Viết thế để phân biệt với Starbucks. Và khẳng định rằng
Si ta búc và Starbucks là hai thương hiệu cà phê khác hẳn nhau 180 độ. Mỗi cái
logo đầu lâu cô gái xõa xượi chung.
Khủng long tâm sự, con chưa bao giờ được vào Starbucks.
Mà bạn, thì đã từng được uống. Hỏi, con thích ngồi chỗ nào. Chỗ to nhất. Của
đáng tội mình cũng chưa vào Starbucks Việt lần nào, đến thẳng to nhất cho oách.
Mình ba hoa một dây về Starbucks các nước khác cho
ku cậu nghe suốt đường đi. Chủ yếu thuyết phục cậu, Starbucks là sự ngon-tiện dụng, phải quê mùa lắm lắm mới coi nó là sành điệu.
Không phải to nhất Việt, mà to nhất thế giới luôn,
to vật vã, ngồi kín ràn rạt từ trong nhà máy lạnh ra đến phía ngoài. Nam thanh
nữ tú cùng tây ba lô xí la xí lô chuyện, cũng to hết volume.
Thực đơn rất ít loại. Nơi để phụ gia cho khách tự
gia giảm không có sữa. Khăn giấy hết. Sàn nhà rải rác vụn bánh và khách không
phải tự phục vụ, việc dọn bàn là của nhân viên, như tất cả các tiệm cơm phở bình
dân khác. (hehe, có hình minh họa).
Những sự Việt hóa trên, hoàn toàn có thể chấp nhận
được.
Duy nhất một điều, chất lượng càphê, là vô cùng tồi tệ. Chính xác như có lần Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ càphê Trung Nguyên từng nhận xét gây sóng gió, nó là thứ nước lã pha chút mùi nửa càphê nửa...gì đó không biết.
Duy nhất một điều, chất lượng càphê, là vô cùng tồi tệ. Chính xác như có lần Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ càphê Trung Nguyên từng nhận xét gây sóng gió, nó là thứ nước lã pha chút mùi nửa càphê nửa...gì đó không biết.
Sau ngụm ly caramel đầu tiên, mình quyết định gọi
tên si ta búc, để đừng đánh đồng Starbucks. Và việc để kệ phụ gia cho giống
Starbucks là hoàn toàn thừa, ly của mình đã ngọt cháy lưỡi sẵn.
Ý nghĩ duy nhất của mình khi rời si ta búc là niềm tự
hào vô biên, không có bất cứ sức mạnh nào khuất phục được đồng hóa được, thói
quen làng bản của dân tộc ta.