bác
có kinh nghiệm 4 năm làm The New York times, báo chí viết sbiz không vào được thế giới cẳng dài, có điều luật
cấm kị hay ngàn trùng lí do nào khác 
khiến cho giới này đẹp lung linh thần xác thế? Bởi mình, tuyệt đối không tin các
nường í thuần  những thiên thần sạch như nước suối ban mai giữa rừng.


Bác ấy  giả nhời gọn: trách nhiệm xã hội của nhà báo.


Hiểu ngay. Người mẫu, khác
với nghệ sĩ các loại hình biểu diễn khác, tốt xấu đời thường của họ gắn chặt với thương hiệu
sản phẩm mà họ đại diện. Bên cạnh việc tự thân siêu mẫu phải giữ gìn  thì việc kền kền tha không  rỉa mổ họ âu cũng là trách nhiệm  xã hội, chung tay  bảo vệ hay hỗ trợ sự phát triển của các thương
hiệu kia.

Kền kền  tự nguyện mới nể, chứ
mình nghĩ lòng vả cũng như lòng sung, tây hay ta ai chả thèm câu viu từ mông
với vú.


Bẻ lái sang chuyện bức hình
khóa môi giữa nhà sư và mít tơ Đờm dãi mà cho đến tận hôm nay, trên báo vẫn chưa cạn  chuyện.


Theo con số của Ban tôn giáo
chính phủ, hơn 80 % người có đạo ở Việt nam theo đạo Phật. Mình tin rằng sau
khi xem bức hình,  số Phật tử bị tổn thương
đức tin lớn hơn rất nhiều so với số người tò mò hay phê phán hành động bộc lộ giới
tính nơi công cộng của hai nhân vật chính.


Số  sau tan loãng đi rất nhanh, nhanh  như khi họ tụ lại vậy nhưng số đầu, rất khó để
vá lại một vết thương tinh thần.


Bảo vệ thuần phong mỹ tục,  hẳn phải hành xử khác với việc, canh giữ trộm cho một ngôi
nhà.


 

Vì chỉ mỗi được đứng sát cạnh thần tượng ... nên nàng Beo chưa tạo được xăng đan.



<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

CƠM CÓ …CÁ

***


Ở Sài gòn, có nhà ông cựu
tổng biên tập lừng danh một thời kia, mở quán cơm khá đặc biệt. Cơm chia hai
tầng nhiều và ít trên kệ khách tự chọn, thức ăn gồm rau xào và cá kho.


Đặc biệt ở chỗ, giá chỉ 2
ngàn đồng nguyên đĩa tướng.


Muốn làm phóng sự về tầng lớp
cơ hàn nhất  Sài thành hoa lệ, ngồi quán
này một trưa, về viết ba tháng chưa hết chuyện.


Đặc biệt nữa, ông ấy chẳng thèm
nhờ mấy thằng báo chí đệ cũ khua chiêng gõ mõ, càng không buồn loa loa loa, làng
nước ôi tôi đang làm từ thiện đâaaaaaaaaay.


Cứ lầm lầm, ông ấy vuốt ve
những đồng hai ngàn nhàu nhĩ.


***


Mình có lần theo chân một
đoàn đi trao nhà tình thương. Trên nền đất của gia chủ, căn nhà 3X8 m chia hai
phòng, mái lợp phibro nền gạch hoa. Số tiền không đủ tô hết căn nhà nên ngoài
mặt tiền và phòng ngoài, ba bề còn lại trơ những hàng gạch đỏ xiên xẹo của  những anh thợ vụng.


Đoàn đông, quay phim chớp
hình nhoang nhoáng. Tấm biển đồng ghi ơn
đơn vị tặng nhà lẽ ra được đóng ngang tầm mắt nơi cửa ra vào nhưng hình như quá
khổ với cả hai bên mép cửa nên nó được đội ngay lên trên đầu.


Lúc giật miếng vải đỏ phủ tấm
biển xuống để khai trương căn nhà, ông
cụ thấp quá với không tới và nhân vật chính chủ, con trai ông, do bán thân bất
toại nên  đương nhiên cũng không có trong
khuôn hình đầy những sự hoan hỉ.


Mình  không bao giờ tham gia vào những đoàn tương
tự thế nữa và lưu giữ duy nhất trong đầu là hình ảnh  ông cụ lọm cọm 
xách cái  siêu đun nước, đi qua đi
lại dưới tấm biển nhắc nhớ những người ơn.


***


Cũng lưu giữ trong đầu, nhưng
sâu sắc hơn, là tấm hình giống hệt bức tranh Đức Mẹ Hòa bình dưới đây. Vị công
nương thuyết phục  cộng đồng đang kì thị
những bệnh nhân sida, hãy sẻ chia cho họ nhiều hơn bằng chính hành động ôm ấp
một đứa bé giai đoạn cuối như thế. Tính biểu trưng trong hành động của những
người nổi tiếng cũng là một cách làm  từ
thiện mà đôi khi, không số tiền nào có thể đem ra so sánh.


 

Liên tưởng (có chút dở người)
sang cô hoa hậu Mai Phương Thúy, người luôn được báo chí ngợi ca có tấm lòng
nhân ái khi là hoa hậu làm từ thiện nhiều nhất. Mình chưa thấy ai nói rõ, Thúy
làm phước bằng tiền của mình hay bằng cách vận động  các nhà hảo tâm.


Cách nào theo mình thời cũng
quý như nhau nhưng nếu là cách thứ hai, sao không thấy quản lí của Thúy, đơn vị
sinh ra hoa hậu là báo Tiền phong hay
chính Thúy  xây dựng hình ảnh cô sao cho tấm
lòng thơm thảo kia nổi trội hơn tấm lưng trần ở các event thượng vàng hạ cám.


Ai tin thì tin, chứ mình mà
bảo giao  tiền cho một cô suốt ngày  quần là áo lượt và không biết đang làm nghề
ngỗng gì để sống, chẳng thà mình  chịu
mang tiếng thất nhân ác đức…


***


Đang biên


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

4 TRIỆU SẼ Ế VỢ CHẮC LUÔN

Trong khi các gái đẹp thía này:




hay hấp dẫn thía này:


thì đây Giai xinh và Út ít, thấy gứm

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

DEPRESSED

***


The
Vietnamese hates everything. We hate our neighbor, which is the Chinese, who is
the biggest importer of our economy, we hates our Government who directly handles
our future, we hate our police whose job is to keep us safe, we hate the rich
who actually gives us salary .. we even hate our money ... no wonder we are the
War Champion.


***


There
is nothing wrong with our Government, the problem lies within the media which
is run by idiots and misleading the mass, and the mass is listening stupidly to
anything without asking 'what for' but already blaming 'why me' ... Don't ask
for open and freedom when you have a closed mind.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

MÙ ĐỌC

Cho tới giờ này có thể khẳng
định cực hiếm người có trách nhiệm làm tuyên truyền chịu mở ra đọc cái nghị
định 71 (sửa đổi bổ sung nđ 34), quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, có hiệu lực từ ngày 10/11.


Trong điều 8, mục 3, nghị
định này nói rất rõ rằng, xe 2 bánh sẽ bị phạt từ tám  trăm đến triệu hai khi không chuyển quyền sở hữu theo quy định.


Cùng lỗi vi phạm này sẽ
phạt  từ 6 đến 10 triệu với xe 4 bánh
(mục 6).


Không có bất cứ một từ nào
nói đến, thậm chí ám chỉ đến việc, xe đi mượn khi tham gia lưu thông sẽ bị phạt
với các mức trên, như các báo hai ba bữa nay rầm rộ đưa tin.


Việc  làm sao phân biệt xe đi mượn và xe mua
bán  nhưng không  làm thủ tục sang tên, thuộc nghiệp vụ
của ngành công an. Thiết nghĩ, nếu không có gì cần bí mật thì cũng nên giải thích công khai
nghiệp vụ này cho quảng đại quần chúng biết mà thực thi pháp luật. Đây cũng là
cách hữu hiệu gang mồm bọn mù đọc lại hay nói thánh.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

CHƠI KHÔNG ĐẸP

Mình cũng có ý đi tìm tập thơ
của ông Hoàng Quang Thuận xem cho đến đầu đến đũa mà chưa mua được. Lẻ mẻ đọc
những trích dẫn đó đây,  thấy không đến nỗi tệ hại như  người ta chửi rủa (từ dùng chính xác).


Tịnh chẳng biết ông này mặt
ngang mũi dọc ra sao, trước đó cũng chưa hề nghe danh tiếng. Tự dưng sau một cuộc
hội thảo, hàng loạt các web văn chương choảng ông như búa bổ. Hầu như không thấy
bàn về thơ, ngoài một phát kiến cười phọt thực phẩm quy cho ông tội đạo thơ từ
một tập…văn xuôi.


Chuyện thơ, mình chắc chắn sẽ
quay lại sau khi đọc kĩ. Giờ bàn về chuyện phản
đòn
của nhà ông này.


Viết nghiêng chữ phản đòn, bởi mới nghe từ một
phía: Lê Thiếu Nhơn và  một người quen của
Trương Duy Nhất nhắn tin. Cả hai bị công an mời lên sau khi có đơn tố giác của
ông Thuận.


Theo Nhơn, trang web lethieunhon.com
bị ông Thuận cho người hack và  blog cũng
đã đóng. Nhơn phải lên làm việc với cơ quan công an  vài ba lần. Phone qua lại, lúc bạn đang  gặp
chuyện
cũng không nỡ nặng lời, chỉ khuyên Nhơn cứ  đàng hoàng lên gặp công an. Chưa biết kết
quả  các cuộc làm việc đã ra ngô ra khoai
hay chưa.


Lâu lắm không theo dõi blog
của Trương Duy Nhất, hồi trưa người bạn gửi cho coi entry, không như Nhơn,  Nhất phản ứng 
khi bị công an mời bằng cách không tới.


Mình cho rằng, bất luận thế
nào, hành động này của Nhất là không fairplay, chưa nói đến khía cạnh thiếu tôn
trọng luật pháp.


Bạn chửi người ta tắt bếp thì
cũng phải đủ trách nhiệm và can đảm đối đầu với những cú phản đòn. Dũng khí nó
ở chỗ đó, chứ không phải chỗ tao cóc sợ
công an
.

Còn tự thấy yếu, thì ngay từ đầu đừng ra gió.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

THẦN KINH THỂ ĐẦN ĐỘN

Ai đã cho phép ông  cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ mở cuộc đối thoại
với dân Văn Giang, khi nó được diễn ra ngay tại trụ sở (cũ) của Bộ TN-MT và thành
phần tham dự có cả báo chí, rất chính danh?


Mấy năm nay, vụ khiếu kiện
đất đai ở Văn giang không ít lần dẫn đến bạo lực, thậm chí đổ máu. Chính quyền
và nhất là doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư, đã nỗ lực hết mình, thậm chí nỗ lực đến
kiệt sức, để ổn định tình hình.


Hiệu quả là hiện trạng Văn
Giang đang tốt dần lên.


Ông Võ, đột nhiên  xới lên, bằng một cuộc đối thoại mà ông hoàn toàn không có bất cứ tư cách gì bởi nghỉ hưu đã lâu?

Ông sám hối bằng cách kích động lại sự bất ổn ở Văn Giang?


Phàm một người thần kinh bình
thường, có chút ít trách nhiệm công dân, hẳn đã phải tự vấn như thế trước khi
hành xử.


Ông, có lẽ không.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

XIN LỖI-DÁM KHÔNG?

Về cơ bản, vụ chất lạ trong
áo úp ti đến đây là chấm dứt.


Hàng ngàn cái áo bị thu giữ,
giờ quản lí thị trường có trả lại cho tiểu thương?


Và, các anh nhà báo, liệu có
ai  mở mồm xin lỗi nhà sản xuất, nhà buôn,
người tiêu dùng…một câu?


Nơi không phải xin lỗi, vì
dứt khoát không đưa một dòng, thật ngược đời, chính là mấy báo Phụ nữ.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

NHAN SẮC NHÀ MÌNH


Nguyên một miệng cơm nên Nàng
đành chúm chím.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Ngoan Ngoan-dâu trưởng: Hỡi cô thôn nữ hái "mít" già. Cô chửa về (Mỹ) ư đường còn xa.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->
Ngon lành cành đào Gái Đẹp
<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

CONGRATS NHẺM NHÉ!

Út Ít, giống hệt anh chị Giai xinh Gái đẹp, mang gen
trội  tài năng xuất trúng về văn trương của
mình và đều khoái anh Nhẻm. Trích một đoạn tả tình tả cảnh của Út Ít mới mail
về thay lời chúc mừng Nhẻm vừa tái cử đảng trưởng Mỹ cuốc.


Trường tổ chức cho sinh viên
quốc tế và một số bạn Mỹ đi chơi Chicago 4 ngày cuối tuần (nhưng thực ra chỉ có
2 ngày, nguyên 2 ngày ngồi xe bus), ở nhà homestay học sinh cũ của trường, muốn
thăm đâu chơi đâu tự quyết định.


Chicago có cái bảo tàng Field Museum rất hoành tráng; có bộ
sưu tập hoá thạch khủng long đồ sộ và đầy đủ nhất thế giới. Thích nhất là họ
bày ra hết thảy, cho toàn thể bàn dân thiên hạ ngắm nghía sờ mó, chứ không lồng
kính nặng nề. Tiêu bản các loài động vật trên trái đất, từ con kiến đến con
voi, chả thiếu con nào, tình trạng bảo quản và thẩm mỹ rất tốt. Bảo tàng Field
là bảo tàng lưu giữ tiêu bản của hai con sư tử ăn thịt người Tsavo nổi tiếng
thế giới. Vậy đủ thấy quyền thế của bảo tàng này lớn như thế nào. Hôm con đi,
còn có trưng bày bộ sưu tập các bộ đá quý, vàng bạc khai quật được trên khắp
thế giới từ 5000 năm trở lại đây, xa hoa đến mức kỳ dị. Gu ăn chơi của người
bây giờ so với 'các cụ nhà mình' bằng đúng cọng lông chân.


Bữa tối cuối cùng bọn con đến
một nhà hàng Việt Nam
ăn. Ông chủ người Việt rất tốt, biết có người Việt trong đám là bưng ra túi bụi
thức ăn... for free. Nguyên một bữa ăn tối mà trả tiền đúng... 6 cốc nước; ngại
quá nhưng người ta quá thịnh tình, không từ chối được. Nói chuyện thì biết rằng
bác này là người Sài Gòn, vợ quê ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, sang đây được
gần 20 năm. Ông bà sui gia cũng đã sang đây hết. Trước khi về còn níu cả đám
lại bảo Thanksgiving lại qua chơi nhà hàng, bác sẽ nấu riêng đồ Việt Nam nhồi cho
vài ngày luôn, không phải làm khách nữa.


Chicago rộng và choáng ngợp, nhưng thực sự so với Minneapolis, không có vẻ
sâu sắc và hay ho bằng. Thành phố công nghiệp một màu, người dân ăn mặc...
tương đối xấu; ra đường chỉ có chui vào trung tâm mua sắm và nhà hàng, chứ trên
đường phố ít những thứ hay ho và gây cảm hứng. Chưa kể, số người ăn xin chắc
không thua Hà Nội (Hà Nội 1000 năm, chứ ko phải TPHCM), dạn dĩ chắc còn hơn, cứ
vô tư bám theo người đi đường kể lể xin tiền. Đi chơi dăm ba ngày thì được, chứ
ở lâu dài thì chắc ngán lắm.


Cố ý để vầy nhằm nêu bật sì
tai ngang phè của Út Ít


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->
<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

NẾU BEO LÀ TỔNG BÍ THƯ...

Beo nói chung thường ít giống ai. Khi thiên hạ phát cuồng lên vì cuộc đấu sinh tử của hai giai Obàmá và Rômxảy bên Mỹ, Beo chỉ đắm đuối ông Hàng xóm. Sáng mai, nhà ông ấy khai Tiệc.

Gieo vài quẻ xem Gia Cát Lượng có nhận mình làm đệ tử không.

***

Sau 34 năm mở cửa tính từ 1978, GDP của Hàng xóm tăng từ 374 lên 7484 tỉ Obàmá (2011). Tỉ trọng GDP toàn cầu từ 4% lên 10%, nhờ con số này nền kinh tế Hàng xóm vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Hàng xóm  là chủ nợ lớn nhất thế giới, riêng trái phiếu chính phủ Obàmá đã là 1.160 tỉ. Hàng xóm cũng nhất thế giới khi chiếm  gần 12% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu.

Khen thêm tí nữa là quyền bỏ phiếu tại WB và IMF, Hàng xóm giờ chỉ sau Mỹ và Nhật.

Trên cái nền  khá ổn ấy về kinh tế, Tiệc ngày mai của Hàng xóm sẽ có những món gì. Nói chữ tí: bước phát triển tiếp theo của xã hội Trung quốc là gì?

Thứ nhất, Tiệc Hàng xóm sẽ nhấn mạnh chủ đề đại phát triển đại phồn vinh văn hóa. Văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa rộng, tức xây dựng và quốc tế hóa hệ thống giá trị bản sắc Trung quốc.

Trò đời, văn hóa bao giờ cũng lẹt đẹt bám đít kinh tế. Để tôn tạo vị thế cường quốc số 2, Hàng xóm không còn cách nào khác hơn  là dùng công cụ mềm củng cố và phát triển hiệu năng của sức mạnh cứng.

Mình  đồ rằng, bảng giá trị này  thể nào cũng chống lại bảng giá trị Mỹ cho mà xem.

Chủ đề thứ hai, Tiệc Hàng xóm  rất khó để không bàn tới là dân chủ hóa. Đây cũng là  phương cách để hạn chế  các tác động tiêu cực của những khuyết tật trong sinh hoạt chính trị nội bộ Đảng cộng sản và sinh hoạt chính trị xã hội Trung quốc.

Dân chủ hóa trong Đảng trước, xã hội sau. Cái này gắn chặt với cải cách thể chế, nhưng cụ thể cải hay cách chỗ nào, đợi Beo phone cho Tập Cận Bình hỏi kĩ, biên sau.

Chủ đề lớn thứ ba là xây dựng và quản lí xã hội. Cái này là bài căn bản Tiệc nào cũng  buộc phải bàn đến.

Từ ba chủ đề trên sẽ dẫn tới chính sách ngoại giao trong 5/10 năm tới của Hàng xóm là gì? Kể  ra 4 điểm theo trình tự ngẫu nhiên, là thế này:

1. Chống bá quyền Mỹ; 2. Sử dụng thị trường tích lũy được sau  ngần ấy năm để chi phối kinh tế toàn cầu. Dùng kinh tế thúc đẩy chính trị; 3. Gánh
vác trách nhiệm quốc tế nhiều hơn; 4. Quan điểm về chủ quyền quốc gia sẽ bớt cực đoan và  nhiều lí trí hơn.

Để thực hiện được mục tiêu ngoại giao như thế, hàng xóm phải tập hợp lực lượng ủng hộ quanh mình.

Thế nên, nếu Beo là tổng bí thư, ngay sau Tiệc Hàng xóm, Beo sẽ điều chỉnh chính sách ngoại giao, không bỏ con săn sắt mà vẫn bắt được con cá rô. Không  chỉ chăm chăm bảo vệ biển đảo mà bỏ lỡ  không tận dụng được thời cơ do chính Trung quốc tạo ra, nhằm phục vụ  tốt nhất cho lợi ích Việt ta.




Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

BỊA LÀ BỊA THẾ LÀO!

Copy từ  HÒA BÌNH
.
Bận quá treo  đây đã, phản biện
sau.


 Chắc là bịa thôi


Câu chuyện về bé Phương Uyên thì thế là quá rõ rồi.


Nhưng câu chuyện bức Thư khẩn gửi chủ tịch nước về vụ bắt giữ Phương Uyên cứ đeo đuổi mình mãi, không
biết phải giải thích thế nào. 


Thứ nhất là chuyện tác giả bức thư.


Qua thông tin trên mạng, nghe nói người chắp bút soạn thảo bức thư đó là
giáo sư Tương Lai, làm mình hoang mang quá. 


Chẳng thà bức thư do loại du côn đầu bò như Huỳnh Dái Lệch, Xuân Diêm Dúa,
hay khùng khùng chập chập như Thụy The Wall, Thành The Lady viết thì mình tin
ngay, chả có gì phải lăn tăn.


Nhưng đằng này giáo sư Tương Lai, một trí thức có tiếng tăm, người từng giữ
những vị trí trọng trách trong ngành khoa học xã hội, từng được mời làm tư vấn cho
Thủ tướng  Chính phủ, nhẽ đâu lại có thể viết một bức thư tầm phào như
vậy. Cho dù gần đây qua nhiều bài viết giáo sư có thể hiện sự bất mãn với chế
độ mà ai cũng đọc vị được nó xuất phát từ sự bất mãn cá nhân, nhưng viết ra
những lý lẽ thiếu căn cứ, giọng văn hằn học, dẫn dụ lăng nhăng, so sánh bậy bạ như
thế thì ngay cả người có học bình  thường, có chút liêm sỉ cũng không làm
được, nói gì đến  giáo sư tư duy khoa học, chữ nghĩa đầy mình. 


Mình nghĩ chắc là bịa đặt thôi.


Thông tin trên mạng mà, xưa nay nói đến cụm từ “thông tin qua mạng” thì ai
chả biết cứ 10 phần thì hết 5 phần là láo, 4 phần là xạo, và 1 phần ... không
rõ thực hư.


Thứ hai là chuyện cái danh sách người ký.


Có thật vậy không ta? Trừ một nửa là những cái tên bá vơ, trống không thì
thôi miễn bàn, nửa kia toàn những trí thức học hàm học vị kinh người, không lẽ
lại đi ký một lá thư vớ vẩn như vậy? Hay là họ ký mà không đọc nhỉ? Không lẽ
nào, toàn những nhà khoa học tự nhiên - xã hội - nhân văn chứ có phải đám công
chức quan liêu đếch đâu mà bảo không đọc vẫn ký. 


Vậy chắc là lại bịa nữa, chứ làm gì lại có những chuyện vô lý như thế. 


Mẹ tiên sư cái “thông tin trên mạng”, chỉ giỏi bịa đặt để dìm hàng các trí
thức.


Chứ Việt Nam mình nổi tiếng thông minh nhất nhì thế giới, làm đéo gì có
chuyện giáo sư hồ đồ, trí thức lau cha lau chau như thế.

Chắc là bịa
thôi.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

RÁC MỸ

*** Tầm cuối tháng này, khắp các
thành phố trong Silicon Valey có thể thấy trước cửa nhiều nhà, chất đống  đồ cũ (cũ - không phải phế thải) như bàn ghế
nệm tủ TV lò nướng…chủ nhà bỏ đi để thay mới. Tiếc của nhất là nôi và xe đạp
trẻ con, nhiều cái còn mới tinh.


Lác đác thấy có người chạy xe
đi lượm. Thường là phụ nữ và già, cỡ ...Beo.


Nghèo, có thể trang bị  nguyên căn nhà trong dịp này mà không tốn một
xu cho bọn chuyên bán đồ nội thất IKEA.


Sau chừng 5/7 ngày, một sáng
ngủ dậy, xe rác đã dọn sạch bách.


*** Beo quen một ông chủ  của hàng loạt các shop bán rượu và đồ uống.
Ông này gốc Tàu và có chiêu kinh doanh khá độc, chuyên thửa các loại gần hết
date với giá  cực rẻ và dĩ nhiên, bán ra
cũng rẻ không kém. Một bình nước cam loại 1 gallon (quãng gần 4 lít) trong siêu
thị 23USD thì cửa hàng ông chỉ 5USD và ông bảo, đã lãi gần…4USD trong đó. Hay
một lốc CocaCola 6 lon, giá ở đây chưa đến 1 USD.


Vào đúng ngày hết date, nếu
không tiêu thụ hết, ông phải loại khỏi kệ tắp lự.


Xuất thân nghèo khó, trước khi
đổ bỏ, ông cho nhân viên xếp vào các bao nilon nhỏ để người đi lượm lại tiện
xách về.


*** Có lẽ người ăn xin ở New York chỉ  đứng sau…Sài gòn. Chập choạng tối rất ngại
xuống tàu điện ngầm vì các chiếu nghỉ cầu thang đầy người vô gia cư. Rác thực
phẩm từ siêu thị, giống như của ông chủ người Tàu trên, New York mới thực sự bố chúa sơn lâm. Nhiều
nhất là bánh kẹo, nước trái cây…


Người đi lượm rất đông, thậm
chí còn xếp hàng vì  đường đổ rác  thường nhỏ. Beo từng lượm được một hộp
Chocolat, đồ bên trong đã đổ mốc nhưng cái vỏ tuyệt đẹp, về đựng kim chỉ cực
xinh.

Một góc chợ trời ở San Jose. Vào đây chỉ cần
3 chục đô, người nghèo hết rách rưới, thậm chí (người Việt) không  lo hèn kém khi ra đường.

***  Nước Mỹ có nhiều  cấp độ siêu thị, Walmart thấp nhất, 99% hàng
hóa là đồ Tàu, 1% còn lại sản xuất ở…Việt nam. Một số thành phố  không cho phép mở Walmart để giữ chuẩn mực
sống cao.


Sai lầm lớn nhất của khách du
lịch Việt khi qua Mỹ là đâm đầu vào Walmart. Hàng hóa trong hệ thống siêu thị
này tính ra đắt hơn ở Việt nam rất nhiều. 
Một cái quần lửng quãng 15 USD, y chang thế vào chợ Bến thành không quá
70 ngàn.


Cái rẻ nhất lại nằm chính ở
chỗ tưởng đắt. Với 70 USD đã có thể mua một cái váy hàng hiệu rất đẹp trong hệ
thống Macy. Chưa kể, chịu khó lục lạo trong Outlet, nơi chuyên bán hàng hiệu bị
lỗi hoặc thanh lí do trái mùa, rất dễ nhặt được đồ cao cấp, độc bản, giá chỉ
vài ba chục đô.


Thi thoảng, Beo bắt gặp những
đồ vài ba chục ấy trong Diamond, không cái nào dưới 6 triệu. Giày Aldo, đôi trong Vincom
đề giá 4,2tr mua tại Mỹ chỉ…47USD, tức chưa đến 1tr.


Có một chuyện buồn cười. Gái
đẹp, người kiệm chi nhất nhà, từng xếp hàng 3 tiếng chỉ để mua món đồ rẻ hơn  vài đô  nhưng  lại thề không bao giờ bước chân vào Walmart. Lí
do: Gái đẹp nghe một bà cụ chẵn 70 làm nơi quầy tính tiền than thở, phải làm ca
tối lạnh ngăn ngắt thì lương mới được 9 đô/giờ chứ ca ngày chỉ 7 đô.


Đả đảo bọn bóc lột. Một lí do
chính trị hết sức.


<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->



<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

NHẮN BẠN

Nhóm bạn học thời Minsk.

Một cháu thực tập sinh.

Một phó phòng tín dụng nay chuyển nghề.

Một nhân viên nay định cư ở Úc.

Thảy đều trông mong Beo, có cách gì nhắn cho Bạn những lời (nguyên văn) sau:

Hải ơi, anh em hiểu và thương Hải lắm. Mọi trân quý dành cho Hải không gì có thể suy suyển. Mong Hải và cha già, vợ trẻ của Hải  bình tâm đi qua giông bão.

Chiều nay, là đúng hai tháng rưỡi.


Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

KHÔNG KHINH MỚI LẠ

Là mình nói về mấy chí 
vừa kí cọt thư khẩn gửi chủ tịch nước xin giải cứu cho  “bé” Phương Uyên.


Dân gian có câu xúi trẻ con
ăn cứt gà sáp. Già  xuống lỗ đến nơi để
đám nít ranh trên internet nó phỉnh cho,  nhét cứt gà sáp vào mồm. Vụ này, còn đầy nguyên
 mồm luôn.


Tuần chay nào cũng có nước
mắt.


Vẫn bằng ngần ấy gương mặt.


Vẫn một kiểu thư từ kiến nghị,
lập luận trên những  chứng cứ hình như, có lẽ, nghe nói… ngô chả ra
ngô ngọng chả ra ngọng.


Giá trị của những chữ kí, nó
nằm ở hiệu quả sau đó anh đạt được, chứ không phải ở chỗ vô số học hàm học vị trưng
kẹp theo nó. Thậm chí, giá trị không nằm cả ở chỗ số đông.


Xét theo tiêu chuẩn đó, thì mấy
chí hiện đã bèo đến mức chỉ còn giá trị hài hước sau từng ấy lần kí cọt.


Đang sửa đổi hiến pháp đấy,
đang tái cơ cấu kinh tế đấy, đang  chống
tham nhũng đấy… tri thức thể hiện ở những chỗ đòn xoay chế độ như thế đi, đằng này, toàn bu vào những chuyện, họa
may xếp ngang tầm anh Phèo.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

CHUYỆN VÃI LÁI

*** Cho tới hôm nay, vẫn chưa
nhạt chuyện cái áo úp ti, trong khi loại chất liệu lỏng này hàng hiệu bên Tây
dùng từ khuya và ngay trong  siêu thị
sang trọng bậc nhất Sài thành Diamond, nó cũng bày bán cả năm nay. Thương hiệu
nổi tiếng thế giới có đại lí  hay thậm
chí sản xuất ngay tại Việt nam không ít (Triumph chẳng hạn), sao không  đến hỏi thẳng nó chất mả mịa kia là gì, thay
  nhăm nhăm vào xuất xứ Tàu rồi vật vã,
rồi đau đớn phát hiện âm mưu vô cùng thâm độc nham hiểm của bọn lạ, chúng tàn phá sức trai nước Nam ta bằng cách làm ngứa chỗ hiểm của  liền bà.


Đọc bài Tìm chất lạ trong áo ngực, nhiệm vụ bất khả thi của Vịt nát còn
thấy, nguyên bộ máy công quyền nước mình trân quý nhũ hoa thế nào. Tất thảy
nhảy ngay vào cuộc, mỗi tội léo biết làm gì (trừ sờ và bóp).


Nào là Bộ Y tế cho rằng hiện
chưa thể khẳng định “chất lạ” có phải là thuốc, do đó trước mắt việc kiểm soát,
quản lý sản phẩm thuộc về Bộ Công Thương.


Rồi Chi cục quản lí thị
trường đem mẫu đi kiểm nghiệm cũng không biết kiểm nghiệm theo cách nào, dựa
vào đâu.


Ngay cả Viện Khoa học kỹ
thuật hình sự cũng băn khoăn vì chưa biết giám định chất gì, dựa theo tiêu chuẩn
nào.


Rồi nhiều chuyên gia nhận định rất khó là silicon nọ kia. Mình thừa nhận gì chứ
chuyên ngành sờ và bóp này thì nước mình chuyên gia đông bằng thích.


*** Coi mấy bức hình dưới đây
để thấy váy bướm sao Việt ta nó kệch cỡm thế nào với các  phông nền xung quanh. Mấy tấm
hình này mang tính bi
u trưng cực cao về đẳng cấp văn hóa Sbiz hiện nay. (hình chép từ Tàu nhanh)




<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC

Thỏ chạy khắp rừng, gặp con thú nào nó cũng nói: đừng hút chích ma túy mà bị HIV rất nguy hiểm...
Gặp sư tử, chưa kịp nói gì thỏ đã bị một cái tát văng ra 8 mét.
Sử tử quát: Con điên này ngày nào cũng vã thuốc, chạy lung tung nói lảm nhảm, bực mình quá!
Bài học ở đây là:
Đừng nghe bọn hay rao giảng về đạo đức.

Đừng rao giảng đạo đức cho kẻ mạnh.


(Copy trên internet có thêm dấm ớt)

MỚI NHẤT LÀ GÌ- so sánh hiến pháp...kì 3

Dĩ nhiên, phàm gọi
là mới thì phải tìm thấy cái...thay đổi và hiệu quả của sự thay đổi đó. Trong
13 điều mới của DT, 6 điều thuộc chương quyền con người, tuy nhiên 6 điều
này...không mới, chỉ là lần đầu được đưa vào hiến pháp mà thôi. Ví dụ như: Mọi người
đều có quyền sống
hay, không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích
quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.


2 điều thuộc về
ngân sách và bảo vệ môi trường, 2 điều thuộc về kiểm toán nhà nước, tương tự như
6 điều quyền con người trên, không có gì để nói.


1 điều thuộc về tổ
chức quốc hội, mới nhưng chỉ dùng để xử lí sự vụ: Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm
tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.


2 điều mới hoàn
toàn và đây những điều  Beo quan tâm hơn
cả. Lí do: vì nó  sẽ tác động sâu xa đến
nhiều mặt của đời sống xã hội, dĩ nhiên cho một tương lai xa.


Điều 121


1. Hội đồng
bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch và các Ủy viên.


2. Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:


a) Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội;


b) Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 


3. Tổ chức,
nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.


Điều 122


1. Thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 


2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia là người đứng đầu Hội đồng, lãnh đạo
hoạt động của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tổ chức và hoạt động
của Hội đồng.


Từ cơ chế hoạt động độc lập của Hội
đồng, các nghị sĩ khi ấy sẽ là đại biểu do dân thật sự bầu nên. Đích đến có thể
còn gian nan, nhưng để  xây dựng một
chính quyền của nhân dân, phải bắt đầu từ chính cái Hội đồng này.


Lại phải dĩ nhiên, nếu Hội đồng này
không phải là bản sao của Ủy ban bầu cử, mới mong đạt được điều đó.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

SO SÁNH QUYỀN BÍNH 92 VÀ DT- so sánh hiến pháp... kì 2

Không
có bất cứ điều mục nào mới (trong 13 điều mới hoàn toàn của bản DT
) trong hai chương Chủ Tịch Nước (VI) và Chính Phủ (VII), DT chỉ
sửa đổi để  làm rõ hơn và  sắp xếp lại cho khúc triết các chức năng quyền hạn.


Thấy các chú thím sốt sột lên về việc phân chia  quyền bính giữa thủ tướng và chủ tịch nước, Beo
quăng cái so sánh này lên trước để  thấy
DT nó tăng giảm cái gì so với 92.


Lập pháp: Giữ nguyên quy định về thẩm quyền
công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh
.


Hành pháp: Làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ;
Quyền tham dự các phiên họp của
Chính phủ;
Yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết
.


Tư pháp: Làm rõ hơn thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Tòa án tối caocác Tòa án khác, riêng  chánh tòa phải căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội
.


Đối nội: Giữ nguyên 92 về khen thưởng, quốc tịch.


Đối ngoại: Làm rõ hơn thẩm quyền quyết định
đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
.


Thống lĩnh lực lưỡng vũ trang: Làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội
đồng quốc phòng và an ninh;
phong hàm, cấp sĩ quan
cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh,
tình trạng khẩn cấp
.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

SO SÁNH HIẾN PHÁP 1992 VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP MỚI


Gần như không đúng với tất cả những gì báo chí  tuần qua định hướng dư luận, bản Dự thảo Hiến
pháp mới (sau đây gọi là dt) có 11 chương, 126 điều. So với Hiến pháp năm 1992
(92), bản này giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và có
tới  13 điều mới.


Những bất cập của  92, cụ thể như sau :


Về chế độ chính
trị


92 quy định về quyền làm chủ của nhân dân được thể
hiện chủ yếu dưới hình thức dân chủ đại diện; Mối quan hệ và trách nhiệm giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện tam quyền chưa được phân lập rõ, trùng
lặp về thẩm quyền.


Về
chế độ kinh tế


92 chưa
làm rõ nội hàm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị
trường, nội hàm của từng thành phần kinh tế...; Chưa quy định về "tài
chính công”, mới chỉ có quy định về ngân sách nhà nước.


Quy
định về sở hữu toàn dân (đối với đất đai) chưa làm rõ quyền của nhân dân với tư
cách là người chủ sở hữu, vai trò và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại
diện chủ sở hữu.


Về quyền
con người


92 chưa phân biệt rõ quyền con
người, quyền công dân; chưa xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo
vệ quyền con người, chưa thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong
Nhà nước pháp quyền.


Về bộ máy nhà nước. Đây là phần duy
nhất báo chí  đề cập trong thời gian qua nhưng hết sức phiến diện, thậm chí
còn sai lệch hoàn toàn.


92 quy định Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước. Tuy nhiên,
thế nào là " quan trọng " lại chưa
được xác định cụ thể, dẫn đến có những quyết sách quan trọng về định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, về tài chính, ngân sách có ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế và đời sống người dân lại không được trình Quốc hội quyết định, ngược lại có
trường hợp Quốc hội can thiệp sâu vào hoạt động hành pháp
, ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chính phủ, đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế thị trường
.


92 chưa làm nổi bật vai trò của
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh
các lực lượng vũ trang.


92 phân định
thẩm quyền giữa Chính phủ và Thủ tướng chưa rõ.
Ví dụ quy định
cả Chính phủ và Thủ tướng đều lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân các cấp
hay quy định đan
xen trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực
giữa bộ trưởng và thủ tướng.


92 chưa quy định rõ nguyên tắc phân công, phân cấp giữa
trung ương và địa phương


92 chỉ có các thiết chế hoạt động
trong điều kiện bình thường, chưa dự liệu được cách thức điều hành đất nước
trong những điều kiện đặc biệt (như khuyết hoặc vắng tạm thời một số chức danh quan
trọng trong bộ máy nhà nước...)


Một số văn bản quy phạm pháp luật tạo
ra sự chồng lấn, trùng lặp. Ví dụ 92 quy định Quốc hội quyết định chính sách tài
chính, tiền tệ quốc gia, nhưng Luật Ngân hàng lại quy định Quốc hội chỉ quyết
định một phần của chính sách tiền tệ quốc gia (
chỉ tiêu lạm phát hằng năm), còn nội dung quan
trọng khác của chính sách tiền tệ quốc gia được giao cho Thủ tướng Chính phủ và
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Tương tự, 92
quy định Chủ tịch nước quyết
định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang
, nhưng Luật sĩ quan Quân
đội quy định Chủ tịch nước chỉ phong, thăng quân hàm đại tướng, thượng tướng và
tương đương; việc phong, thăng quân hàm trung tướng, thiếu tướng và tương đương
được giao cho Thủ tướng, trong khi đó loại thẩm quyền này của Thủ tướng cũng không
được đề cập trong Hiến pháp.


92 chưa có cơ quan chuyên trách để bảo vệ việc thực
thi hiến pháp.


Sẽ biên tiếp DT sửa những bất cập của 92 như thế nào

Lời nhắn: bạn nào rành IT ghé
qua đây làm ơn liên lạc qua email hongho@thethaohcm.com.vn chỉ dẫn giùm Beo
một vài thao tác đánh nhau với yahoo.


Vũ ơi về ngay  cứu Beo. Yahoo lại nuốt bài.



 


 


 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

“BÉ UYÊN” CỦA CÁC NHÀ RÂN TRỦ

 Đoạn này copy từ cuanhcuem.net và đã kiểm chứng.


Câu chuyện như sau:
Vào ngày 10/10/2012 một số truyền đơn được tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước gài bên
hông thành cầu An Sương đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Số truyền
đơn nầy được kèm theo nhiều tờ giấy bạc khác nhau và bỏ vào một thùng cạc tông
được cài chốt bung bằng đồng hồ vào đúng 7 giờ sáng ngày 10/10/2012 thì số
truyền đơn được bung xuống con đường dưới thành cầu An Sương .
Nguyễn Phương Uyên được giao phó làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Vụ
rãi truyền đơn này đưa tới việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì công an đã cài
người vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để tìm xem ai chính là người đứng phía sau
lưng tổ chức nầy mà Bộ Công An cho là của một tổ chức đang sinh hoạt trên
Paltalk.
Từ đó rộ lên những thông tin về việc NPU bị "bắt cóc", bị bắt vì
"làm thơ chống Trung Quốc", rồi chuyện gia đình cô bé này lên BBC,
RFA để tố công an bắt người trái phép và tuyên bố “gia đình tôi khẳng định chắc
chắn con tôi Nguyễn Phương Uyên không thể là “tội phạm hình sự”, nếu có chăng
chỉ là hành vi “thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC” chưa đúng theo định hướng!” ".
Rất nhiều bạn ngây thơ tin ngay vào cái luận điệu này của tụi rận. Từ cái
luận điệu này có thể thấy được bản chất hèn hạ, dám làm mà không dám chịu của
chúng. Vì sao ư? Hãy xem "truyền đơn chống Trung Quốc" của chúng là
như thế này đây...


Dưới đây là những nội dung
của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012:
“Hỡi đồng bào Việt Nam,
hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành
lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và
Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam
sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu
cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho
Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn đọc hại làm suy
nhược giống nòi Việt Nam.
Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng
lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Đã 37 năm từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam
cưỡng chiếm miền Nam với
danh từ Giải Phóng, bọn chúng đã làm gì cho quê hương Việt Nam? Chúng ta
phải lao động cực nhọc trong các công ty của Trung Quốc, bị ức hiếp trăm bề, phải
rời xa quê cha đất tổ sống tha hương trên chính tổ quốc của mình để tìm kế sinh
nhai cho gia đình. Trong khi chính quyền Cộng Sản thì tham nhũng ăn chơi sa
đọa, vui thú trên mồi hôi và nước mắt của đồng bào. Bọn chúng cướp ruộng vườn,
đất đai, nhà cửa, dồn chúng ta đến đường cùng phải rời bỏ xóm làng tha hương
cầu thực. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ngày Tết không có tiền về thăm gia
đình. Chúng ta còn sợ gì nữa, vì tương lai của bản thân, gia đình và con cháu
chúng ta, hãy cùng nhau xuống đường hô to: “Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam”. Dậy mà đi
hỡi đồng bào ơi….TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Tôn giáo có được tự do trên quê hương không? Các tôn giáo, chức sắc hãy cùng
nhau đứng lên đả đảo bọn Vô Thần Cộng Sản Việt Nam, đòi lại quyền tự do tín
ngưỡng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh phá giáo lý của các tôn giáo, giải
tỏa nhà thờ, chùa miếu. Là một người con của Chúa, của Phật chúng ta không thể
ngồi yên để bọn ma quỷ làm hại đến Chánh Pháp và Đạo Lý. Xuyên tạc giáo lý các
tôn giáo một cách trắng trợn, bôi đen danh dự của các chức sắc tôn giáo với mục
đích từng bước xây dựng Xã Hội Cộng Sản Vô Tôn Giáo. Hãy cùng nhau xuống đường
thắp lên đuốc thiêng dân tộc bảo vệ tự do tôn giáo. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

Thay lời bình luận của  Beo: dùng luôn luật Mỹ cho ra người rân trủ

Điều 2385 trong "Mỹ quốc
pháp điển” quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật
đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị
tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù
5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”.



<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

TRÍ THỨC, 80 NĂM TRƯỚC NÀY





COPY
TỪ BLOG GIAOVN


Tây
Sa chỉ là đảo chim ỉa trong con mắt trí thức Việt Nam
đầu thập niên 1930


tạm
đưa một mẩu ngắn vào năm 1932 trên báo
Tiếng
Dân
của
các đại trí thức Việt Nam lúc bấy giờ. Chứ không lấy
báo lèm nhèm.
Đại khái, các cụ bàn rằng:


Rồi
lại lên giọng anh hùng rơm thế này, AQ gấp mấy lần AQ
của Lỗ Tấn chứ :



Trí
thức Việt Nam của 80 năm trước đã nghĩ như vậy về
biển Đông ngày hôm nay. Đó là chân thực lịch sử không
cần đậy lại làm gì.